Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

THÁNH PHANXICO REGIS

THÁNH PHANXICO REGIS

THỨ NĂM, 16 THÁNG 6, 2016




francis regis
Ngày 16 tháng 6 Giáo Hội Công giáo mừng kính thánh Gioan Phanxico Regis, một cha dòng Tên người Pháp thế kỷ XVII nổi tiếng vì những nỗi lực truyền giáo nhiệt thành và sự quan tâm chăm sóc của cha dành cho người nghèo và người bị đẩy ra bên lề xã hội.
Trong một lá thư năm 1997 gửi Đức Giám mục Giáo phận Viviers, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã tưởng nhớ 400 năm ngày sinh của Thánh Gioan Phanxico Regis, tôn vinh ngài như một “một con người cao quý của sự thánh thiện” và là một mẫu gương cho Giáo hội trong thế giới hiện đại.
“Không đầy 10 năm trong thừa tác vụ, vị thánh người Pháp này đã thành công, với sự trợ giúp của Thiên Chúa, dẫn đưa trở lại với Chúa Ki-tô không biết bao người đàn ông, phụ nữ và trẻ em mọi độ tuổi, và những bước đi trong cuộc sống,” Đức Thánh Cha nhớ lại. Ngài đã thúc giục các tín hữu hãy bắt chước thánh nhân và “phó thác mình trong bàn tay Thiên Chúa với tất cả lòng tín thác.”
Sinh năm 1597, Gioan Phanxico Regis là con trai của một người cha thương buôn giàu có và người mẹ hậu duệ của một gia đình quý tộc. Khi còn bé thánh nhân rất nhạy cảm, ngoan đạo và luôn sẵn sàng làm vui lòng cha mẹ và thầy giáo. Được giáo dục bởi các thầy dòng Tên từ năm 14 tuổi, ngài gia nhập vào Dòng Tên tháng 12 năm 1616.
Khi ngài đi theo con đường truyền thống của dòng Tên trong việc học tập và giáo dục, Gioan cũng nổi tiếng vì là một nhà giảng giáo lý đầy kỹ năng. Ngài mong muốn được tiến chức linh mục, và đã dâng thánh lễ mở tay năm 1631. Gioan dành hầu hết thời gian còn lại của năm đó để chăm sóc những nạn nhân của nạn dịch tả phát tán rộng trong thành Toulouse.
Năm 1632, Gioan nhận bài sai làm nhà truyền giáo cho những người Tin lành Pháp – được biết với tên gọi Huguenots – cũng như những Người Công giáo lạc đạo và những người khác đang cần được rao giảng tin mừng. Toàn phần đời còn lại của ngài tận hiện cho sứ vụ nay, với những thành công đáng kể.
Công cuộc truyền giáo của Gioan mở rộng cả về khoảng cách địa lý và phạm vi xã hội rộng rãi. Trên khắp 50 quận của nước Pháp, ngài đã rao giảng Tin mừng cho trẻ em, người nghèo, tù nhân, và những người bị xã hội lãng quên và bỏ rơi. Công cuộc nổi tiếng nhất của ngài là can thiệp giúp đỡ những phụ nữ thoát khỏi những động chứa
Công sức lao động của Gioan đã thu hoạch được những vụ mùa hoán cải tươi tốt. Tuy nhiên, tính gan dạ của ngài – nhiều khi bị xem như tính kiêu ngạo trong một số trường hợp – dẫn đến sự xung khắc với một số linh mục khác, một khoảng thời gian căng thẳng với giám mục địa phận, và thậm chí là bị đe dọa bạo lực từ những người bị ngài tố cáo tính trụy lạc.
Vượt qua những chướng ngại, vị linh mục kiên nhẫn, duy trì lời cầu nguyện sốt sắng và đời tu khổ hạnh khắt khe. Công việc truyền giáo của ngài bao gồm những chuyến đi trong mùa đông khắc nghiệt, và một chứng nhân tại lễ phong thánh làm chứng về thói quen của cha Gioan thường giảng đạo ở ngoài trời suốt ngày, và giải tội suốt đêm.
Thánh Gioan Phanxico Regis chết ở tuổi 43, cuối tháng 12 năm 1640. Chịu đựng chứng bệnh về phổi, ngài vẫn khăng khăng đòi được giảng huấn tại một sứ vụ giáo xứ và giải tội. Một hối nhân đã tìm thấy ngài bị ngất trong tòa giải tội, sau đó ngài tỉnh lại đủ thời gian để lãnh các nghi thức cuối cùng trước khi qua đời.
Được tôn vinh như là một người tuyên xưng đức tin và là một mẫu gương cho các nhà truyền giáo dòng Tên, Thánh Gioan Phanxico Regis được phong á thánh năm 1716 và hiển thánh năm 1737. Mặc dù ngày lễ kính của ngài được chọn là 16 tháng 6, nhưng vẫn có những truyền thống riêng 2 tháng 7.

