Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

PHỎNG VẤN: từ Punk Rock đến Đức tin: “Đức Ki-tô đã thay đổi cuộc đời tôi”

PHỎNG VẤN: từ Punk Rock đến Đức tin: “Đức Ki-tô đã thay đổi cuộc đời tôi”
The Sun And Pope Francis

PHỎNG VẤN: từ Punk Rock đến Đức tin: “Đức Ki-tô đã thay đổi cuộc đời tôi”

Francesco Lorenzi của nhóm ‘The Sun’ nói trước buổi trình diễn ngày 11 tháng Tám ở Rome trước Đức Thánh Cha và Giới trẻ

30 tháng Bảy, 2018 00:01
Trong tất cả 700 buổi trình diễn trên khắp thế giới, Francesco Lorenzi (tác giả, ca sĩ và tay guitar), Riccardo Rossi (trống), Matteo Reghelin (bass), Gianluca Menegozzo và Andrea Cerato chẳng lưu lại được những kỷ niệm lý thú. Họ đã hoàn thành những giấc mơ của tuổi thơ: nhưng thế giới của họ, trong đó có rất nhiều điều vượt quá giới hạn và nghiện ngập, “gạt Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống con người.”

Khoảng giữa quãng đường của 20 năm hoạt động, một bước ngoặt của nhóm chẳng có gì liên quan đến âm nhạc: đó là việc Lorenzi đến với Ki-tô giáo, sau khi rời bỏ tôn giáo từ nhỏ cũng giống như các thành viên khác trong nhóm. Hôm nay, anh nói với Zenit rằng, “Tôi không thể nào sáng tác nhạc nếu không được soi sáng bởi đức tin.”

Thật ra, nhóm “The Sun” đã chơi tại Ngày Giới trẻ Thế giới ở Rio De Janeiro (2013) và Krakow (2016). Và trước đó, theo lời mời của Đức Hồng y Gianfranco Ravasi, nhóm đã tham dự Hội nghị Khoáng đại của Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa về Văn hóa Giới trẻ. Ngày 11 tháng Tám, tại trường đua xe ngựa Circus Maximus tại Roma, nhóm đã trình diễn trong chương trình “We Are Here,” một buổi họp mặt giới trẻ Ý với Đức Thánh Cha Phanxico trước Thượng Hội đồng sắp tới về Giới trẻ.

Nhóm “The Sun” được xem là nhóm nhạc rock theo tinh thần Công giáo thời thượng nhất, cả ở Ý và xa hơn nữa. “Chúng tôi không phải là những tay rocker điển hình, nhưng rất may chúng tôi lại chọn con đường như vậy! Vì cuộc sống của chúng tôi ngập tràn niềm vui, sự yêu thương và sự hoàn thiện!” Francesco Lorenzi nói về bản thân và các bạn trong nhóm. Anh không giấu giếm rằng thể hiện chứng tá đức tin của một người trong ngành kinh doanh âm nhạc là bị thất thế: “Chúng tôi sẽ không trở thành nhóm U2, nhưng Thiên Chúa đã giải phóng tâm hồn và ban cho chúng tôi rất nhiều niềm vui trong công việc.”

Phỏng vấn của Zenit với anh.

***

Francesco, xin anh giới thiệu một chút về bản thân với độc giả của chúng tôi …

Tôi 35 tuổi, tôi gốc ở Thiene, Vicenza (Veneto, Ý). Tôi là một nhà văn, người soạn nhạc, người chơi guitar và ca sĩ trong nhóm The Sun (www.thesun.it). Tôi cũng từng là một cây bút trong nhiều năm, ngoài tám phiên bản tiếng Ý và tám bản dịch tiếng nước ngoài quyển La Strada del Sole [Con đường của Ánh Dương], tôi vẫn cảm thấy ngại khi nói về đoạn cuối của kinh nghiệm chuyên môn của tôi.

Tôi đang trên chặng đường nào của hành trình? Dù rằng tôi đã đi qua một quãng đường dài, nhưng thực tế “tôi vẫn đang ở điểm bắt đầu.” Tôi đã chơi nhạc hơn 20 năm, nhưng vẫn chỉ là một đứa trẻ con. Tôi đã thực hiện hơn 700 buổi trình diễn trong ba châu lục với nhóm ‘The Sun,’ nhưng tôi vẫn nhìn vào thế giới bằng đôi mắt của trẻ em được đi du lịch lần đầu trong đời. Tôi đã xuất bản các đĩa nhạc với Sony Music và nhà biên tập hiện tại của tôi là Mondadori, một người dẫn đầu trên thị trường. Tôi không phải là công ty du lịch, nhưng tôi đã đưa hàng trăm bạn trẻ đi với tôi đến Đất Thánh. Vâng, vì Đức Ki-tô đã biến đổi cuộc đời tôi; nhưng sự sống trong Đức Ki-tô được canh tân mỗi ngày, như một lời hứa, như một cuộc hôn nhân, và việc đưa nhiều bạn trẻ đến quê hương của Chúa Giê-su nhắc tôi biết tâm hồn và gia tài của mình ở đâu.

Anh xác định bản thân đi theo hướng nào?

Bất cứ nơi nào Chúa gọi tôi. Hiện tại, tôi đang lưu diễn trong chương trình “Ogni Benedetto Giorno” [“Mọi ngày ơn phúc”] mới của nhóm. Chuyến lưu diễn của chúng tôi bắt đầu trùng thời điểm xuất bản Tông huấn “Gaudete et Exultate (Hãy vui mừng hoan hỉ) của Đức Thánh Cha Phanxico, và trong rất nhiều khía cạnh, dường như nó nghiêng về nghệ thuật! Ngoài ra, tôi đang viết một quyển sách mới, và nó nói về một sự thử thách tinh thần, và nó buộc tôi phải cầu nguyện, phân định và học hỏi thêm thật nhiều. Quyển sách này sẽ là một vademecum để sống cuộc chiến đấu tâm hồn mỗi ngày và tìm ra con đường hạnh phúc của mỗi người. Một thách đố thật sự, mà mỗi người chúng ta phải đối mặt trong từng ngày.

Anh là một nhạc sĩ và một ca sĩ đạt được nhiều thành công. Đây có phải là ước mơ của anh khi còn bé?

Khi còn nhỏ, đặc biệt là khi còn rất nhỏ, tôi mơ ước trở thành một ca sĩ và nghệ sĩ chơi guitar. Cha mẹ tôi nuôi dưỡng tôi bằng một tình yêu âm nhạc vô cùng đặc biệt. Tôi thường thấy họ khiêu vũ hạnh phúc với nhau, rất giản dị, trong nhà bếp, trong khi mẹ tôi chuẩn bị một bữa ăn hoặc có thể trong phòng khách vào buổi tối, v.v.. Khi có âm nhạc là có niềm vui và sự chia sẻ. Điều này làm cho tôi hiểu rằng những bài ca có thể giúp hiệp nhất con người và đồng hành với họ từng ngày trong cuộc sống.

Rồi khi lớn lên, tôi quên giấc mơ này, nhưng loạt phim “God-incidences” đã đưa tôi trở lại với nó. Khi lên 14 tuổi, tôi bắt đầu trình diễn và viết những bài hát riêng. Và bây giờ tôi sống giấc mơ đó đúng như tôi đã nhìn thấy nó khi còn là một đứa trẻ.

Bài hát miêu tả đúng nhất về nhóm ‘The Sun’ là gì và nó nói về những vấn đề nào?

Các bài hát của chúng tôi kể về những kinh nghiệm cá nhân qua cái nhìn của sự phân định và đức tin. Có nhiều tranh cãi và chủ đề khác nhau, vì vậy rất khó chỉ riêng ra một bài nào có thể làm đại diện cho The Sun hôm nay, sau 20 năm cùng hoạt động với nhau. Để tôi kể tên một bài hát trong mỗi album: I’m Not Afraid (Spirits of the Sun), Perfect Wave (Light), My Best Defect (Open Heart) và Alchemist, đây là bài trong số “20 bài” ghi âm mới nhất của chúng tôi. Về căn bản bài hát này nói về sức mạnh của tình bạn, của một tình bạn được thể hiện trong Chúa.

Anh là một nhạc sĩ và ca sĩ thẳng thắn tiết lộ rằng mình đã có một trải nghiệm rất mãnh liệt: tái khám phá đức tin. Điều gì đã làm anh lạc lối?

Khi bạn ở tầm 18-20 và thấy mình được đi đây đó, trình diễn loại nhạc kích động mạnh bên cạnh những thần tượng của bạn (các nhóm nhạc như The Offspring, The Cure, tôi chỉ nhắc đến 2 nhóm) có thể quyết định cho cuộc sống của bạn một cách tự do và cho phép mình được cuốn theo những kinh nghiệm đưa đến cho bạn, nó rất dễ làm bạn lạc lối. Những sự vượt quá giới hạn, sự mơ hồ về tính dục, thuốc phiện, và cuộc sống trong thế giới âm nhạc nói chung gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của con người, đã đưa chúng tôi quá xa rời khỏi Chân lý và xa rời chính bản thân mình.

