Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2021

Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Đảo Síp và Hy Lạp – Lời chào của Đức Thánh Cha trên chuyến bay từ Roma đến Larnaca, 02.12.2021

Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Đảo Síp và Hy Lạp – Lời chào của Đức Thánh Cha trên chuyến bay từ Roma đến Larnaca, 02.12.2021

Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Đảo Síp và Hy Lạp – Lời chào của Đức Thánh Cha trên chuyến bay từ Roma đến Larnaca, 02.12.2021


Trên chuyến bay đưa ngài đến Đảo Síp sáng nay, như thường lệ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào các nhà hoạt động truyền thông tháp tùng ngài trên chuyến bay của Giáo hoàng.

Sau lời chào và giới thiệu của ông Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, Đức Giáo hoàng đã có đôi lời ngỏ với các nhà báo sau đây:


Ông Matteo Bruni:

Xin chào (buổi sáng) tất cả mọi người, chúc mừng. Thưa Đức Thánh Cha, hôm nay có 77 nhà báo đồng hành với người, trong đó có những vị đến từ các quốc gia mà chúng ta sẽ đến thăm. Chúng con cảm ơn và hạnh phúc lại được khởi hành cùng với người. Xin chúc Đức Thánh Cha ngày tốt lành, chúc chuyến đi tốt đẹp!

Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Đảo Síp và Hy Lạp – Lời chào của Đức Thánh Cha trên chuyến bay từ Roma đến Larnaca, 02.12.2021

ĐTC Phanxicô:

Cảm ơn! Chào anh chị em, và cảm ơn sự đồng hành của anh chị em. Nó là một hành trình đẹp, và chúng ta cũng sẽ gặp một số sự buồn phiền. Tôi hy vọng tất cả chúng ta đều có thể chào đón tất cả những thông điệp sẽ đến. Cảm ơn rất nhiều vì sự đồng hành của anh chị em!


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 4/12/2021]


5 điểm chính trong chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Đảo Síp và Hy Lạp

5 điểm chính trong chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Đảo Síp và Hy Lạp

5 điểm chính trong chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Đảo Síp và Hy Lạp

Sala Stampa della Santa Sede

I.Media for Aleteia

01/12/21


Đức Thánh Cha đã đến viếng Đức Mẹ để phó thác chuyến đi của ngài cho Mẹ. Ngài mời gọi các tín hữu cầu nguyện để đem lại kết quả cho chuyến đi.

5 điểm chính trong chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Đảo Síp và Hy Lạp


1. Người di cư và tị nạn

Bằng việc chọn trở lại để gặp gỡ những người tị nạn sau 5 năm đến thăm đảo Lesbos, Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa thể hiện mong muốn rọi ánh sáng vào những bi kịch của người nhập cư. Từ Roma, Đức Giáo Hoàng không ngừng kêu gọi Châu Âu xem người di cư là những con người chứ không phải con số, ngài sẽ dùng chuyến đi quốc tế thứ 35 này như lời kêu gọi lương tâm của mọi người, tại thời điểm khi những người di cư đang bị chết chìm ngoài khơi Calais hoặc bị dồn ứ tại biên giới Belarus.

Tại Síp, ngài sẽ tham dự một buổi cầu nguyện đại kết với những người tị nạn. Có tin nói rằng ngài có thể đưa một nhóm người di cư trở về Ý.


2. Đại kết

Ở Síp cũng như ở Hy Lạp, Đức Giáo hoàng sẽ gặp gỡ những vị lãnh đạo các Giáo hội độc lập địa phương, Đức Chrysostom II và Đức Hieronymus II. Đức Phanxicô sẽ là vị Giáo hoàng thứ hai trong lịch sử đặt chân lên miền đất Síp, 11 năm sau chuyến đi của Đức Bênêđictô XVI. Tại Hy Lạp, ngài cũng sẽ theo những bước chân của Đức Gioan Phaolô II, vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm đất nước này kể từ sau cuộc Đại Ly giáo năm 1054. Vào thời điểm đó, vị Giáo hoàng người Ba Lan đã xin tha thứ cho những sai lầm của Giáo hội Công giáo chống lại Chính thống giáo.