[Nguồn: catholicnewsagency]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 17/06/2016]



Chuyến thăm của Đức Thánh Cha đến Auschwitz sẽ định hình cho Ngày Giới trẻ Thế giới như thế nào

Chuyến thăm của Đức Thánh Cha đến Auschwitz sẽ định hình cho Ngày Giới trẻ Thế giới như thế nào

Pope Francis prays with journalists on the papal plane, August 14, 2014. Credit: Alan Holdren/CNA.

Đức Thánh Cha Phanxico cầu nguyện với các ký giả trên máy bay của Giáo Hoàng, 14 tháng 8, 2014. Ảnh: Alan Holdren/CNA.
Tonia Borsellino
Washington D.C., 16 tháng 6, 2016 / 03:46 sáng (CNA/EWTN News).- Ngay từ ban đầu của Ngày Giới trẻ Thế giới năm 1986, sự kiện Công giáo Thế giới này đã được đánh dấu bởi lời cầu nguyện, âm nhạc, và tình bạn giữa hàng ngàn bạn trẻ nao nức muốn gặp Đức Thánh Cha.
Lần họp mặt năm nay ở Krakow, Ba lan sẽ thể hiện những yếu tố tương tự – nhưng nó cũng sẽ có nét riêng biệt, qua chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến trại tập trung Auschwitz-Birkenau.
Paul Jarzembowski, nhà điều phối Mỹ Ngày Giới trẻ Thế giới tại Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, giải thích rằng cấu trúc của việc tụ họp toàn cầu này nhằm mục đích suy tư về các biến cố của Tam Nhật vượt qua – cuộc thương khó, cái chết và sự phục sinh của Chúa Ki-tô.
Ngày thứ Sáu trong mỗi Ngày Giới trẻ Thế giới là một nghi thức kỷ niệm thứ Sáu Tuần Thánh. Một đêm canh thức được tổ chức vào Thứ Bảy,và Chúa Nhật là kỷ niệm niềm vui Phục sinh bằng một thánh lễ.
“Một trải nghiệm bình thường của Ngày Giới trẻ Thế giới cũng làm nổi bật mầu nhiệm Phục sinh,” Jarzembowski nói với CNA.
“Sự kiện Đức Thánh Cha Phanxico sẽ đến thăm Auschwitz vào thứ Sáu, đây luôn là một ngày suy tư trong tuần, nên sẽ rất phù hợp,” ông nói. “Tôi nghĩ nó sẽ không thay đổi bầu khí của Ngày Giới trẻ Thế giới. Nó sẽ thậm chí làm nổi bật hơn vì trải nghiệm này đầy tính khải hoàn.”
Ngoài những chuyến thăm viếng với những bài diễn văn, thánh lễ và suy tư cầu nguyện, lịch trình chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxico từ 25-31 tháng 7 nhân dịp Ngày Giới trẻ Thế giới tại Ba lan sẽ bao gồm một chuyến đến thăm trại tập trung Auschwitz-Birkenau.
“Trong năm Lòng thương xót này,” Jarzembowski nói, “điều thực sự quan trọng cho Đức Thánh Cha Phanxico và Giáo hội là nhớ lại, qua mẫu gương của ngài, những khoảng thời gian khi thế giới chưa có được lòng thương xót như vậy.”
Jarzembowski nói rằng thảm kịch của cuộc tàn sát diệt chủng, trong suốt thời thống trị của Đức quốc xã, là một thời điểm của lịch sử không có lòng thương xót. Hơn 6 triệu người Do thái đã bị giết cùng với 5 triệu người không phải Do thái.
“Thời gian của Đức Thánh Cha Phanxico ở đó (Auschwitz) là một sự nhắc nhở chúng ta tiếp tục đối thoại với những anh chị em của chúng ta thuộc đức tin Do thái giáo,” ông nói.
“Nó cũng là một lời nhắc nhở cho chúng ta về những gì đang diễn ra ngày nay. Chúng ta phải làm gì đối với nạn bách hại tôn giáo; với cách mà chúng ta đối xử với nhau theo kiểu phân biệt văn hóa và phân biệt xã hội đối với những nhóm người khác,” ông nói thêm.