Trong cuộc sống hàng ngày của anh, có mối quan hệ nào tồn tại giữa đức tin và sáng tác nhạc cho đến hôm nay?

Nó là một mối quan hệ không thể tách rời. Sống hành trình đức tin có nghĩa là kết hợp mọi điều trong cuộc sống của bạn theo ánh sáng của Chân lý, của Đức Ki-tô. Âm nhạc là một phần của tôi, giống như một cánh tay, hay thậm chí hơn thế nữa, giống như trái tim. Và điều cũng rất quan trọng nữa vì đó là chuyên môn của tôi. Thiên Chúa dẫn dắt chúng ta cách sống kết hợp mọi khía cạnh của cuộc sống; nếu trong chúng ta có sự chia rẽ và những góc ngăn cách nhau thì đó không phải là con đường của Chúa. Tôi sẽ không thể nào sáng tác được nhạc nữa nếu không được soi sáng bởi đức tin; nó là một món quà được tặng ban cho tôi và trách nhiệm của tôi là phải sử dụng nó để làm những điều tốt đẹp theo khả năng.

Nhưng liệu có thể sáng tác nhạc và truyền đạt thông điệp của đức tin?

Người ta thường hỏi tôi câu này. Âm nhạc là một món quà cao quý của Thiên Chúa mà con người có thể quyết định sử dụng nó cho mục tiêu tốt lành và tự do, hoặc sử dụng nó cho mục đích xấu và đưa vào vòng nô lệ. Chính bản thân nhạc rock có năng lượng, có sức mạnh, có sự trong sáng, có sự thẳng thắn, và sự cuồng nhiệt của nó của nó. Nó là thể loại âm nhạc tuyệt vời để thức tỉnh lương tâm, để tạo sự can đảm, để nói cho biết mọi việc như thế nào. Và có nhiều nhạc sĩ cam kết đem ánh sáng đến qua việc chơi nhạc rock!

Và giới trẻ có tiếp nhận những thông điệp này …?

Giới trẻ đã tách rời bản thân một phần nào đó khỏi Giáo hội. Nơi nào họ có thể tìm được những chứng tá đích thật và những hướng dẫn tinh thần trọn vẹn, người trẻ sẽ cắm trụ vào đó — thật sự đó là đến với Giáo hội. Tuy nhiên, phải có điều gì đó rất thật, rất kiên định và thật sự. Và sự giao tiếp không thể thực hiện qua những con đường nhàm chán hoặc thiếu thú vị. Đó là thách đố của hôm nay.

Trong những năm vừa qua chúng tôi đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ trong trường học, với các học sinh tuổi thiếu niên là những em thường chẳng bao giờ nghe nói đến tên Giê-su. Trong tất cả mọi trường hợp, bất kể nguồn gốc các em từ quốc gia hay thành phần xã hội nào, các em đều xúc động khi nghe câu chuyện của chúng tôi – và tin rằng chúng tôi nói về đức tin của chúng tôi thật rành mạch. Những học sinh đó thường lắng nghe chúng tôi suốt nhiều giờ trong im lặng và cuối cùng hỏi rất nhiều câu hỏi: các em đang cần tìm ra một hướng đi cụ thể trong một thế giới thường đề cao những mẫu gương hời hợt, giả tạo hoặc xa rời thực tế. Giới trẻ rất dễ đón nhận nếu được truyền cảm hứng theo đúng cách. Trách nhiệm của chúng tôi, cũng như của bất kỳ người lớn nào, là đưa ra cho các em tấm gương tích cực và thật sự, bảo vệ cho sự phát triển của các em bằng cách sống cuộc sống chúng ta trong sự thật. Gương mẫu là tất cả.

Là một ban nhạc rock, ‘The Sun’ rất xa cách với lối sống điển hình của một ban nhạc rock, một cuộc sống đầy những sự vượt quá giới hạn, những sự quá đà … là một rocker, anh có cảm thấy một phần nào không còn đúng kiểu nữa không?

Đúng vậy, đúng là ngày nay chúng tôi không còn là những tay rocker đúng kiểu nữa, nhưng tạ ơn Chúa! Vì cuộc sống chúng tôi đã ngập tràn niềm vui, sự yêu thương và sự hoàn thiện!

Chúng tôi là những Ki-tô hữu gắn kết với nhạc rock. Những mẫu gương như vậy có rất nhiều trong lịch sử âm nhạc, kể cả ở những mức độ cao quý; hãy nhớ đến Johnny Cash (chính ông cũng có những sự đi quá đà, nhưng cũng có một đời sống đầy tình yêu với Thiên Chúa hay trường hợp của U2, tôi chỉ kể ra hai trường hợp. Một nghệ sĩ chắc chắn sẽ gây chấn động các bản tin khi chết vì thuốc phiện hoặc có một đời sống bất cần đời đi ngược lại với lối sống đơn giản và có những sáng kiến lợi ích. Nhưng thật đáng buồn vì việc này xảy ra trước hết vì tất cả phương tiện truyền thông tiếp tục bủa vây chúng ta bằng những tấm gương xấu, rất tiêu cực, kể cả trong âm nhạc, liên tục hạ thấp giá trị nội dung đưa ra cho công chúng; cho dù như vậy đi nữa thì cái đẹp và Chân lý sẽ giải thoát thế giới.

Nhưng tại sao trong thế giới nhạc rock, hình ảnh của rocker “xấu” (‘rocker maledetto‘), lại quá phổ biến?

Sự thật là càng nhiều tai tiếng lại dẫn đến nhiều cơ hội bất ngờ, và đồng thời người nghệ sĩ lại được vây quanh bởi những con người đến với họ chỉ vì lợi lộc. Có những mối quan hệ sâu sắc và chân thật, lấy gốc rễ trong tình bác ái của sự thật, là vô cùng quan trọng, đặc biệt khi bạn là người thành công. Nếu không như vậy, bạn rất dễ bị sa ngã, đặc biệt khi người ta không sống trong cuộc chiến tinh thần mỗi ngày một cách nghiêm túc. Tôi cũng nói về điều này trong quyển sách mới của tôi.

Đồng thời có điều cần phải nói ở đây: trong thập niên 60 và 70 cách diễn tả âm nhạc là kết quả của một kinh nghiệm của cuộc sống căng thẳng, có thể là đau thương, có thể là khó khăn và phức tạp. Từ những kinh nghiệm đó đã sinh ra những bài ca như là tiếng khóc trên thế giới. Trong những trường hợp đó những rocker thật sự bị “lời nguyền,” nhưng vì họ không có được cuộc sống bình yên, và khi họ đi vào sự tai tiếng, họ dễ dàng rơi vào những sự quá đà. Nhưng ngày nay, thường lại rơi vào sự mất gốc.

Một câu hỏi thẳng: sự nghiệp âm nhạc của các anh như thế nào – sau ‘khúc ngoặt’ đưa anh tìm lại được đức tin? Trong thế giới nhạc rock, liệu có thể sống và làm chứng tá đức tin mà không bị mất mát một chút gì đó, những cái ‘likes’, những cơ hội sự nghiệp chẳng hạn?

Hiện nay chúng tôi rất hạnh phúc với sự nghiệp của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không trở thành nhóm U2, nhưng Thiên Chúa đã giải phóng tâm hồn và ban cho chúng tôi rất nhiều niềm vui trong công việc.

Khi chúng ta nói về việc mất mát thứ gì đó, thì đồng thời phải hiểu được chúng ta đã đạt được những điều gì, vì nếu không vậy thì chúng ta lại chỉ nhìn thấy một bên mặt của huy chương. Việc làm chứng tá đức tin của chúng tôi chắc chắn làm chúng tôi thất thế trong ngành kinh doanh âm nhạc. Vì vậy, chúng tôi phải kiên nhẫn thật nhiều, khiêm nhường và chịu đựng vì chúng tôi thường phải thể hiện giá trị của mình nhiều gấp đôi người khác. Và nhiều nguồn truyền thông — được hỗ trợ bởi những nhóm quyền lực và lợi ích nào đó –, loại trừ chúng tôi khỏi các trường hợp ưu tiên. Tuy nhiên, đã từ lâu chúng tôi học các tiến bước trên con đường nghệ thuật, để không bị “phân tâm” bởi những gì xảy ra (hoặc đã không xảy ra) xung quanh chúng tôi. Và hôm nay khi tôi nhìn lại xem The Sun là ai, và bao nhiêu điều tốt đẹp đã được xây dựng bởi những lựa chọn của chúng tôi, bao nhiêu cuộc đời đã thay đổi và được tái sinh nhờ âm nhạc của chúng tôi, tôi có thể bảo đảm rằng chúng tôi thật sự chẳng mất mát chút gì!

