Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

Thông điệp của Đức Thánh Cha nhân dịp Họp Khai mạc “Hội nghị Thượng đỉnh về Hệ thống Lương thực,” 26.07.2021

Thông điệp của Đức Thánh Cha nhân dịp Họp Khai mạc “Hội nghị Thượng đỉnh về Hệ thống Lương thực,” 26.07.2021

Thông điệp của Đức Thánh Cha nhân dịp Họp Khai mạc “Hội nghị Thượng đỉnh về Hệ thống Lương thực,” 26.07.2021


Dưới đây là Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô - do Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao, đọc - gửi đến Ngài António Guterres, tổng thư ký Liên Hợp Quốc, và các thành viên tham dự cuộc Họp Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh về Hệ thống Lương thực năm 2021 do Liên Hợp quốc tổ chức tại Rôma từ ngày 26 đến ngày 28 tháng Bảy năm 2021:

 


Thông điệp của Đức Thánh Cha

Kính thưa ngài,

Kính thưa quý ông quý bà,

Tôi xin gửi lời chào nồng ấm đến tất cả quý vị tham dự cuộc họp quan trọng này, một lần nữa làm nổi bật lên một trong những thách thức lớn nhất của chúng ta ngày nay là vượt qua nạn đói, mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng trong kỷ nguyên COVID-19.

Đại dịch này đã khiến chúng ta phải đối mặt với những bất công mang tính hệ thống bào mòn tình đoàn kết của chúng ta là một gia đình nhân loại. Những anh chị em nghèo nhất của chúng ta, và Trái đất là Ngôi nhà chung của chúng ta “lớn tiếng kêu lên với chúng ta vì những tổn hại mà chúng ta đã gây ra cho Trái đất bởi việc chúng ta sử dụng và lạm dụng một cách vô trách nhiệm những của cải Thiên Chúa đã ban cho Trái đất”, [1] đòi hỏi sự thay đổi triệt để.

Chúng ta phát triển những công nghệ mới mà nhờ nó chúng ta có thể tăng khả năng sinh hoa trái của hành tinh, tuy nhiên chúng ta vẫn tiếp tục khai thác thiên nhiên đến mức cằn cỗi, [2] từ đó không những mở rộng các sa mạc trên trái đất, mà còn cả các sa mạc tâm hồn.[3] Chúng ta sản xuất đủ lương thực cho tất cả mọi người, nhưng nhiều người không có lương thực hàng ngày. Điều này “là một sự hổ thẹn thật sự” [4], một hành vi vi phạm các quyền cơ bản của con người. Vì vậy, nhiệm vụ của mọi người là xóa bỏ sự bất công này [5] thông qua các hành động cụ thể và những cách áp dụng tốt đẹp, cũng như qua các chính sách địa phương và quốc tế táo bạo.

Từ cách nhìn này, việc chuyển đổi những hệ thống lương thực một cách cẩn thận và đúng đắn đóng một vai trò quan trọng, nó phải hướng tới khả năng gia tăng tính phục hồi, củng cố các nền kinh tế địa phương, cải thiện dinh dưỡng, giảm lãng phí thực phẩm, cung cấp những chế độ ăn uống lành mạnh cho tất cả mọi người, và phải mang tính bền vững về môi trường và tôn trọng văn hóa địa phương.

Nếu chúng ta chỉ bảo đảm quyền căn bản đối với một mức sống thích hợp [6] và thực hiện đúng những cam kết của chúng ta để đạt được Zero Hunger (Không có nạn đói) [7], thì như vậy vẫn chưa đủ để sản xuất lương thực. Chúng ta cần một tư duy mới và một cách tiếp cận toàn diện mới [8] và phải hoạch định các hệ thống lương thực để bảo vệ Trái đất và đặt phẩm giá con người vào trung tâm; để bảo đảm đủ lương thực trên toàn cầu và thúc đẩy việc làm thích đáng tại địa phương; và để nuôi sống thế giới ngày nay, mà không ảnh hưởng đến tương lai.