“Tôi nghĩ nó là một lời kêu gọi chúng ta phải nhớ đừng để chúng ta trượt dài vào những khoảng thời gian khi chúng ta chưa có lòng thương xót. Khi những người hành hương nhìn thấy Đức Thánh Cha làm điều này, nó sẽ là một thách thức cho họ bước tới và tìm ra những con đường để cả họ cũng có thể nghe thấy được những bài học về lòng thương xót và đối thoại liên tôn.”
Hơn nữa, Jarzembowski nói, nó sẽ “nhắc nhở họ là họ đang ở đâu trong đất nước Ba lan. Văn hóa của Ba lan và lịch sử của Ba lan có một quá khứ rất thú vị.”
Giáo hội Ba lan đã phải đương đầu với sức ép rất lớn trong thế kỷ XX, đầu tiên là dưới chế độ Phát xít và sau đó dưới thể chế Cộng sản.
Nhưng đó cũng giống như con đường mà Chúa Giê-su đã chịu đau khổ rồi sau đó đem niềm hy vọng đến cho trần gian qua sự phục sinh của Người, Jarzembowski nói rằng lịch sử của Ba lan cũng có những khoảng thời gian đầy ân sủng với đời sống của ba vị thánh.
Thánh Maximilian Kolbe, một thầy dòng Phanxico người Ba lan, đã tình nguyện bị bỏ đói đến chết thay cho một người cha trong cuộc diệt chủng của Phát xít.
Nữ tu Ba lan,Thánh Faustina, lớn lên ở Ba lan trong suốt 2 cuộc Chiến Thế giới và nhận được những thông điệp về lòng thương xót của Chúa, mà ngày nay được gọi là Sự sùng kính Lòng Chúa Thương Xót.
Karol Józef Wojtyla lớn lên ở Ba lan, trở thành Giáo Hoàng Gioan Phaolo II năm 1978, và đã phải tranh cãi với chính phủ Ba lan để có thể thực hiện được chuyến tông du năm 1979. Hàng triệu người đã xếp hàng trên các con phố và tầm ảnh hưởng của ngài đã mang đến những cải thiện về sự tự do tôn giáo trong đất nước. Ngài đã tổ chức ngày Giới trẻ Thế giới đầu tiên năm 1986 và bây giờ – 30 năm sau – sự kiện này sẽ được diễn ra tại thành phố mà ngày xưa thánh Giáo hoàng đã từng phục vụ là Tổng Giám mục.
“Cuộc chiến đòi sự bình đẳng và nhân quyền đặc biệt ở trong nước Nga Cộng sản chuẩn bị liên kết lại với nhau, chuẩn bị kết hợp với nhau, chuẩn bị bắt tay với nhau,” Jarzembowski nói.
“Tinh thần đó cũng tương tự với tinh thần ngày Giới trẻ Thế giới. Tôi nghĩ đó là lý do tại sao không khí lại đầy nhiệt huyết như vậy. Bạn biết rằng bạn không chỉ có một mình.”
Jarzembowski nói rằng chính phủ Ba lan đã rất hợp tác với Tổng Giáo phận Krakow và đã gia tăng an ninh để giữ cho các khách hành hương được an toàn. Ông cũng nói rằng chính phủ Ba lan rất phấn khởi khi nhìn thấy có quá nhiều người đến đất nước của họ.
Trên hai triệu khách hành hương được mong chờ đến tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới sẽ gặp gỡ tính phổ quát của Giáo hội qua những nghi lễ, âm nhạc, ngôn ngữ đa dạng, và cầu nguyện, kết thúc là một thánh lễ do Đức Thánh Cha Phanxico chủ tế.
“Trải nghiệm lễ mừng của đức tin với hàng triệu người khác, đứng ngay bên cạnh bạn, là một cái gì đó thực sự đặc biệt,” Jarzembowski nói.
“Nó rất khác biệt với bất kỳ một sự tụ họp nào trong Giáo hội và bất kỳ một sự tụ họp nào trong của văn hóa.”
Đức Thánh Cha Phanxico vẫn chưa thông báo giới trẻ có sẽ theo ngài tới Auschwitz không. Chuyến viếng thăm của ngài không mở rộng ra cho công chúng, nhưng những người hành hương có thể đăng ký trên mạng để đến thăm địa điểm lịch sử này trong những khoảng thời gian hạn hẹp trong suốt tuần lễ đó: http://mlodzi.duszpasterstwa.bielsko.pl/auschwitz/