Ban nhạc của anh đã hoạt động trên 20 năm. Nó là một mốc lịch sử, nhưng các bạn còn rất trẻ … Khát khao riêng của các bạn cho tương lai là gì?

Chỉ là tiếp tục làm những gì tốt lành và với lòng trung thành với những gì Chúa đã soi dẫn cho chúng tôi, luôn yêu thương nhau như anh em, luôn mãi như hôm nay.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 31/7/2018]


Hàn quốc: Đức Thánh Cha Phanxico gửi cứu trợ đến những người tị nạn Yemen

Hàn quốc: Đức Thánh Cha Phanxico gửi cứu trợ đến những người tị nạn Yemen

Hàn quốc: Đức Thánh Cha Phanxico gửi cứu trợ đến những người tị nạn Yemen

500 người bị kẹt trên đảo Jeju.
30 tháng Bảy, 2018 17:25

Đức Tổng Giám mục Alfred Xuereb, Khâm sứ Tòa thánh tại Hàn quốc, tiếp nhận €10.000 từ Đức Thánh Cha Phanxico gửi đến cho 500 người Yemen bị kẹt trên đảo Jeju của Hàn quốc, bản tin của Vatican News cho biết hôm 30 tháng Bảy, 2018.

Đức Giám mục Phê-rô Kang U-il, giám mục địa phương của Jeju (Cheju), trực tiếp nhận món quà từ Đức Khâm sứ Tòa Thánh, ngài đến gặp Đức Giám mục để bày tỏ tình liên đới của Đức Thánh Cha đối với những người tị nạn. Đức Khâm sứ cũng gặp gỡ người tị nạn, dâng Lễ trong Nhà thờ Chính tòa, và ban phép lành của Đức Thánh Cha. Số tiền sẽ chu cấp cho những nhu cầu của người tị nạn Yemen qua các tổ chức của giáo phận chăm sóc cho họ.

Đức Giám mục Kang và Giáo hội địa phương đã hỗ trợ người tị nạn Yemen từ lúc họ đến. Đức Giám mục đã đại diện biện hộ cho họ, kêu gọi người Hàn quốc sống trên đảo Jeju hãy bao dung và độ lượng với người tị nạn.

Những người tị nạn Yemen này chạy trốn khỏi cuộc nội chiến bắt đầu năm 2015. Họ chọn Đảo Jeju làm điểm đến vì vào thời điểm đó có thể ở lại 90 ngày mà không cần phải có visa du lịch. Để đối phó với làn sóng di cư, Hàn quốc cấm những người đi tìm nơi nương náu không được vào đất liền, và giới hạn không được làm một số nghề, gây ra tỷ lệ thất nghiệp rất cao giữa họ.

Một số người địa phương đang vận động hành lang yêu cầu chính phủ thu hồi các đơn xin ở lại và trục xuất người tị nạn Yemen ra khỏi đảo. Có những người khác đón nhận người tị nạn, dạy tiếng Hàn cho họ vì họ không thể ghi danh vào học trong các trường địa phương. Người tị nạn được hưởng mức giá chiết khấu của một số khách sạn, và được tặng lương thực, chăn mền, quần áo. Một số cư dân địa phương xem đó là một cơ hội để họ đáp lại những gì người ở nơi khác đã làm cho người Hàn quốc khi họ đi tìm nơi tị nạn tại những vùng khác trên thế giới.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 31/7/2018]


Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Quỷ bị đánh bại bởi một thiếu nữ đơn sơ như thế nào

Quỷ bị đánh bại bởi một thiếu nữ đơn sơ như thế nào

29 tháng Bảy, 2018
ST MARGARET OF ANTIOCH
Public Domain


Và câu chuyện của Thánh Margaret thành Antioch đã tạo cảm hứng cho nhà văn Công giáo J.R.R. Tolkien.

Khi Satan và những kẻ dưới quyền hắn phô trương sức mạnh, muốn thể hiện hắn và đồng bọn như là một đối thủ bất bại, thì thật ra hắn lại trở lên rất yếu trước sự tinh tuyền, sự tốt lành và trước mặt Thiên Chúa. Ngay cả một cô thiếu nữ cũng có thể đánh bại Satan, nhờ quyền năng của Thiên Chúa, đã quăng hắn ngược trở lại hố sâu của hỏa ngục.

Đó là trường hợp của Thánh Margaret thành Antioch, một cô thiếu nữ 15 tuổi thánh thiện và ngoan đạo sống ở thế kỷ thứ IV. Cha của cô là một thầy pháp, nhưng cô bé được nuôi dưỡng bởi một y tá người Ki-tô giáo và dạy cô con đường của Tin mừng. Margaret thánh hiến sự trinh trong của mình cho Thiên Chúa ngay từ bé và sống một đời sống siêng năng cầu nguyện.

Sau khi từ chối lời cầu hôn của một viên chỉ huy Roma, cô bị tống ngục và bị tra tấn. Giữa ngục tù, một tên quỷ đã hiện đến và cố tìm cách cướp linh hồn của cô.

Theo quyển Golden Legend, Margaret “xin Chúa cho cô nhìn thấy kẻ thù đang tấn công cô, và một con rồng gớm ghiếc hiện ra, nhưng khi con quái vật này tiến đến gần để chiếm đoạt cô, cô liền làm dấu thánh giá và nó biến mất. Hoặc như chúng tôi đọc được ở đâu đó, con rồng cái mồm gớm ghiếc của nó phía trên đầu cô, lè lưỡi dưới chân của cô, và nuốt chửng cô. Nhưng khi nó đang cố nuốt cô, cô dùng tấm khiên là dấu thánh giá để bảo vệ mình, và nhờ sức mạnh của thánh giá, con rồng phải há miệng ra và người thiếu nữ đồng trinh bình an bước ra.”

Sau đó tên quỷ quay trở lại, lần này trong hình hài của một người đàn ông. Margaret không bị lừa và khả năng siêu nhiên đánh bại ma quỷ của cô trở thành một bức tường cản trở đối với thế lực ác thần.

Cô nhìn thấy hắn và bắt đầu cầu nguyện, và khi cô đứng dậy, tên quỷ tiến đến, nắm lấy tay cô và nói: “Tất cả những gì cô đã làm là quá đủ cho cô, và hãy để cho ta yên!” Nhưng thánh nữ túm lấy đầu của hắn, ấn dúi xuống nền đất, dùng chân phải đạp lên đầu hắn và nói: “Cuối cùng mi cũng chỉ là tên dối trá, một tên quỷ kiêu ngạo, dưới chân của một người nữ!” Tên quỷ kêu lên: “Ôi, Margaret đầy phúc lành, ta chịu thua! Nếu ta bị đánh bại bởi một thanh niên thì không có vấn đề gì, nhưng lại bị bại dưới tay một thiếu nữ …! Và ta cảm thấy kinh khủng hơn nữa vì cha và mẹ của ngươi đã là bạn của ta!”

Thật thú vị, câu chuyện hấp dẫn này đã trở thành một nguồn cảm hứng cho nhà văn Công giáo J.R.R. Tolkien khi viết một cảnh đáng nhớ nhất trong loạt phim The Lord of the Rings (Chúa tể những chiếc nhẫn). Trong trận chiến cuối của của The Return of the King (Sự trở về của đức vua), một chiến binh đeo mặt nạ tiếp cận với một sinh vật thân quỷ (tên là “Thuyền trưởng Áo đen”) cưỡi một sinh vật có cánh, giống một con rồng.

[Sinh vật thân quỷ] Cản bước ta được sao? Kẻ điên khùng. Không một nam chiến binh nào có thể cản bước được ta!

[Chiến binh] Nhưng ta không phải là nam chiến binh! Ngươi đang đứng trước một phụ nữ. Ta là Éowyn, con gái của Eomund. Ngươi đang cản lối giữa ta và chúa tể của ta và anh em của ta. Hãy cút ngay, nếu ngươi không phải là bất tử! Dù ngươi là kẻ bất tử của bóng tối, ta cũng sẽ hạ gục ngươi nếu ngươi đụng vào ngài [Théoden].

… Cô tung một đòn đánh tử thần bất ngờ đầy kỹ thuật. Cô chém đứt lìa cổ [của con rồng], và phần đứt lìa nặng nề rơi xuống như một tảng đá. Cô bật lên nhảy về phía sau khi cái xác quái vật khổng lồ đổ vật xuống, đôi cánh to lớn của nó quật trùm lên một vùng, bị dúm dó trên mặt đất; và với cái xác đổ sập xuống bóng đen đã đi qua. Một ánh sáng tỏa rạng trên cô, và làn tóc của cô lóng lánh dưới ánh mặt trời.