Điều quan trọng là phải khôi phục lại vị trí trung tâm của khu vực nông thôn, là nơi mà nhiều nhu cầu cơ bản của con người phải phụ thuộc vào, và vấn đề cấp bách là khu vực nông nghiệp lấy lại được vai trò ưu tiên trong tiến trình ra quyết định chính trị và kinh tế, nhằm mục đích đưa ra khuôn khổ cho tiến trình “tái khởi động” sau đại dịch đang được xây dựng. Trong tiến trình này, các nông hộ nhỏ và các gia đình nông dân phải được coi là những tác nhân chính. Không được xem nhẹ hoặc bỏ qua những kiến thức truyền thống của họ, trong khi sự tham gia trực tiếp của họ cho phép họ hiểu rõ hơn về các ưu tiên và nhu cầu thực sự của họ. Điều quan trọng là phải tạo điều kiện thuận lợi cho các nông hộ nhỏ và nông gia tiếp cận được với những dịch vụ cần thiết cho việc sản xuất, tiếp cận thị trường và sử dụng các nguồn lực nông nghiệp. Gia đình là một thành phần thiết yếu của các hệ thống lương thực, vì chính trong gia đình, “chúng ta học cách thưởng thức hoa trái của trái đất mà không lạm dụng nó. Chúng ta cũng khám phá ra những phương cách hiệu quả nhất để truyền bá lối sống biết tôn trọng lợi ích cá nhân và tập thể của chúng ta”. [9] Sự chân nhận này phải được đi kèm với những chính sách và sáng kiến ​​đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người phụ nữ nông thôn, thúc đẩy việc làm cho thanh niên và cải thiện công việc của những người nông dân ở các vùng nghèo nhất và vùng sâu vùng xa nhất.

Chúng ta nhận thức được rằng những lợi ích kinh tế cá nhân, coi mình là trung tâm và tạo ra xung khắc - nhưng hùng cường - [10] ngăn cản chúng ta hình thành một hệ thống lương thực đáp ứng các giá trị của Ích Chung, tình đoàn kết và “văn hóa gặp gỡ”. Nếu chúng ta muốn duy trì một chủ nghĩa đa phương hiệu quả [11] và một hệ thống lương thực đặt trên tính trách nhiệm, công bằng, hòa bình và sự hiệp nhất của gia đình nhân loại là điều tối quan trọng [12].

Trên thực tế, cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang đối mặt là một cơ hội duy nhất để tham gia vào các cuộc đối thoại chân thành, táo bạo và can đảm, [13] giải quyết những gốc rễ của hệ thống lương thực bất công của chúng ta.

Xuyên suốt cuộc họp này, chúng ta có trách nhiệm để làm hiện thực giấc mơ về một thế giới nơi lương thực, nước uống, thuốc điều trị và việc làm luôn dồi dào và trước hết là tiếp cận được với những người thiếu thốn nhất. Tòa Thánh và Giáo hội Công giáo sẽ nỗ lực hết mình để phục vụ mục tiêu cao cả này, cống hiến sự đóng góp, cùng hợp lực và ý chí, hành động và quyết định sáng suốt.

Tôi cầu xin với Thiên Chúa rằng sẽ không có người nào bị bỏ lại phía sau, và các nhu cầu cơ bản của mỗi người có thể được đáp ứng. Ước mong cuộc họp này để tái tạo lại hệ thống lương thực đưa chúng ta đi trên con đường hướng tới xây dựng một xã hội hòa bình và thịnh vượng, và gieo những hạt giống hòa bình cho phép chúng ta bước đi trong tình huynh đệ đích thực [14].

Thành Vatican, 26 tháng Bảy, 2021

PHANXICÔ


______________________________________

[1] Pope Francis, 2015, Encyclical Letter Laudato si' - on care for our common home, 2.

[2] Cf. Paul VI, 1971, Octogesima Adveniens, 21.

[3] Benedict XVI, 2005, [3] Benedict XVI, 2005, Homily for the Beginning of the Petrine Ministry of the Bishop of Rome, 24 April 2005.



[6] General Assembly of the United Nations, 1948, Universal Declaration of Human Rights.

[7] General Assembly of the United Nations, 2015, Transforming our world: 2030 Agenda for Sustainable Development.



