Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Cựu ngôi sao của Manchester United bắt đầu chặng cuối cùng bước đến chức linh mục

Cựu ngôi sao của Manchester United bắt đầu chặng cuối cùng bước đến chức linh mục


Sau sự nghiệp thành công trong bóng đá chuyên nghiệp, Philip Mulryne làm rúng động cựu đồng đội bằng quyết định của anh

Midfielder of Manchester United Philip Mulryne (C) dribbles among Urawa Red Diamonds defenders, Masaki Tsuchihashi (L) and Nobuhisa Yamada (R) in a friendly match 22 July. Manchester United beat Red Diamonds by 2-1.       / AFP PHOTO / TOSHIFUMI KITAMURA

TOSHIFUMI KITAMURA / AFP
Nhiều vận động viên chuyên nghiệp nghỉ hưu sau nhiều năm thành công trong lãnh vực của mình và đổi cái áo bó bằng chiếc sơ- mi polo và cái mũ, ở lại với môn thể thao yêu thích của họ bằng việc huấn luyện. Tuy nhiên,  một ngôi sao bóng đá quyết định đi theo con đường ít phải đi lại và đổi chiếc áo bó xanh dương của anh lấy bộ áo choàng trắng dòng Đa-minh, theo đuổi con đường đến thiên chức linh mục.

Philip Mulryne, cựu cầu thủ của Manchester United và là trung vệ của Bắc Ireland, gần đây đã khấn trọng (made his solemn profession) trong Dòng Đa-minh tại Tu viện Thánh Saviour ở Dublin. Thầy sẽ tiếp tục các môn thần học trong năm tới và hy vọng được tiến chức và mùa hè năm tới.
Mulryne đã có một sự nghiệp thành công trong môn bóng đá chuyên nghiệp, cùng chơi với siêu sao David Beckham, và thậm chí đã hẹn hò với người mẫu Nicola Chapman trong thời đang ở đỉnh cao ngôi sao của anh. Theo Irish Central, thầy là một cầu thủ được yêu thích và đã chơi 161 trận từ năm 1999 đến 2005. Trong hầu hết chặng đường thầy là “một trong những cậu bé” và theo Catholic Herald, Mulryne “có lần bị gửi về nhà khi đang ở đội Bắc Ireland năm 2005 sau khi phá luật ra ngoài uống rượu.”
Paul McVeigh, đồng đội cũ của anh đã rất ngạc nhiên khi nghe thấy Mulryne đang đi theo con đường làm linh mục sau hơn 10 năm chơi chuyên nghiệp. McVeigh nói trong một phỏng vấn (interview), “Thật quá ngạc nhiên, và hầu như cả nhóm anh em cầu thủ cũ cũng vậy, Phil quyết định đi theo con đường trở thành một linh mục Công giáo… Tôi vẫn còn liên lạc với anh ta và biết là anh đã thay đổi cuộc sống rất nhiều và đang làm nhiều việc bác ái và giúp những người vô gia cư trên căn bản hàng tuần. Nhưng thế nào đi nữa, nó thực sự là một cú sốc khi anh ta cảm nhận thấy đó là tiếng gọi của mình … Tôi biết thực sự rằng đây không phải là điều anh ta chấp nhận dễ dàng.”
Chẳng bao lâu sau khi giải nghệ môn bóng đá ở tuổi 31, Mulryne cống hiến bản thân cho nhiều công việc bác ái (Mulryne devoted himself to many charitable works) và người ta tin rằng Đức Giám mục Noel Treanor giáo phận Down and Connor có thể đã có ảnh hưởng đối với thầy, động viên anh cân nhắc việc tận hiến để trở thành linh mục.
Sau lần Khấn Tạm năm 2013, Mulryne nói vắn tắt về tiếng gọi của thầy và lý do tại sao thầy chọn vào Dòng Đa-minh trong một video của dòng đăng tải (xem tại phút 3:47):

“Đối với tôi, đây là một trong những lý do chính cuốn hút tôi vào đời sống tu trì, hoàn toàn cho đi bản thân mình cho Thiên Chúa qua công việc rao giảng Tin mừng, lấy Ngài làm mẫu gương và, cho dù những yếu đuối và thiếu sót của chúng ta, hãy tín thác vào Người vì Người sẽ biến đổi chúng ta qua ân sủng của Người và nhờ vậy chúng ta sẽ được biến đổi, chuyển tải niềm vui được hiểu biết Người đến mọi người chúng ta gặp … Điều này đối với tôi là lý tưởng để đi theo đời sống dòng Đa-minh và là một trong những lý do chính cuốn hút tôi vào dòng.”
Nói chung, thầy Mulryne quyết định không nói công khai về sứ mạng mới của thầy trong đời sống cho đến sau khi được tiến chức. Thầy là một thành viên của “Các Thầy Đa-minh Ireland,” các thầy có nhà ở Dublin, Cork, Galway và Tralee, cũng như Tehran, Iran và Roma, Ý và được thành lập ở Dublin năm 1224.