Với một ít trợ giúp của người bạn Merry, sau đó Éowyn đâm thẳng mũi kiếm vào mặt của Thuyền trưởng Áo đen, vĩnh viễn trục xuất thế lực bóng tối ra khỏi vùng Trung Địa.

Là một học giả trung cổ, Tolkien rất quen thuộc với những văn bản như Golden Legend, và Judy Ann Ford khẳng định đây là một tiểu luận trong quyển Tolkien and the Study of His Sources. Những điểm tương đồng giữa các chương này nổi rõ lên và một số người tranh luận rằng Tolkien lấy cảm hứng từ Thánh Margaret thành Antioch khi viết đoạn cuối này.

Cho dù là trường hợp nào đi nữa, cả hai câu chuyện đều cho thấy rõ yếu điểm của tà thần khi đứng trước - thiện - mỹ, khẳng định hiện thực rằng Thiên Chúa hoàn toàn quyền năng trên mọi ác quỷ, bất kể hắn gớm ghiếc hoặc mạnh mẽ đến mức nào.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/7/2018]


Huấn từ Kinh Truyền Tin: Hóa bánh và cá ra nhiều (toàn văn)

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Hóa bánh và cá ra nhiều (toàn văn)
Vatican Media Screenshot

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Hóa bánh và cá ra nhiều (toàn văn)

‘Chỉ qua cách lắng nghe những nhu cầu đơn giản nhất của con người và đặt mình vào trong những hoàn cảnh sống thực thế thì chúng ta mới có thể được lắng nghe khi nói đến những giá trị cao hơn.’

29 tháng Bảy, 2018 14:50
Dưới đây là bản dịch của ZENIT huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico ngày 29 tháng Bảy, 2018, trước và sau khi đọc kinh Truyền Tin giữa trưa với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.

* * *

Trước Kinh Truyền Tin:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Anh chị em rất can đảm chịu đựng cái nắng trong Quảng trường này! Chúc mừng anh chị em!

Tin mừng hôm nay (x. Ga 6:1-15) kể lại việc hóa bánh và cá ra nhiều. Nhìn thấy đám đông khổng lồ đi theo Người cạnh bên Hồ Tibêria, Chúa Giê-su quay sang Philiphê và nói: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” (c. 5). Quả thật, với vài đồng bạc mà Chúa Giê-su và các Tông đồ mang theo thì không thể nào đủ để mua thức ăn cho nhiều người như vậy. Và Anrê, một người trong nhóm Mười Hai, dẫn Chúa Giê-su đến chỗ một cậu bé, và cậu bé bỏ ra tất cả những thứ cậu có: năm ổ bánh và hai con cá; nhưng – Anrê nói – như vậy thì có thấm vào đâu với số người đông như vậy? (x. c. 9). Cậu bé này rất tốt! Rất can đảm, cậu bé nhìn xuống đám đông và nhìn vào năm ổ bánh của mình, và nói: “Con chỉ có bấy nhiêu thôi: nếu giúp được gì thì con sẵn sàng.” Cậu bé này bắt chúng ta phải suy nghĩ … Rất can đảm … Tuổi trẻ là vậy; họ luôn can đảm. Chúng ta phải giúp họ tiến bước với lòng can đảm này. Nhưng Chúa Giê-su bảo các môn đệ cho mọi người ngồi xuống, rồi Người cầm lấy bánh và cá, dâng lời tạ ơn Chúa Cha và phân phát cho mọi người (x. c. 11), và tất cả đều ăn no thỏa thích. Tất cả họ đều có thể ăn bao nhiêu tùy ý.

Với trang Tin mừng này, phụng vụ giúp chúng ta có cái nhìn tiếp nối vào Chúa Giê-su của Chúa nhật trước, trong Tin mừng Mác-cô, Ngài “nhìn thấy một đám rất đông người, Ngài động lòng thương họ” (6:34). Cậu bé có năm chiếc bánh cũng hiểu được lòng trắc ẩn này, và nói: “Thật tội nghiệp những người đó! Mình có mấy cái bánh này …” Lòng trắc ẩn đã khiến cậu cho đi những thứ cậu có. Thật vậy, hôm nay Thánh Gioan lại cho thấy Chúa Giê-su luôn quan tâm đến những nhu cầu căn bản của con người. Chương này xuất phát từ một hoàn cảnh cụ thể: người ta đang đói và Chúa Giê-su khiến các môn đệ phải can dự vào để lấp đầy cơn đói này. Đây là sự thật. Chúa Giê-su không đặt ra giới hạn trong việc tặng ban cho đám đông những điều này — Người tặng Lời của Người, sự an ủi, ơn cứu độ, và cuối cùng là mạng sống của Người –, nhưng Người còn làm cả những việc như vầy nữa: Người quan tâm đến lương thực nuôi sống thân xác. Và chúng ta là những môn đệ của Người không thể giả định rằng chẳng có chuyện gì xảy ra. Chỉ qua cách lắng nghe những nhu cầu đơn giản nhất của con người và đặt mình vào trong những hoàn cảnh sống thực thế thì chúng ta mới có thể được lắng nghe khi nói đến những giá trị cao hơn. Tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại, đói khát lương thực, khát tự do, khát công bình, khát hòa bình, và đặc biệt khát ơn sủng nước Trời của Người, không bao giờ cạn. Cả hôm nay cũng vậy, Chúa Giê-su tiếp tục làm thỏa mãn, tiếp tục hiện diện và an ủi trong cuộc sống, và Người làm điều đó qua chúng ta. Vì thế, Tin mừng mời gọi chúng ta hãy luôn sẵn sàng và để cho mình bận rộn, như cậu bé biết rằng mình có năm ổ bánh và nói: “Con xin tặng thứ này, thầy cứ sử dụng nó …” Trước những tiếng khóc của người đói — mọi hình thức “đói” — của rất nhiều anh chị em của chúng ta trên mọi miền thế giới, chúng ta không thể giữ thái độ thờ ơ và làm như những người ngoài cuộc bình thản đứng xem. Việc rao giảng Đức Ki-tô, Bánh hằng sống, đòi hỏi một cam kết quảng đại về tình liên đới với người nghèo, người đau yếu, người sau rốt và người hèn mọn. Hành động liên đới và bác ái này là sự xác minh tốt nhất cho giá trị đức tin của chúng ta, cả ở mức độ cá nhân cũng như cộng đoàn.

Và ở cuối trình thuật, khi mọi người đã ăn no nê, Chúa Giê-su bảo các môn đệ thu lại những mẩu bánh vụn, để không một thứ gì bị lãng phí. Và cha muốn gửi đến anh chị em câu nói này của Chúa Giê-su: “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi” (c. 12). Cha đang nghĩ đến những người đói và ngược lại chúng ta phí phạm không biết bao nhiêu thức ăn … Mỗi người chúng ta hãy suy nghĩ xem: thức ăn thừa của bữa trưa, của bữa tối, nó đi đâu? Trong nhà của tôi, phải làm gì với thức ăn còn dư này? Bỏ nó đi chăng? Đừng. Nếu anh chị em có thói quen đó, thì cha có lời khuyên này cho anh chị em: hãy nói chuyện với những ông bà đã sống khoảng thời gian sau Đại Chiến Thế giới và hỏi xem họ đã làm gì với thức ăn còn thừa. Đừng bao giờ bỏ đi những thức ăn còn thừa. Hãy đưa hâm nóng lại và cho những người khác ăn, những người đang đói. Đừng bao giờ bỏ thức ăn còn dư. Đây là một lời khuyên nhưng cũng là một bài kiểm tra lương tâm: phải làm gì với thức ăn còn thừa ở nhà tôi?

Chúng ta hãy cầu xin Mẹ Maria Đồng Trinh để những chương trình của thế giới về phát triển, cung cấp, và tình đoàn kết chiến thắng lòng thù hận, chiến thắng sự vũ trang và chiến thắng chiến tranh.

Sau Phép Lành:

Và anh chị em đừng quên hai điều: một hình ảnh, một biểu tượng, và một câu nói, một câu hỏi. Hình ảnh của cậu bé gan dạ cho đi những thứ ít ỏi mình có để nuôi sống cả biết bao nhiêu người. Hãy luôn có lòng can đảm. Và câu nói, và nó cũng là một câu hỏi, một bài kiểm tra lương tâm: phải làm gì với thức ăn còn thừa ở nhà tôi? Cảm ơn anh chị em!

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


Sau Kinh Truyền Tin:

Anh chị em thân mến,

Ngày mai kỷ niệm Ngày Thế giới Phòng chống Buôn bán Người, do Liên Hợp quốc tổ chức. Cơn đại dịch này biến những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em trở thành nô lệ cho những mục tiêu bóc lột lao động và tình dục, buôn bán nội tạng con người, sống lang thang và bị ép buộc phạm pháp, cả ở đây trong Roma này. Những con đường di cư thường bị các kẻ buôn bán và bóc lột người sử dụng, để tìm thêm các nạn nhân buôn người mới. Đây là trách nhiệm của tất cả mọi người phải lên án những bất công và kiên quyết chống lại tội ác kinh hoàng này.