[10] Pope Francis, Fratelli tutti - on fraternity and social friendship, 12, 16, 29, 45, 52.






______________________________________

[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/7/2021]


Những vị thánh cần biết khi bạn theo dõi Olympics

Những vị thánh cần biết khi bạn theo dõi Olympics


Grentidez/CC BY-SA 3.0 | Public Domain

Meg Hunter-Kilmer

28/07/21


Những vị thánh này là người chuyển cầu mọi sự, từ sức bền đến tinh thần thể thao.

Khi thế giới hướng sự chú ý đến Tokyo, nhiều người trong chúng ta có thể thầm thĩ cầu nguyện cho các vận động viên mà chúng ta đã theo dõi trong nhiều năm hoặc mới phát hiện ra trong tuần này. Dù chúng ta đang cầu xin những sự may lành cho việc đi lại cho các vận động viên, cầu nguyện cho một vận động viên chạy marathon đang đuối sức ở chặng cuối cùng, hay cầu nguyện cho nỗ lực thi đấu của chính chúng ta, thì (luôn) có một vị thánh chuyển cầu cho điều đó.


Xin bảo vệ khi di chuyển: Chân phước Peter Kasui Kibe (1587-1639)

Chân phước Kibe là một người Kitô hữu Nhật Bản, người đã bị từ chối không được gia nhập Dòng Tên nhiều lần vì sắc tộc của mình. Cuối cùng ngài đến Rôma để trở thành một linh mục Dòng Tên (một hành trình dài 3.700 dặm đi bộ (hơn 5.954 km), sau đó trải qua 8 năm để đi trở về Nhật. Ngài bị thay đổi hướng đi bởi những trận bão, bị cướp biển truy đuổi, và bị từ chối không được đi trên những con tàu đến Nhật Bản trước khi cuối cùng ngài đóng một con tàu cho riêng mình để hoàn tất chặng cuối cùng của hành trình. Ngay cả việc đắm tàu cũng không thể ngăn cản vị linh mục khao khát được ở bên người dân của mình. Cuối cùng ngài cũng đến được Nhật Bản, nơi ngài phục vụ những người Kitô giáo bí mật của Nhật Bản suốt chín năm trước khi bị phản bội và chết vì đạo.


Xin sức bền trong những cuộc thi đấu dài: Thánh Luke Baanabakintu (d. 1886)

Thánh Baanabakintu là một phó tù trưởng người Uganda đi bộ 100 dặm (hơn 160 km) vào các ngày cuối tuần (băng qua các khu rừng rậm và vượt qua một con sông hai lần trong mỗi hành trình, thường phải chiến đấu với thú hoang hoặc những kẻ cướp) để dâng Lễ và trở về, nơi ngài phải ghi nhớ bài giảng và trở về để giảng lại cho các Kitô hữu ở nhà. Khi có tin Kabaka Mwanga bắt đầu giết người Kitô giáo, Baanabakintu có thể dễ dàng bỏ chạy. Nhưng thay vì ẩn mình chờ thời, ngài ngay lập tức lên đường trở về nhà tù trưởng của ngài, người mà ngài và người bạn thân là Thánh Matthias Mulumba Kalemba phục vụ như là những người Kitô giáo; cả hai đều tử vì đạo.


Xin ơn giữ bình tĩnh trong khi thi đấu: Thánh Philip Evans (1645-1679)

Thánh Evans là một linh mục Dòng Tên người xứ Wales được thụ phong tại Bỉ và được gửi trở lại Wales để phục vụ như một linh mục bí mật. Sau khi bị bắt vì tội làm linh mục, ngài trải qua thời gian trong tù chơi đàn hạc và chơi quần vợt. Khi một cai ngục được cử đến để thông báo rằng việc hành quyết ngài đã được ấn định vào ngày hôm sau, cắt ngang trận đấu quần vợt của ngài để đưa ngài trở lại nhà tù, Cha Evans trả lời, “Có gì phải vội vàng? Trước hết để tôi chơi xong trận đấu của tôi”. Sau trận quần vợt, Cha Evans dành khoảng thời gian còn lại của ngài để chơi đàn hạc một cách hân hoan trước khi chịu tử đạo.


