Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022

Người Kitô hữu Qatar là ai? Họ chiếm hơn 13% dân số, nhưng không có tự do tôn giáo hoàn toàn

Người Kitô hữu Qatar là ai? Họ chiếm hơn 13% dân số, nhưng không có tự do tôn giáo hoàn toàn

Christians In Qatar. Photo: Believers Portal

Người Kitô hữu Qatar là ai? Họ chiếm hơn 13% dân số, nhưng không có tự do tôn giáo hoàn toàn

Tại quốc gia chủ nhà World Cup, phần lớn những người được rửa tội là công nhân nhập cư từ Ấn Độ, Pakistan và Philippines.

30 tháng 11, 2022 15:22

REDACCIÓN ZENIT



(ZENIT News – Aid to the Church in Need / Rome, 29.11.2022). - World Cup 2022, diễn ra tại Qatar từ ngày 20 tháng Mười Một đến ngày 18 tháng Mười Hai, đang diễn ra tốt đẹp. Nổi bật là những lời chỉ trích về tình trạng thiếu nhân quyền ở quốc gia vùng Vịnh Ba Tư này, được cai trị bởi chế độ quân chủ chuyên chế.

Nước chủ nhà của Giải vô địch bóng đá thế giới FIFA hay Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Qatar cũng đang đối mặt với thách đố đối thoại liên tôn và sự công nhận tiến bộ về quyền tự do tôn giáo của con người. Qatar có đa số người Hồi giáo dòng Sunni; tuy nhiên, trong số cư dân của đất nước có thành viên của nhiều tôn giáo thiểu số, không thể sống tôn giáo của họ trong tự do trọn vẹn. Những người theo Chúa Giêsu là nhóm thiểu số quan trọng nhất, nhưng người Kitô hữu Qatar là ai? Và đức tin Kitô giáo được sống ở đó như thế nào?

Người Kitô hữu Qatar là ai? Họ chiếm hơn 13% dân số, nhưng không có tự do tôn giáo hoàn toàn

Theo Báo cáo “Tự do tôn giáo trên thế giới”, do Tổ chức Giáo hoàng Cứu trợ các Giáo hội Đau khổ (ACN) biên tập, người Kitô hữu sống ở Qatar chiếm 13,1% dân số Qatar. Phần lớn là công nhân nhập cư từ Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Philippines.

Trong số những người theo Kitô giáo, gồm tổng cộng 400.000 người, người Công giáo là nhóm đông nhất, với thành viên đến từ các Giáo hội địa phương khác nhau với ngôn ngữ và nghi lễ riêng, chẳng hạn như các Giáo hội gốc Ấn Độ Siro-Malabar và Siro-Malankar. Theo Đại diện Tông tòa Bắc Ả Rập là cơ quan Công giáo trong khu vực, có khoảng 300.000 người Công giáo ở Qatar. Đời sống đức tin của những người này đã thay đổi trong những năm qua.

Cho đến giữa những năm 90, người Công giáo thực hành đức tin của họ được tổ chức trong các cộng đồng nhỏ với các những cử hành trong các “nhà nguyện” tự tạo tại nhà và sau đó là tại trường học. Vào năm 1995, các nhà chức trách đã sửa đổi những quy định về quyền tự do thờ phụng và chỉ cho phép những người theo đạo Kitô giáo và người Do Thái dựng lên những nơi cử hành và cầu nguyện.

Cho đến ngày nay, các tín ngưỡng khác không thể đăng ký hoặc thành lập nơi thờ tự. Tuy nhiên, quyền tự do thờ phụng bị hạn chế này không có nghĩa là tự do tôn giáo hoàn toàn. Chỉ người Hồi giáo mới có thể là công dân Qatar và việc thay đổi tôn giáo ngoài đạo Hồi hiện chưa được dự tính. Tuy nhiên, tất cả những điều này đã không ngăn cản công việc mục vụ của Giáo hội với những người Công giáo nhập cư và sự hỗ trợ xã hội của Giáo hội, đặc biệt là đối với những người túng thiếu nhất.