Cha gửi lời chào tất cả anh chị em hành hương của Ý và các quốc gia khác, đặc biệt là các tín hữu của Rio de Janeiro, Nova Friburgo, Viseu, Quixada và Fortaleza đến từ Brazil.

Cha gửi lời chào Hiệp hội “Friends of Saint Giovanna Antida Thouret” (Những người bạn của Thánh Giovanna Antida Thouret); nhóm hướng đạo sinh của Padua và của Belem; giới trẻ của Cerese di Borgo Virgilio và lớp chuẩn bị Thêm sức của Tombelle.

Cha chúc tất cả anh chị em một Chúa nhật hạnh phúc. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha.

Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và tạm biệt!

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]

© Libreria Editrice Vatican


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/7/2018]


Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

5 vị thánh có thể xuất hiện ở hai nơi cùng một lúc

5 vị thánh có thể xuất hiện ở hai nơi cùng một lúc

28 tháng Bảy, 2018
PADRE PIO
©MP | Portfolio | Leemage

Qua quyền năng của Thiên Chúa, những vị thánh này có thể ở hai nơi cùng một lúc.

Về bản chất con người chịu ràng buộc bởi những quy luật của trần gian. Chúng ta không thể bay, không thể nhảy qua các tòa nhà cao tầng, hoặc xuất hiện ở hai nơi cùng một lúc. Tuy nhiên, “đối với Thiên Chúa, không gì là không thể làm được” (Lc 1:37).

Chính Chúa Giê-su nói, “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: "rời khỏi đây, qua bên kia! " nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được” (Mt 17:20).

Cũng như vậy, nếu là ý định của Thiên Chúa, con người có thể được ban tặng ơn lưỡng tại. Đó là một mầu nhiệm chỉ có thể giải thích dưới ánh sáng của bàn tay can thiệp của Thiên Chúa và xảy ra trong những trường hợp vô cùng thánh thiện và khiêm nhường.

Dưới đây là năm vị thánh như vậy, các ngài làm sững sờ những người mà các ngài gặp khi hiện ra với họ ở một nơi các ngài không thể nào đến được nếu không có sự trợ giúp của Chúa.

5 vị thánh có thể xuất hiện ở hai nơi cùng một lúc

Thánh Padre Pio (1887 - 1968)
PD
1/10

5 vị thánh có thể xuất hiện ở hai nơi cùng một lúc

Thánh Pio được nhìn thấy xuất hiện nhiều nơi trên thế giới khi ngài còn sống, trong đó có một phụ nữ nhìn thấy ngài ở Mỹ trong khi ngài đang ở Ý.
2/10

5 vị thánh có thể xuất hiện ở hai nơi cùng một lúc

Thánh Martin de Porres (1579 - 1639)
3/10

5 vị thánh có thể xuất hiện ở hai nơi cùng một lúc

Một thầy dòng nghèo ở Peru, Porres có thể đến Pháp, Trung quốc và Manila qua ơn lưỡng tại.
CC
4/10

5 vị thánh có thể xuất hiện ở hai nơi cùng một lúc

Thánh Gioan Bosco (1885 - 1888)
PD
5/10

5 vị thánh có thể xuất hiện ở hai nơi cùng một lúc

Thánh Gioan Bosco được một trong các linh mục của ngài nhìn thấy ở Tây Ban nha, trong khi chính ngài đang sống ở Turin, Ý.
6/10

5 vị thánh có thể xuất hiện ở hai nơi cùng một lúc

Thánh An-tôn Padua (1195 - 1231)
7/10

5 vị thánh có thể xuất hiện ở hai nơi cùng một lúc

Thánh An-tôn có thể ở trong hai nhà thờ cách rất xa cùng một lúc.
8/10

5 vị thánh có thể xuất hiện ở hai nơi cùng một lúc

Thánh Phanxico Xavier (1506 - 1552)
9/10

5 vị thánh có thể xuất hiện ở hai nơi cùng một lúc

Sứ mạng thừa sai của Thánh Xavier được trợ giúp thêm bởi ơn lưỡng tại, rao giảng cho nhiều người bản địa ở nhiều nơi trong cùng một thời điểm.
10/10

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/7/2018]


Đức Thánh Cha Phanxico gặp những người làm bia của Ý tại nhà máy bia Messina

Đức Thánh Cha Phanxico gặp những người làm bia của Ý tại nhà máy bia Messina
Những người làm bia của Messina © Birrificio Messina

Đức Thánh Cha Phanxico gặp những người làm bia của Ý tại nhà máy bia Messina

Những người sản xuất bia vượt qua được hoàn cảnh khó khăn và đạt được ước mơ, tặng cho Đức Phanxico một loại bia đặc biệt

25 tháng Bảy, 2018 17:44
Mười lăm người làm bia của Nhà máy Bia Messina đã gặp Đức Thánh Cha Phanxico, kể cho ngài nghe những kinh nghiệm của họ và tặng ngài một chai bia Birra dello Stretto loại đặc biệt, theo tường thuật trên blog tiếng Ý của FratelloCibo ngày 14 tháng Bảy, 2018.

“Đó là một niềm vui tột đỉnh vì những chuyện như vầy có khi chỉ xảy ra một lần trong đời,” Chủ tịch Mimmo Sorrenti nói với báo chí địa phương. “Chúng tôi phải cảm ơn Cha Don Terenzio đã đưa chúng tôi đến đây, và tất cả những người đã luôn ở bên cạnh chúng tôi, hầu hết tất cả, những người vợ của chúng tôi. Chúng tôi là 15 con người điên rồ đã lao mình vào công việc phiêu lưu này và đã đưa chúng tôi đến đây hôm nay.”

“Cha Don Terenzio là linh mục xứ ở Messina, trong thời gian xảy ra cuộc tranh cãi cay đắng giữa những người làm bia. Cha luôn gần gũi với 15 người chúng tôi, trở thành người linh hướng cho chúng tôi,” Sorrenti chia sẻ và giải thích những vấn đề mà các người làm bia phải đối mặt, tất cả họ đều bị mất việc khi đã 50 tuổi.

Nói về sự hình thành ý tưởng, Mimmo Sorrenti chia sẻ: “Chúng tôi sống trong hoàn cảnh khó khăn và ở một thành phố chẳng có chế độ gì cả. Nhưng chúng tôi cứ tiến tới, chúng tôi thành lập một hợp tác xã, và hôm nay chúng tôi là Nhà máy Bia Messina.

“Về cá nhân chúng tôi có sự đoàn kết của thành phố Messina, và rất nhiều người tin tưởng chúng tôi.”

Nhà thương gia hăng hái nói: “Bất kỳ ai có ước mơ, phải tiếp tục mơ ước, vì chỉ bằng cách này thì nó mới có thể trở thành hiện thực, như chuyện đã xảy ra cho chúng tôi. Chúng tôi nói với các bạn trẻ đừng bao giờ đầu hàng, nếu chúng tôi có thể làm được việc này khi đã 60 tuổi, thì mọi người đều có thể làm.”


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/7/2018]


Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Đại diện của Đức Thánh Cha: Tại sao hàng năm có quá nhiều người đến Mễ-du?

Đại diện của Đức Thánh Cha: Tại sao hàng năm có quá nhiều người đến Mễ-du?

24 tháng Bảy, 2018
MEDJUGORJE
Shutterstock-Hieronymus

Đức Tổng Giám mục Hoser người Ba lan, người đã tố giác “những hành động ma quỷ” của mafia tại địa điểm hành hương về Mẹ Maria, bắt đầu thi hành sứ mạng làm phái viên Tòa Thánh của ngài.

Sứ mạng được Đức Thánh Cha Phanxico trao phó cho ngài “để bảo đảm sự đồng hành liên tục và điểm tựa vững chắc cho người tín hữu,” để họ không đi theo những hình thức của hiện tượng gọi là “hiện ra,” Đức Tổng Giám mục Henryk Hoser nói trong Thánh Lễ hôm Chúa nhật vừa rồi ngày 22 tháng Bảy, 2018, ngài là phái viên Tòa Thánh của Giáo xứ Mễ-du (Bosnia-Herzegovina).

Nhiều người hành hương và tín hữu tham dự Thánh Lễ bắt đầu sứ mạng mục vụ của Đức Tổng Giám mục Hoser, ngài đã làm thính giả ở Ba lan ngạc nhiên với bài giảng ngày 4 tháng Bảy, 2018, khi ngài nói rằng địa điểm được cho là có những lần hiện ra của Đức Mẹ bị thao túng bởi “những hành động ma quỷ” của mafia (Vatican Insider, 10 tháng Bảy, 2018).

