Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Đức Thánh Cha Phanxico kể về chuyến đi đến Panama trong buổi Tiếp Kiến Chung (toàn văn)

Đức Thánh Cha Phanxico kể về chuyến đi đến Panama trong buổi Tiếp Kiến Chung (toàn văn)
© Vatican Media

Đức Thánh Cha Phanxico kể về chuyến đi đến Panama trong buổi Tiếp Kiến Chung (toàn văn)

‘Cha mời gọi anh chị em cùng với cha dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, vì những ơn Người đã ban cho Giáo hội và dân tộc của đất nước thân yêu đó.’

30 tháng Một, 2019 14:54

Buổi Tiếp Kiến Chung ngày 30 tháng Một năm 2019 được tổ chức lúc 9:30 trong Đại sảnh Phaolô VI, tại đây Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ các nhóm khách hành hương và tín hữu từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Trong huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha tập trung nói về chuyến Tông du của ngài đến Panama trong Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD) lần thứ 34 vừa kết thúc (Trình thuật Kinh Thánh trích Tin mừng theo Thánh Lu-ca 1:38-39).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến các nhóm tín hữu hiện diện.

Buổi Tiếp Kiến Chung kết thúc với bài hát Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.


* * *

Bài Giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay cha kể lại cho anh chị em biết về chuyến Tông du của Cha trong những ngày qua đến Panama. Cha mời gọi anh chị em cùng với cha dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, vì những ơn Người đã ban cho Giáo hội và dân tộc của đất nước thân yêu đó. Tôi xin cảm ơn ngài Tổng thống Panama và các nhà chức trách, các Giám mục và cha cảm ơn tất cả những người thiện nguyện — với con số rất đông — về sự đón tiếp nồng ấm và thân tình, và chúng tôi nhận được cùng một cách chào đón như vậy từ người dân ở khắp nơi, họ tuốn đến đến để chào mừng chúng tôi với lòng tin và nhiệt huyết mạnh mẽ. Một điều làm cha vô cùng xúc động: người ta hai tay nâng những trẻ em lên cao dường như muốn nói rằng: “Đây là niềm tự hào của tôi, đây là tương lai của tôi!” Và họ tìm cách cho chúng tôi nhìn thấy những đứa trẻ, nhưng có nhiều quá! Và những người bố và người mẹ rất tự hào về đứa con đó. Cha nghĩ: có không biết bao nhiêu phẩm giá được ngụ ý trong hành động này, và thật là một hình ảnh hùng hồn đối với mùa đông nhân khẩu mà chúng ta đang trải qua ở Châu Âu! Con cái là niềm tự hào của gia đình. Trẻ em là sự an toàn cho tương lai. Không có trẻ em, mùa đông nhân khẩu vô cùng khắc nghiệt!

Lý do để thực hiện chuyến đi này là Ngày Giới trẻ Thế giới; tuy nhiên, các buổi gặp gỡ với giới trẻ được đan xen với những buổi gặp gỡ với các thực thể khác của đất nước: các nhà chức trách, các giám mục, các tù nhân trẻ tuổi, những người sống đời thánh hiến và một gia đình. Mọi sự dường như bị “nhiễm” và được “hòa trộn” bởi sự hiện diện hân hoan của những người trẻ: một niềm vui cho giới trẻ và một niềm vui cho Panama, và cũng là cho toàn bộ Trung Mỹ, in đậm dấu với nhiều tấn kịch và đang cần sự hy vọng và hòa bình, và công bằng.

Cuộc gặp gỡ với người trẻ bản địa thuộc các dân tộc Châu Mỹ gốc Phi Châu diễn ra trước Ngày Giới trẻ Thế giới. Một hành động rất đẹp: người trẻ dân bản địa và người trẻ hậu duệ của người Châu Phi có năm ngày gặp gỡ nhau. Có rất nhiều trong vùng đó. Họ mở ra cánh cửa của Ngày Thế Giới. Và đây là một sáng kiến quan trọng, nó thể hiện khuôn mặt đa dạng của Giáo hội trong vùng Mỹ Latinh một cách tốt hơn: Châu Mỹ Lantinh là mestiza [dòng máu hòa trộn]. Với sự xuất hiện của các nhóm người đến từ khắp nơi trên thế giới, một bản giao hưởng vĩ đại gồm những khuôn mặt và ngôn ngữ đã được viết lên, là đặc trưng của biến cố này. Được chứng kiến tất cả các quốc kỳ cùng diễu hành, phấp phới trong tay của các bạn trẻ, hân hoan gặp gỡ nhau là một dấu chỉ ngôn sứ, một dấu chỉ lội ngược dòng đối lại với khuynh hướng đáng buồn của những chủ nghĩa dân tộc mâu thuẫn là chủ nghĩa dựng lên những bức tường ngăn cách và khóa chặt cửa trước tính phổ quát, trước những cuộc gặp gỡ của các dân tộc. Nó là một dấu chỉ cho thấy người trẻ Ki-tô giáo là men hòa bình trên thế giới.

Đức Thánh Cha Phanxico kể về chuyến đi đến Panama trong buổi Tiếp Kiến Chung (toàn văn)

WYD lần này mang dấu ấn mạnh mẽ của Mẹ Maria vì chủ đề được lấy từ lời của Đức Đồng Trinh thưa với Thiên Thần: “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1:38). Cảm xúc thật mãnh liệt khi nghe những lời này được xướng lên bởi đại diện của những người trẻ từ khắp năm Châu lục, và đặc biệt được nhìn thấy nó thể hiện trên nét mặt của họ. Chỉ cần có những thế hệ trẻ dám nói lên “này con đây” là sẽ có một tương lai cho thế giới.

Trong các sự kiện của WYD, luôn luôn có Via Crucis (Chặng đàng Thánh giá). Cùng đồng hành với Mẹ Maria sau Chúa Giê-su vác thập giá là cả một trường học cho đời sống người Ki-tô hữu: ở đó chúng ta học được sự yêu thương nhẫn nại, âm thầm và cụ thể. Cha chia sẻ với anh chị em một niềm tin vững: cha rất thích đi Via Crucis vì đó chính là cùng bước đồng hành với Mẹ Maria theo bước chân của Chúa Giê-su. Và cha luôn luôn mang theo mình một bộ Via Crucis bỏ túi, mà cha được một người hoạt động tông đồ nhiệt thành ở Buenos Aires tặng, để thực hiện chặng đàng bất kỳ lúc nào. Và khi nào cha có thời gian, cha liền lấy ra và làm Via Crucis. Anh chị em cũng hãy thực hiện Via Crucis, vì đó là cách cùng với Mẹ Maria theo chân Chúa Giê-su trên con đường thập giá, nơi Ngài hy sinh mạng sống vì chúng ta, vì ơn Cứu độ cho chúng ta. Khi làm Via Crucis, chúng ta học được sự yêu thương nhẫn nại, âm thầm và cụ thể. Tại Panama, cùng với Chúa Giê-su và Mẹ Maria, người trẻ mang lấy gánh nặng hoàn cảnh của nhiều anh chị em đau khổ ở Trung Mỹ và trên khắp thế giới. Trong số này có không biết bao bạn trẻ là nạn nhân của nhiều hình thức nô lệ và nghèo khổ khác nhau. Và trong đó có những thời khắc vô cùng quan trọng: Nghi thức Sám hối cha thực hiện trong một Nhà cải huấn trẻ vị thành niên và đến thăm Nhà “Người Sa-ma-ri Tốt lành”, là nhà chăm sóc những người bị nhiễm HIV/AIDS.

Đỉnh điểm của WYD và chuyến đi là đêm Canh thức và Thánh lễ cho giới trẻ. Trong đêm Canh thức — trong cánh đồng đông nghẹt các bạn trẻ tham dự đêm Canh thức, họ ngủ ở đó và lúc 8 giờ sáng hôm sau họ tham dự Thánh Lễ — được đổi mới trong đêm Canh thức là cuộc đối thoại sôi nổi với tất cả các chàng trai và cô gái, rất nhiệt tình nhưng cũng đủ kiên nhẫn thinh lặng lắng nghe. Họ chuyển từ sự nhiệt tình sang lắng nghe lời cầu nguyện thầm lặng. Cha giới thiệu Mẹ Maria cho họ vì Mẹ, trong sự nhỏ bé của mình, “đã tác động” đến lịch sử của thế giới mạnh mẽ hơn bất kỳ ai: chúng ta gọi Mẹ là “người có thần thế của Chúa.” Được phản ánh trong bài ca “fiat” của Mẹ là những chứng ngôn rất đẹp và mạnh mẽ của một số người trẻ. Sáng Chúa nhật, trong đại Lễ bế mạc, Đức Ki-tô Phục sinh, với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, một lần nữa nói với giới trẻ của thế giới, kêu gọi họ sống Tin mừng hôm nay, vì giới trẻ không phải chỉ là “ngày mai”; không, họ là “hôm nay” cho “ngày mai.” Họ không phải chỉ là “lúc này,” nhưng họ là hôm nay, là hiện tại của Giáo hội và của thế giới. Và cha kêu gọi trách nhiệm của người lớn đừng để các thế hệ trẻ bị thiếu học vấn, việc làm, cộng đồng, và gia đình. Và tại thời điểm này nó là chìa khóa cho thế giới vì những lĩnh vực này đang rất thiếu — sự hướng dẫn, tức là giáo dục; việc làm: không biết bao nhiêu người trẻ không có việc làm; cộng đồng: để họ cảm thấy được chào đón trong gia đình, trong xã hội.

Cuộc gặp gỡ với tất cả các Giám mục của Trung Mỹ đối với cha là thời khắc an ủi rất lớn. Chúng tôi cùng nhau cho phép mình được dạy bảo bởi chứng tá của Thánh Giám mục Oscar Romero, để học cách “cùng đồng cảm với Giáo hội” tốt hơn — đó là khẩu hiệu giám mục của ngài –, trong sự gần gũi với người trẻ, với người nghèo, với các linh mục, với Dân Thánh trung thành của Chúa.

Việc thánh hiến bàn thờ của Nhà thờ Chính tòa Santa Maria La Antigua được trùng tu ở Panama có một giá trị tượng trưng rất lớn. Nó đã được trùng tu trong suốt bảy năm — một dấu hiệu của vẻ đẹp được tái khám phá, cho vinh quang của Chúa và cho niềm tin và sự mừng vui của Dân Người. Đặc sủng thánh hiến bàn thờ cũng giống như việc xức dầu người được rửa tội, người lãnh Bí tích Thêm sức, các linh mục, và Giám mục. Ước mong rằng gia đình Giáo hội của Panama, và toàn thế giới, có thể kín múc sự phong phú tươi mới từ Thần Khí để cuộc hành hương của các môn đệ trẻ của Đức Giê-su Ki-tô tiếp tục và tỏa rộng trên khắp trái đất.

