Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Thông điệp của Đức Thánh Cha gửi Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Nhân loại

Thông điệp của Đức Thánh Cha gửi Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Nhân loại

“Không ai yêu một khái niệm, không ai yêu một ý kiến; chúng ta yêu con người. Sự hy sinh quên mình, sự cho đi thật sự, xuất phát từ tình yêu đến với từng con người, trẻ em và người già cả, các dân tộc và các cộng đồng … những khuôn mặt, những khuôn mặt đó và những cái tên đó làm rạo rực con tim chúng ta”
23 tháng 5, 2016
World summit of humanitarian
Dưới đây là thông điệp Đức Thánh Cha Phanxico gửi tới Hội Nghị Thượng Đỉnh Thế giới về Con người lần đầu tiên. Thông điệp được được Đức Hồng Y Pietro Parolin, quốc vụ khanh tòa thánh đọc. Ngài dẫn đầu phái đoàn cấp cao Tòa thánh đến dự hội nghị.
Hội nghị Thượng đỉnh được tổng thư ký Liên Hiệp quốc triệu tập và bắt đầu ngày hôm nay ở Istanbul. Mục tiêu của hội nghị là đem những đại diện từ các chính phủ và các khu vực lại với nhau để giải quyết những khủng hoảng về con người.
Hôm Chúa nhật Đức Thánh Cha đã kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho sự kiên quyết của những tham dự viên nhằm cứu “cuộc sống của từng cá nhân mỗi con người, không ai bị loại bỏ, đặc biệt những con người vô tội và không có khả năng tự vệ.”
__
Kính thưa ngài Ban Ki-moon
Tổng thư ký Liên Hiệp quốc
Tôi xin gửi lời chào mừng đến tất cả các quý vị tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Con người lần đầu tiên này, ngài Tổng thống Thổ nhĩ kỳ và các vị tổ chức hội nghị, và đặc biệt lời chào mừng đến ngài, ngài Tổng thư ký, ngài đã kêu gọi nhóm họp cho sự kiện này để tạo một bước ngoặt cho cuộc sống của hàng triệu người đang cần sự bảo vệ, chăm sóc và hỗ trợ, và đang đi tìm một tương lai sống đúng nhân phẩm.
Tôi hy vọng rằng những nỗ lực của quý vị có thể đóng góp theo một cách thiết thực để làm giảm bớt những nỗi đau khổ của hàng triệu người, để những kết quả của Hội nghị có thể được thể hiện qua tình hiệp nhất chân thành và sự tôn trọng thật sự và sâu sắc những quyền và phẩm vị của những người đang phải chịu đau khổ vì xung đột, ngược đãi và thiên tai. Xét trong bối cảnh này, nạn nhân là những người dễ bị xúc phạm nhất, những người sống trong những điều kiện cùng khổ và bị bóc lột.
Chúng ta không thể  phủ nhận rằng nhiều ích lợi ngày nay đã ngăn cản các giải pháp cho những cuộc xung đột, và những sách lược về quân sự, địa lý và kinh tế, đã bắt con người và các dân tộc phải tha hương và buộc phải phục vụ cho chúa tể đồng tiền, chúa tể quyền lực. Đồng thời những nỗ lực về con người thường bị những quy định về thương mại và hệ tư tưởng điều khiển.
Vì lý do này, những gì cần cho hôm nay là một sự cam kết mới để bảo vệ mỗi con người trong cuộc sống hàng ngày của họ, cũng như bảo vệ nhân phẩm và quyền con người của họ, bảo vệ cho sự an toàn và những nhu cầu căn bản của họ. Đồng thời, việc duy trì sự tự do và khác biệt văn hóa và xã hội của các dân tộc là rất quan trọng; không có điều này sẽ dẫn đến những tình trạng bị cách ly, chúng ta phải thúc đẩy sự hợp tác, đối thoại và đặc biệt là hòa bình.
“Không để ai lại đằng sau” và “nỗ lực hết sức” là những mệnh lệnh chúng ta không từ bỏ và chúng ta phải chịu trách nhiệm về những quyết định và hành động của chúng ta liên quan đến chính các nạn nhân. Trước hết, chúng ta phải thực hiện việc này theo cách riêng, và sau đó cùng hợp tác, kết hợp các thế mạnh và sáng kiến của chúng ta, với sự tôn trọng lẫn nhau về những khả năng và lĩnh vực chuyên biệt riêng, không phân biệt đối xử nhưng chào đón. Nói một cách khác: không thể có một gia đình không có nhà cửa, không có người tị nạn nào không được chào đón, không một cá nhân người nào không có nhân vị, không một người bị thương không được chăm sóc, không một trẻ em nào không có tuổi thơ, không một người trẻ nào không có tương lai, không một người già nào không có tuổi già đáng kính.
Cầu mong cho hội nghị này cũng trân trọng công việc của những người đang phục vụ tha nhân chung quanh và góp phần vào xoa dịu những nỗi đau của các nạn nhân chiến tranh và tai ương, của những người phải di cư và tị nạn, và công việc của những người đang quan tâm chăm sóc cho xã hội qua những lựa chọn can đảm vì hòa bình, vì sự tôn trọng, chữa lành và tha thứ. Đây là con đường mà đời sống con người phải được bảo đảm.
Không ai yêu một khái niệm, không ai yêu một ý kiến; chúng ta yêu con người. Sự hy sinh quên mình, sự cho đi thật sự, xuất phát từ tình yêu đến với từng con người, trẻ em và người già cả, các dân tộc và các cộng đồng … những khuôn mặt, những khuôn mặt đó và những cái tên đó làm rạo rực con tim chúng ta.
Hôm nay tôi xin được đưa ra một nhiệm vụ khó khăn cho Hội nghị này: chúng ta hãy biết lắng nghe tiếng kêu của các nạn nhân và những người đang chịu đựng đau khổ. Chúng ta hãy để cho họ dạy chúng ta một bài học về con người. Chúng ta hãy biết thay đổi cách sống của chúng ta, nền chính trị, những lựa chọn kinh tế, những lối cư xử và thái độ của sự độc tôn văn hóa.
Biết học từ những nạn nhân và những ai đang chịu đựng đau khổ, chúng ta sẽ có thể xây dựng được một thế giới nhân bản hơn.
Tôi xin dâng lời cầu nguyện cho tất cả quý vị, và tôi xin chúc tất cả quý vị đang hiện diện những lời chúc lành thánh thiêng ban cho quý vị sự khôn ngoan, sức mạnh và bình an.
Từ Vatican, 21 tháng 5, 2016
FRANCISCUS PP.
[Văn bản gốc: Tiếng Anh]
© Copyright – Libreria Editrice Vaticana
[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 24/05/2016]