Theo ước tính mỗi năm có trên 2,5 triệu người đến viếng nơi này. “Tại sao có quá nhiều người đến Mễ-du hàng năm?” vị đại diện của Giáo hoàng đặt câu hỏi. Và dưới đây là câu trả lời:

Con đường đến với hạnh phúc

Người ta đến để “khám phá ra con đường dẫn đưa đến hạnh phúc cuộc sống trong nhà của Cha và của Mẹ, để cuối cùng tìm ra được rằng con đường của Mẹ Maria là con đường thật nhất và chắc chắn nhất,” Đức Tổng Giám mục người Ba lan nói trong Đền Thánh Giacôbê, đấng bảo trợ những người hành hương, và được giao cho các cha dòng Capuchin thuộc tỉnh Herzegovina quản lý, theo Vatican News tường thuật.

Đức Tổng Hoser khẳng định rằng con đường đưa hàng ngàn người hành hương đến với Mễ-du mỗi ngày là con đường “sùng kính Mẹ Maria” đã trở nên vô cùng sống động tại đây suốt hơn 37 năm qua.

Đó là lòng sùng kính pha lẫn giữa “sự tôn thờ thánh” và “những cách bày tỏ đức khôn ngoan” cao nhất tiềm ẩn trong “Dân Chúa”.

Mễ-du thu hút những người ở xa

Đức Tổng Giám mục nói, “Ở Mễ-du, người hành hương đến từ rất xa, đến từ 80 quốc gia khác nhau trên thế giới.”

Họ vượt qua hàng ngàn cây số, và như vậy họ “phải có một động lực vững vàng và cụ thể,” và nó cũng cho thấy “hoàn cảnh sống của nhiều người đã xa rời Thiên Chúa, xa rời Đức Ki-tô, xa rời Giáo hội của Người, và xa rời ánh sáng đem lại ý nghĩa cho cuộc sống.”

Vì thế, ngài nhấn mạnh rằng sứ mạng mục vụ của ngài không những hướng trực tiếp đến “những người đến từ rất xa, nhưng cả những người ở gần [...]; những người ở gần vì họ là giáo dân của Mễ-du; người ở gần vì họ đã chứng kiến quá nhiều sự kiện trong vùng này.” Và cũng là hướng đến “tất cả những người đang sống một đức tin nồng cháy.”

Đừng làm chia rẽ đàn chiên ở Mễ-du

Mặt khác, chia rẽ đàn chiên là một tội. “Khốn thay những mục tử làm cho đoàn chiên Ta chăn dắt phải thất lạc và tan tác!” ngài trích câu trong bài đọc của Chúa nhật đó.

“Đức Thánh Cha, vị cha chung của toàn Giáo hội, đã ghi nhớ những lời này của ngôn sứ (Giêrêmia 23:1). Ngài gửi chúng tôi tới đây, nơi dân Chúa đang sống, nơi các tín hữu đến để tìm ánh sáng cứu độ,” ngài nói thêm.

Và phân tích Tin mừng, ngài nói rằng “Chính Chúa tặng ban cho chúng ta một tấm gương độc nhất và một mẫu gương thừa sai.”

Vị đại diện của Đức Thánh Cha giải thích rằng Mễ-du “cung cấp cho chúng ta thời gian và không gian của ơn sủng nước trời qua sự can thiệp của Mẹ Maria Đồng trinh [...] được tôn kính ở đây dưới tước hiệu ‘Nữ vương Hòa bình.’”

Tước hiệu này vô cùng quan trọng đối với “những người đã phải gánh chịu những hậu quả của cuộc chiến trong vùng Balkan.”

Ngài nói, “Thúc đẩy hòa bình có nghĩa là xây dựng một nền văn minh đặt nền tảng trên sự yêu thương, hiệp nhất, trên tình huynh đệ, trên công bình, và đặt nền tảng trên hòa bình và tự do.”

“Những thế lực hiểm độc” chống lại lòng sùng kính Mẹ Maria

Ngày 4 tháng Bảy ở (Ba lan), nói về cuộc chiến giữa thiện và ác trong bài giảng, Đức ông Hoser cho biết rằng “những thế lực ác” đang hoạt động trong thành phố này của Herzegovina. Những lời của ngài nói gây ra một sự đụng chạm trên truyền thông Công giáo khắp thế giới.

Đức Tổng Giám mục hưu của Warsaw-Prague nói, “Ở đó, tại một nơi có rất nhiều người hoán cải, ở một nơi với những đám đông khổng lồ xưng tội, một nơi không bao giờ có đủ linh mục giải tội, thì tại nơi đó cũng có những hoạt động ma quỷ đang cố làm mọi điều để phá hoại nơi đó.”

Theo Đức Tổng Giám mục Hoser, “mafia đã thâm nhập” vào nơi hành hương đó, đặc biệt là mafia của Naples.

Theo Vatican Insider tường thuật, Đức Hoser có thể ám chỉ về một cuộc điều tra đang được thực hiện ở Naples về những cáo buộc có sự móc nối giữa tổ chức mafia Camorra và ban quản trị các chuyến hành hương.

Đức Tổng Giám mục người Ba lan được chỉ định làm đại diện đặc biệt của Đức Thánh Cha tại Mễ-du. Ngày 31 tháng Năm, thẩm quyền của ngài được mở rộng để tiếp tục sứ mạng “mục vụ” tại Mễ-du.

Đó không phải là sứ mạng công bố tính xác thực của những lần hiện ra, nhưng để bảo đảm “sự đồng hành liên tục và điểm tựa vững chắc” cho người tín hữu.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/7/201]


Đền Vua Solomon được tái hiện 3D

Đền Vua Solomon được tái hiện 3D

23 tháng Bảy, 2018
Đền Vua Solomon được tái hiện 3D


Ngôi đền đầu tiên được tái xây dựng trên không gian ảo dựa theo sự miêu tả trong Sách Các Vua Quyển thứ Nhất.

Có phải những phế tích hơn 3.000 năm tuổi của Đền Salomon thật sự bị chôn giấu dưới Thành Thánh? Theo truyền thống kinh thánh, cũng như những truyện kể liên quan đến Sách Thánh khác — mà thường bị đối nghịch nhau, chẳng hạn trường hợp của Josephus và các nguồn của các học giả Do thái — ngôi đền khổng lồ nơi đặt Hòm Bia Giao Ước đã được xây dựng khoảng năm 960 trước Chúa Giáng sinh, có lẽ theo phong cách Phoenician. Các nhà khảo cổ học đương thời chưa có thể thu thập được nhiều bằng chứng về sự hiện hữu của Ngôi Đền được xây dựng ban đầu trên Núi Thánh. Nơi những cung điện của Vua Salomon đã từng đứng sừng sững, cũng như Đền thờ Thứ hai to lớn hơn đã bị phá hủy bởi người Roma khi chiếm đóng Giêrusalem, hiện nay là một trong những thánh địa quan trọng nhất trên thế giới của Hồi giáo. Đền thờ Dome of the Rock (Qubbat As-Sakhrah) được xây dựng trên một tảng đá thánh thiêng đối với cả người Do thái và Hồi giáo, mà theo cả hai truyền thống cho rằng Abraham đã trói con trai của ông trên đó để hiến tế (Isaac theo truyền thống Do thái, Ismail theo truyền thống Hồi giáo).




Việc khai quật trong một khu vực thuộc nhiều tôn giáo, phức tạp, và gây tranh cãi hầu như là không thể, vì thế bản thiết kế 3D của Daniel Smith - ông rộng lòng chia sẻ với chúng ta - có thể là hình ảnh gần gũi nhất để tái hiện lại Đền Salomon trong thời hoàng kim của nó. Smith sử dụng SketchUp2016 và theo những kích thước mô tả trong Sách Các Vua Quyển Một, Chương 6 và 7, để tái tạo.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/7/2018]


Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Lào: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân bị lũ cuốn

Lào: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân bị lũ cuốn
Pope Francis Praying, Vatican Media

Lào: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân bị lũ cuốn

Hàng trăm người mất tích sau vụ vỡ đập thủy điện

24 tháng Bảy, 2018 16:01
Ngày 24 tháng Bảy, 2018, Đức Thánh Cha Phanxico gửi lời chia buồn và dâng lời cầu nguyện cho các nạn nhân của trận lũ sau vụ vỡ đập thủy điện ở đông nam Lào. Lời chia buồn của ngài qua một bức điện tín gửi tới chính quyền địa phương và đứng tên đại diện là Đức Hồng y Phê-rô Parolin, Quốc vụ khanh Vatican.

Theo truyền thông địa phương báo cáo, hàng trăm người bị mất tích và khoảng 6.000 người mất nhà cửa.