Người Kitô hữu Qatar là ai? Họ chiếm hơn 13% dân số, nhưng không có tự do tôn giáo hoàn toàn

Trong một cuộc phỏng vấn với “Vida Nueva” [“Đời sống mới”], Đức ông Paul Hinder, với tư cách là Giám quản Tông tòa hiện tại của Giáo phận Đại diện Bắc Ả Rập, đã cho biết: “Thông điệp của Giáo hội gửi cho mọi người nhập cư trong những năm qua vẫn tiếp tục như nhau: “Giáo hội chào đón các bạn nhân danh Chúa Giêsu Kitô để thờ phượng và có một sự hiệp thông đặc biệt với cộng đoàn tín hữu, đồng thời cung cấp cho bạn một nơi an toàn và thoải mái khi xa nhà,” vị tu sĩ Dòng Phanxicô Capuchin nhận xét. “Giáo hội cố gắng hỗ trợ kế hoạch rộng lớn của chính phủ bằng mọi cách có thể vì phúc lợi của người di cư và các quyền căn bản của con người.”

Tám nền tảng tuyên xưng Kitô giáo đã đăng ký (ngoài Công giáo, còn có Chính thống giáo, Anh giáo và Tin lành) được phép tập trung thờ phụng trong một khu vực do Chính phủ cung cấp ở ngoại ô Doha, khu đất do chính Quốc vương hoặc Tiểu vương hiến tặng. Được xây dựng tại nơi này từ năm 2008 là nhà thờ Công giáo đầu tiên của Qatar, “Đức Mẹ Mân Côi,” với sức chứa hơn 2.000 người.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 2/12/2022]


Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô, 30.11.2022

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô, 30.11.2022

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô, 30.11.2022

*******

Buổi tiếp kiến chung sáng nay diễn ra lúc 9 giờ tại Quảng trường Thánh Phêrô, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các nhóm khách hành hương và tín hữu đến từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Trong bài huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về sự Phân định, tập trung vào chủ đề “Niềm an ủi đích thực” (Bài đọc Kinh Thánh: Pl 1:9-11).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các tín hữu hiện diện.

Buổi Tiếp kiến chung kết thúc với Kinh Lạy Cha và Phép lành Tòa Thánh.

_____________________________________________

Bài Giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Khi tiếp tục suy tư về sự phân định, và đặc biệt về kinh nghiệm thiêng liêng được gọi là “sự an ủi”, mà chúng ta đã nói vào Thứ Tư tuần trước, chúng ta đặt câu hỏi: làm thế nào chúng ta có thể nhận ra sự an ủi đích thực? Đó là một câu hỏi rất quan trọng để có một sự phân định tốt, để không bị lừa dối trong việc tìm kiếm điều thiện lành thật sự của chúng ta.

Chúng ta có thể tìm thấy một số tiêu chí trong một trích đoạn từ quyển Linh Thao của Thánh Inhaxiô thành Loyola. Thánh Inhaxiô nói: “Chúng ta phải lưu ý thật kỹ dòng suy nghĩ, và nếu phần đầu, phần giữa và phần cuối đều tốt, nghiêng về tất cả điều tốt, thì đó là dấu hiệu của Thiên thần tốt lành; nhưng nếu trong quá trình suy nghĩ mà người đó đưa ra dẫn đến điểm kết ở một điều gì đó xấu, có khuynh hướng làm mất tập trung, hoặc ít tốt lành hơn những gì linh hồn đã đề xuất trước đó, hoặc nếu nó làm suy yếu hoặc bấn loạn linh hồn, lấy đi sự bình an của nó, [lấy đi] sự thanh bình và tĩnh lặng vốn có trước đây, đó là một dấu hiệu rõ ràng rằng nó xuất phát từ tà thần, kẻ thù của lợi ích và ơn cứu độ đời đời của chúng ta” (số 333). Vì nó là sự thật: có niềm an ủi thật, nhưng cũng có những niềm an ủi không thật. Và vì thế, chúng ta cần hiểu rõ tiến trình của sự an ủi: nó đến như thế nào và nó dẫn tôi đến đâu? Nếu nó dẫn tôi đến điều gì đó sai trái thì điều đó là không tốt, niềm an ủi là không thật, nó là “giả tạo”, nó là như vậy.