Cho dù có cử chỉ này, Đức Giám mục Theodore Kontidis của Athens chia sẻ rằng vẫn có “sự chia rẽ, đôi khi là sự thù địch” giữa Roma và Giáo hội Hy Lạp – là giáo hội đã từ chối một buổi gặp gỡ cầu nguyện đại kết trong chuyến đi.

Mặt khác, Giáo hội Chính thống Síp có thể cho thấy nhiều tín hiệu cởi mở hơn: thời gian cầu nguyện đại kết được lên kế hoạch trong cuộc gặp gỡ với những người di cư ở Nicosia.


3. Tình hình chính trị ở Síp

“Vấn đề của Síp có thể được giải quyết thông qua sự đối thoại chân thành và trung thực giữa các bên liên quan, luôn hướng đến lợi ích của toàn đảo”: đây là những lời của Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cho biết vào đêm trước chuyến đi của Đức Giáo hoàng.

Từ năm 1974, hòn đảo này đã bị chia làm hai giữa Cộng hòa Síp với đa số Chính thống giáo ở phía nam, và Cộng hòa Bắc Síp thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, với đa số là người Hồi giáo, chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ công nhận. Một nguồn tin ngoại giao địa phương cho biết, kể từ thất bại của kế hoạch thống nhất Annan năm 2004 – bị người Síp ở miền nam từ chối – một hiện trạng nhất định dường như đã được thiết lập.

Về phần mình, Tòa thánh “ủng hộ mọi nỗ lực” đi theo hướng thống nhất là “giải pháp duy nhất” cho nền hòa bình trên đảo, ông Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh giải thích.

Người ta không mong đợi Đức Giáo hoàng Phanxicô giải quyết vấn đề từ quan điểm chính trị, Đức Tổng Giám mục Selim Sfeir, Tổng Giám mục Giáo hội Maron của Síp, cho biết, nhưng “bày tỏ tình liên đới với người dân.”


4. Địa Trung Hải

“Châu Âu không thể lãng quên Địa Trung Hải,” Đức Giáo hoàng Phanxicô nói trong một thông điệp video một tuần trước khi khởi hành.

Tháng Hai năm 2022, vị giáo hoàng người Argentina một lần nữa sẽ triệu tập tất cả các giám mục thuộc vùng Địa Trung Hải tại Florence trong một cuộc họp thượng đỉnh với các nhà hữu trách được bầu chọn.

Đức Thánh Cha Phanxicô coi Địa Trung Hải là một lưu vực trao đổi, ngày nay là điểm nóng của vấn đề di cư. Ngày 28 tháng Mười Một năm ngoái, ngài cảm thán về số phận của những người vượt biển này “để tìm kiếm một vùng đất thịnh vượng nhưng thay vào đó lại là một ngôi mộ.”

Nhưng chủ đề này cũng liên quan đến vấn đề đại kết, Carol Saba thuộc Chính thống giáo Pháp giải thích, người cho rằng Địa Trung Hải nên “kết hợp hai lá phổi của Kitô giáo lại với nhau”.


5. Sức khỏe của Đức Thánh Cha

Mười một ngày sau khi trở về từ Athens, Đức Giáo hoàng người Argentina sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 85 vào ngày 17 tháng Mười Hai, sau một năm đánh dấu bởi những lo lắng về sức khỏe. Năm 2021 bắt đầu với sự xuất hiện trở lại của cơn đau thần kinh tọa khiến ngài phải hoãn một số cuộc yết kiến.

Nhưng chủ yếu là cuộc phẫu thuật đại tràng của ngài vào tháng Bảy năm ngoái đã buộc Đức Giáo hoàng phải nghỉ ngơi. “Tôi vẫn còn sống,” ngài nói cách châm biếm trên một đài phát thanh Tây Ban Nha vào đầu tháng Chín, để bác bỏ tin đồn về việc ngài sẽ từ chức vì lý do sức khỏe.

