Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Huấn từ Kinh Truyền tin: “Trả lại Xê-da những gì của Xê-da, và trả lại cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa”

Huấn từ Kinh Truyền tin: “Trả lại Xê-da những gì của Xê-da, và trả lại cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa”

“Người Ki-tô hữu được kêu gọi để cam kết bản thân một cách cụ thể vào trong những thực tại của con người và xã hội, và không chống lại ‘Thiên Chúa’ và ‘Xê-da’”
22 tháng Mười, 2017
Pope Francis waves during his Sunday Angelus prayer in Saint Peter's square at the Vatican October 22, 2017 - REUTERS
VATICAN CITY, 22 THÁNG MƯỜI, 2017 (Zenit.org). - Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay trước và sau Kinh Truyền Tin cùng với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.
* * *
Trước Kinh Truyền Tin:
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Tin mừng Chúa nhật này (Mt 22:15-21) trình bày cho chúng ta một sự đối đầu mới giữa Chúa Giê-su và các kẻ chống đối Ngài. Chủ đề phải giải quyết là việc nộp thuế cho Xê-da – một vấn đề “gai góc”, về việc làm theo luật hay không nộp thuế cho Hoàng đế Roma, người mà dân Palestine đang bị cai trị trong thời Chúa Giê-su. Các tình huống rất đối chọi nhau; do đó câu hỏi mà những người Pha-ri-xêu đặt ra cho Ngài: “Có được phép nộp thuế cho Xê-da không?” (c. 17) là một cái bẫy giăng ra cho Chúa. Quả thật, tùy theo cách trả lời của Ngài mà Ngài có thể bị kết án là đi theo hoặc chống lại Roma.
Tuy nhiên, trong trường hợp này Chúa Giê-s cũng trả lời một cách bình tĩnh và lợi dụng câu hỏi có ác ý đặt bẫy để đưa ra một giáo huấn quan trọng, vượt lên trên sự tranh cãi và những sự đối nghịch. Ngài nói với những người Pha-ri-sêu “Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế.” Và họ mang lại cho Ngài một đồng tiền, và nhìn vào đồng tiền, Chúa Giê-su hỏi họ: “Hình và danh hiệu này là của ai đây?” Người Pha-ri-sêu chỉ có cách trả lời duy nhất: “Của Xê-da.” Và Chúa Giê-su kết luận: “Thế thì của Xê-da trả về cho Xê-da, và của Thiên Chúa trả về cho Thiên Chúa.” (x. cc. 19-21). Về một mặt, bảo rằng trả về cho Hoàng đế những gì của ông ta, Chúa Giê-su muốn nói rằng việc đóng thuế không phải là một hành động sùng bái thần tượng, nhưng là một hành động trả lại cho giới cầm quyền trần thế; về mặt khác – và chính ở điểm này mà Chúa Giê-su đưa ra “sự phi thường” – nói đến sự ưu việt của Thiên Chúa, Ngài đòi rằng Ngài phải được trả lại những gì thuộc về Ngài là Thiên Chúa của sự sống con người và của lịch sử.
Việc xem hình ảnh của Xê-da được in trên đồng tiền cho biết rằng sự cảm nhận trọn vẹn mình là công dân của quốc gia là đúng — với tất cả các quyền và trách nhiệm, nhưng, Ngài hướng mọi người phải suy nghĩ đến hình ảnh khác được in trong mỗi con người: hình ảnh của Thiên Chúa. Người là Chúa của tất cả và chúng ta đã được tạo dựng “theo hình ảnh của Người,” trước hết thuộc về Người. Trước những câu hỏi bị người Pha-ri-sêu đặt ra, Chúa Giê-su lại đưa ra cho mỗi người chúng ta một câu hỏi dứt khoát và quan trọng hơn, một câu hỏi mà chúng ta có thể tự hỏi mình: tôi thuộc về ai? Thuộc về gia đình, thuộc về thành phố, thuộc bạn bè, thuộc trường học, chính trị, nhà nước. Đúng, chắc chắn là vậy, nhưng trên tất cả, Chúa Giê-su nhắc chúng ta nhớ rằng chúng ta thuộc về Thiên Chúa. Đây là một sự sở hữu nền tảng của chúng ta. Chính Ngài là người đã ban cho chúng ta mọi sự từ bản thân đến những thứ chúng ta có được. Và vì thế, mỗi ngày trôi qua chúng ta phải sống cuộc sống trong tâm tình tri ân này, sự sở hữu nền tảng của chúng ta, và trong tâm hồn chúng ta biết tạ ơn Cha của chúng ta, Đấng đã tạo dựng nên mỗi chúng ta là con người duy nhất, nhưng luôn luôn theo hình ảnh của Người Con yêu dấu của Người là Chúa Giê-su. Đó là một mầu nhiệm vô cùng trọng đại.
Người Ki-tô hữu được kêu gọi để cam kết bản thân một cách cụ thể vào trong những thực tại của con người và xã hội, và không chống lại “Thiên Chúa” và “Xê-da”; chống lại Thiên Chúa và Xê-da là một thái độ của người theo trào lưu chính thống. Người Ki-tô hữu được kêu gọi để cam kết bản thân một cách cụ thể vào trong những thực tại trần thế, nhưng soi sáng chúng bằng ánh sáng của Thiên Chúa. Sự ưu tiên niềm tín thác vào Chúa và hy vọng nơi Người không hàm ý chạy trốn khỏi thực tại nhưng là cần mẫn trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Người. Chính vì lý do này mà người tín hữu phải nhìn đến thực tại tương lai, đó là Thiên Chúa, để sống cuộc sống nơi dương thế này một cách trọn vẹn và can đảm trả lời cho những thách đố của nó.
Nguyện xin Mẹ Maria giúp chúng ta luôn sống cho phù hợp với hình ảnh của Chúa mà chúng ta mang trong mình, và cùng góp phần vào xây dựng xã hội trần thế này.
[Văn bản chính: tiếng Ý]  [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT - Virginia M. Forrester]
 
