Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

Người Kitô giáo Trung Hoa được cho biết phải thay thế Đức Kitô bằng Mao hoặc là mất sự hỗ trợ của chính phủ

Người Kitô giáo Trung Hoa được cho biết phải thay thế Đức Kitô bằng Mao hoặc là mất sự hỗ trợ của chính phủ

Người Kitô giáo Trung Hoa được cho biết phải thay thế Đức Kitô bằng Mao hoặc là mất sự hỗ trợ của chính phủ
Người dân cầu nguyện ở Thượng Hải, Trung Hoa. Credit: ThewayIsee/Shutterstock

CNA Staff, 21 tháng Bảy, 2020 / 03:00 chiều MT (CNA). - Các quan chức chính phủ tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, đang ra lệnh cho những người nhận được sự trợ giúp của chính phủ phải thay thế các biểu tượng tôn giáo trong nhà của họ, gồm cả hình ảnh của Chúa Giêsu, bằng hình ảnh của Chủ tịch Mao và Chủ tịch Tập Cận Bình. Nếu từ chối tuân thủ sẽ đồng nghĩa với việc mất đi sự hỗ trợ.

Tuần trước tạp chí tự do tôn giáo Bitter Winter tường thuật rằng các quan chức ở thành phố Linfen, tỉnh Sơn Tây, được yêu cầu trong tháng Tư phải kiểm soát và loại bỏ các biểu tượng tôn giáo khỏi nhà của những người nhận được “những khoản thanh toán phúc lợi xã hội”, và thay thế bằng các nhà lãnh đạo cộng sản. Những người phàn nàn sẽ “bị hủy bỏ” những khoản thanh toán của họ.

Chính sách này cũng áp dụng cho thành viên của các nhà thờ do nhà nước điều hành. Một thành viên của Giáo hội Tam Tự, là giáo phái Tin Lành chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói với Bitter Winter rằng những hình ảnh của Chúa Giêsu và lịch tôn giáo đã bị gỡ xuống khỏi nhà ông và thay thế bằng hình ảnh của Chủ tịch Mao.

Giống như phần lớn thế giới, nền kinh tế Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch coronavirus đang diễn ra, có nghĩa là ngày càng có nhiều người phải dựa vào các khoản thanh toán của chính phủ để ổn định tài chính. Đồng thời, chính phủ đã và đang giám sát một cuộc đàn áp mới nhắm vào những nơi thờ phụng.

“Các hộ gia đình tôn giáo nghèo không thể nhận được bất cứ đồng tiền nào của nhà nước một cách nhưng không — họ phải nghe lời Đảng Cộng sản vì số tiền họ nhận được,” thành viên của giáo hội Tam Tự nói với Bitter Winter.

Một nhà thuyết giáo của một nhà thờ tại gia, thường là bất hợp pháp nhưng được dung thứ ở phần lớn Trung Hoa, nói rằng thánh giá và những hình ảnh Chúa Giêsu của ông đã bị tháo bỏ vào tháng Năm và bị thay thế bằng hình ảnh của Mao Chủ tịch.

Nhà thuyết giáo nói với Bitter Winter: “Tất cả các hộ gia đình nghèo trong thị trấn được yêu cầu phải treo hình ảnh của Mao Trạch Đông. Chính phủ đang cố gắng tẩy xóa niềm tin của chúng tôi và muốn trở thành Chúa thay vì Chúa Giêsu.”

Ngoài Sơn Tây, người Kitô hữu ở các tỉnh khác cũng báo cáo về cách hành xử tương tự từ các quan chức chính phủ.

Tại Giang Tây, nơi chứng kiến nhiều báo cáo về sự đàn áp Kitô giáo trong năm ngoái, một Kitô hữu tường thuật rằng khoản tiền trợ cấp người khuyết tật của ông đã bị thu hồi vì ông ta đến nhà thờ.

Vợ ông ta nói với Bitter Winter rằng ông ta được thông báo họ sẽ “bị đối xử như những thành phần chống đối Đảng” nếu họ không bỏ việc đi nhà thờ.