Kể từ đó, chương trình nghị sự của vị Giám mục Roma không trống lịch. Nhưng trong buổi tối trước khi khởi hành đến Síp và Hy Lạp, Vatican để lộ ý kiến cho biết Đức Giáo hoàng nên nghỉ ngơi.

Thông tin được đưa ra cách gián tiếp. Trong khi các bản tin báo chí đặt câu hỏi về việc hoãn buổi tiếp kiến giữa Đức Giáo hoàng Phanxicô và các thành viên của Ủy ban Pháp về lạm dụng tình dục – dự kiến vào ngày 9 tháng Mười Hai, ba ngày sau khi Đức Giáo hoàng trở lại Roma – Đức Tổng Giám mục Eric de Moulins Beaufort đã làm rõ vấn đề, giải thích rằng Văn phòng đặc trách các vấn đề nội chính của Giáo hoàng có “nhiệm vụ làm nhẹ bớt” lịch trình của Giáo hoàng khi trở về sau chuyến đi của ngài.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 4/12/2021]


Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 01 tháng 12, 2021

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 01 tháng 12, 2021

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô, 01.12.2021

Khán phòng Phaolô VI

Thứ Tư, 1 tháng Mười Hai, 2021

*****

Buổi Tiếp kiến chung sáng nay diễn ra lúc 9:00 trong Khán phòng Phaolô VI, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các nhóm khách hành hương và tín hữu đến từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Trong huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha tiếp tục các bài giáo lý của ngài về Thánh Giuse, tập trung vào chủ đề: “Thánh Giuse, người công chính là là chồng của Mẹ Maria” (Bài đọc Kinh Thánh: Mt 1:18-19).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các tín hữu. Sau đó ngài đưa ra lời kêu gọi nhân Ngày AIDS Thế giới, là ngày hôm nay, và mời gọi cầu nguyện cho chuyến đi của ngài đến Đảo Síp và Hy Lạp, chuyến đi bắt đầu vào ngày mai.

Buổi Tiếp kiến chung kết thúc với Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.

____________________________


Bài Giáo lý về Thánh Giuse - 3. Thánh Giuse; người công chính và là chồng của Mẹ Maria

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Chúng ta tiếp tục hành trình suy tư về con người của Thánh Giuse. Hôm nay, cha muốn đào sâu thêm về ngài là “người công chính” và “người đã đính hôn với Mẹ Maria”, và từ đó cung cấp một thông điệp cho tất cả các đôi đã đính hôn và những đôi mới cưới. Nhiều biến cố liên quan đến Thánh Giuse lấp đầy các câu chuyện trong ngụy thư, tức là các sách tin mừng không theo quy điển, thậm chí đã có ảnh hưởng đến nghệ thuật và nhiều nơi thờ phượng khác nhau. Những tác phẩm không có trong Kinh thánh này là những câu chuyện mà lòng đạo đức Kitô giáo cung cấp vào thời điểm đó, và là câu trả lời cho mong muốn lấp đầy các chỗ trống trong những văn bản Tin mừng quy điển, là những văn bản có trong Kinh thánh, cung cấp cho anh chị em mọi điều cần thiết cho đức tin và đời sống người Kitô hữu.

Thánh sử Matthêu – đây là điều quan trọng. Tin Mừng nói gì về Thánh Giuse? Không phải những điều trong các sách phúc âm ngụy thư nói là điều gì đó xấu xa hay tồi tệ, không! Chúng rất đẹp, nhưng chúng không phải là Lời Chúa. Còn các Tin mừng trong Kinh thánh là Lời của Thiên Chúa. Trong số này có Thánh sử Matthêu định nghĩa Thánh Giuse là người “công chính”. Chúng ta hãy lắng nghe trình thuật của ngài: “Sau đây là gốc tích Đức Giêsu Kitô: bà Maria, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” (1:18-19). Bởi vì những người đã đính hôn, khi người hôn thê không chung thủy, hoặc có thai, họ có thể buộc tội cô ấy! Họ phải làm vậy. Và rồi những người phụ nữ đó bị ném đá. Nhưng Thánh Giuse là người công chính. Ngài nói: “Không, tôi sẽ không làm điều này. Tôi sẽ ra đi cách kín đáo.”

