Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020

Huấn từ Kinh Truyền tin: Chúa nhật thứ Hai Mùa Thường Niên, tiếp nối sự tỏ mình của Chúa Giê-su trong Lễ Hiển linh và Phép Rửa tại Sông Gio-đan

Huấn từ Kinh Truyền tin: Chúa nhật thứ Hai Mùa Thường Niên, tiếp nối sự tỏ mình của Chúa Giê-su trong Lễ Hiển linh và Phép Rửa tại Sông Gio-đan
© Vatican Media

Huấn từ Kinh Truyền tin: Chúa nhật thứ Hai Mùa Thường Niên, tiếp nối sự tỏ mình của Chúa Giê-su trong Lễ Hiển linh và Phép Rửa tại Sông Gio-đan

Chúa Giê-su bênh vực các tội nhân: “Thiên Chúa tặng ban Con Một của Người vì ơn cứu độ cho nhân loại”

19 tháng Một, 2020 13:59

Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay trước và sau giờ đọc Kinh Truyền tin với những người tập trung trong quảng trường Thánh Phê-rô.

* * *

Trước Kinh Truyền tin:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Chúa nhật Thứ Hai Mùa Thường Niên này được thiết lập để tiếp nối với Lễ Hiển linh và Lễ Chúa Giê-su chịu Phép Rửa. Trình thuật phúc âm (x. Ga 1:29-34) tường thuật cho chúng ta một lần nữa sự tỏ mình ra của Chúa Giê-su. Quả thật, sau khi được rửa tội trong Sông Gio-đan, Người được thánh hiến bởi Chúa Thánh Thần là Đấng ngự xuống trên Ngài và được công bố là Con Chí ái của Thiên Chúa bởi chính tiếng nói của Chúa Cha trên Trời (x. Mt 3:16-17). Tác giả Tin mừng Gioan, khác với ba Tác giả Tin mừng kia, không tường thuật lại biến cố, nhưng giới thiệu cho chúng ta chứng ngôn của Gioan Tẩy Giả. Ông là chứng nhân đầu tiên của Đức Ki-tô. Thiên Chúa đã gọi ông và sắp xếp ông cho việc này.

Gioan Tẩy Giả không thể kìm nén được khao khát làm chứng cho Chúa Giê-su và tuyên bố: “Tôi đã thấy nên xin chứng thực” (c. 34). Gioan đã nhìn thấy một sự quá lớn lao, đó chính là Con Chí ái của Thiên Chúa đoàn kết với các tội nhân; và Chúa Thánh Thần làm cho ông hiểu được tính mới mẻ chưa từng nghe nói, một chấn động thật sự. Thật vậy, trong mọi tôn giáo con người dâng hiến và hy sinh cho Thần, trong biến cố này Chúa Giê-su là Thiên Chúa lại tặng ban chính Con của Người vì ơn cứu độ của nhân loại. Gioan chứng thực sự kinh ngạc của ông và sự nhất trí của ông với tính mới mẻ mà Chúa Giê-su mang đến, thông qua cách diễn đạt mà chúng ta lặp lại trong mỗi Thánh Lễ: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian! (c. 29).”

Chứng thực của Gioan Tẩy Giả mời gọi chúng ta hãy luôn khởi đầu lại hành trình đức tin của mình: để bắt đầu từ Chúa Giê-su Ki-tô, Chiên Thiên Chúa đầy lòng thương xót mà Chúa Cha đã tặng ban cho chúng ta. Để cho phép bản thân mình một lần nữa kinh ngạc trước lựa chọn của của Thiên Chúa ở giữa chúng ta, để bênh vực cho chúng ta là những tội nhân, và để giải thoát thế gian khỏi sự ác đang thống trị nó.

Chúng ta học được từ Gioan Tẩy Giả để không coi là đã biết Chúa Giê-su, không coi như đã biết mọi điều về Người (x. c. 31). Không, không phải như vậy. Chúng ta hãy dừng lại trong Tin mừng, có thể chiêm ngắm một ảnh Đức Ki-tô, một “Dung nhan Thánh.” Chúng ta chiêm ngắm bằng đôi mắt của mình nhưng hãy chiêm ngắm bằng tâm hồn mình nhiều hơn, và chúng ta hãy cho phép bản thân được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, Đấng nói trong lòng chúng ta: Đó là Người! Đó là Con Thiên Chúa trở thành Con Chiên bị sát tế vì yêu. Người, chỉ mình Người đã gánh chịu, đã chịu đựng, đã chuộc tội, tội của mỗi chúng ta, tội của thế giới, và tội của tôi — của tất cả. Người gánh lấy tất cả trên mình Ngài và xóa bỏ chúng khỏi chúng ta, để cuối cùng chúng ta được tự do, không còn là nô lệ của sự ác. Vâng, chúng ta vẫn là những tội nhân đáng thương nhưng không còn là nô lệ, không, không còn là nô lệ nhưng là những đứa con, con cái của Thiên Chúa!