Dưới đây là nội dung của Điện tín

Kính gửi các giám mục và chính quyền địa phương

Nhận được tin buồn về số người thiệt mạng và bị thương do trận lũ nghiêm trọng theo sau vụ vỡ đập thủy điện ở đông nam nước Lào, Đức Thánh Cha Phanxico bày tỏ tình liên đới với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa này. Đức Thánh Cha cầu nguyện một cách đặc biệt cho sự yên nghỉ của những người chết, sự chữa lành cho những người bị thương và sự an ủi cho tất cả những người chịu đau thương trước sự mất mát những người thân yêu và những người còn đang lo sợ cho mạng sống của những người mất tích. Vì thế Đức Thánh Cha động viên chính quyền dân sự và tất cả những người tham gia trong nỗ lực tìm kiếm và cứu nạn khi họ hỗ trợ cho các nạn nhân của thảm họa này. Ngài gửi tới tất cả anh chị em phép lành của ngài.

Hồng y Phê-rô Parolin

Quốc vụ khanh

© Libreria Editrice Vatican


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/7/2018]


Đêm kinh hoàng: bên trong nhà thờ Công giáo bị lực lượng bán quân sự tấn công

Đêm kinh hoàng: bên trong nhà thờ Công giáo bị lực lượng bán quân sự tấn công
Ngày 20 tháng Bảy các tín hữu cầu nguyện trước ảnh Lòng Chúa Thương Xót bị những lỗ đạn xuyên thủng trong một cuộc tấn công của các lực lượng chính phủ tại Nhà thờ Divina Misericordia ở Managua. Ngày 14 tháng Bảy các sinh viên của Đại học Autonomous của Nicaragua đã lánh nạn trong nhà thờ suốt thời gian diễn ra các cuộc phản đối và bị tấn công bởi lực lượng cảnh sát và dân quân; cuộc đụng độ làm hai người chết và nhiều người bị thương. (Marvin Recinos/AFP/Getty Images)

24 tháng Bảy, 2018


Đêm kinh hoàng: bên trong nhà thờ Công giáo bị lực lượng bán quân sự tấn công

Một đám cháy trong nhà thờ. Các lỗ đạn bắn trong nhà tạm. Sinh viên tháo chạy để thoát thân.

Courtney Grogan/CNA

MANAGUA, Nicaragua — Một đám cháy trong nhà thờ. Các lỗ đạn bắn trong nhà tạm. Sinh viên phải tháo chạy để thoát thân.

Cha Raul Zamora, là cha xứ tại giáo xứ Divine Mercy (Lòng Chúa Thương Xót) ở Nicaragua, nói với CNA về quyết định của ngài đón 150 sinh viên sau khi lực lượng bán quân sự nổ súng bắn vào đám đông tuần hành phản đối đầu tháng này và sự cầu nguyện đã giúp các em vững tâm trong suốt hơn 15 giờ nổ súng sau đó.

Ngày 13 tháng Bảy, các sinh viên Đại học National Autonomous của Nicaragua ở Managua phản đối lại những cải cách về chế độ hưu của Tổng thống Daniel Ortega và ngày càng gia tăng quyền lực độc tài, cuộc phản đối này là một phần của những cuộc phản đối toàn quốc lớn hơn đã bắt đầu từ tháng Tư.

Khi sự trấn áp của các lực lượng chính quyền Nicaragua đối với sự phản đối của sinh viên ngày hôm đó biến thành bạo lực, một số sinh viên gọi điện thoại về cho cha mẹ của các em để chào vĩnh biệt vì các em chắc mình sẽ chết. Những em khác gọi cho Cha Zamora.

Cha Zamora nói, “Thật ra tôi chăm sóc mục vụ cho đại học đó. Nó nằm sát cạnh giáo xứ của chúng tôi. Tôi có trách nhiệm hướng dẫn tinh thần cho các sinh viên đó. Tôi biết rõ từng sinh viên.”

Cha nói tiếp, “Tôi nói với các em, ‘Hãy vào giáo xứ. Hãy đi vào giáo xứ. Đừng ở ngoài đó’.”

Các sinh viên bắt đầu theo từng nhóm chạy đến Nhà thờ Lòng Chúa Thương Xót, và Cha Zamora và những người phục vụ trong nhà thờ chạy xe đến đại học để tìm những em bị thương. Họ chạy đi chạy lại sáu hay bảy lần. Cảnh sát và lực lượng bán quân sự tiếp tục tấn công trường đại học.

Cha Zamora nói, “Mỗi khi các sinh viên cố tìm cách leo lên các xe của nhà xứ là họ liền nổ súng bắn.”

Cha nghĩ rằng các sinh viên sẽ được an toàn khi các em ở trong nhà thờ, nhưng rồi hỏa lực của lực lượng bán quân sự lại hướng thẳng vào giáo xứ.

Joshua Partlow, một phóng viên của Washington Post tường thuật tại chỗ cuộc phản đối cuối cùng phải lánh nạn cùng với các sinh viên trong Nhà thờ Lòng Chúa Thương Xót.

Partlow viết, Các sinh viên “khiêng những người bị thương vào trong nhà xứ của Cha Raul Zamora và đặt họ trên những ghế ngồi hoặc trên nền gạch loang vết máu.”

“Ngay sau 6 giờ tối, nhiều tiếng súng chát chúa nổ xé tai, tâm trạng mọi người chuyển sang u ám. Tiếng súng từ xa đột ngột lại gần. Các lực lượng bán quân sự xuất hiện, cắt đứt lối thoát duy nhất của nhà thờ Lòng Chúa Thương Xót và xả súng vào lá chắn còn lại bên ngoài nhà thờ. Rõ ràng rằng mọi người bên trong … sẽ không thể thoát ra ngoài,” anh giải thích.

Họ ở lại trong nhà thờ suốt đêm, kiên trì suốt hơn 15 giờ đồng hồ nổ súng, cho đến khi Đức Hồng y Leopoldo Brenes Solorzano và Đức Tổng Giám mục Waldemar Sommertag, khâm sứ tòa thánh, thương thuyết thành công việc thả các sinh viên vào sáng Thứ Bảy. Cha Zamora giữ điện thoại liên lạc suốt đêm để giải thích tình hình cho các ngài.

Linh mục hướng dẫn sinh viên cầu nguyện suốt đêm, bằng tràng hạt Mân côi.

Có một thời điểm khi loạt đạn bắt quá rát và mọi người phải nằm rạp xuống nền nhà, Partlow nhớ lại một vài lời cầu nguyện của Cha Zamora thì thầm với các sinh viên.

Ngài cầu nguyện, “Lạy Chúa, xin Người bảo vệ chúng con thoát khỏi giây phút này,”

“Chúng con tin tưởng Người, Lạy Chúa, tất cả chúng con không có sức mạnh chống lại được với đội quân mạnh mẽ này,” ngài thì thầm, “Lạy Chúa, xin cứu giúp chúng con.”

Cha Zamora nói với CNA, “Chúng tôi cầu nguyện suốt đêm. Các loạt đạn không ngừng bay.”

Cha cho biết rằng nhiều sinh viên tham gia phản đối và lánh nạn trong nhà thờ không phải là người Công giáo.

“Lúc đó có các sinh viên ở quanh tôi thuộc các tôn giáo khác, thuộc các giáo phái, hoặc là vô thần. Một mặt nào đó thật vô cùng xúc động đối với tôi khi nhìn thấy một số sinh viên chẳng tin vào điều gì đã đến ôm tôi, khóc và nói rằng, ‘Nếu con có niềm tin vào một vị Thần thì chắc chắn đó phải là Chúa của cha,’ Điều đó đối với tôi thật vô cùng mạnh mẽ,” vị linh mục nói.

Ngài tiếp tục, “Đây là thời khắc Giáo hội đưa ra chứng tá và thật sự tỏa rạng dung nhan của Đức Ki-tô trong chúng tôi.”

Có một lúc giữa khuya, một phần của nhà thờ bén lửa, và một sinh viên từ nhà xứ gọi Cha Zamora. Đó là lúc cha nhìn thấy những lỗ đạn bắn thủng ảnh Lòng Chúa Thương Xót của nhà thờ và trong nhà tạm. Người sinh viên không biết nhà tạm là gì, vì vậy linh mục phải giải thích. Ngài lưu ý rằng Mình Thánh không hề hấn gì trong vụ tấn công.

Hai sinh viên chết và ít nhất 10 sinh viên bị thương do các lực lượng bán quân sự gây ra ngày 13 tháng Bảy. Hơn 300 người đã bị giết kể từ khi những cuộc phản đối nổ ra vào tháng Tư.