Để hiểu cách cư xử của Thánh Giuse đối với Mẹ Maria, rất hữu ích khi nhớ lại những phong tục kết hôn của dân Israel xưa. Kết hôn bao gồm hai giai đoạn được xác định rõ ràng. Giai đoạn đầu là sự đính hôn chính thức ngụ ý chỉ về một tình trạng mới. Đặc biệt, trong khi tiếp tục sống ở nhà cha mẹ thêm một năm nữa, người phụ nữ trên thực tế đã được coi là “vợ” của người bạn đời đã đính hôn của mình. Họ không sống với nhau, nhưng cô ấy đã là vợ của một người khác. Giai đoạn thứ hai là đưa cô dâu từ nhà bố mẹ đẻ sang nhà chồng. Việc này diễn ra với một đám rước lễ hội để kết thúc cuộc kết hôn. Và những người bạn của cô dâu đi cùng cô đến đó. Dựa trên những phong tục này, sự kiện “trước khi hai ông bà về chung sống, Maria đã có thai” khiến Đức Trinh nữ đứng trước cáo buộc tội ngoại tình. Và, theo Luật cổ xưa, tội của Mẹ phải chịu hình phạt ném đá (x. Đnl 22:20-21). Tuy nhiên, một cách giải thích ôn hòa hơn đã được áp dụng đối với việc này trong cách thực hành Do Thái sau này chỉ áp đặt một hành động từ bỏ với các hậu quả về dân sự và hình sự đối với người phụ nữ, chứ không ném đá.

Tin mừng nói rằng Thánh Giuse là “người công chính” vì ngài tuân giữ lề luật như bất kỳ người Israel mộ đạo nào. Nhưng trong ngài, tình yêu của ngài dành cho Mẹ Maria và sự tin tưởng Mẹ đã gợi ra một cách để ngài có thể tuân giữ luật và cứu lấy danh dự của cô dâu của mình. Ngài định tâm âm thầm bỏ Mẹ, không gây ồn ào, không khiến Mẹ phải chịu sỉ nhục trước mọi người. Ngài đã chọn con đường bảo mật, không đưa ra tòa hay đòi bồi thường. Thánh Giuse thật thánh thiện biết bao! Còn chúng ta, ngay khi chúng ta có một chút chuyện phiếm, một điều gì đó tai tiếng về người khác, chúng ta liền lê la bàn tán về nó ngay lập tức! Thánh Giuse thì im lặng, im lặng.

Nhưng thánh sử Matthêu liền nói thêm: “Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: ‘Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ’” (1:20.21). Tiếng nói của Chúa can thiệp khi Thánh Giuse đang toan tính. Trong một giấc mơ, Thiên Chúa mặc khải một ý nghĩa lớn lao hơn sự công chính của ngài. Thật quan trọng biết bao đối với mỗi người trong chúng ta biết xây đắp cuộc sống công chính, đồng thời luôn cảm thấy cần có sự trợ giúp của Chúa để mở rộng những chân trời của chúng ta và cân nhắc những hoàn cảnh cuộc sống từ một quan điểm luôn khác, rộng lớn hơn. Nhiều lần, chúng ta cảm thấy bị giam cầm bởi những gì đã xảy ra với mình: “Hãy xem điều gì đã xảy ra với tôi!” – và chúng ta cứ bị cầm tù trong điều tồi tệ kia đã xảy ra với chúng ta. Nhưng đặc biệt đối với một số hoàn cảnh trong cuộc sống ban đầu có vẻ là bi kịch, một sự Quan phòng âm thầm định hình theo thời gian và soi sáng cho ý nghĩa ngay cả với nỗi đau đớn đã chạm đến chúng ta. Sự cám dỗ là khóa mình trong nỗi đau đó, trong suy nghĩ rằng những điều tốt đẹp không bao giờ xảy ra với chúng ta. Và điều này không tốt cho chúng tôi. Điều này dẫn anh chị em đến nỗi buồn và cay đắng. Trái tim cay đắng thì rất xấu.