© Libreria Editrice Vatican

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 31/1/2019]


Toàn văn huấn từ của Đức Thánh Cha cho các tù nhân trẻ tuổi trong Nghi thức Sám hối ở Panama

Toàn văn huấn từ của Đức Thánh Cha cho các tù nhân trẻ tuổi trong Nghi thức Sám hối ở Panama
© Vatican Media

Toàn văn huấn từ của Đức Thánh Cha cho các tù nhân trẻ trong Nghi thức Sám hối ở Panama

‘Hãy tìm kiếm và lắng nghe những tiếng nói khuyến khích bạn hướng trông về phía trước, không lắng nghe những tiếng nói kéo lùi bạn trở lại.’

25 tháng Một, 2019 16:41

Dưới đây là văn bản (tiếng Anh) do Vatican cung cấp huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trong Nghi thức Sám hối với các tù nhân trẻ tuổi trong Trung tâm Centro de Cumplimiento de Menores Las Garzas de Pacora ở Panama, trong ngày thứ hai trong chuyến Tông du của ngài đến quốc gia này để mừng Ngày Giới trẻ Thế giới 2019:


***


“Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng”. Chúng ta vừa nghe câu này trong phần khởi đầu của bài đọc Tin mừng (Lc 15:2). Đó là lời xì xầm của những người Pha-ri-sêu và các kinh sư vô cùng khó chịu và chướng mắt trước những hành động của Chúa Giê-su.

Bằng những lời đó, họ cố gắng làm mất thể diện và gạt bỏ Chúa Giê-su trong con mắt của mọi người. Nhưng tất cả những gì họ tìm cách làm lại là cách cho thấy một trong những con đường bình thường nhất nhưng đặc biệt nhất của Ngài khi tiếp xúc với người khác: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng”.

Chúa Giê-su không sợ đến với những con người, mà vì vô vàn lý do họ trở thành đối tượng cho lòng căm ghét của xã hội, chẳng hạn những người thu thuế – chúng ta biết rằng những người thu thuế trở nên giàu có bằng cách bóc lột người dân của họ và họ tạo ra sự phẫn uất rất lớn – hoặc như những người được gọi là tội nhân với gánh nặng của những lỗi lầm, những sai phạm, và tội của họ. Người làm điều này vì Người biết rằng trên nước trời niềm vui sẽ lớn hơn khi một người tội lỗi ăn năn trở lại hơn là chín mươi chín người công chính không cần ăn năn (Lc 15:7).

Trong khi những người Pha-ri-sêu chỉ hài lòng với việc cằn nhằn hoặc than phiền, giới hạn hoặc ngăn cản bất kỳ một hình thức thay đổi, hoán cải và bao gồm, thì Chúa Giê-su tiến đến và can dự vào, thậm chí đặt uy tín của Người vào sự nguy hiểm. Người đòi hỏi chúng ta, như Người vẫn thường làm, phải hướng mắt trông về một chân trời có thể canh tân đời sống và lịch sử của chúng ta. Hai cách tiếp cận hoàn toàn khác biệt và trái ngược nhau. Một cách tiếp cận cằn cỗi, không mang lại kết quả – đó là thái độ lầm bầm và nói hành nói xấu – và một thái độ khác, thái độ mời gọi sự thay đổi và hoán cải, là cách tiếp cận của Chúa.


Cách tiếp cận bằng những tiếng lầm bầm và nói hành nói xấu

Nhiều người không tha thứ cho thái độ này của Chúa Giê-su; họ không thích điều đó. Ban đầu là lẩm bẩm kêu ca rồi sau đó là lớn tiếng, họ muốn mọi người thấy sự bực mình của họ, tìm cách hạ uy tín cách hành động của Ngài và của tất cả những người thuộc về Ngài. Họ không chấp nhận và từ chối con đường đến gần với người khác và trao tặng cho họ một cơ hội khác. Nơi đâu đời sống con người có vấn đề, thì dường như khá dễ dàng để người ta gắn những bảng hiệu và nhãn để đóng dấu và bêu riếu không những quá khứ nhưng cả hiện tại và tương lai của họ. Những bảng hiệu cuối cùng chỉ phục vụ cho sự chia rẽ: những người này là tốt và những người kia là xấu; những người này là công chính và những người kia là tội nhân.

Thái độ này phá hỏng tất cả mọi thứ vì nó dựng lên một bức tường vô hình làm cho người ta nghĩ rằng, nếu chúng ta gạt ra ngoài, chia cách và cô lập người khác thì mọi vấn đề của chúng ta sẽ được giải quyết một cách kỳ diệu. Khi một xã hội hay cộng đồng cho phép điều này xảy ra và không làm gì khác ngoài kêu ca và phỉ báng sau lưng là nó đi vào một vòng xoáy chia rẽ, đổ lỗi, và kết án nghiệt ngã. Nó dẫn đến bước tiếp cận xã hội bằng sự gạt ra bên lề, loại bỏ, và đối đầu, làm cho xã hội nói một cách vô trách nhiệm như Cai-pha: “thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt” (Ga 11:50). Thường thường sợi chỉ bị cắt tại điểm mảnh nhất; đó là những người dễ bị xúc phạm nhất và mong manh nhất.

Thật đau đớn khi thấy một xã hội dồn sức vào việc kêu ca và phỉ báng hơn là kiên trì chiến đấu để tạo ra những cơ hội và sự thay đổi.


Bước tiếp cận hoán cải

Ngược lại, Tin mừng sử dụng một cách tiếp cận hoàn toàn khác, trong đó tất cả không có gì vượt hơn chính trái tim của Thiên Chúa. Chúa mừng vui khi nhìn thấy những đứa con của mình trở về nhà (Lc 15:11-31). Chúa Giê-su làm chứng cho điều này bằng cách thể hiện tận cùng tình yêu thương xót của Chúa Cha. Một tình yêu không có thời gian để phàn nàn, nhưng tìm cách phá vỡ vòng xoáy của những chỉ trích vô ích, không cần thiết, lạnh lùng và chia rẽ, và đối mặt với tính phức tạp của cuộc sống và mọi hoàn cảnh.

Một tình yêu khởi đầu cho tiến trình đủ khả năng xây dựng nên những con đường và phương cách để hội nhập và biến đổi, chữa lành và tha thứ: một con đường cứu rỗi. Qua việc ăn uống với những người thu thuế và những kẻ tội lỗi, Chúa Giêsu đã phá tan tâm tính muốn chia rẽ, loại trừ, cô lập và cách phân chia sai lầm giữa “những người tốt và người xấu.” Người không làm điều này bằng nghị định, hoặc đơn giản với những mục đích tốt lành, hoặc với những khẩu hiệu hoặc cảm tính.

Người thực hiện điều đó bằng cách tạo ra những mối quan hệ có khả năng khởi động những tiến trình mới; đầu tư và mừng vui với mọi bước tiến có thể. Bằng cách này, Người cũng phá vỡ một hình thức kêu ca khác, một hình thức thậm chí khó phát hiện hơn, một hình thức “dập tắt những ước mơ vì nó cứ liên tục thì thầm: “bạn không thể làm được đâu, bạn không thể làm được đâu.” Lời thì thầm đó ám ảnh những người biết ăn năn hối lỗi và thừa nhận những lỗi lầm của mình, nhưng lại không nghĩ rằng họ có thể thay đổi. Nó khiến họ nghĩ rằng những người sinh ra là người thu thuế thì cũng sẽ chết đi là người thu thuế, và điều đó không đúng.

Thưa các bạn, mỗi người chúng ta còn có nhiều hơn những cái nhãn dán của mình. Đó là những điều Chúa Giê-su dạy chúng ta và yêu cầu chúng ta phải tin. Bước tiếp cận của Người thách đố chúng ta dám yêu cầu và tìm kiếm sự trợ giúp khi đặt bước chân trên con đường đổi mới. Có những lúc sự kêu ca dường như nắm ưu thế nhưng đừng tin nó, đừng lắng nghe nó. Hãy tìm kiếm và lắng nghe những tiếng nói khuyến khích bạn hướng trông về phía trước, không lắng nghe những tiếng nói kéo lùi bạn trở lại.

Niềm vui và hy vọng của mỗi người Ki-tô hữu – của tất cả chúng ta, và cả giáo hoàng nữa – cũng xuất phát từ việc trải nghiệm được sự tiếp cận này của Chúa, Đấng nhìn đến chúng ta và nói, “Con là một phần trong gia đình của Cha và Cha không thể để con ở bên ngoài trời lạnh; Cha không thể để mất con trên đường; Cha ở đây bên cạnh con.” Ở đây? Đúng, ở đây! Đó chính là cảm xúc mà Luis, con đã miêu tả những khi dường như tất cả đã chấm dứt, tuy nhiên lại có điều gì đó lên tiếng nói: “Không! Không phải tất cả đã chấm dứt, vì con có một mục tiêu cao cả hơn mà nó cho phép con nhìn thấy rằng Thiên Chúa là Cha của chúng ta luôn ở bên chúng ta. Người ban cho chúng ta những người cùng chung bước với chúng ta, những người giúp chúng ta đạt được những mục tiêu mới.

Vì vậy Chúa Giê-su biến sự phàn nàn thành sự mừng vui, và nói với chúng ta: “Hãy mừng vui lên với Cha!”

Anh chị em thân mến: anh chị em là một phần của gia đình; anh chị em có nhiều điều để chia sẻ với người khác. Hãy giúp chúng tôi phân định được đâu là cách tốt nhất để sống và đồng hành cùng nhau trên con đường thay đổi mà tất cả chúng ta, là một gia đình, đều rất cần.

Một xã hội sẽ trở nên ốm yếu khi nó không còn khả năng mừng vui với những thay đổi của những đứa con của nó. Một cộng đồng sẽ trở nên ốm yếu khi nó sống với những sự phàn nàn gay gắt, tiêu cực và nhẫn tâm. Nhưng một xã hội sẽ phát triển khi nó có khả năng xây dựng những tiến trình bao gồm và hội nhập, tiến trình chăm sóc và cố gắng tạo ra những cơ hội và những giải pháp thay thế để đưa ra được những cơ hội mới cho người trẻ, để xây dựng một tương lai thông qua cộng đồng, nền giáo dục, và việc làm. Cho dù nó có thể cảm thấy thất vọng vì không biết cách thực hiện như thế nào, nhưng nó vẫn không bỏ cuộc, nó vẫn cố gắng. Là một cộng đồng, tất cả chúng ta đều phải giúp đỡ nhau học tập để tìm ra những con đường này. Đó chính là một giao ước chúng ta phải khuyến khích nhau giữ gìn: chúng con, những người trẻ tuổi, những người chịu trách nhiệm giám hộ chúng con và các nhà chức trách của Trung tâm và Thừa tác vụ, và gia đình của chúng con, cũng như những trợ tá mục vụ của chúng con. Tất cả chúng con, hãy tiếp tục chiến đấu để đi tìm và tìm ra được những con đường hòa nhập và biến đổi. Chúa sẽ chúc phúc, sẽ nâng đỡ và đồng hành với chúng con.