Thánh tích của Thánh Tô-ma Becket từ Hungary trở về Anh sau 800 năm

Thánh tích của Thánh Tô-ma Becket từ Hungary trở về Anh sau 800 năm

Thứ hai, 23 tháng 5, 2016
Stained glass window of St Thomas Becket in Canterbury Cathedral (HVH/Wikipedia)
Cửa sổ kính màu ảnh Thánh Tô-ma Becket ở Thánh đường Canterbury (HVH/Wikipedia)
Mảnh xương vỡ được cho là một phần của xương khuỷu tay của Thánh Tô-ma, ngài đã bị giết ở Thánh Đường Canterbury năm 1170
Một mảnh xương vỡ được cho là từ xương của Thánh Tô-ma Becket đã được đưa về Anh từ Hungary, khoảng chừng 800 năm trước.
Mảnh xương được cho là một phần của xương khuỷu tay của thánh Tô-ma, ngài đã bị giết ở Thánh đường Canterbury năm 1170.
Thánh tích sẽ là phần trung tâm điểm của 1 tuần hành hương sẽ đến thăm London và Kent, bắt đầu bằng 1 thánh lễ ở Thánh đường Westminster tối nay.
Đức Hồng Y Vincent Nichols giáo phận Westminster sẽ đồng tế Thánh lễ với Đức Hồng Y Peter Erdo của Hungary. Thánh tích sẽ được xếp vào chung với những thánh tích khác của Thánh Tô-ma lấy từ Thánh đường Westminster và Đại học College.
Đức Hồng y Nichols nói rằng việc đưa lại mảnh xương vỡ về Anh giúp “củng cố sự chia sẻ cuộc sống ngày càng nhiều hơn giữa các giáo hội Ki-tô.”
“Nó nhắc nhở tất cả các Ki-tô hữu rằng It reminds all Christians that there comes a point where their loyalty to Christ becomes the overriding loyalty of their lives and they might have to pay a final price,” the cardinal added.
Mảnh xương vỡ sẽ được trưng bày tại Tu viện Westminster và nhà thờ thánh  Magnus tử đạo cùng ở London. Đến thứ Sáu, thánh tích sẽ được đưa đến Thánh đường Rochester và thứ Bảy thánh tích sẽ được đưa đến Canterbury, tại đây sẽ có cuộc diễu hành qua thành phố và sau đó sẽ có cuộc đón rước trọng thể tại Thánh đường Canterbury.
Hòm đựng thánh tích ở Canterbury có lưu giữ hầu hết những gì còn lại của thánh Becket sau khi bị phá hủy dưới thời Henry VIII, lúc đó sự sùng kính các thánh bị kết án.
Mảnh xương vỡ được cất giữ trong một hộp vàng thường được đặt trong Thánh đường Esztergom của Hungary. Không ai biết bằng cách nào thánh tích lại về Hungary, tuy nhiên có một giả thiết rằng mảnh xương đã được lấy ra khỏi thánh Becket năm 1220 khi mộ của ngài bị mở ra.
[Nguồn: catholicherald]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 23/05/2016]



Không Ki-tô hữu nào có thể sống mà không có niềm vui

Bài giảng lễ sáng của Đức Thánh Cha: Không Ki-tô hữu nào có thể sống mà không có niềm vui