Một thành viên của Giáo hội Tam Tự là một phụ nữ cao niên trong độ tuổi 80 sống ở tỉnh Giang Tây, báo cáo rằng bà đã mất khoản trợ cấp của nhà nước sau khi bà nói “Tạ ơn Chúa” khi nhận được khoản tiền trợ cấp.

Bà nói: “Thay vào đó, họ mong đợi tôi ca ngợi lòng tốt của Đảng Cộng sản.”

Vào tháng Tư, một người phụ nữ lớn tuổi khác ở tỉnh Hà Nam cho biết số tiền trợ cấp tối thiểu của bà đã bị hủy khi các quan chức phát hiện ra một thánh giá trên cửa nhà của bà. Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường và cần tiêm thường xuyên đã mất tất cả trợ cấp của nhà nước chỉ vì niềm tin tôn giáo.

Tại tỉnh Sơn Đông, các quan chức đã đột kích vào nhà của một người Kitô giáo và treo hình ảnh của Mao và Tập Cận Bình. Người Kitô hữu nói với Bitter Winter rằng Mao và Tập Cận Bình là “các Chúa vĩ đại nhất.”

Cán bộ nói với người đàn ông ở Sơn Đông, “Nếu ông muốn tôn thờ ai đó, thì người đó chính là họ.”

Kể từ năm 2015, chính quyền Cộng sản đã đẩy mạnh một chương trình “Trung quốc hóa” tôn giáo. Thường xuyên có những báo cáo về các nhà thờ bị triệt hạ, các linh mục và giám mục bị quấy rối và bắt giữ, và sự kiểm duyệt nghiêm ngặt được áp đặt đối với giáo lý tôn giáo tiếp tục trong nước.

Ở một số khu vực, các nhà thờ bị buộc phải tháo bỏ Mười Điều Răn và thay thế bằng những câu nói của chủ tịch Tập Cận Bình.

Tại Tân Cương, ước tính có từ 900.000 đến 1,8 triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi hiện đang ở trong hệ thống hơn 1.300 trại tạm giam do chính quyền Trung Quốc thành lập, bề ngoài gọi là nhằm mục đích “cải tạo.” Những người trốn thoát tường thuật về sự nhồi sọ, đánh đập, lao động cưỡng bức, cưỡng bức phá thai và triệt sản, và tra tấn trong các trại.



[Nguồn: catholicnewsagency]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/7/2020]


5 chi tiết ngạc nhiên về nhà thờ Sagrada Familia của Barcelona

5 chi tiết ngạc nhiên về nhà thờ Sagrada Familia của Barcelona

5 chi tiết gây sửng sốt về nhà thờ Sagrada Familia của Barcelona
Mapics I Shutterstock

19 tháng Sáu, 2019

Kiệt tác của Gaudi cuối cùng cũng đã có được phép xây dựng. Tuy nhiên, sự đình trệ do tính quan liêu kéo dài 137 năm không phải là chi tiết duy nhất về Vương cung Thánh đường Sagrada Familia.

Thứ Sáu tuần trước, Barcelona cuối cùng đã bật đèn xanh cho việc xây dựng kiệt tác kiến trúc của Antonio Gaudi, Vương cung Thánh đường Sagrada Familia. Giấy xin phép xây dựng đã được nộp năm 1885, nhưng các nhà chức trách phải mất 137 năm để giải quyết đơn. Trong khi chờ đợi, công việc đã bắt đầu nhưng chưa bao giờ hoàn thành vì Gaudi, một người Công giáo nhiệt thành, đã chết trong một tai nạn xe điện năm 1926.

Hiện tại, các nhóm kiến trúc sư đang làm việc để hoàn thành tầm nhìn của ông cho rằng nhà thờ chính tòa có thể hoàn tất vào năm 2026, một trăm năm sau khi Gaudi qua đời. Nhưng những sự trì trệ do tính quan liêu kéo dài hàng thế kỷ không phải là đặc điểm khác thường về ngôi nhà thờ này. Dưới đây là năm chi tiết về một trong những Nhà thờ Chính tòa phi thường nhất trên thế giới.