Ngay sau đây chúng ta sẽ tiếp tục với nghi thức sám hối, trong đó chúng ta sẽ có thể cảm nghiệm được sự tiếp cận của Chúa, ánh mắt nhìn của Người, đó là ánh mắt không nhìn đến những nhãn mác và hạn tù, nhưng là ánh mắt nhìn đến những đứa con của Người. Đó là sự tiếp cận của Chúa, cách nhìn mọi việc của Người, nó gạt bỏ sự loại trừ và trao cho chúng ta sức mạnh để xây dựng những giao ước cần thiết để giúp tất cả chúng ta biết từ bỏ sự phàn nàn: những giao ước huynh đệ làm cho đời sống của chúng ta trở thành một lời mời gọi liên tục đến với niềm vui của ơn cứu độ.

[Văn bản chính: tiếng Tây Ban nha] [Văn bản (tiếng Anh) bài nói soạn trước của Đức Thánh Cha do Vatican cung cấp]

© Libreria Editrice Vaticana


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/1/2019]


Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

WYD: Đức Thánh Cha Phanxico cầu nguyện với các bạn trẻ tại Chặng đàng Thánh giá (Toàn văn

WYD: Đức Thánh Cha Phanxico cầu nguyện với các bạn trẻ tại Chặng đàng Thánh giá (Toàn văn
Vatican Media Screenshot

WYD: Đức Thánh Cha Phanxico cầu nguyện với các bạn trẻ tại Chặng đàng Thánh giá (Toàn văn)

‘Con đường Chúa Giê-su tiến lên đồi Can-vê là con đường của đau khổ và cô độc vẫn tiếp tục trong thời đại của chúng ta.’

26 tháng Một, 2019 01:07

Ngày 25 tháng Một năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxico cùng đi Chặng đàng Thánh giá với các bạn trẻ tại Ngày Giới trẻ Thế giới ở Panama. Dưới đây là văn bản (tiếng Anh) của Vatican cung cấp bài cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong dịp này.


******

Lạy Chúa, người Cha giàu lòng thương xót, trong Coastal Beltway này, cùng với rất nhiều bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới, chúng con đã đồng hành với Chúa Con trên con đường Thập giá của Người: con đường Người muốn bước qua để cho chúng con thấy rằng Người yêu thương chúng con vô cùng và Người luôn chăm sóc cho đời sống của chúng con.

Con đường Chúa Giê-su tiến lên đồi Can-vê là con đường của đau khổ và cô độc vẫn tiếp tục trong thời đại của chúng ta. Người bước đi và gánh lấy đau khổ trên tất cả những khuôn mặt bị thương tổn vì sự kiêu ngạo và sự thờ ơ băng giá của xã hội chúng con đang phá hủy và bị phá hủy, đang làm ngơ và bị làm ngơ, bị mù trước sự đau khổ của những anh chị em của chúng con.

WYD: Đức Thánh Cha Phanxico cầu nguyện với các bạn trẻ tại Chặng đàng Thánh giá (Toàn văn

Lạy Chúa, chúng con cũng vậy, là những người bạn của Người, đã thỏa hiệp với sự hờ hững và thụ động. Rất thường khi chúng con lại thuận theo đám đông, và nó làm chúng con tê liệt. Thật khó khăn cho chúng con có thể nhìn thấy Người nơi những anh chị em đang đau khổ của chúng con. Chúng con đã ngoảnh mặt đi để không phải nhìn thấy; chúng con chìm đắm trong những tiếng ồn ào để không phải nghe thấy; chúng con đã che lấp miệng của mình để không phải cất lên tiếng kêu.

Cám dỗ luôn luôn như nhau. Chúng con thấy dễ dàng hơn và “đáng đồng tiền” để trở thành bạn bè trong những vinh quang và chiến thắng, trong sự thành công và ca tụng; chúng con thấy dễ dàng hơn để gần gũi với những con người nổi tiếng và thành đạt.

Thật dễ dàng cho chúng con rơi vào văn hóa ức hiếp, quấy rối, và hăm dọa.

Với Người thì không như vậy, lạy Chúa: trên thập giá, Người đồng hóa mình với tất cả những người đau khổ, với tất cả những người bị lãng quên.

Với Người thì không như vậy, lạy Chúa: vì Người muốn ôm lấy tất cả những người mà chúng con thường cho là không xứng đáng để được ôm, được âu yếm, được chúc phúc; hay còn tệ hơn thế, chúng con thậm chí không nhận thấy rằng họ rất cần điều đó.

Với Người thì không như vậy, lạy Chúa: trên thập giá, Người đồng hành với con đường thập giá của mọi người trẻ tuổi, của mọi hoàn cảnh, để biến nó thành con đường phục sinh.

Lạy Cha, ngày nay con đường thập giá của Con của Cha vẫn đang tiếp tục:

trong những tiếng khóc bị bóp nghẹt của những trẻ thơ không được chào đời và của nhiều trẻ thơ khác bị từ chối quyền có một tuổi thơ, có một gia đình, được học hành, hoặc được chơi đùa, ca hát và ước mơ … 

trong những người phụ nữ bị ngược đãi, bị bóc lột và bị bỏ rơi, bị tước đoạt phẩm giá và bị đối xử như những món đồ vật;

trong đôi mắt trĩu buồn của những người trẻ nhìn thấy niềm hy vọng về tương lai của mình bị cướp mất vì thiếu học hành và việc làm đúng phẩm giá;

trong nỗi thống khổ của những khuôn mặt trẻ, những người bạn của chúng con, đã bị rơi vào bẫy của những kẻ bất nhân – trong đó có những người cho rằng họ đang phục vụ Người, lạy Chúa – những cái bẫy bóc lột, hoạt động tội phạm, và lạm dụng tình dục, cướp mất cuộc đời của họ.

WYD: Đức Thánh Cha Phanxico cầu nguyện với các bạn trẻ tại Chặng đàng Thánh giá (Toàn văn

Con đường thập giá của Con của Người vẫn còn tiếp tục trong tất cả những người trẻ và các gia đình bị vướng vào vòng xoáy tử thần do hậu quả của ma túy, rượu, mãi dâm và buôn người, đã bị cướp mất không những tương lai nhưng cả hiện tại của họ. Lạy Chúa, cũng như tấm áo của Người bị phân chia, phẩm giá của họ cũng bị phân chia và ngược đãi.

Con đường thập giá của Con của Người vẫn còn tiếp tục trong tất cả những người trẻ cúi mặt lầm lũi vì đã mất đi khả năng ước mơ, xây dựng và định hình cho tương lai của mình, và đã chọn cách “về hưu” trong sự buông xuôi hoặc tự thỏa mãn, một trong những loại mê dược được chọn dùng nhiều nhất trong thời đại của chúng ta.

Con đường đó vẫn tiếp tục trong nỗi đau câm lặng và đầy căm giận của những người vấp phải sự gạt bỏ, sự buồn phiền và khổ cực thay vì sự đoàn kết của một xã hội phồn vinh, và bị gạt bỏ trong cô đơn và bị xem như phải chịu trách nhiệm cho những căn bệnh của xã hội.

Con đường đó vẫn tiếp tục trong sự cô đơn tuyệt vọng của những người bị loại bỏ và những người già bị bỏ rơi.

Con đường đó vẫn tiếp tục trong những dân tộc bản địa nơi mà người khác đến cướp đoạt đất đai, nguồn cội, và văn hóa của họ, làm ngơ và làm câm lặng những tiếng nói thông thái vĩ đại họ mang đến.

Con đường thập giá của Con của Người vẫn còn tiếp tục trong tiếng kêu cầu tha thiết của mẹ trái đất, đã bị thương tổn nặng nề do sự ô nhiễm bầu trời, sự cằn cỗi của những cánh đồng, sự nhiễm bẩn những của dòng nước, bị giày xéo dưới chân bởi sự thiếu quan tâm chăm sóc và cơn đói của chủ nghĩa tiêu thụ bất chấp mọi lý lẽ.

Nó vẫn tiếp tục trong một xã hội đã đánh mất khả năng biết khóc thương và động lòng trước sự đau khổ.

Vâng, lạy Cha, Chúa Giê-su vẫn lê bước, vác thập giá và sự đau khổ của Người trên tất cả những khuôn mặt đó, trong khi một thế giới hờ hững đang chìm đắm trong thảm kịch của tính phù phiếm của nó.

Và lạy Chúa, chúng con phải làm gì?

Chúng con phải phản ứng như thế nào cho Chúa Giê-su khi người đau khổ, di tản, di cư nơi những khuôn mặt của rất nhiều bạn bè của chúng con, hoặc nơi tất cả những người xa lạ mà chúng con đã học cách như không nhìn thấy?

Và với chúng con, lạy Cha giàu lòng xót thương,

chúng con có biết an ủi và đồng hành với Chúa, sự vô vọng và đau khổ nơi những người nghèo khó nhất và bị bỏ rơi trong anh chị em của chúng con không?

chúng con có biết giúp vác đỡ sức nặng của thập giá, như Simon thành Cyrene, qua cách trở thành những người xây dựng hòa bình, những người xây dựng các cầu nối, trở nên một lớp men cho tình huynh đệ không?

chúng con có biết đứng dưới chân thập giá như Mẹ Maria không?

WYD: Đức Thánh Cha Phanxico cầu nguyện với các bạn trẻ tại Chặng đàng Thánh giá (Toàn văn

Chúng ta hãy nhìn đến Mẹ Maria, người phụ nữ đầy nghị lực. Chúng ta hãy học cách đứng dưới chân thập giá từ nơi Mẹ với sự kiên tâm và can đảm như Mẹ, mà không lẩn tránh hoặc đánh lừa. Mẹ đồng hành với sự đau khổ của Con của Mẹ, là Con của Người; Mẹ hỗ trợ Người bằng ánh mắt nhìn của Mẹ và bảo vệ Người bằng tâm hồn của Mẹ. Mẹ chia sẻ sự đau khổ của Người, nhưng lại không để nó lấn át. Mẹ là một người phụ nữ đầy nghị lực, người đã cất lên lời “xin vâng,” người hỗ trợ và đồng hành, bảo vệ và ôm lấy. Mẹ là một người bảo vệ vĩ đại cho niềm hy vọng.

Chúng con cũng muốn trở thành một Giáo hội hỗ trợ và đồng hành, có khả năng thưa, “Này con đây!” trong cuộc sống và giữa những thập giá của tất cả những đức Ki-tô đang ở bên cạnh chúng con.

Từ Mẹ Maria, chúng con học cách nói lời “xin vâng” trước sự kiên nhẫn và bền bỉ của rất nhiều người mẹ, người cha, và những người ông người bà không bao giờ ngừng hỗ trợ và đồng hành với con cái và cháu chắt của họ trong sự khó khăn.