Tại nguyện đường Casa Santa Marta, Đức Phanxico cảnh báo chống lại thái độ thờ hai chủ
23 tháng 5, 2016
Pope Francis During Todays Mass in Santa Marta
Không người Ki-tô hữu nào có thể sống mà không có niềm vui.
Theo đài Vatican, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh điều này trong thánh lễ sáng nay tại nguyện đường Casa Santa Marta.
Qua sự tín thác vào Thiên Chúa, ngài nói, người Ki-tô hữu trưởng thành nên trong niềm vui. Vì Thiên Chúa luôn luôn ghi nhớ giao ước của Người, Đức Phanxico nói tiếp, “người Ki-tô hữu biết rằng Thiên Chúa luôn nhớ tới mình, yêu thương mình, luôn đồng hành cùng mình, và đang chờ đợi mình. Và đấy là niềm vui.”
Không thể thờ hai chủ
Suy niệm về Thư thứ nhất của thánh Phê-rô tông đồ, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng cho dù chúng ta bị mắc vào những bản án, nhưng chúng ta không bao giờ mất niềm vui khi biết rằng Thiên Chúa “tái sinh chúng ta trong Đức Ki-tô và ban cho chúng ta sự hy vọng.”
“‘Ấn tín” người Ki-tô hữu,'” vị Giáo hoàng người Argentina nhấn mạnh, “là niềm vui, niềm vui của Tin mừng, niềm vui vì được Chúa Giê-su chọn, được Chúa Giê-su cứu thoát, và được tái sinh bởi Chúa Giê-su; niềm vui của sự hy vọng rằng Chúa Giê-su đang chờ chúng ta, niềm vui được diễn ta theo một cách khác – ngay cả với những thánh giá và sự đau khổ chúng ta phải chịu trong đời sống này – đó là sự bình an vì biết chắc rằng Chúa Giê-su đồng hành cùng chúng ta, Người ở cùng chúng ta.”
Trở lại với câu chuyện trong Tin mừng hôm nay kể lại việc Chúa Giê-su gặp một người giàu có, Đức Thánh Cha có nhận xét rằng người đàn ông này chắc là giàu nứt đố đổ vách, nhưng lại thấy rất đau khổ vì ông ta “bị buộc chặt vào những của cải của ông ta” và không thể mở cửa tâm hồn.
“Chúa Giê-su nói với chúng ta,” Đức Thánh Cha nhắc lại, “rằng một người không thể thờ hai chủ: hoặc là người đó phục vụ Thiên Chúa hay phục vụ của cải. Của cải tự nó không xấu, nhưng làm nô lệ cho nó – thì điều này vô cùng nguy hại. Người đàn ông tội nghiệp đó bước đi buồn bã … ‘Ông ta khó chịu và rồi bỏ đi rất đau khổ’.
Cảnh báo với những người hiện diện trong thánh lễ chống lại việc đi tìm hạnh phúc trong những điều thực sự chỉ làm chúng ta buồn, Đức Phanxico nhấn mạnh, “Những thứ đó hứa hẹn với chúng ta rất nhiều nhưng chúng sẽ chẳng cho chúng ta được điều gì!”
“Khi trong giáo xứ của chúng ta, trong cộng đoàn, trong hội đoàn của chúng ta có những người nói rằng họ là Ki-tô hữu và họ  muốn nên như Đức Ki-tô, nhưng họ lại buồn bã, chắc chắn có gì sai ở đây,” ngài nói, và nhấn mạnh rằng người Ki-tô hữu phải biết giúp đỡ người buồn bã tìm được Giê-su, và bỏ đi nỗi buồn đó, “để họ có thể hân hoan trong Tin mừng và có được niềm vui này là niềm vui thực sự của Tin mừng.”
Đức Thánh Cha nói chúng ta phải giúp đỡ những người này.
Thánh Thần ban tặng niềm vui, lòng hân hoan
Khi được hiểu được những mặc khải và tình yêu của Thiên Chúa, người Ki-tô hữu cảm nhận “niềm vui và lòng hân hoan,” Đức Thánh Cha nhấn mạnh. “Chỉ qua uy lực của Thiên Chúa và quyền năng của Thánh Thần,” Ngài Phanxico giải thích, thì chúng ta mới có được niềm vui Ki-tô này và chúng ta được cứu thoát khỏi những quyến luyến với trần thế.
Đức Thánh Cha Phanxico kết luận, và nguyện xin rằng Thiên Chúa “ân ban cho chúng ta niềm hân hoan trong sự hiện hữu của Người, trong sự hiện hữu của nhiều gia tài tinh thần mà Người đã ban tặng cho chúng ta; và với niềm hân hoan này, nguyện xin Người ban cho chúng ta niềm vui, niềm vui trong cuộc sống của chúng ta – và làm cho tâm hồn chúng ta bình ân, cho dù phải đối mặt với những khó khăn.”
“Hãy ghi nhớ: một Ki-tô hữu là một người sống trong niềm vui, niềm vui của Thiên Chúa; một người sống trong hân hoan,” ngài nói.
[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 24/05/2016]