Cha Zamora phản ánh lại những điều ngài xem là những bài học của “Giáo hội bị bách hại” ở Nicaragua cả hiện tại và trong những thập niên đã qua:

“Nếu thập giá không hiện diện trong đời sống chúng ta, và nếu chúng ta không sẵn sàng chịu đau khổ vì yêu, thì đạo của chúng ta chỉ hời hợt như những hình thức bên ngoài, chỉ cố làm tròn những nghi thức. Đức tin của chúng ta bắt đầu khi chúng ta có niềm tin vững vào Chúa Giê-su và thông điệp của Người. Đây là những gì chúng tôi đã học được.”


[Nguồn: ncregister]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/7/2018]


Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018

Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter từ 1/7-22/7, 2018

Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter từ 1/7-22/7, 2018



Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter từ 1/7-22/7, 2018

1 tháng Bảy: Cha mời gọi tất cả anh chị em cùng hiệp thông với cha trong lời cầu nguyện khi cha hành hương đến Bari vào thứ Bảy để cầu nguyện cho hòa bình Trung Đông đau khổ đã quá lâu.

3 tháng Bảy: Chúng ta đón nhận ơn sủng của Thiên Chúa để chia sẻ với tha nhân.

5 tháng Bảy: Chúng ta có biết cách để cho tâm hồn thinh lặng và lắng nghe tiếng Chúa không?

6 tháng Bảy: Sự đau khổ của quá nhiều anh chị em chúng ta, bị bách hại vì Tin mừng, là một lời nhắc nhở khẩn thiết rằng người Ki-tô hữu chúng ta phải hiệp nhất nhiều hơn nữa.

7 tháng Bảy: Thiên Chúa của mọi sự ủi an, Đấng chữa lành những tâm hồn tan vỡ và chăm sóc cho những vết thương của chúng ta, xin nhận lời cầu nguyện của chúng con: Xin hãy có hòa bình cho Trung Đông!

8 tháng Bảy: Mỗi hoàn cảnh đều là một dịp rất tốt để loan truyền thông điệp của Đức Ki-tô!

10 tháng Bảy: Anh chị em hãy nên như người Samari Tốt lành khi anh chị em nhận ra dung nhan của Đức Ki-tô nơi những người xung quanh.

11 tháng Bảy: Châu Âu tái khám phá được sự hy vọng khi nhân vị được đặt vào trung tâm của các tổ chức. Xin Thánh Benedict cầu cho chúng con!

15 tháng Bảy: Hãy cố đọc Tin mừng ít nhất năm phút mỗi ngày. Anh chị em sẽ thấy nó thay đổi cuộc sống anh chị em như thế nào.

16 tháng Bảy: Xin Mẹ Maria Đồng Trinh, là Mẹ và Nữ Vương của Carmel, đồng hành với anh chị em trên hành trình mỗi ngày tiến về Núi Chúa.

18 tháng Bảy: Chúa Giê-su mời gọi chúng ta cùng chung tay xây dựng nền văn minh tình thương trong mọi hoàn cảnh sống của chúng ta mỗi ngày.

22 tháng Bảy: Thiên Chúa muốn chúng ta gọi Người là Cha, với niềm tin vững của những đứa con tự mình rời bỏ vòng tay của Đấng đã ban cho chúng sự sống.



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 24/7/2018]


Pakistan: Một thiếu niên Công giáo cầu nguyện cho hòa bình và an ninh

Pakistan: Một thiếu niên Công giáo cầu nguyện cho hòa bình và an ninh
Robin Mahanga - © ACN

Pakistan: Một thiếu niên Công giáo cầu nguyện cho hòa bình và an ninh

Người Ki-tô hữu chiếm thiểu số rất ít và thường bị đối xử như những công dân hạng hai

23 tháng Bả, 2018 16:26
Tabassum Yousaf, ACN

Robin Mahanga là một thiếu niên 16 tuổi học lớp 10 trường Trung học Thánh Phaolo ở Karachi, Pakistan. Cũng như các bạn đồng tuổi trên khắp thế giới, cậu thích nghe nhạc và đọc sách với những câu truyện hấp dẫn. Nhưng Robin sống trong một đất nước với số người Ki-tô hữu chỉ chiếm thiểu số ít ỏi và họ bị đối xử như những công dân hạng hai; họ thường là mục tiêu của bạo lực từ những tay Hồi giáo cực đoan. Nhiều tín hữu, cũng như Robin, phải sống trong tình trạng bị mất an toàn liên tục. Về điểm sáng của vấn đề, Robin cùng với chị gái và cha mẹ, sống trong một khu xóm ở Karachi nơi người Ki-tô hữu được an toàn — nó là một quận thường trú của những người Ki-tô hữu làm nghề lau dọn vệ sinh cho đội Tuần duyên Ấn độ, một tổ chức bảo vệ cho công nhân của họ, nhiều người sống trong những khu nhà ở dành cho nhân viên của các sĩ quan.

Nhưng, Robin vẫn phải chiến đấu:

“Em không được an toàn ở Pakistan vì tình trạng khủng bố, và có tình trạng gí súng giật điện thoại. Rồi có luật báng bổ. Em biết hai bạn đã bị kết án vì luật này: một bạn là Raja, một người hàng xóm cũ. Bạn ấy là một sinh viên cao đẳng bị cáo gian của bạn bè sinh viên; họ tố cáo bạn ấy bất kính với sách thánh của Hồi giáo và nói những điều xấu xa về sách. Bạn ấy phải nghỉ học để tránh những hậu quả kinh khủng. Bây giờ bạn ấy đang làm tại một nhà máy và bạn ấy không còn cơ hội có tương lai tươi sáng.

“Bạn thứ hai là Noman, một học sinh lớp 8, em ấy bị các bạn bè học sinh cáo gian rằng em nói những điều xấu xa về Hồi giáo. Các giáo viên và hiệu trưởng trường tống cổ em ra khỏi trường.

“Em luôn luôn lo sợ rằng mình sẽ trở thành nạn nhân của luật báng bổ hoặc gia đình sẽ chịu đau khổ vì nó. Em không muốn sống ở Pakistan — vì người Ki-tô giáo không được người Hồi giáo tôn trọng, họ phân biệt đối xử với chúng em, dùng những từ ngữ chỉ về chúng em là bhangies hay choarhy, có nghĩa là người Ki-tô hữu là những người chỉ xứng đáng với công việc khai thông cống rãnh. Chúng em bị xem là những thành phần thấp nhất của xã hội, là những người mà người Hồi giáo không được phép cùng ngồi ăn uống chung. Những sách giáo khoa ở trường cũng vẽ một tấm hình rất kinh khủng về người Ki-tô hữu.

“Em muốn trở thành một người chủ ngân hàng để giúp đất nước em hòa bình hơn. Em vẫn hy vọng có sự thay đổi, nhưng vẫn luôn lo ngại rằng người nào nói hòa bình và hòa hợp ở đất nước này cuối cùng đều bị giết. Em muốn các trường học được trang bị công nghệ hiện đại, và em muốn người nông dân trong nước tiếp cận được với thiết bị hiện đại để tiết kiệm thời gian và sức lao động và có cuộc sống tốt đẹp hơn.

“Cả thế giới đều xem người Pakistan như là những kẻ khủng bố. Tất cả chúng ta cần phải hợp nhất lại để làm cho đất nước an toàn và hòa bình hơn. Em hy vọng rằng người Ki-tô hữu được hưởng nền giáo dục tốt hơn, để họ có thể tìm được những việc làm được tôn trọng và có thể có tương lai tươi sáng.

“Thông điệp của em cho người Ki-tô hữu ở Tây phương là em mong ước mong họ giúp chúng em có được cuộc sống an toàn, tự do và hòa bình ở Pakistan để chúng em có cơ hội bình đẳng học hành về công nghệ hiện đại. Em muốn nói với các nhà lãnh đạo thế giới hãy làm cho thế giới này hòa bình hơn và xinh đẹp hơn — vì Chúa đã tạo dựng nên thế giới này rất đẹp và muốn mọi người sống cuộc sống hòa bình và tốt đẹp. Hãy đừng có chiến tranh nữa!

“Cho dù thế nào đi nữa, em vẫn hy vọng và tin tưởng vào Chúa. Những thời gian hạnh phúc nhất của em là khi em dành thời gian với chị gái — chị là niềm hạnh phúc của em! Và em luôn giữ một cỗ tràng hạt mân côi khi em cảm thấy sợ hãi hoặc đau khổ, em luôn cầu nguyện: ‘Lạy Cha chúng con ở trên trời.’”

***

Tabassum Yousaf viết cho tổ chức Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn, một tổ chức bác ái tòa thánh cung cấp những hỗ trợ cho Giáo hội đau khổ và bị bách hại ở hơn 140 quốc gia. www.churchinneed.org (Mỹ); www.acnuk.org (Anh); www.aidtochurch.org (Úc); www.acnireland.org(Ireland); www.acn-aed-ca.org (Canada)


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/7/2018]