Cha muốn chúng ta dừng lại để suy ngẫm về một chi tiết trong câu chuyện này được kể lại trong Phúc âm và thường bị bỏ qua. Mẹ Maria và Thánh Giuse đã đính hôn với nhau. Có lẽ hai người đã vun đắp những ước mơ và kỳ vọng về cuộc sống và tương lai của họ. Đột nhiên, Chúa dường như đã đi vào cuộc sống của họ, và cho dù ban đầu điều đó gây khó khăn cho họ, cả hai đều mở rộng tâm hồn với thực tại đang đặt trước mặt họ.

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 01 tháng 12, 2021

Anh chị em thân mến, cuộc sống của chúng ta thường không như những gì chúng ta tưởng tượng. Đặc biệt là trong các mối quan hệ tình cảm và yêu đương, khó có thể chuyển từ luận lý của một tình yêu ban đầu sang luận lý của một tình yêu trưởng thành. Chúng ta cần chuyển từ sự mê đắm sang tình yêu trưởng thành. Các đôi uyên ương mới, các con hãy nghĩ về điều này.

Giai đoạn đầu tiên luôn được đánh dấu bởi một sự say đắm nào đó khiến chúng ta sống chìm đắm trong những sự tưởng tượng thường không dựa trên thực tế và sự thật – giai đoạn của tình yêu ban đầu. Nhưng chính khi tình yêu ban đầu với những mong đợi của nó dường như kết thúc, thì đó là nơi tình yêu thật sự bắt đầu hoặc bước vào tình yêu đích thực. Quả thật, yêu không phải là đòi hỏi người kia, hay cuộc sống, phải phù hợp theo trí tưởng tượng của chúng ta. Thay vào đó, nó có nghĩa là hoàn toàn tự do lựa chọn để nhận lấy trách nhiệm cho cuộc sống của một người như chính nó. Đây là lý do tại sao Thánh Giuse cho chúng ta một bài học quan trọng. Ngài chọn Mẹ Maria với “đôi mắt mở rộng”. Chúng ta có thể nói “với tất cả sự liều lĩnh”. Hãy suy nghĩ về điều này: trong Tin mừng Thánh Gioan, một lời quở trách của các tiến sĩ luật với Chúa Giêsu là: “chúng tôi không phải là con cái như vậy”. Họ biết Mẹ Maria mang thai như thế nào và họ muốn bôi nhọ lên thân mẫu của Chúa Giêsu. Đối với tôi, đây là đoạn xấu xa nhất, ma quỷ nhất, trong Tin mừng. Và sự liều lĩnh của Thánh Giuse cho chúng ta bài học này: hãy đón nhận cuộc sống như nó đến. Có Chúa can thiệp ở đó? Tôi chấp nhận nó.

Và Thánh Giuse thực hiện những gì sứ thần của Chúa đã ra lệnh: “Khi tỉnh giấc, ông làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giêsu” (Mt 1:24-25). Các đôi đã đính hôn Kitô giáo được kêu gọi làm chứng cho một tình yêu như vậy, có can đảm để chuyển từ luận lý của tình yêu ban đầu sang luận lý của tình yêu trưởng thành. Đây là một sự lựa chọn khó khăn nhưng thay vì giam cầm cuộc sống, nó có thể củng cố tình yêu để trở nên vững chắc khi đứng trước những thử thách của thời gian. Tình yêu của đôi lứa phát triển trong cuộc sống và trưởng thành mỗi ngày. Tình yêu trong thời gian đính hôn có một chút – cho phép cha sử dụng từ này – một chút lãng mạn. Tất cả anh chị em đều đã trải qua điều này, nhưng rồi tình yêu trưởng thành bắt đầu, tình yêu được sống mỗi ngày, từ công việc, từ những đứa con chào đời … Và đôi khi sự lãng mạn đó biến mất đi một chút, phải không? Nhưng đó không phải là tình yêu sao? Có, nhưng là tình yêu trưởng thành.