[Nguồn: catholicnewsagency]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 17/06/2016]



Đức Thánh Cha: ‘Kinh Lạy Cha’ là tảng đá gốc của đời sống cầu nguyện của chúng ta

Đức Thánh Cha: ‘Kinh Lạy Cha’ là tảng đá gốc của đời sống cầu nguyện của chúng ta

16-06-2016 Vatican Radio
pope francis
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico nói rằng lời cầu nguyện không phải là những lời bùa chú cho người Ki-tô hữu và khi chúng ta cầu nguyện bằng “Kinh Lạy Cha” chúng ta có thể cảm thấy Chúa đang nhìn đến chúng ta và kinh này phải là tảng đá gốc cho đời sống cầu nguyện của chúng ta. Những lời nhắn nhủ của ngài trong thánh lễ sáng Thứ Năm trong nhà nguyện Santa Marta.
Chúa Giê-su  luôn tìm đến Chúa Cha trong những giây phút thử thách nhất.
Lấy cảm hứng từ bài đọc Tin mừng hôm nay khi Chúa Giê-su dạy các môn đệ Người cầu nguyện bằng “Kinh Lạy Cha”, bài giảng của Đức Thánh Cha là một suy tư về giá trị và ý nghĩa của lời cầu nguyện trong đời sống của một Ki-tô hữu. Ngài lưu ý rằng Chúa Giê-su luôn luôn dùng từ “Cha” trong những giây phút quan trọng nhất và thử thách nhất trong cuộc sống của Người, Người nói rằng “Cha của chúng ta biết chúng ta cần những gì, trước khi chúng ta kêu xin Người.” Người là Cha lắng nghe chúng ta trong nơi thanh vắng cũng như Chúa Giê-su khuyên chúng ta nên cầu nguyện trong nơi thanh vắng.
“Nhờ Chúa Cha mà chúng ta nhận được giá trị làm con cái. Và khi tôi thưa “Cha” thì lời cầu này dẫn thẳng về cội rễ của giá trị của tôi: giá trị người Ki-tô hữu của tôi là được làm con của Người và đây là ân sủng của Chúa Thánh Thần. Không ai có thể gọi “Cha” mà không có ân sủng của Thần Khí. “Cha” là từ ngữ mà Chúa Giê-su dùng trong những giây phút quan trọng nhất: khi người tràn ngập niềm vui, hay cảm xúc: ‘Lạy Cha, con khẩn xin Cha hé lộ những điều này cho những người con bé nhỏ.’ Hoặc khi khóc, đứng trước mồ của người bạn Lazaro của Người: ‘Lạy Cha, con tạ ơn Cha vì đã lắng nghe lời khẩn nguyện của con,’ hay lúc cuối cùng của Người, trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời của Người, ngay trước khi hoàn tất.”
Đức Thánh Cha Phanxico tiếp tục nhấn mạnh về từ “Cha” được Chúa Giê-su sử dụng nhiều trong những giây phút quan trọng nhất và thử thách nhất của cuộc đời của Người. Ngài cảnh báo rằng “nếu chúng ta không cảm thấy chúng ta là con cái của Người, mà không quan tâm rằng chúng ta là con cái của Người, và không gọi câu ‘Thưa Cha,’ thì lời cầu nguyện của chúng ta chỉ là của người ngoại đạo, đó chỉ là một lời cầu nguyện thuần túy từ ngữ.
Cầu nguyện bằng “Kinh Lạy Cha” là tảng đá gốc của chúng ta.