Nguyện xin Mẹ Maria Đồng trinh cầu bầu cho chúng ta được sức mạnh để làm chứng cho Chúa Giê-su Con của Mẹ; để hân hoan loan báo về Người bằng đời sống được giải thoát khỏi sự ác và bằng lời nói tràn đầy niềm tin kinh ngạc và tạ ơn.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]



Sau Kinh Truyền tin:

Anh chị em thân mến,

Hôm nay tại Berlin một Hội nghị được tổ chức để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Libya. Tôi tha thiết hy vọng rằng hội nghị thượng đỉnh rất quan trọng này là bước khởi đầu cho lộ trình tiến đến chấm dứt bạo lực và một giải pháp đàm phán, dẫn đến hòa bình và sự ổn định được khao khát của đất nước.

Cha chào tất cả anh chị em, những khách hành hương và tín hữu Roma, đặc biệt là thành viên của các Phụng hội Seville, Tây Ban nha; tín hữu của Bielsko-Biala và Poznan, Ba Lan; các sinh viên “Cao đẳng Loras” của Dubuque, Hoa Kỳ, và các sinh viên của Vila Pouca de Aguiar, thuộc Bồ Đào nha.

Cha xin chào các nhóm giáo xứ Scandicci và Quarto d’Altino, các nhóm giáo xứ San Giuseppe al Trionfale và San Melchiade thuộc Roma, cũng như các lễ sinh của Corva, giáo phận Concordia-Pordenone, cùng với gia đình.

Cha rất vui mừng vì năm 2020 được chọn là “Năm của các Y tá và Người Hộ sinh” ở cấp độ quốc tế. Y tá là những nhân viên chăm sóc sức khỏe đông nhất và gần gũi nhất với bệnh nhân, và những người hộ sinh thực hiện công việc có lẽ là cao quý nhất trong các nghề. Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả họ, để họ có thể thực hiện tốt nhất công việc quý giá của họ.

Cha chúc tất cả anh chị em một Chúa nhật hạnh phúc. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha.

Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và tạm biệt!

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]



[Nguồn:zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 20/1/2020]


Báo cáo World Watch mới cho biết người Ki-tô hữu Trung hoa đang đối mặt với ‘mức độ bách hại chưa từng có’

Báo cáo World Watch mới cho biết người Ki-tô hữu Trung hoa đang đối mặt với ‘mức độ bách hại chưa từng có’

16 tháng Một, 2020
Báo cáo World Watch mới cho biết người Ki-tô hữu Trung hoa đang đối mặt với ‘mức độ bách hại chưa từng có’


Một tổ chức theo dõi công bố báo cáo hàng năm về sự bách hại người Ki-tô hữu toàn cầu nhấn mạnh đến “sự gia tăng mạnh việc bách hại người Ki-tô hữu” ở Trung hoa trong phân tích World Watch List (danh sách đáng quan tâm) mới, và nói rằng nếu chính quyền Trung quốc tiếp tục leo thang sự ngược đãi người Ki-tô hữu, họ có thể trở thành “quốc gia vi phạm nhân quyền mạnh nhất trên thế giới.”

Tổ chức Open Doors USA công bố “World Watch List” (danh sách đáng quan tâm) mới của họ hôm thứ Tư, trong đó liệt kê thứ tự 50 quốc gia có thái độ thù địch nhiều nhất đối với những người tin theo Chúa Giê-su. Mười quốc gia đứng đầu danh sách hầu như vẫn không đổi — Bắc Triều tiên, Afghanistan, Somalia, Libya, Pakistan, Eritrea, Sudan, Yemen, Iran và Ấn độ, sự chú ý đáng kể của năm nay vào sự bách hại ở Trung hoa, quốc gia có khoảng 97 triệu người Ki-tô hữu sinh sống.

Tổ chức cho biết trong một công bố báo chí, “Các chính sách được Đảng Cộng sản Trung quốc ban hành năm 2018 nhằm mục tiêu Hán hóa giáo hội đã và đang được thi hành ngày càng nhiều trong các vùng lãnh thổ, tạo nên mức độ gia tăng mạnh mẽ sự bách hại người Ki-tô hữu. Những quy định về tôn giáo được áp dụng triệt để, lan rộng trên khắp đất nước, và hạn chế tối đa sự tự do.”