Từ Mẹ Maria, chúng con học cách nói lời “xin vâng” trước sự chịu đựng một cách gan lỳ và sáng tạo của những người dũng cảm luôn sẵn sàng bắt đầu trở lại trong những hoàn cảnh khi mọi việc dường như đã bị đánh mất, với nỗ lực tạo ra những không gian, những căn nhà, và những trung tâm chăm sóc để có thể trở thành một cánh tay vươn ra tới tất cả những người gặp khó khăn.

Nơi Mẹ Maria, chúng con học được sức mạnh để có thể nói “xin vâng” với những người đã từ chối không giữ im lặng khi đứng trước một văn hóa ngược đãi và lạm dụng, miệt thị và gây hấn, và những người làm việc để tạo ra những cơ hội và tạo ra môi trường an toàn và bảo vệ.

Nơi Mẹ Maria, chúng con học cách chào đón và đón nhận tất cả những người bị gạt bỏ, và bị buộc phải rời bỏ hoặc mất quê hương, mất nguồn cội, mất gia đình và công việc của họ.

Giống như Mẹ Maria, chúng con muốn trở nên một Giáo hội biết thúc đẩy một văn hóa chào đón, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập; không phân giai cấp, bớt đi sự thỏa mãn trước những kết án vô nghĩa và vô trách nhiệm đối với mọi người nhập cư như là một sự nguy hiểm cho xã hội.

Từ nơi Mẹ chúng con học cách đứng dưới chân thập giá, không phải với tâm hồn khóa chặt, nhưng với tâm hồn có thể đồng hành, với tâm hồn dịu dàng và tận tụy, tâm hồn thể hiện lòng thương xót và đối xử người khác bằng sự tôn trọng, nhạy cảm, và thấu hiểu. Chúng con muốn trở nên một Giáo hội ghi nhớ, biết trân trọng và tôn trọng người lớn tuổi và trao cho họ vị trí đúng mực.

Như Mẹ Maria, chúng con muốn học biết ý nghĩa của “sự đứng vững.”

Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết đứng vững dưới chân thập giá, dưới chân của mọi thập giá. Đêm nay xin mở đôi mắt và tai của chúng con, và cứu chúng con thoát khỏi căn bệnh tê liệt và tình trạng mơ hồ, khỏi sự sợ hãi và tuyệt vọng. Xin dạy chúng con biết nói: Này con đứng nơi đây, cạnh bên Con của Người, cạnh bên Mẹ Maria và tất cả những người môn đệ được yêu luôn khát khao chào đón Vương quốc của Người trong tâm hồn của mình.

[00115-EN.01] [Văn bản chính: tiếng Tây Ban nha]

© Libreria Editrice Vatican



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/1/2019]


Panama: Giáo hội muốn thể hiện khuôn mặt thật của quốc gia

Panama: Giáo hội muốn thể hiện khuôn mặt thật của quốc gia
© ACN

Panama: Giáo hội muốn cho thấy khuôn mặt thật của quốc gia

Nằm trong số những quốc gia ‘mất quân bình’ nhất ở Mỹ Latinh

22 tháng Một, 2019 00:13

Nhân Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD) lần thứ XXXIV, Giáo hội Công giáo Panama quyết định tiết lộ khuôn mặt bí ẩn của đất nước. “Khi một người nước ngoài đến Panama, người đó có thể nghĩ mình đang ở Dubai, nhưng đó chỉ là bề nổi,” lời của Đức Tổng Giám mục José Domingo Ulloa của thủ đô Panama City. Những bình luận của ngài được Aid to the Church in Need (Tổ chức cứu trợ Giáo hội thiếu thốn) tường thuật ngày 21 tháng Một năm 2019.

Quốc gia thuộc Trung Mỹ này, với dân số khoảng 4 triệu người, trong đó hơn 80 phần trăm là người Công giáo, đang chuẩn bị đón Đức Thánh Cha Phanxico, là chủ nhà của sự kiện lớn sẽ diễn ra từ 22 đến 27 tháng Một, 2019.


Một trong sáu quốc gia bất quân bình trong Mỹ Latinh

Theo Ngân hàng Thế giới, Panama là một trong sáu quốc gia với mức độ bất bình đẳng lớn nhất trong Mỹ Latinh và là một trong mười quốc gia bất bình đẳng cao nhất trên thế giới. “WYD 2019 sẽ là dịp để khám phá khuôn mặt thật của đất nước chúng tôi,” Đức Tổng Giám mục Ulloa nói. Tháng Mười Một năm trước, Đức Tổng Giám mục, là thành viên của Dòng Thánh Augustine, đã đón một phái đoàn từ Tổ chức Tòa Thánh Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn (ACN) trong Giáo phận Panama của ngài.

Bên cạnh những đại lộ thênh thang và sạch sẽ của thủ đô, hai bên là những cửa hiệu sang trọng, những tòa nhà chọc trời phủ kính, những chi nhánh ngân hàng, và những công ty dịch vụ — và không thể quên con kênh nổi tiếng — Panama ưu đãi nguồn của cải cho giới giàu có.

“Panama có hai khuôn mặt. Năm 2015, 10 phần trăm số người giàu có nhất trong nước có thu nhập cao gấp 37 lần so với 10 phần trăm số nghèo nhất. Những con số này cho chúng ta thấy sự bất công của xã hội và mức độ bất bình đẳng rất cao mà dân tộc đang gánh chịu,” Đức Tổng Giám mục của Panama nhấn mạnh.

Panama: Giáo hội muốn thể hiện khuôn mặt thật của quốc gia

Số phận của những người hậu duệ của người Châu Phi không phải là không bị đố kỵ. Tiền nhân của họ là những nô lệ Châu Phi bị bán sang Panama vào thế kỷ 15 và 16, hoặc là những người từ vùng quần đảo Antilles đến đây làm công trình xây dựng Kênh Panma trong thế kỷ 20. Những người này trực tiếp chịu cảnh nghèo khổ và bị gạt ra bên lề. Họ sống trong các xóm nghèo và những khu vực hoặc tỉnh nghèo như Colon, Darien, và Panama. Hậu duệ của người Châu Phi bây giờ trở thành người lai.

Ngoài ra, Panama có bảy nhóm sắc tộc thổ dân chiếm khoảng 10-12% dân số hoặc vào khoảng nửa triệu người. Một phần lớn dân bản địa này sống trong hoàn cảnh bị gạt bỏ ra bên lề và loại trừ xã hội.

“Tình hình sức khỏe của các dân tộc bản địa này rất mong manh — tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao gấp ba lần so với phần dân số còn lại — và họ cũng chiếm tỷ lệ rất thấp về học hành. Do đó, nhóm dân bản địa này không tiếp cận được với những việc làm được trả lương cao, vì xã hội Panama là một xã hội thiên về các ngành dịch vụ.


Panama không phải là Thụy sĩ của Trung Phi

“Từ bên ngoài, người ta nhìn thấy một Panama rất tự hào. Họ cho rằng chúng tôi đang là một Thụy Sĩ của Trung Phi, nhưng chúng ta phải nhìn xa hơn thế: 40% người dân làm việc trong khu vực kinh tế không khai báo. Có một Panama trong góc sâu mà sự phát triển không thể tiếp cận, trong khi hợp tác quốc tế cắt giảm giảm viện trợ vì họ coi Panama là một quốc gia phát triển,” Maribel Jaen, thuộc Ủy ban Công lý và Hòa bình của tòa Tổng Giám mục, giải thích với phái đoàn ACN.

Về phần mình, Đức cha Ochogavia, thuộc Giáo phận Colon-Kuna Yala, phân tích rằng những sự khác biệt vùng miền là rất quan trọng: “Người dân vùng Colon, lâm vào cảnh thất nghiệp nặng nề, bị mang tiếng xấu, vì vậy họ che giấu nguồn gốc của mình khi tìm việc. Ở một số gia đình, họ chỉ có một bữa ăn mỗi ngày và không được tiếp cận với nguồn nước sạch và chăm sóc y tế. Một số cộng đồng chỉ có một nhà vệ sinh cho hai mươi gia đình! Nhóm dân số này sống trong vòng nghiệt ngã bóp nghẹt mọi tia hy vọng.”


“Thách đố sẽ là ngày mai”

Theo đức giám mục, sức mạnh của Giáo hội Panama đến từ giáo dân, và sức ảnh hưởng của WYD đã thực sự rõ nét: nhiều người trẻ đã tham gia vào việc tổ chức sự kiện này. “Không chỉ có người Công giáo; thậm chí có những người trẻ không tin cũng tham gia! WYD là một sự chúc phúc cho thừa tác vụ giới trẻ, nhưng cũng là cơ hội việc làm cho nhiều người trẻ.

Panama: Giáo hội muốn thể hiện khuôn mặt thật của quốc gia

Đức Tổng Giám mục Ulloa cũng hy vọng rằng WYD này, trong đó dự kiến sẽ có 400.000 người trẻ tham gia, sẽ mang đến cơ hội để khởi động lại và đào sâu Những Giáo huấn Xã hội của Giáo hội, bởi vì, theo ý kiến của ngài, với Giáo hội Panama nhỏ bé, nơi chỉ có 6 giáo phận, một giám hạt tông tòa và một hạt đại diện tông tòa, cần một sự canh tân sâu sắc.

Đức Tổng Giám mục Panama vui mừng trước thực tế rằng trong WYD những người trẻ tham dự có thể làm quen với giáo huấn xã hội của Giáo hội qua ứng dụng Docat Digital. Được cung cấp bởi YOUCAT Foundation, một nhánh của ACN, mục tiêu của nó là giúp người trẻ hiểu khía cạnh quan trọng đối với cam kết của người Kitô hữu bằng ngôn ngữ của họ, bằng cách trả lời các câu hỏi của họ.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/1/2019]


Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Philippines: Đức Thánh Cha Phanxico, các Giám mục Công giáo lên án vụ tấn công vào Nhà thờ Chính tòa ở Thành phố Miền nam

Philippines: Đức Thánh Cha Phanxico, các Giám mục Công giáo lên án vụ tấn công vào Nhà thờ Chính tòa ở Thành phố Miền nam

Ít nhất 20 người chết và hàng chục người bị thương

27 tháng Một, 2019 20:44
Philippines: Đức Thánh Cha Phanxico, các Giám mục Công giáo lên án vụ tấn công vào Nhà thờ Chính tòa ở Thành phố Miền nam


Theo bản tin của CBCP News, các giám mục Công giáo lên án vụ đánh bom kép rung chuyển một nhà thờ chính tòa ở thành phố miền Nam của Philippine hôm Chúa nhật cướp đi sinh mạng nhiều người.

Ít nhất 20 người đã chết và hàng chục người bị thương trong vụ việc mà Hội đồng Giám mục Công giáo Philippines mô tả như là một “hành động khủng bố.”