“Nhưng thưa Cha, cha biết không, có lúc chúng con cãi vã với nhau ...” Điều này đã xảy ra từ thời Adam và Eva cho đến ngày nay! Chuyện vợ chồng lục đục là lương thực hằng ngày của chúng ta! “Nhưng chúng con không nên cãi cọ nhau?” Đúng, đúng. Nhưng nó xảy ra. Cha không nói là anh chị em nên làm, nhưng nó vẫn xảy ra. “Và, thưa Cha, đôi khi chúng con lớn tiếng…” Điều đó cũng xảy ra. “Và thậm chí có những lúc chén đĩa bay”. Nó xảy ra. Nhưng phải làm gì để điều này không làm tổn hại đến đời sống hôn nhân? Hãy nghe kỹ lời cha nói: đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không làm hòa. “Chúa ơi, chúng con đã cãi nhau, con đã nói những lời tệ hại. Nhưng bây giờ, để kết thúc ngày thì con phải làm hòa”. Anh chị em biết tại sao không?

Vì chiến tranh lạnh đến ngày hôm sau rất nguy hiểm. Đừng để chiến tranh bắt đầu ngày hôm sau. Vì lý do này, hãy làm hòa trước khi đi ngủ. “Nhưng thưa Cha, con không biết phải thể hiện như thế nào để làm hòa sau một tình huống kinh khủng mà chúng con đã trải qua”. Rất dễ. Hãy làm như sau (Đức Giáo hoàng vuốt ve má của ngài) và hòa bình đã được xây dựng. Luôn nhớ điều này. Luôn nhớ rằng: đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không làm hòa. Và điều này sẽ hữu ích trong cuộc sống hôn nhân của anh chị em. Với tất cả các đôi vợ chồng đang có mặt ở đây, việc chuyển từ tình yêu ban đầu đến tình yêu trưởng thành này là một sự lựa chọn khó khăn, nhưng chúng ta phải chọn con đường đó.

Chúng ta kết thúc với lời cầu nguyện cùng Thánh Giuse

Lạy Thánh Giuse,

Ngài đã yêu thương Mẹ Maria cách tự do,

và chọn từ bỏ những mơ mộng để nhường chỗ cho thực tại,

xin giúp mỗi người chúng con biết cho phép bản thân được Chúa làm ngạc nhiên,

và đón nhận cuộc sống không phải như một điều bất ngờ để phòng thủ cho bản thân,

nhưng như một mầu nhiệm ẩn giấu bí mật của niềm vui đích thực.

Xin ban niềm vui và sự quyết tâm cho tất cả các đôi Kitô giáo đã đính hôn,

trong khi luôn nhận thức được rằng

chỉ có lòng thương xót và sự tha thứ mới có thể làm cho tình yêu có thể. Amen.

Cảm ơn anh chị em.

___________________________

LỜI KÊU GỌI

Hôm nay là ngày Thế giới phòng chống AIDS. Đó là một dịp quan trọng để tưởng nhớ nhiều người bị ảnh hưởng bởi loại virus này. Với nhiều người trong số này, ở một số khu vực trên thế giới, việc tiếp cận với sự điều trị cần thiết là không có. Tôi hy vọng có thể có một cam kết mới trong tình liên đới để bảo đảm sự chăm sóc sức khỏe công bằng và hiệu quả.

Ngày mai cha sẽ đến Đảo Síp và sau đó đến Hy Lạp để thăm những người dân thân yêu của các quốc gia giàu lịch sử, tinh thần và văn minh này. Đó sẽ là một hành trình trở về nguồn cội của đức tin từ thời các tông đồ và tình huynh đệ giữa người Kitô hữu và các nền tảng tuyên xưng khác nhau. Cha cũng sẽ có cơ hội đến gần với một nhân loại bị thương tổn nơi rất nhiều người di cư để tìm kiếm hy vọng: Cha sẽ đến thăm Lesbos. Cha xin tất cả anh chị em đồng hành với cha bằng lời cầu nguyện. Cảm ơn anh chị em.

_______________________________________

Lời chào đặc biệt:

Cha chào anh chị em hành hương và các du khách nói tiếng Anh đang tham dự buổi Tiếp kiến chung hôm nay, đặc biệt là các nhóm đến từ Hoa Kỳ. Cha cầu nguyện cho từng người trong anh chị em, và gia đình, ước mong được hưởng Mùa Vọng ơn phúc, khi chuẩn bị đón Đấng Cứu Thế đến. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em!