Báo cáo cho biết rằng trẻ em và thiếu nhi dưới 18 tuổi bị cấm không được đi nhà thờ, và thậm chí cả đối với người lớn, chỉ riêng “Three Self Church” (Hội thánh Tam tự) đăng ký với nhà nước là được phép hoạt động. Những giáo hội không đăng ký với chính quyền và không tuân thủ các quy định của Đảng Cộng sản về việc tổ chức mọi việc có nguy cơ bị đóng cửa hoặc bắt giữ.

“Dựa trên dữ liệu World Watch List, Trung hoa cho thấy sự gia tăng mạnh về số vụ tấn công vào các nhà thờ trong năm ngoái. Với con số báo cáo 1.847 vụ tấn công nhắm vào các nhà thờ trên toàn thế giới trong năm 2019, năm 2020, con số này được ước tính có ít nhất là 5.576 vụ ở riêng Trung hoa,” tổ chức này cho biết, mặc dù không rõ liệu con số này chỉ đề cập đến các nhà thờ tại gia không đăng ký hay cả những cơ sở “Three Self”.

Báo cáo giải thích thêm, “Trung quốc muốn ‘Hán hóa’ mọi ý thức hệ tôn giáo trong nước — có nghĩa là, biến mọi tôn giáo, kể cả Ki-tô giáo, phải đi theo cách giải thích của họ về chủ nghĩa cộng sản. Nếu các giáo hội hoặc các mục tử bị phát hiện là quá thẳng thắn hoặc mang tính chính trị, họ có thể bị theo dõi hoặc thậm chí bị cầm tù.”

Open Door USA cũng lưu ý bốn mối quan ngại hiện tại ảnh hưởng đến các Ki-tô hữu trên toàn thế giới, kể cả ở các quốc gia đông dân nhất trên trái đất — như Trung Quốc, người Ki-tô hữu sống dưới sự giám sát, và các chiến binh Hồi giáo đang gây ra nỗi sợ hãi rất lớn ở Châu Phi cận Sahara và Đông Nam Á.

Tổ chức công bố, “Tại Burkina Faso, từ lâu nổi tiếng về sự khoan dung tôn giáo, các Ki-tô hữu nói rằng họ đang trong một cuộc chiến sinh tồn. Cộng hòa Trung Phi luôn trong tình trạng biến động một phần do cuộc chiến của phiến quân Hồi giáo, nhiều nhóm nhắm vào các Kitô hữu.”

Bản báo cáo nói, “Ở Pakistan, các nhóm cực đoan Hồi giáo thường được chính phủ cho quyền tự do. Với sức mạnh của các nhóm này, không thể mong chờ bất kỳ sự nới lỏng nào về luật báng bổ khét tiếng của Pakistan trong thời gian sớm. Hơn 20 người Ki-tô hữu vẫn bị cầm tù vì bị kết án, hoặc bị buộc tội, báng bổ.”

World Watch List cũng cho biết rằng mặc dù chính phủ Hoa Kỳ đã có những quan hệ ngoại giao với Bắc Triều Tiên vào năm 2018 và 2019, nhưng điều đó không làm thay đổi sự ngược đãi người Ki-tô hữu của đất nước. Việc thờ phượng phải thực hiện trong bí mật hoặc người vi phạm có thể bị bắt, bị đưa đến trại lao động hoặc bị giết. Triều Tiên vẫn được xếp hạng số 1 trong danh sách những nơi nguy hiểm nhất cho người Ki-tô hữu.

Open Doors USA cho biết “Kitô hữu vẫn là một trong những nhóm tôn giáo bị đàn áp nhất trên thế giới. Tuy sự bắt bớ các Ki-tô hữu có nhiều hình thức, nhưng nó được định nghĩa như là sự thù địch do sự đồng nhất với Chúa Ki-tô. Ki-tô hữu trên khắp thế giới tiếp tục có nguy cơ bị cầm tù, mất nhà cửa và tài sản, bị tra tấn, hãm hiếp và thậm chí là chết vì đức tin của họ.”

Như báo cáo trước đó, Chủ tịch David Curry của Open Door USA đã lên tiếng trong mục ý kiến ban biên tập hồi đầu năm nay rằng trong khi “Giáo hội toàn cầu đang bị sát hại”, thì người Ki-tô hữu ở Mỹ thường tỏ ra thiếu quan tâm đến sự bách hại của những người anh chị em của họ và chỉ đắm mình vào những giải trí và sự phù phiếm vô ích.

Ông nói, “Cũng giống như văn hóa, giáo hội Mỹ quan tâm nhiều hơn đến các vụ bê bối trong tuyển sinh đại học và phim ‘Game of Thrones’ hơn là sự bách hại. Được miễn nhiễm bởi sự giải trí và chỉ quan tâm đến mình, họ hoàn toàn tách biệt khỏi kinh nghiệm của giáo hội toàn cầu.”




[Nguồn: christiannews]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 19/1/2020]