Và đây là những dấu hiệu có giá trị, đáng để nhận xét ngắn gọn. Khởi đầu có chiều hướng về điều tốt có nghĩa là gì, như Thánh Inhaxiô nói về niềm an ủi tốt lành? Chẳng hạn, tôi có ý nghĩ cầu nguyện, và tôi để ý rằng nó đi kèm với tình cảm hướng về Thiên Chúa và tha nhân, nó mời gọi những cử chỉ quảng đại, bác ái: đó là một khởi đầu tốt. Thay vào đó, một ý nghĩ như vậy có thể nảy sinh để trốn tránh một công việc hoặc nhiệm vụ đã được giao phó cho tôi: mỗi khi tôi phải rửa chén đĩa hoặc lau nhà, tôi lại có một sự thôi thúc mạnh mẽ để cầu nguyện! Điều này xảy ra, trong các tu viện. Nhưng cầu nguyện không phải là trốn tránh trách nhiệm của một người; ngược lại, nó giúp chúng ta nhận ra điều tốt mà chúng ta phải làm, ở đây và ngay bây giờ. Điều này liên quan đến sự khởi đầu.

Sau đó là phần giữa: Thánh Inhaxiô nói rằng khởi đầu, phần giữa và đoạn cuối phải tốt lành. Khởi đầu là thế này: tôi muốn cầu nguyện để không phải rửa chén: đi rửa chén rồi đi cầu nguyện. Rồi đến đoạn giữa: nghĩa là việc tiếp theo, điều theo sau ý nghĩ đó vẫn trong ví dụ trước, nếu tôi bắt đầu cầu nguyện và, giống như người Pharisêu trong dụ ngôn (x. Lc 18:9-14), tôi có khuynh hướng tự mãn và coi thường người khác, có lẽ với tâm hồn bực bội và chua chát, thì đây là những dấu hiệu cho thấy tà thần đã dùng tư tưởng đó như là chiếc chìa khóa để đi vào tâm hồn tôi và truyền cảm xúc của hắn sang tôi. Nếu tôi đi cầu nguyện, và tôi nghĩ đến việc làm như người Pharisêu nổi tiếng đó – “Tạ ơn Chúa vì tôi cầu nguyện, tôi không giống như những người khác không tìm kiếm Chúa, không cầu nguyện” – thì lời cầu nguyện kết thúc xấu ở đó. Niềm an ủi khi cầu nguyện là cảm thấy mình như một con công trước mặt Chúa. Và đây là cách sai lầm.

Và sau đó là phần cuối: phần đầu, phần giữa và phần cuối. Phần cuối là một khía cạnh mà chúng ta đã gặp, đó là: ý nghĩ đưa tôi đến đâu? Ví dụ, ý nghĩ cầu nguyện đưa tôi đến đâu? Chẳng hạn, có thể xảy ra trường hợp tôi làm việc siêng năng vì một nhiệm vụ tốt và xứng đáng, nhưng việc này lại thúc đẩy tôi bỏ cầu nguyện, vì tôi bận rộn với nhiều việc; tôi thấy mình ngày càng hùng hổ và nóng giận, tôi cảm thấy mọi thứ đều phụ thuộc vào tôi, đến mức mất niềm tin vào Chúa. Ở đây, rõ ràng là có hoạt động của tà thần. Tôi bắt đầu cầu nguyện, nhưng rồi trong lời cầu nguyện, tôi cảm thấy mình có quyền năng toàn năng, rằng mọi thứ phải nằm trong tay tôi vì tôi là người duy nhất biết cách hoàn thành công việc: rõ ràng là không có tinh thần tốt lành ở đó. Cần phải xem xét kỹ con đường cảm xúc của chúng ta, của niềm an ủi, tại thời điểm chúng ta muốn làm điều gì đó; phần đầu, phần giữa và phần cuối.

Phong cách của kẻ thù – khi chúng ta nói về kẻ thù, chúng ta nói về ma quỷ, bởi vì ma quỷ tồn tại, hắn ở đó! – phong cách của hắn, chúng ta biết – là thể hiện bản thân một cách quỷ quyệt, ẩn mặt: hắn bắt đầu từ những gì thân thiết nhất với chúng ta và rồi, từng chút một, cuốn chúng ta vào: cái ác len lỏi vào một cách bí mật mà con người không hề hay biết. Và với thời gian, sự dịu dàng trở thành cứng rắn: suy nghĩ đó tự bộc lộ bản chất thực sự của nó.