Cho những người hâm mộ: Thánh Dulce Pontes (1914-1992)

Thánh Dulce là một nữ tu người Brazil, người được đề cử giải Nobel vì công cuộc của thánh nữ với người nghèo. Là một người hâm mộ của đội bóng đá Ypiranga (một trong những đội bóng đá tổng hợp đầu tiên ở Brazil), cô gái trẻ Dulce đã đến sân vận động để cổ vũ cho họ vào Chủ nhật hàng tuần cùng với thân phụ — trừ khi cô được xuống sân bóng. Nhiều thập niên sau, thánh nữ vẫn nhắc về cầu thủ yêu thích của mình là Popó. Nhưng thánh nữ không giới hạn tình yêu đối với môn bóng đá của mình trong việc xem; Dulce cũng chơi bóng, trong thời thơ ấu và sau này khi bước vào đời tu, chơi với những trẻ em trên đường phố để mang lại niềm vui cho cuộc sống khó khăn của chúng. Thánh Dulce cũng xây dựng bệnh viện và các bếp ăn bác ái và chơi đàn accordion để khích lệ tinh thần cho người lao động.


Xin sự an toàn khi thi đấu: Tôi tới Chúa Guido Schäffer (1974-2009)

Guido là một bác sĩ và chủng sinh người Brazil. Anh dành thời gian đến thăm người nghèo và chăm sóc y tế cho họ, tổ chức các nhóm cầu nguyện cho bạn bè và lướt sóng gần nhà của anh ở Copacabana. Theo một người bạn, Guido nói rằng “lướt dưới gầm ngọn sóng là trải nghiệm tuyệt vời vì nó giống như được Chúa ôm ấp”. Anh gần hoàn thành khóa chủng viện khi anh cùng một vài người bạn đi lướt sóng như một bữa tiệc chia tay tình trạng độc thân cho một người bạn sẽ kết hôn vào ngày hôm sau. Họ cùng nhau cầu nguyện trước khi đi ra biển, nhưng Guido rơi khỏi ván lướt, tấm ván đập trúng cổ và khiến anh bất tỉnh; anh chết vì ngạt nước trước khi bạn bè kéo được xác anh vào bờ.


Xin có tinh thần thể thao tốt: Đấng đáng kính Teresita Quevedo (1930-1950)

Teresita là một thiếu nữ Tây Ban Nha xinh đẹp và nổi tiếng, là đội trưởng đội bóng rổ trung học của cô và là một ngôi sao quần vợt. Mặc dù rất tài năng trên sân quần vợt, nhưng cô chưa bao giờ giành được chức vô địch. Trong năm cuối cấp, cô có cơ hội giành được chiến thắng; lo lắng rằng chiến thắng sẽ làm tăng thêm sự kiêu hãnh của mình, Teresita đã cầu xin với Đức Mẹ không phải là chiến thắng mà là bất cứ điều gì làm hài lòng Chúa Giêsu nhất. Khi cô thua, Teresita đã chấp nhận kết quả với niềm vui đến nỗi mẹ cô cho rằng con gái mình chắc chắn đã thắng, khi nhìn thấy khuôn mặt của Teresita.


Xin bảo vệ thoát khỏi COVID-19: Thánh Henry Morse (1595-1645)

Thánh Morse là một người Anh theo đạo Tin lành nhưng đã trở thành một linh mục Dòng Tên và trở về Anh để phục vụ một cách bí mật. Phần lớn công việc của ngài là phục vụ các nạn nhân của bệnh dịch hạch, trong đợt bùng phát năm 1624 và một lần sau đó (sau khi ngài bị trục xuất khỏi Anh nhưng bí mật trở về) vào năm 1635. Năm 1635-1636, Cha Morse mắc bệnh dịch hạch ba lần nhưng đều hồi phục. Khi ngài bị bắt sau đó, người ta xem xét đến công cuộc của ngài đối với các nạn nhân của bệnh dịch hạch và ngài được thả. Lần ngài bị bắt sau đó, không có sự khoan hồng nào như vậy, và Thánh Morse đã tử vì đạo.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/7/2021]