Bày tỏ “sự lên án mạnh mẽ nhất” về vụ tấn công khủng bố được thực hiện tại Nhà thờ Chính tòa Jolo ở Philippines khi Thánh Lễ đang diễn ra, Đức Thánh Cha cầu xin Chúa “hoán cải tâm hồn của những kẻ gây ra bạo lực và ban cho người dân của vùng đó một sự chung sống hòa bình,” Vatican News cho biết.

Đức Thánh Cha lên tiếng trong ngày cuối cùng của Ngày Giới trẻ Thế giới 2019 tại Panama rằng ngài phó dâng 20 nạn nhân của vụ khủng bố cho Chúa Ki-tô và Mẹ Đồng Trinh, và ngài nói rằng nó đem đến “sự tang tóc mới cho cộng đồng Ki-tô hữu.”

Các đức Giám mục đang trong ngày thứ hai của hội nghị khoáng đại thông thường ở Manila và các ngài cầu nguyện cho các nạn nhân và thân nhân của họ và xin Chúa chấm dứt bạo lực.

“Chúng tôi xin chia buồn với các gia đình của nhiều quân nhân và dân thường đã bị sát hại bởi những vụ nổ bom,” Đức Tổng Giám mục Romulo Valles nói, ngài là Chủ tịch CBCP.

Một trái bom phát nổ bên trong Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Núi Carmel ở thành phố Jolo thuộc tỉnh Sulu lúc 8:30 sáng khi các tín hữu đang tham dự thánh lễ.

Một vài giây đồng hồ sau, một vụ nổ khác làm rung chuyển bãi đậu xe của nhà thờ chính tòa.

Những vụ tấn công xảy ra vài ngày sau khi các cử tri trong một cuộc trưng cầu dân ý đã ủng hộ việc thành lập một khu tự trị Hồi giáo đã được Ủy ban Bầu cử thông qua.

Cơ quan thăm dò cho biết 1,5 triệu người đã bỏ phiếu ủng hộ Khu tự trị Bangsamoro thuộc khu Tự trị Hồi giáo Mindanao.

Tuy nhiên, phần đông người dân ở Sulu đã bỏ phiếu chống lại luật Bangsamoro.

Trong lúc khu vực bắt đầu một giai đoạn mới trong tiến trình hòa bình, các giám mục đã kêu gọi người Kitô hữu phải “chung tay với tất cả các cộng đồng Hồi giáo và người bản địa yêu chuộng hòa bình trong cuộc vận động chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực.”

Các ngài nói, “Ước mong tất cả các tôn giáo yêu chuộng hòa bình của chúng ta hướng dẫn chúng ta trong cuộc tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn cho các dân tộc Mindanao.”



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/1/2019]


Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Nhà thờ Chính tòa Santa Maria La Antigua ở Panama (Toàn văn)

Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Nhà thờ Chính tòa Santa Maria La Antigua ở Panama (Toàn văn)
ZENIT Photo

Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Nhà thờ Chính tòa Santa Maria La Antigua ở Panama (Toàn văn)

‘Chúa biết rõ sự mệt mỏi là như thế nào, và chính trong sự mệt mỏi của Người mà nhiều cuộc chiến đấu của các quốc gia và dân tộc, các cộng đồng của chúng ta và tất cả những ai đang rã rời và mang những gánh nặng đều có thể tìm được một chỗ’

26 tháng Một, 2019 16:52

Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của Vatican bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ ngài dâng trong Nhà thờ Chính tòa Santa Maria La Antigua ở Panama, trong ngày thứ ba của chuyến Tông du đến quốc gia này nhân dịp Ngày Giới trẻ Thế giới 2019:


***


“Giếng của Gia-cóp ở đó, và Chúa Giê-su sau cuộc hành trình mệt mỏi của Ngài, đã ngồi xuống bên cạnh giếng. Lúc đó khoảng giờ thứ sáu. Rồi một phụ nữ người Samari đến lấy nước. Chúa Giê-su nói với chị, ‘Chị cho tôi xin chút nước uống’” (Ga 4:6-7).

Tin mừng chúng ta vừa nghe không ngần ngại cho chúng ta thấy Chúa Giê-su mệt mỏi rã rời sau cuộc hành trình. Lúc giữa trưa khi mặt trời thể hiện toàn bộ sức mạnh và sức nóng của mình, chúng ta nhìn thấy Ngài ngồi bên cạnh bờ giếng. Ngài cần được nghỉ ngơi và làm dịu cơn khát, để làm mạnh mẽ lại những bước chân, để tái khám phá sức mạnh và tiếp tục sứ mạng của Ngài.

Riêng các môn đệ đã có kinh nghiệm về mức độ cam kết và sự sẵn sàng của Chúa mang Tin mừng đến cho những người nghèo hèn, băng bó những tâm hồn tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm và phóng thích cho những tù nhân, yên ủi mọi kẻ khóc than và công bố một năm hồng ân của Đức Chúa cho tất cả mọi người (cf. Is 61:1-3). Đây là tất cả những hoàn cảnh làm hao mòn cuộc sống và năng lượng; tuy nhiên chúng cho chúng ta thấy những giây phút quan trọng trong cuộc đời của Chúa, những giây phút trong đó bản tính con người của chúng ta có thể tìm được lời của Sự Sống.

Với cuộc sống bắt buộc chúng ta phải bận rộn, chúng ta khá dễ dàng hình dung và đặt mình vào hoạt động của Chúa. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng biết cách chiêm ngưỡng và cùng đồng hành với “sự mệt mỏi” của Ngài; vì dường như nó là điều gì đó không thích hợp đối với Thiên Chúa. Chúa biết rõ sự mệt mỏi là như thế nào, và chính trong sự mệt mỏi của Người mà nhiều cuộc chiến đấu của các quốc gia và dân tộc, các cộng đồng của chúng ta và tất cả những ai đang rã rời và mang những gánh nặng (x. Mt 11:28) đều có thể tìm được một chỗ.

Có nhiều lý do cho sự mệt mỏi trên bước đường của chúng ta là những linh mục, những người nam nữ sống đời tận hiến, và các thành viên của những phong trào giáo dân: từ những giờ làm việc quá dài đến mức không có nhiều thời gian để ăn uống, nghỉ ngơi và ở bên gia đình, đến những điều kiện làm việc “độc hại” và những mối quan hệ dẫn đến kiệt sức và thất vọng. Từ những trách nhiệm đơn giản mỗi ngày đến những công việc đè nặng lặp đi lặp lại hàng ngày của những người không còn tìm được sự thư giãn, không tìm được nguồn động viên hoặc hỗ trợ cần thiết để tiếp tục công việc từ ngày này sang ngày khác. Từ những vấn đề nhỏ thông thường và có thể dự đoán được cho đến những khoảng thời gian áp lực kéo dài và căng thẳng. Cả một chuỗi những gánh nặng phải chịu.

Cố gắng đương đầu với tất cả những tình huống dồn dập tấn công vào đời sống của người sống đời tận hiến là điều không thể, nhưng từ tất cả những vấn đề đó, chúng ta cảm nhận một sự thúc bách đi tìm một cái giếng để làm thỏa cơn khát và dịu bớt sự mệt nhọc của chúng ta sau một hành trình. Như một lời khẩn xin thầm lặng, tất cả những tình huống này đều đòi hỏi tìm đến một cái giếng để từ đó chúng ta có thể tiếp tục lên đường.

Lâu nay, dường như thấp thoáng trong các cộng đoàn của chúng ta là một tình trạng mệt mỏi phảng phất, một sự mệt mỏi không liên quan gì với sự mệt mỏi của Chúa. Đó là một sự cám dỗ mà chúng ta có thể gọi nó là sự mệt mỏi trong hy vọng. Như trong Tin Mừng, sự mệt mỏi này được cảm nhận khi mặt trời đổ những tia nắng gay gắt và chói chang xuống với cường độ mạnh đến mức không thể tiếp tục những bước chân hay thậm chí là hướng trông về phía trước. Mọi thứ đều trở nên lẫn lộn. Cha không nói đến “những gánh nặng đặc biệt của tâm hồn” (x. Redemptoris Mater, 17; Evangelii Gaudium, 287) nơi những người cảm thấy “kiệt sức” vào cuối ngày, nhưng vẫn tìm được một nụ cười bình an và tri ân. Cha đang nói đến một loại mệt mỏi khác, xuất phát từ việc hướng trông về phía trước khi thực tại “ập đến” và đặt ra vấn đề về năng lượng, những tài nguyên và khả năng thực hiện sứ mạng của chúng ta trong thế giới đầy thách thức và thay đổi này.

Nó là một sự mệt mỏi làm tê liệt. Nó xuất phát từ việc hướng trông về phía trước nhưng không biết cách phải phản ứng như thế nào trước những thay đổi lớn và rắc rối mà xã hội chúng ta đang trải qua. Những thay đổi này dường như đặt vấn đề không chỉ với những cách thức trình bày và cam kết, hay những thái độ và thói quen của chúng ta khi đối mặt với thực tế, mà trong nhiều trường hợp, chúng đặt vấn đề hoài nghi về khả năng tồn tại của đời sống tu trì trong thế giới ngày nay. Và tốc độ của những thay đổi này có thể làm tê liệt những lựa chọn và ý kiến của chúng ta, trong khi những điều có ý nghĩa và là quan trọng trong quá khứ giờ đây dường như không còn giá trị.

Sự mệt mỏi trong hy vọng đến từ việc nhìn thấy một Giáo hội bị tổn thương bởi tội lỗi, và thường xuyên không nghe thấy được những tiếng kêu là âm vang tiếng kêu của Thầy: “Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27:46).

Chúng ta có thể quen sống với sự mệt mỏi trong hy vọng khi đứng trước một tương lai không chắc chắn và vô định, và điều này có thể mở đường cho một chủ nghĩa thực dụng ảm đạm len lỏi vào tâm hồn của những cộng đoàn chúng ta. Mọi việc bên ngoài diễn ra dường như bình thường, nhưng trong thực tế, đức tin đang sụp đổ và thất bại. Thất vọng trước một thực tại mà chúng ta không hiểu hoặc nghĩ rằng không có chỗ cho thông điệp của chúng ta, có thể chúng ta lại mở cửa đón nhận một trong những lạc giáo tồi tệ nhất có thể có trong thời đại chúng ta: một ý niệm cho rằng Thiên Chúa và các cộng đoàn của chúng ta không có điều gì để nói hay đóng góp trong thế giới mới đang được sinh ra (x. Tông huấn Evangelii Gaudium, 83). Những gì đã từng là muối và là ánh sáng cho thế giới cuối cùng đã trở nên nhạt và hao mòn.