Cũng như vậy, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng lời kinh “Lạy Cha” là tảng đá gốc cho đời sống cầu nguyện của chúng ta. Ngài cảnh báo rằng, “nếu chúng ta không thể bắt đầu lời cầu nguyện của chúng ta bằng từ này, lời cầu nguyện của chúng ta sẽ chẳng đi đến đâu.”
“Lạy Cha.” Nó là cảm giác thấy Cha của chúng ta đang nhìn chúng ta, cảm giác rằng từ “Lạy Cha” này không phải là một sự lãng phí thời gian như những từ ngữ trong lời cầu nguyện của người ngoại: đó là tiếng kêu lên Ngài, người đã cho tôi giá trị làm con Ngài. Đây là chiều kích của lời cầu nguyện của người Ki-tô hữu – ‘Lạy Cha’ và chúng ta có thể cầu nguyện trước các Thánh, các Thiên Thần, chúng ta có thể đi theo các đoàn rước, các nhóm hành hương … tất cả các điều này đều rất tuyệt diệu, nhưng chúng ta phải luôn bắt đầu (lời cầu nguyện của chúng ta) bằng “Lạy Cha” và phải ý thức rằng chúng ta là con cái của Người, và rằng chúng ta có một người Cha yêu thương chúng ta và người biết tất cả những gì chúng ta cần. Đây là chiều kích của lời cầu nguyện.”
Chuyển sang phần tiếp theo trong lời “Kinh Lạy Cha” khi Chúa Giê-su đề cập đến việc tha thứ cho những người đã “xúc phạm đến chúng con” như Chúa tha thứ cho chúng ta, Đức Thánh Cha giải thích lời cầu nguyện này chuyển tải ý nghĩa rằng chúng ta là anh em (và là chị em) và là một phần của một gia đình. Chứ không cư xử như Cain ghét em của mình; ngài nói, điều rất quan trọng cho tất cả chúng ta là tha thứ, là quên đi những xúc phạm chống lại chúng ta, là một thái độ tốt lành khi nói ‘chúng ta hãy quên chuyện này đi,’ và không giữ lại những cảm giác hiềm khích, oán giận hay mong muốn trả thù.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói rằng lời cầu nguyện tốt nhất chúng ta có thể dâng lên là cầu xin Thiên Chúa chúng ta tha thứ cho mọi người và quên đi tội lỗi của họ.
“Thật là tốt lành khi chúng ta thỉnh thoảng kiểm tra lại lương tâm của mình theo tiêu chuẩn này. Đối với tôi, Thiên Chúa có phải là Cha của tôi không? Tôi có cảm thấy Người là Cha của tôi không? Và nếu tôi không cảm thấy như vậy, tôi hãy cầu xin Chúa Thánh Thần dạy tôi biết cảm nhận như vậy. Tôi có thể quên đi được những xúc phạm không, có thể tha thứ không, có thể quên đi không? Và nếu tôi không thể, chúng ta hãy xin với Chúa Cha: ‘những người này cũng là con cái của Người, họ đã làm điều kinh khủng đối với con … xin Người giúp con tha thứ cho họ.’ Xin cho chúng ta biết thực hiện việc xét lương tâm mình như vầy và nó sẽ giúp chúng ta làm được nhiều điều tốt, rất tốt, rất tốt. ‘Lạy Cha’ và “của chúng con’: cho chúng ta giá trị là con cái Người và cho chúng có một gia đình cùng đi trên hành trình cuộc sống của chúng ta.”

[Nguồn: news.va]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 17/06/2016]