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 2/12/2021]


Cái nhìn tổng quan về chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Đảo Síp (Phỏng vấn nhà tổ chức)

Cái nhìn tổng quan về chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Đảo Síp (Phỏng vấn nhà tổ chức)

Cái nhìn tổng quan về chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Đảo Síp (Phỏng vấn nhà tổ chức)

VINCENZO PINTO | AFP

I.Media for Aleteia

01/12/21


Hầu hết người Công giáo theo nghi lễ Latinh ở Đảo Síp đều là công nhân lao động nước ngoài.

Đức Thánh Cha Phanxicô chuẩn bị bắt đầu chuyến tông du ra nước ngoài thứ 35, trước tiên ngài sẽ đến đảo Síp, từ ngày 2 đến ngày 4 tháng Mười Hai, và sau đó đến Hy Lạp, cho đến ngày 6 tháng Mười Hai. Tại Síp, ngài sẽ có cơ hội gặp gỡ những người tị nạn và di cư trong buổi cầu nguyện đại kết vào ngày 3 tháng Mười Hai tại một nhà thờ ở Nicosia.

Cha Jerzy Kraj Dòng Phanxicô là đại diện thượng phụ của Síp trong Tòa Thượng phụ Latinh của Jerusalem từ năm 2013. Cha là một trong những người tổ chức chuyến thăm của Đức Giáo hoàng tới đảo này. Cha nói chuyện với I.MEDIA một tuần trước khi Đức Giáo hoàng người Argentina đến.

Đây là đoạn trích cuộc trò chuyện của chúng tôi.


Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dành hai ngày ở Síp. Những điểm nổi bật trong chuyến thăm của ngài là gì?

Thời khắc quan trọng nhất của chuyến thăm này chắc chắn sẽ là thánh lễ tại sân vận động GSP ở Nicosia. Trong sân vận động lớn nhất Nicosia này, chúng tôi có 7.000 chỗ ngồi dành cho các tín hữu. Chúng tôi không mời riêng người Công giáo (người theo nghi lễ Latinh và Maron); chúng tôi mời người dân Síp. Trong số đó, một số người theo Hồi giáo đã nhận lời mời. Việc cử hành của Công giáo không phải là một vấn đề.

Một thời khắc quan trọng khác trong dự đoán của tôi sẽ là buổi cầu nguyện đại kết với sự hiện diện của những người di cư và tị nạn. Nó sẽ diễn ra vào lúc 4 giờ chiều ngày 3 tháng Mười Hai với tất cả đại diện của các cộng đồng Kitô giáo trên đảo: Chính thống giáo, Armenia, Anh giáo, Phái Tin mừng, Latinh và Maron. Đây sẽ là buổi cử hành cuối cùng của Đức Giáo hoàng Phanxicô trên đảo.

Tôi nghĩ sẽ có khoảng 150 người trong nhà thờ, trong đó có khoảng 60 người di cư. Họ hầu hết là những người xin tị nạn, không nhất thiết là người Kitô hữu. Nhiều người đến từ Châu Phi: Algeria, Nigeria, Congo hoặc Cameroon. Cũng có một số người đến từ Syria. Cũng sẽ có người Philippines và người Sri Lanka làm việc tại Síp. Họ là những người di cư kinh tế có thị thực thông thường.

Đức Giáo Hoàng đến đây trên hết là để lắng nghe họ. Hai người sẽ đến làm chứng trước Đức Thánh Cha.


Có thể Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ đưa những người di cư về với ngài không?

Chúng tôi đang làm việc về tiến trình này. Chúng tôi hy vọng như vậy, nhưng tôi không có thông tin chi tiết chính xác. Về mặt tượng trưng, Đức Giáo hoàng có thể đưa một nhóm người tị nạn về để biểu thị cho việc mở các hành lang nhân đạo. Đây sẽ là một lời nhắc nhở về sự cần thiết phải giúp những người di cư cách cụ thể; nó sẽ là cử chỉ lặp lại mà ngài đã được thực hiện trong chuyến đi Hy Lạp lần trước.