1. Nó đã gần như bị phá hủy trong cuộc Nội chiến.

Khi cuộc Nội chiến Tây Ban nha nổ ra năm 1936, một nhóm những người theo chủ nghĩa vô chính phủ đã chiếm đóng địa điểm khi đó còn là phiên bản tiên khởi của Sagrada Familia. Họ phóng hỏa đốt tầng hầm và phá hủy hầu hết những đường nét theo bản thiết kế của Gaudi, bản vẽ và những mẫu thạch cao. Các nhà nghiên cứu phải mất 16 năm để ghép nối lại những tài liệu bị mất bằng cách thu thập những phần còn sót lại.

5 chi tiết gây sửng sốt về nhà thờ Sagrada Familia của Barcelona

Templo Expiatorio de la Sagrada Familia, Sagrada Familia đã gần như bị phá hủy trong cuộc Nội chiến Tây Ban nha.

2. Đá được lấy từ núi Montjuïc.

Sắc hung đỏ đặc trưng như màu cát của Sagrada Familia có được là do sử dụng sa thạch lấy từ núi Montjuïc, một ngọn đồi nơi kiến trúc sư bậc thầy người Tây Ban nha đã xây dựng công viên kiến trúc nổi tiếng của ông là Parc Güell. Gaudi đã chọn loại sa thạch đặc biệt này vì tính bền vững của nó — phần lớn các hạt của nó được cấu tạo bởi thạch anh — và vì tính đa sắc của nó, các tảng đá với những vùng màu xám, hồng, nâu và thậm chí xanh dương.

5 chi tiết gây sửng sốt về nhà thờ Sagrada Familia của Barcelona

Joseolgon Sagrada Familia có màu sắc đặc trưng như màu cát do đá lấy từ núi Montjuïc.


3. Nhà thờ được thánh hiến năm 2010

Nhà thờ không được thánh hiến suốt nhiều năm, vì nó chưa hoàn thánh. Nhưng năm 2010, Đức Giáo hoàng Benedict cuối cùng đã chuẩn nhận nó là một vương cung thánh đường trong một nghi lễ có 6.500 người tham dự. “Ước mong niềm tin này tìm được khí lực mới trên lục địa ở đây và trở thành một nguồn mạch cảm hứng,” ngài nói vào cuối buổi viếng thăm của ngài.

5 chi tiết gây sửng sốt về nhà thờ Sagrada Familia của Barcelona

Sagrada Familia Đức Giáo hoàng Benedict chuẩn nhận Sagrada Familia là vương cung thánh đường năm 2010.

4. Gaudi được chôn trong nhà thờ.

Ngay sau khi qua đời do một tai nạn xe điện năm 1926, Gaudi được chôn trong hầm mộ bên trong Nhà nguyện Đức Nữ Đồng trinh El Carmen trong tầng hầm của Sagrada Familia. Các kiến trúc sư dự định hoàn tất công trình xây dựng vào năm 2026 kịp thời gian cho kỷ niệm giỗ 100 năm của ông.

5 chi tiết gây sửng sốt về nhà thờ Sagrada Familia của Barcelona

Public Domain Gaudi, một người Công giáo nhiệt thành, được chông trong Vương cung Thánh đường Sagrada Familia.

5. Giấy phép xây dựng của nhà thờ là đắt nhất trong lịch sử được ghi lại của Barcelona.

Quỹ Sagrada Familia, một tổ chức phi lợi nhuận, đã trả cho thành phố Barcelona một khoản phí là 4,5 triệu euros ($5,1 triệu) để có được phép xây dựng cần thiết cho việc hoàn thành nhà thờ. Nó là mức phí cao nhất từng được ghi lại trong thành phố Barcelona cho một giấy phép xây dựng.

5 chi tiết gây sửng sốt về nhà thờ Sagrada Familia của Barcelona

Bernard Gagnon Giấy phép để hoàn thành Sagrada Familia được trả với giá $5,1 triệu, mức phí cao nhất được trả cho thành phố Barcelona cho một giấy phép xây dựng.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 20/7/2020]