Do đó, tầm quan trọng của việc kiểm tra cách kiên trì và không thể thiếu về nguồn gốc và sự thật của những suy nghĩ của chúng ta; đó là một lời mời gọi học hỏi từ những kinh nghiệm, từ những gì xảy ra với chúng ta, để không tiếp tục lặp lại những sai lầm tương tự. Càng biết mình, chúng ta càng cảm nhận được nơi tà thần xâm nhập, “mật khẩu” của hắn, đường vào tâm hồn của chúng ta, là những điểm mà chúng ta nhạy cảm nhất, để sau này chú ý đến chúng. Mỗi người trong chúng ta đều có những điểm nhạy cảm hơn, những điểm yếu trong nhân cách: và tà thần xâm nhập vào đó, dẫn chúng ta đi vào con đường sai lệch, hoặc đưa chúng ta xa rời con đường chân chính, đúng đắn. Tôi đi cầu nguyện nhưng hắn dẫn đưa tôi ra khỏi lời cầu nguyện của tôi.

Các ví dụ có thể được nhân lên theo ý muốn, phản ánh về ngày của chúng ta. Đây là lý do tại sao việc kiểm điểm lương tâm hàng ngày là rất quan trọng: trước khi kết thúc một ngày, hãy dừng lại một chút. Chuyện gì đã xảy ra? Không phải trên báo chí, không phải trong cuộc sống: điều gì đã xảy ra trong tâm hồn tôi? Tâm hồn tôi có chú ý không? Nó có phát triển hay không? Có phải nó đã trải qua tất cả mọi thứ không có ý thức? Điều gì đã xảy ra trong tâm hồn tôi? Và sự kiểm tra này rất quan trọng, nó là nỗ lực đáng giá của việc đọc lại kinh nghiệm từ một quan điểm cụ thể. Nhận biết những gì xảy ra là điều quan trọng, đó là dấu hiệu cho thấy ơn Chúa đang hoạt động trong chúng ta, giúp chúng ta lớn lên trong tự do và nhận thức. Chúng ta không đơn độc: Chúa Thánh Thần ở cùng chúng ta. Chúng ta xem mọi thứ đã diễn ra như thế nào.

Sự an ủi đích thực là một xác nhận rằng chúng ta đang làm điều Thiên Chúa muốn nơi chúng ta, rằng chúng ta đang đi trên con đường của Chúa, nghĩa là trên con đường của sự sống, của niềm vui và sự bình an. Thật vậy, phân định không chỉ đơn giản là về điều gì là tốt hay là điều tốt nhất có thể, mà là về điều gì tốt cho tôi ở đây và bây giờ: đây là điều tôi được kêu gọi để phát triển, đặt ra giới hạn cho những đề xuất khác, hấp dẫn nhưng không thực tế, để không bị lừa gạt trong việc tìm kiếm điều thiện đích thực.

Thưa anh chị em, cần phải hiểu, phải tiến tới việc hiểu những gì xảy ra trong lòng tôi. Và đây là lý do tại sao kiểm điểm lương tâm là cần thiết, để xem điều gì đã xảy ra hôm nay. “Hôm nay tôi đã tức giận, tôi không làm thế…”: Nhưng tại sao? Vượt ra ngoài câu hỏi “tại sao” để tìm ra gốc rễ của những sai lầm này. “Nhưng, hôm nay tôi rất vui nhưng tôi cảm thấy buồn chán vì phải giúp đỡ những người đó, nhưng cuối cùng tôi cảm thấy được lấp đầy bởi sự giúp đỡ đó” – và có Chúa Thánh Thần. Học cách đọc những gì đã xảy ra trong ngày trong quyển sách tâm hồn của chúng ta. Hãy làm việc đó: sẽ chỉ mất hai phút, nhưng nó sẽ giúp ích cho anh chị em, cha bảo đảm với anh chị em.

____________________________________________

Lời chào bằng tiếng Anh

Tôi gửi lời chào anh chị em hành hương nói tiếng Anh tham dự buổi tiếp kiến chung hôm nay, đặc biệt là anh chị em đến từ nước Anh, Úc, Việt Nam và Hoa Kỳ. Cha cầu nguyện rằng mỗi người trong anh chị em và gia đình của anh chị em trải qua một Mùa Vọng ân phúc để chuẩn bị cho sự giáng sinh của Hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa và là Đấng Cứu độ trần gian. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em!


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/11/2022]