Xin cho tôi chút nước uống

Sự mệt mỏi từ hành trình có thể xảy ra; chính hành trình đã tạo nên sự mệt mỏi. Dù muốn hay không, chúng ta hãy có lòng can đảm giống như Thầy, và nói rằng, “Xin cho tôi chút nước uống”. Như trường hợp của người phụ nữ Samari, và có lẽ với chính mỗi người chúng ta, chúng ta muốn thỏa cơn khát của mình không phải với bất kỳ loại nước nào, nhưng là với “mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời” (Ga 4:14). Giống như người phụ nữ Samari trong nhiều năm đã mang theo chiếc bình trống rỗng của những cuộc tình thất bại, chúng ta biết rằng không phải bất kỳ từ ngữ nào cũng có thể giúp chúng ta tìm lại được nguồn sức mạnh và sứ ngôn trong sứ mạng của mình; không phải bất kỳ sự mới lạ nào, dù có vẻ rất hấp dẫn, có thể làm dịu cơn khát của chúng ta. Cũng như người phụ nữ đó, chúng ta biết rằng không phải những kiến thức về tôn giáo hoặc những lựa chọn và những truyền thống của quá khứ hay hiện tại, luôn khiến chúng ta trổ sinh hoa trái và trở thành “những người thờ phượng đích thực trong Thần Khí và Sự Thật” (Ga 4:23).

Chúa nói “Xin cho tôi chút nước uống” là Người yêu cầu chúng ta cũng phải nói lên những lời đó. Để nói được những lời đó, chúng ta phải mở rộng lòng và để cho niềm hy vọng bị rã rời của chúng ta mạnh dạn quay trở lại với giếng sâu của tình yêu ban đầu của chúng ta, khi Chúa Giê-su đi ngang qua, hướng mắt nhìn đến chúng ta với lòng thương xót và gọi chúng ta theo Ngài. Để nói được những lời đó, chúng ta phải làm sống lại ký ức khi ánh mắt của Người bắt gặp ánh mắt của chúng ta, khi Ngài làm cho chúng ta nhận biết rằng Ngài yêu thương chúng ta, không chỉ với tính cách cá nhân nhưng với cả cộng đoàn (x. Bài giảng Canh thức Phục sinh, 19 tháng Tư, 2014). Nó có nghĩa là vạch lại những bước đi của chúng ta, và trong sự trung tín sáng tạo, lắng nghe những cách thức Thần Khí truyền cảm hứng không phải là những công trình vĩ đại, những chương trình hoặc cơ cấu mục vụ, nhưng là qua con số của “những thánh nhân hàng xóm” – trong đó có những vị sáng lập các tổ chức của anh chị em cùng các giám mục và linh mục là những người đặt nền tảng cho các cộng đoàn của anh chị em – Người đã mang đến sức sống và hơi thở tươi mới cho một giây phút đặc biệt của lịch sử khi tất cả mọi hy vọng và phẩm giá dường như bị bóp nghẹt và tan nát.

“Xin cho tôi chút nước uống” có nghĩa là tìm lấy sự can đảm để được thanh tẩy và hồi phục lại phần chân thực nhất cho những đặc sủng ban đầu của chúng ta – trong đó không chỉ dành riêng cho đời sống tu trì nhưng dành cho đời sống của toàn Giáo hội nói chung – và nhìn thấy cách chúng được thể hiện ngày nay. Điều này có nghĩa là không những nhìn lại quá khứ với lòng biết ơn, mà còn tìm kiếm những căn nguyên cho nguồn cảm hứng của họ và để một lần nữa chúng lại cất tiếng vang rền giữa chúng ta (x. Đức Thánh Cha Phanxico - Fernando Prado, Sức mạnh của ơn gọi, 42).

“Xin cho tôi chút nước uống” có nghĩa là nhận biết rằng chúng ta cần có Thần Khí để khiến chúng ta trở thành những người nam và nữ luôn lưu tâm đến con đường, con đường cứu độ của Thiên Chúa. Và vững tin rằng Người sẽ thực hiện điều đó ngày mai, cũng như Người đã thực hiện nó hôm qua: “Trở về với cội nguồn giúp chúng ta sống hiện tại mà không hề sợ hãi, không nghi nan. Chúng ta sống mà không sợ hãi, để trả lời cho cuộc sống bằng niềm say mê của sự gắn kết với lịch sử, hòa mình vào tất cả mọi việc; bằng sự say mê của những tình nhân” (x. nt., 44).

Một niềm hy vọng rã rời sẽ được chữa lành và sẽ chào đón “sự mệt mỏi của tâm hồn” khi nó không hề e sợ quay trở lại nơi của tình yêu đầu tiên và tìm thấy cùng một bài ca, cùng một ánh mắt đã truyền cảm hứng cho bài ca và ánh mắt của những người đi trước chúng ta trong các vùng ngoại vi và những thách đố trước mặt chúng ta hôm nay. Theo cách này, chúng ta sẽ tránh được nguy cơ khởi đầu bằng chính bản thân con người chúng ta; chúng ta sẽ bỏ đi sự tự thán để gặp gỡ được ánh mắt nhìn của Đức Ki-tô khi Người vẫn tiếp tục đi tìm chúng ta hôm nay, để kêu gọi chúng ta và mời gọi chúng ta thực hiện sứ vụ.

[Văn bản chính: tiếng Tây Ban nha] [Bản dịch (tiếng Anh) diễn từ của Đức Thánh Cha của Vatican]

© Libreria Editrice Vaticana



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/1/2019]


Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

Giới trẻ Caritas biến đức tin thành hành động tại những Ngày Giới trẻ Thế giới

Giới trẻ Caritas biến đức tin thành hành động tại những Ngày Giới trẻ Thế giới
© Caritas

Giới trẻ Caritas biến đức tin thành hành động tại những Ngày Giới trẻ Thế giới

‘Thật đáng kinh ngạc và đồng thời lại thấy thật khiêm nhường khi nhìn thấy những tài năng trẻ này sẵn sàng và nhiệt tình đem những khả năng của họ sử dụng cho công cuộc tốt lành là phục vụ những người bị gạt ra bên lề các cộng đồng.’

24 tháng Một, 2019 16:19

Những người lãnh đạo trẻ tuổi của Caritas từ khắp nơi thuộc Mỹ Latinh và vùng Caribê, Anh và Canada tập trung về Panama để tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 34. Họ là những người lãnh đạo của Caritas trong việc điều phối người thiện nguyện, hòa bình và hòa giải, vận động và ứng phó khẩn cấp, và họ cùng có chung một khát khao để thúc đẩy đức tin thành hành động. Giới trẻ của Cáritas Panamá chào đón nhóm và cùng đồng hành với họ qua một số dự án thú vị.

Denia Manguelis, trưởng điều phối của Pastoral Social-Cáritas Panamá nói, “Thật đáng kinh ngạc và đồng thời lại thấy thật khiêm nhường khi nhìn thấy những tài năng trẻ này sẵn sàng và nhiệt tình đem những khả năng của họ sử dụng cho công cuộc tốt lành là phục vụ những người bị gạt ra bên lề các cộng đồng.”

Nhóm đi thăm nhà Fundacion Casa Hogar Buen Samaritano, một nhà chăm sóc cho những người bị nhiễm HIV. “Mối quan hệ mà chúng tôi đã xây dựng được với những người được chúng tôi hỗ trợ trở thành một sự bồi dưỡng rất phong phú cho đời sống của tất cả những người tham gia, trong đó có những thiện nguyện viên trẻ tuổi của chúng tôi,” Cha Patrick Hanssens nói, cha là Giám đốc của Pastoral Social-Cáritas Panamá.

Nhóm gặp gỡ Analee, một cô gái 20 tuổi người Panama đã đến trung tâm này hai năm trước khi mang thai và bị nhiễm HIV. Cô giải thích rằng khi đó luật bắt buộc những phụ nữ nhiễm HIV phải hủy bỏ bào thai của họ. Bác sĩ của cô nói rằng cô sẽ bị mất đứa con nếu cô không bắt đầu điều trị ngay lập tức. Không có nguồn trợ cấp nhưng với một niềm tin vững mạnh và sự quả quyết, cuối cùng Analee đã được điều trị nhờ trung tâm. Ngày nay cô là mẹ của một bé gái hai tuổi.

Được hỏi rằng cô muốn nói điều gì với những người hành hương đến Panama trong dịp Ngày Giới trẻ Thế giới, Analee nhanh nhẹn trả lời rằng “kết nối với người khác và quý trọng sự có mặt của họ trong đời cô đã tạo nên một thế giới hoàn toàn khác. Tất cả chúng ta đều rất mong manh và có được người khác yêu thương bạn làm cho bạn cảm thấy như tất cả mọi việc đều được khởi đầu trở lại.”

Những nhà lãnh đạo trẻ của Caritas cũng đến thăm Pastoral de Movilidad Humana, một trung tâm cho người tị nạn hỗ trợ các di dân và người tị nạn đi tìm một đời sống đúng phẩm giá.

Jorge Ayala, chịu trách nhiệm điều hành trung tâm, giải thích một số sự kiện và số liệu chính về tình trạng di cư ở Panama. Anh khuyến khích mọi người nên có một sự tương tác tích cực và tương nhượng “ở mức độ con người, trong đó tất cả chúng ta đều thuộc về, để chúng ta hiểu nhau rõ hơn.” Những nhà lãnh đạo trẻ của Caritas và các di dân của trung tâm cùng chia sẻ những câu chuyện của họ và tặng cho nhau những áp-phích và hình ảnh từ Share the Journey, chiến dịch toàn cầu của Caritas về văn hóa gặp gỡ.

Nhóm vẫn còn chương trình kéo dài một tuần phía trước họ. Chương trình mở ra một không gian để suy tư và nguồn cảm hứng về cách thức những người trẻ tuổi của Caritas có thể tạo nên một sự khác biệt tích cực và bền lâu cho thế giới.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/1/2019]


Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trước các giới chức Panama, Ngoại giao đoàn

Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trước các giới chức Panama, Ngoại giao đoàn
Vatican Media Screenshot

Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trước các giới chức Panama, Ngoại giao đoàn

‘Một thế giới khác là điều có thể!’

24 tháng Một, 2019 16:14

Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của Vatican văn bản diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trước các giới chức Panama và ngoại giao đoàn sáng nay tại Panama City:


***


Kính thưa ông Tổng thống,

Thưa các nhà chức trách,

Thưa quý vị,

Tôi xin cảm ơn ông Tổng thống về những lời chào mừng và nhã ý mời tôi đến thăm đất nước. Thông qua ông, tôi xin gửi lời chào và cảm ơn tất cả người dân Panama, những người từ Darién đến Chiriquí và Bocas del Toro, đã nỗ lực hết sức để chào đón nhiều bạn trẻ đến từ mọi miền trên thế giới. Xin cảm ơn anh chị em đã mở ra những cánh cửa nhà của mình.