Sau Kinh Truyền Tin
Anh chị em thân mến,
Hôm qua ở Barcelona đã tôn phong các Chân phước Matteo Casals, Teofilo Casajus, Fernando Saperas và 106 bạn tử đạo Dòng Truyền giáo Trái tim Vô nhiễm Mẹ Maria, đã bị giết vì lòng thù hận đức tin trong suốt cuộc Nội chiến Tây Ban nha. Nguyện xin tấm gương anh dũng và sự cầu bầu của các ngài trợ giúp cho những Ki-tô hữu trong thời đại của chúng ta – và là con số rất đông – đang chịu sự phân biệt đối xử và bắt bớ ở nhiều nơi trên thế giới.
Hôm nay là Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo với chủ đề “Truyền giáo là Trọng tâm chính của Giáo hội.” Tôi kêu gọi tất cả anh chị em hãy sống niềm vui và rao giảng, làm chứng tá cho Tin mừng trong những môi trường của mỗi người sống và làm việc. Đồng thời chúng ta được kêu gọi hỗ trợ trong tình thương mến để có những giúp đỡ cụ thể và cầu nguyện cho những nhà truyền giáo là những người ra đi để loan báo Đức Ki-tô cho tất cả những người chưa nghe biết về Ngài. Tôi cũng nhắc lại ý định của tôi thúc đẩy một Tháng Truyền giáo Đặc biệt vào tháng Mười năm 2019, để tăng thêm sự nhiệt thành của hoạt động rao truyền của Giáo hội ad gentes. Trong ngày kính nhớ Thánh Gio-an Phao-lô II, vị Giáo hoàng thừa sai, qua sự can thiệp của ngài chúng ta hãy phó thác sứ mạng truyền giáo của Giáo hội trên thế giới này.
Tôi kêu gọi anh chị em hãy hiệp nhất cùng với tôi cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Trong những ngày này tôi theo dõi rất sát tình hình ở Kenya, quốc gia tôi đã đến thăm năm 2015, và là quốc gia tôi cầu nguyện để tất cả mọi người trong nước có thể giải quyết được những khó khăn hiện tại trong không khí đối thoại xây dựng, đặt thiện ích chung lên hàng đầu.
Và bây giờ tôi xin chào tất cả anh chị em, những người hành hương đến từ nước Ý và nhiều quốc gia khác. Đặc biệt các tín hữu Luxembourg và những tín hữu đến từ Ibiza, Phong trào Gia đình Trái tim Vô nhiễm Mẹ Maria của Brazil, và các chị Nữ tu Dòng Mẹ Rất Thánh Addolorata. Tôi xin gửi lời chào và ban phép lành cho cộng đoàn Peru ở Roma, đến đây cùng với Bức Ảnh Thánh Senor de los Milagros.
Tôi xin chào các nhóm tín hữu từ nhiều giáo xứ của nước Ý, và tôi động viên anh chị em tiếp tục hành trình đức tin với niềm vui.
Và tôi xin chúc tất cả anh chị em một Chúa nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin chúc bữa trưa ngon miệng và tạm biệt anh chị em!
[Văn bản chính: tiếng Ý]  [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT - Virginia M. Forrester]