Chuyến đi của Đức Thánh Cha Phanxicô cũng có thể được gọi là một “chuyến đi đại kết” không?

Đương nhiên. Đức Thánh Cha Phanxicô đang đến các vùng ngoại vi, đến các vùng ngoại vi của Châu Âu, đến những vùng ngoại vi của các cộng đồng Kitô giáo. Vào ngày 3 tháng Mười Hai, sẽ có một cuộc gặp gỡ với Đức Chrysostom II, Tổng Giám mục Chính thống của Síp. Ngài sẽ có bài diễn từ trong Nhà thờ Chính tòa Chính thống giáo trước Hội đồng Thánh. Cũng sẽ có một buổi cầu nguyện với Chính thống giáo như một dấu hiệu của sự đối thoại và cởi mở. Đức Giáo hoàng đến để chứng kiến, để gieo hạt giống cho sự hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn giữa các Kitô hữu.


Tại Síp, Đức Giáo hoàng Phanxicô có thể gửi một thông điệp cho sự thống nhất của hòn đảo không?

Tôi không nghĩ ngài sẽ làm như vậy cách trực tiếp, nhưng một trong những thông điệp của Đức Giáo hoàng có thể là tìm kiếm sự đối thoại và thấu hiểu giữa mọi người. Như ngài thường làm, ngài có thể kêu gọi xây dựng những cầu nối chứ không phải những bức tường, và giải thích rằng chúng ta phải chân nhận phẩm giá của mỗi người.

Bằng cách này, ngài khuyến khích chúng ta làm việc để sống trong hòa bình và hòa hợp, theo gương của Thánh Barnabas là biểu tượng của hành trình này, tên của ngài có nghĩa là “đứa con của sự an ủi”.


Có bao nhiêu người Công giáo sống ở Síp?

Cộng đoàn Công giáo ở Síp có hai nhóm: theo nghi lễ Latinh và Maron. Theo thống kê tổng hợp vào năm 2011, có khoảng 25.000 người theo nghi lễ Latinh và 5.000 người Maron. Các con số có thể đã thay đổi, nhưng tôi nghĩ không có những thay đổi lớn.

Đa số người theo nghi lễ Latinh là công nhân từ nước ngoài, chủ yếu từ Philippines, Ấn Độ, Sri Lanka và sau đó là một số nước châu Âu. Vì vậy, cộng đoàn Latinh của chúng tôi được hình thành từ các văn hóa, ngôn ngữ và nguồn gốc khác nhau. Đây là một yếu tố rất quan trọng đối với chúng tôi.

Ở phía bắc của đảo, cũng có những người Kitô giáo sinh sống thành cộng đồng, đặc biệt là sinh viên, chủ yếu là người châu Phi. Họ không được phép vượt qua biên giới vì họ đến Síp bằng thị thực từ Cộng hòa Bắc Síp thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Họ không thể đến Síp để tham dự những cử hành của chúng tôi. Vì vậy, mỗi Chúa Nhật, chúng tôi đi về phía bắc để cử hành thánh lễ ở ba nơi khác nhau. Chúng tôi gặp gỡ khoảng 500 tín hữu ở đó vào mỗi Chúa nhật.


Như vậy một số người Kitô giáo không được phép vượt qua biên giới từ bắc vào nam?

Đây là một vấn đề liên quan đến thị thực không được cấp, vì những lý do chính trị. Việc này liên quan đến những người đã đến khu vực này dưới sự quản lý và giám sát của Cộng hòa Bắc Síp thuộc Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhóm này bao gồm các sinh viên hoặc khách du lịch. Họ không nhận được thị thực thông thường cho Síp và không thể qua biên giới. Một số người tìm cách vượt qua cách bất hợp pháp, nhưng họ không được chấp nhận.

Những người ở phía bắc nhưng đã đăng ký là công dân Síp của Hy Lạp có thể qua biên giới mà không gặp vấn đề gì.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 2/12/2021]