Tôi bắt đầu cuộc hành hương của tôi trong khu vực lịch sử này, nơi Simón Bolívar, người đã tuyên bố rằng nếu thế giới phải chọn thủ đô cho mình, thì Isthmus của Panama sẽ được đánh dấu cho định mệnh vĩ đại này, đã hiệu triệu các nhà lãnh đạo của thời đại ông theo đuổi giấc mơ về sự thống nhất của Tổ quốc Vĩ đại. Một sự hiệu triệu giúp chúng ta nhận ra rằng các dân tộc của chúng ta có thể xây dựng, trui rèn và trên hết là ước mơ về một tổ quốc vĩ đại có khả năng bao gồm, tôn trọng và ôm lấy tất cả sự phong phú đa văn hóa của mỗi dân tộc và mỗi nền văn hóa. Tiếp nối nguồn cảm hứng này, chúng ta có thể nhìn đến Panama như một vùng đất của lời hiệu triệu và của những giấc mơ.

1. Một vùng đất của lời hiệu triệu

Có thể nhìn thấy điều này trong Quốc hội Panama và ngày hôm nay cũng được nhìn thấy nơi hàng ngàn người trẻ đến đây và mang theo họ là niềm hy vọng và khao khát được gặp gỡ và cùng reo vui với nhau.

Nhờ vào vị trí đặc biệt, đất nước của quý vị là một vùng chiến lược không chỉ riêng cho khu vực mà còn cho toàn thế giới. Một cầu nối giữa các đại dương và là vùng đất của sự gặp gỡ, Panama, quốc gia nhỏ bé nhất của toàn lục địa Châu Mỹ, là biểu tượng của tính bền vững từ khả năng xây dựng được những mối dây liên kết và những liên minh. Khả năng này đã định hình cho tâm hồn người dân Panama.

Mỗi quý vị có một vị trí đặc biệt trong công cuộc xây dựng quốc gia, và được kêu gọi để cam kết rằng vùng đất này luôn sống theo ơn gọi của mình để trở thành một vùng đất của sự hiệu triệu và gặp gỡ. Việc này bao gồm những quyết định, những cam kết và nỗ lực từng ngày để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có cơ hội cảm nhận thấy họ là vai chính cho vận mệnh của chính bản thân họ và vận mệnh của gia đình và của quốc gia họ. Không thể nào nghĩ đến tương lai của một xã hội nếu không có sự tham gia tích cực của mỗi thành viên trong xã hội đó – và không đơn thuần là trên danh nghĩa, theo cách đó thì phẩm giá con người được chân nhận và được bảo đảm thông qua sự tiếp cận được với nền giáo dục có chất lượng và sự thăng tiến những công việc đúng với phẩm giá. Hai thực tại này giúp khả năng công nhận và đánh giá đúng tài năng và động lực sáng tạo của dân tộc này. Tương tự như vậy, chúng là liều thuốc giải tốt nhất cho bất kỳ hình thức “bảo hộ” nào nhằm giam hãm sự tự do và hạ thấp hoặc bỏ qua phẩm giá của người công dân, đặc biệt phẩm giá của những người nghèo nhất.

Tài năng của những vùng đất này nổi bật với sự phong phú của những dân tộc bản địa của nó: dân bribri, bugle, emberá, kuna, Nasoteribe, ngäbe và waunana, là những dân tộc có quá nhiều điều để kể lại và nhớ lại thuộc nền văn hóa và tầm nhìn của họ về thế giới. Tôi xin gửi lời chào họ và cảm ơn họ. Trở thành một vùng đất của lời hiệu triệu có nghĩa là reo vui, chân nhận và lắng nghe những điểm đặc biệt của mỗi dân tộc này, và của tất cả mọi người nam và người nữ xây dựng nên khuôn mặt của Panama và làm việc để xây dựng một tương lai tràn đầy hy vọng. Bởi vì chỉ có thể bảo vệ được ích chung thoát khỏi lợi ích của một số ít người hoặc cho một số ít người khi có quyết định kiên định về việc chia sẻ của cải của dân tộc trong sự công bằng.

Với niềm vui và nhiệt huyết, với sự tự do, tính nhạy cảm và khả năng phê phán, thế hệ trẻ đòi hỏi người lớn, và đặc biệt là tất cả những người có vai trò lãnh đạo trong đời sống cộng đồng, phải dẫn đưa cuộc sống hài hòa với phẩm giá và thẩm quyền mà họ có và đã được giao phó cho họ. Thế hệ trẻ kêu gọi họ phải sống trong sự đơn giản và minh bạch, với tinh thần trách nhiệm rõ ràng đối với người khác và với thế giới của chúng ta. Dẫn đưa một đời sống thể hiện rằng sự phục vụ cộng đồng đồng nghĩa với sự trung thực và công bình, và đối nghịch lại với mọi hình thức hủ hóa. Người trẻ đòi hỏi một sự cam kết trong đó tất cả mọi người đều can đảm xây dựng “một nền chính trị nhân văn đích thực” (Hiến chế Gaudium et Spes, 73) đặt con người vào trung tâm của mọi việc – bắt đầu ngay từ những người trong số chúng ta nhận mình là người Ki-tô hữu. Một nền chính trị hoạt động để xây dựng một văn hóa minh bạch hơn giữa các chính phủ, khu vực tư nhân và toàn dân, đúng theo những lời cầu nguyện cho đất nước của quý vị: “Xin ban cho chúng con lương thực hàng ngày: xin cho chúng con được dùng lương thực trong gia đình và theo cách xứng đáng đối với con người.”

2. Một vùng đất của những ước mơ

Trong những ngày này, Panama sẽ không chỉ được nói đến như một trung tâm của khu vực hoặc là địa điểm chiến lược cho ngành thương mại hoặc quá cảnh của nhiều người: nó sẽ biến thành một cánh cửa hy vọng. Một điểm gặp gỡ nơi những người trẻ đến từ khắp năm châu, đầy ước mơ và hy vọng, sẽ vui mừng gặp gỡ nhau, cầu nguyện và khơi dậy những khao khát và cam kết xây dựng một thế giới nhân văn hơn. Bằng cách này, họ sẽ thách đố những quan điểm thiển cận và ngắn hạn, là hậu quả của tính cam chịu hoặc tham lam, hoặc làm mồi cho mô hình công nghệ, tin rằng cách duy nhất để phát triển là phải tuân theo “luật cạnh tranh, [đầu cơ] và sự tồn tại của kẻ mạnh nhất, nơi cá lớn nuốt cá bé” (Tông huấn Evangelii Gaudium, 53). Chắc chắn điều đó sẽ khép lại cánh cửa đi vào tương lai của một nhân loại mới. Qua cách chào đón những ước mơ của người trẻ, Panama một lần nữa trở thành vùng đất của những ước mơ thách thức nhiều sự chắc chắn của thời đại chúng ta và mở ra những chân trời mới làm phong phú cho con đường phía trước với cái nhìn đầy tôn trọng và đầy trắc ẩn dành cho nhau. Trong những ngày này, chúng ta sẽ chứng kiến việc mở ra các kênh giao tiếp và hiểu biết mới, những kênh về sự đoàn kết, sáng tạo và hỗ trợ lẫn nhau; những kênh về tính nhân văn thúc đẩy sự cam kết và phá vỡ sự vô danh và cô lập, vì lợi ích của một hành trình mới để xây dựng lịch sử.

Một thế giới khác là điều có thể! Chúng ta biết điều này và người trẻ thúc giục chúng ta phải tham gia xây dựng nó, để những ước mơ của chúng ta không còn là phù du hay hão huyền, mà có thể thúc đẩy một hợp đồng xã hội trong đó mọi người đều có cơ hội mơ về một ngày mai. Quyền ước mơ về tương lai cũng là một quyền của con người.

Những lời của nhà văn Ricardo Miró dường như trở nên sống động hướng đến chân trời này. Cất lên lời ca cho quê hương thân yêu, ông nói: “Khi mọi người nhìn thấy em, quê hương của tôi, họ sẽ nói rằng em được định hình dạng theo ý định của Thiên Chúa, để dưới vầng dương chiếu tỏa trên em, toàn thể nhân loại cùng đến với nhau” (Patria de mis amores).

Một lần nữa tôi xin cảm ơn về mọi điều quý vị đã làm để giúp cho cuộc gặp gỡ này trở thành hiện thực, và tôi xin gửi đến ngài, thưa ông Tổng Thống, và tất cả quý vị hiện diện tại đây, cũng như mọi người cùng theo dõi qua truyền thông, những lời chúc tốt đẹp nhất cho niềm hy vọng đổi mới và mừng vui trong sự phục vụ ích chung.

Nguyện xin Mẹ của chúng ta, Santa Maria La Antigua, chúc phúc và bảo vệ Panama.

[Văn bản chính: tiếng Tây Ban nha] [Bản dịch (tiếng Anh) của Vatican]

© Libreria Editrice Vaticana



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/1/2019]

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019

Toàn văn huấn từ của Đức Thánh Cha tại buổi khai mạc Ngày Giới trẻ Thế giới

Toàn văn huấn từ của Đức Thánh Cha tại buổi khai mạc Ngày Giới trẻ Thế giới
Vatican Media Screenshot

Toàn văn huấn từ của Đức Thánh Cha tại buổi khai mạc Ngày Giới trẻ Thế giới

‘Cùng với chúng con, chúng ta muốn tái khám phá và làm đánh thức tính tươi mới và trẻ trung luôn mãi của Giáo hội, mở rộng lòng chúng ta cho một ngày Lễ Ngũ Tuần mới.’

25 tháng Một, 2019 00:20

Dưới đây là huấn từ của Đức Thánh Cha ngày 24 tháng Một năm 2019, tại Campo Santa Maria la Antigua – Cinta Costera trong lễ khai mạc Ngày Giới trẻ Thế giới 2019 tại Panama.


******


Các bạn trẻ thân mến, chào các con!

Thật tuyệt vời khi chúng ta lại cùng đến với nhau, lần này trên một vùng đất đã đón tiếp chúng ta với sự rực rỡ và tình nồng ấm! Khi chúng ta họp nhau tại Panama, một lần nữa Ngày Giới trẻ Thế giới trở thành một lễ hội của niềm vui và hy vọng cho toàn thể Giáo hội, và trao cho thế giới một chứng tá đức tin.

Cha nhớ là ở Krakow nhiều người hỏi rằng cha có đến Panama không, và cha trả lời: “Cha không biết nữa, nhưng chắc chắn Phê-rô sẽ tới. Phê-rô sẽ tới đó.” Hôm nay cha rất hạnh phúc được nói với chúng con rằng: Phê-rô đang ở đây với chúng con, để cử hành và làm mới lại đức tin và hy vọng trong chúng con. Thánh Phê-rô và Hội Thánh cùng đồng hành với chúng con, và chúng ta nói với chúng con rằng đừng sợ hãi, hãy tiến bước với năng lượng tươi mới và nhiệt huyết giúp chúng ta được hạnh phúc hơn và sẵn sàng hơn, trở thành những chứng nhân tốt hơn cho Tin mừng. Để tiến bước, đừng tạo ra một Giáo hội song song vừa “vui” vừa “tuyệt” nhờ vào một sự kiện giới trẻ hào nhoáng, xem đó là tất cả những gì chúng con cần hoặc mong muốn. Lối suy nghĩ đó vừa không tôn trọng chính chúng con vừa không tôn trọng mọi điều Thần Khí đang nói với chúng con.