JF

[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/10/2017]


Vatican chủ trì hội nghị về người khuyết tật và giáo lý

Vatican chủ trì hội nghị về người khuyết tật và giáo lý

St Peter's Basilica - ANSA
Quảng trường Thánh Phê-rô - ANSA
19/10/2017 13:02
(Vatican Radio) Một hội nghị toàn cầu sẽ diễn ra tại Roma vào thứ Sáu để tìm ra những cách tốt nhất giúp người khuyết tật gắn kết trọn vẹn vào đời sống của Giáo hội.
Sự kiện này có chủ đề “Giáo lý và người khuyết tật: Một sự gắn kết cần thiết trong đời sống mục vụ hàng ngày của Giáo hội,” được tài trợ bởi Hội đồng Giáo hoàng về Thúc đẩy Tân Phúc Âm hóa và đồng tài trợ bởi Diễn đàn Kairos, một tổ chức có trụ sở tại nước Anh tập trung vào những nhu cầu tinh thần và tôn giáo của những người khuyết tật.
450 chuyên gia trên khắp thế giới tham dự hội nghị kéo dài ba ngày chia sẻ những kiến thức hiểu biết sâu sắc của họ.
Đức ông Geno Sylva, nhân viên nói tiếng Anh tại Hội đồng Giáo hoàng về Tân Phúc Âm hóa, trình bày về những mục tiêu của hội nghị.
Nói về lý do dẫn đến việc tổ chức hội nghị, Đức ông Sylva nói, “hội nghị quốc tế này là hoa trái được gieo trồng trong Năm Thánh Thương Xót cùng với những thảo luận diễn ra sau đó.”
“Ngài nhấn mạnh rằng, “đối với chúng tôi trong Giáo hội, mục tiêu và đường hướng cho Hội đồng Giáo hoàng này là phải tìm biết được đâu là những cách thực hành tốt nhất đã và đang diễn ra trên khắp thế giới trong việc dạy giáo lý cho những người với nhu cầu đặc biệt …”
Giáo hội và người khuyết tật
Nhưng, Đức ông Sylva cũng nói thêm rằng, một mục tiêu khác mà hội nghị này cũng nhắm tới là “làm nổi bật trách nhiệm mà chúng tôi trong Giáo hội phải suy xét thật kỹ đến những nhu cầu đặc biệt cho mỗi người đã chịu phép rửa, để chúng tôi có thể trình bày giáo lý cho người đó, giáo lý của Giáo hội theo cách mà người đó có thể tiếp nhận được; họ có thể nắm bắt được các điểm chính của nó.”
Hội nghị toàn cầu, “Giáo lý và người khuyết tật: Một sự gắn kết cần thiết trong đời sống mục vụ hàng ngày của Giáo hội,” sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 22 tháng Mười tại Đại học Urbaniana ở Roma.

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 20/10/2017]