Không phải như thế! Cùng với chúng con, chúng ta muốn tái khám phá và đánh thức sự tươi mới và trẻ trung luôn mãi của Giáo hội, mở rộng lòng chúng ta cho một ngày Lễ Ngũ Tuần mới.’ (x. THƯỢNG HỘI ĐỒNG VỀ GIỚI TRẺ, tài liệu đúc kết, 60). Như chúng ta đã có kinh nghiệm tại Thượng Hội đồng, điều này chỉ có thể xảy ra, qua sự lắng nghe và chia sẻ của chúng ta, nếu chúng ta động viên nhau liên tục tiến bước và làm chứng qua việc công bố Thiên Chúa băng cách phục vụ anh chị em của chúng ta, và sự phục vụ cụ thể.

Toàn văn huấn từ của Đức Thánh Cha tại buổi khai mạc Ngày Giới trẻ Thế giới

Cha biết là đến được đây không phải dễ dàng gì. Cha biết chúng con đã phải bỏ ra không biết bao nhiêu cố gắng và hy sinh để tham dự Ngày này. Nhiều tuần lễ làm việc và nhận lấy trách nhiệm và những buổi gặp gỡ để suy niệm và cầu nguyện đã làm cho chính hành trình trở thành một phần thưởng. Người môn đệ không đơn thuần là một người đến được một nơi nào đó, nhưng là người lên đường một cách dứt khoát, người không hề e sợ phải mạo hiểm và vẫn liên tục tiến bước. Đây là một niềm vui lớn: liên tục tiến bước. Chúng con đã không hề e ngại và liên tục tiến bước. Hôm nay tất cả chúng ta đều có thể “đến đây” vì cho đến hôm nay, trong các cộng đoàn chúng ta, tất cả chúng ta đều “lên đường” với nhau.

Chúng ta đến từ nhiều nền văn hóa và dân tộc khác nhau, chúng ta nói những ngôn ngữ khác nhau và chúng ta mặc những trang phục khác nhau. Mỗi dân tộc của chúng ta có lịch sử khác nhau và đã sống qua những hoàn cảnh riêng biệt. Chúng ta khác nhau theo rất nhiều cách! Nhưng không có điều khác biệt nào ngăn bước chúng ta đến để gặp gỡ nhau và cùng hân hoan vui mừng với nhau. Chúng ta biết rằng lý do của việc này là một điều gì đó kết hiệp chúng ta, người kia là anh em của chúng ta. Các bạn thân mến, chúng con đã phải hy sinh rất nhiều để có thể đến gặp gỡ nhau, và bằng cách này chúng con đã trở thành những nhà giáo thật sự và là những người xây dựng văn hóa gặp gỡ. Bằng những hành động và cách tiếp cận của chúng con, bằng cách nhìn mọi việc của chúng con, những khát khao và trên hết là sự nhạy cảm của chúng con, chúng con đã khinh thường và làm lắng dịu những tiếng nói nhằm gieo rắc sự chia rẽ, loại trừ hoặc chối bỏ những người nhìn không “giống chúng ta.” Chính bởi vì chúng con có được khả năng hiểu biết qua trực giác rằng “sự yêu thương đích thực không loại trừ những khác biệt, nhưng hòa hợp chúng trong một sự hiệp nhất cao cả” (BENEDICT XVI, Bài giảng, 25 tháng Một 2006). Về mặt khác, chúng ta biết rằng cha đẻ của sự dối trá thích con người bị chia rẽ hơn và gây hấn với những người đã học được cách làm việc chung với nhau.

Chúng con dạy chúng ta biết rằng gặp gỡ nhau không có nghĩa là phải có hình thức bên ngoài giống nhau, hay có cùng lối suy nghĩ hoặc cùng làm những việc giống nhau, thưởng thức cùng loại nhạc hay mặc cùng loại áo thể thao. Không, hoàn toàn không phải như vậy … Văn hóa gặp gỡ là một tiếng gọi kêu mời chúng ta dám luôn giữ sống động một ước mơ chung. Đúng, một ước mơ vĩ đại, một ước mơ có một vị trí cho mọi người. Ước mơ mà vì nó Chúa Giê-su đã hy sinh mạng sống của Người trên thập giá, vì nó Chúa Thánh Thần đã tuôn đổ trong ngày Lễ Ngũ Tuần và mang ngọn lửa đến trong tâm hồn của mỗi người nam và nữ, trong tâm hồn của chúng con và của cha, với hy vọng tìm được một nơi để lớn lên và phát triển. Một ước mơ mang tên Giê-su, được Chúa Cha gieo hạt trong niềm vững tin rằng nó sẽ lớn lên và sống trong tâm hồn mỗi người. Một ước mơ chạy trong các mạch máu của chúng ta, làm con tim chúng ta rung lên và làm chúng hân hoan reo vui lên bất cứ khi nào chúng ta nghe được mệnh lệnh: “là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13:34-35).

Một vị thánh của miền đất này thường nói rằng, “Ki-tô giáo không phải là một sự tập hợp những sự thật để tin, những luật lệ để thực hiện, hay những điều cấm đoán. Nhìn theo cách đó sẽ làm chúng ta xa rời. Ki-tô giáo là một người yêu thương chúng ta vô cùng, người đòi hỏi và xin tình yêu của tôi. Ki-tô giáo là chính Đức Ki-tô” (x. Thánh Oscar Romero, bài giảng, 6 tháng Mười Một, 1977). Nó có nghĩa là theo đuổi ước mơ mà vì nó Người đã hy sinh mạng sống: yêu thương bằng chính tình yêu Người đã dành cho chúng ta.

Chúng con có thể hỏi: Điều gì giữ chúng con kết hiệp? Tại sao chúng con kết hiệp? Điều gì thúc đẩy chúng con đến gặp gỡ nhau? Một điều chắc chắn là chúng ta đã và đang được yêu với một tình yêu sâu thẳm mà chúng ta không thể và cũng không muốn giữ im lặng về một tình yêu đã thách đố chúng ta biết đáp trả theo cùng cách thức: bằng tình yêu. Chính tình yêu của Đức Ki-tô thôi thúc chúng ta (x. 2 Cr 5:14).

Toàn văn huấn từ của Đức Thánh Cha tại buổi khai mạc Ngày Giới trẻ Thế giới

Một tình yêu không áp đảo hay đè nén, không gạt ra bên lề hay lui vào im lặng, không làm nhục hay hống hách. Đó là tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu tôn trọng, âm thầm và từng ngày từng ngày; một tình yêu tự do và giải thoát, một tình yêu chữa lành và nâng dậy. Tình yêu của Chúa chỉ nâng dậy chứ không hạ gục, hòa giải chứ không ngăn cản, trao tặng những sự thay đổi mới hơn là kết án, hướng đến tương lai hơn là quá khứ. Đó là tình yêu âm thầm của một bàn tay vươn ra phục vụ, một cam kết không hướng sự chú ý vào bản thân.

Chúng con có tin vào tình yêu này không? Đó có phải là một tình yêu có ý nghĩa không?

Đây cũng là câu hỏi và lời mời gọi đã được gửi đến Mẹ Maria. Thiên Thần hỏi Mẹ có muốn mang lấy ước mơ này trong cung lòng và trao tặng sự sống, để cho ước mơ trở thành xác phàm. Mẹ đáp lời: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1:38). Mẹ Maria đã có lòng can đảm nói lời “xin vâng.” Mẹ tìm được sức mạnh để trao tặng sự sống cho ước mơ của Thiên Chúa. Thiên Thần cũng đang đặt câu hỏi tương tự cho mỗi người chúng con, và cho cha. Chúng con có muốn ước mơ này trở thành hiện thực? Chúng con có muốn ước mơ đó trở thành da thịt trên đôi tay của chúng con, đôi chân của chúng con, trên cái nhìn, trên tâm hồn của chúng con không? Chúng con có muốn tình yêu của Chúa Cha mở ra những chân trời mới cho chúng con và dẫn đưa chúng con đi trên những con đường chưa từng được hình dung hay hy vọng, chưa từng mơ ước hay mong chờ, làm cho con tim của chúng con reo vui, ca vang và nhảy múa không?

Chúng ta có đủ can đảm để thưa với Thiên Thần, như Mẹ Maria đã thưa: tôi đây là người phục vụ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.

Các bạn trẻ thân mến, kết quả được hy vọng nhất cho ngày hôm nay sẽ không phải là một tài liệu đúc kết, một thư chung hay một chương trình để thực hiện. Kết quả được hy vọng nhất của buổi gặp gỡ này sẽ là những khuôn mặt của chúng con và một lời cầu nguyện. Mỗi người chúng con sẽ trở về nhà với một sức mạnh mới được sinh ra từ mỗi sự gặp gỡ với nhau và với Thiên Chúa. Chúng con sẽ trở về nhà tràn đầy Thánh Thần để chúng con có thể nâng niu và giữ sống động ước mơ biến chúng ta thành anh em chị em, và chúng ta không được để cho trái tim của thế giới trở nên lạnh lùng. Ở bất cứ nơi đâu chúng ta đến và ở bất kỳ công việc gì chúng ta làm, chúng ta vẫn luôn ngước lên và thưa: “Lạy Chúa, xin dạy con biết yêu thương như Người đã yêu chúng con.” Chúng con cùng lặp lại câu này với cha chứ? “Lạy Chúa, xin dạy con biết yêu thương như Người đã yêu chúng con.”

Chúng ta không thể kết thúc buổi gặp gỡ đầu tiên này mà không nói lời cảm ơn. Xin cảm ơn tất cả những người đã chuẩn bị cho Ngày Giới trẻ Thế giới này bằng tất cả nhiệt huyết. Xin cảm ơn vì đã động viên nhau để xây dựng và chào đón, và để nói lời “xin vâng” cho ước mơ của Thiên Chúa muốn nhìn thấy những đứa con của Người tụ họp với nhau. Xin cảm ơn Đức Tổng Giám mục Ulloa và nhóm của ngài đã giúp Panama đến hôm nay không chỉ là một con kênh kết nối các đại dương, nhưng còn là một kênh nơi đó ước mơ của Chúa tiếp tục tìm được những dòng suối mới để làm cho nó lớn lên, nhân gấp lên nhiều lần và lan tràn đến mọi miền của trái đất.

Các bạn thân mến, xin Chúa Giê-su chúc phúc cho chúng con và Santa Maria Antigua luôn đồng hành với chúng con để chúng ta có thể đáp lời mà không hề e ngại, giống như Mẹ: “Này con đây. Xin cứ làm như lời Sứ Thần nói.”

[00113-EN.01] [Văn bản chính: tiếng Tây Ban nha]

© Libreria Editrice Vatican



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/1/2019]