Philip Kosloski


[Nguồn:  aleteia]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/09/2016]



Chuyến đi taxi dài nhất của tôi: một cái nhìn từ vụ đánh bom New York

Chuyến đi taxi dài nhất của tôi: một cái nhìn từ vụ đánh bom New York

Bethanne Patrick
19 tháng 9, 2016

Một tài xế taxi đã đưa tôi qua những đám hỗn loạn xung quanh chỗ đánh bom ở New York vào cuối tuần vừa rồi

Yellow cab in Manhattan
Miguel Pereira | Getty Images
Thứ Bảy vừa rồi tôi phải đến Manhattan công tác. Một người bạn sống ở khu vực thành phố New York tặng tôi mấy cái vé (vé đẹp!) đi xem buổi trình diễn Carol Burnett tối hôm đó tại Nhà hát lịch sử Beacon của vùng Thượng Tây.
Trong cùng một đêm, tôi đã cười thỏa sức như chưa từng được cười — và rồi khóc. Vì, khi tôi ra khỏi nhà hát, tôi nhảy lên một taxi, anh tài xế và tôi nhìn lượng xe cộ đông khác thường tại Vòng xoay Columbus, mở điện thoại thông minh và khám phá ra rằng có một vụ đánh bom nghiêm trọng ở Chelsea. Ít nhất vài chục người đã bị thương (con số sau đó leo lên đến 29), một số rất nặng. Tôi bật khóc.
Nó vừa qua được một tuần sau khi toàn quốc kỷ niệm lần thứ 15 vụ tấn công 11/9. Tôi khóc vì người dân New York lại phải chịu đau khổ. Tôi khóc vì những vụ tấn công này (mà sau đó chúng tôi biết có hai vụ) nó quá bất ngờ và rất kinh hoàng. Tôi khóc vì tôi đang cố trở về khách sạn của tôi ở khu trung tâm và lo lắng rằng có kẻ nào đó, ở đâu đó, có thể làm điều điên khùng và tôi không thể trở về được.
Trước hết, tôi đang ở đây và chúng tôi đang ở đây: chúng tôi ổn. Thật tạ ơn vì các vụ đánh bom đã được cảnh sát New York kiểm soát và không chuyển sang lớn hơn hay nghiêm trọng hơn.
Thứ hai, và là quan trọng nhất: khi tài xế taxi của tôi vượt qua được những con đường kẹt cứng, chúng tôi nhìn thấy các nhóm vài chục người khách bộ hành và người chạy xe đạp cho thuê, vẫn trên đường về nhà với với sự tự tin của New York như bình thường. Họ không khóc; họ thích nghi. Một số người vẫn có thể tán gẫu hay cười với nhau một cách dễ dàng, nhưng vẫn không bỏ qua cú sốc khủng khiếp của cư dân vùng Manhattan, nhưng họ biết rằng điều tốt nhất họ có thể làm là vẫn giữ nhịp sống của thành phố và tiếp tục chuyển động. Chắc chắn có nhiều xe cộ đang bấm còi — nhưng không có tai nạn và không có tiếng kêu khóc.
Thứ ba, phải mất gần 3 giờ để đi từ Đường 75 đến Hạ Manhattan và đến khách sạn của tôi (tôi không ra khỏi xe và nhảy lên xe điện vì một số cửa đã đóng và, vì là khách du lịch, tôi sợ bị lạc và có thể mất nhiều thời gian hơn để về nhà). Tôi quyết định dù có phải dốc hết túi để trả, tôi vẫn trả.
Khi chúng tôi đi qua Trung tâm Thương mại Một Thế giới, tôi hướng mặt nhìn ra ngoài cửa sổ và nhìn chằm chằm vào tòa tháp mới sừng sững đứng ở đó, “những cánh” màu trắng của nó vươn ra khỏi đám tro bụi của thảm kịch tháng 9 năm 2001. Tôi nghĩ đến tất cả những người đàn ông và phụ nữ bị giết trong ngày hôm đó, và tất cả những con người đã làm việc để đưa thành phố khổng lồ của họ trở lại sức sống.
Tài xế taxi của tôi dừng ở lề đường. “Đây là khách sạn của cô, thưa cô,” anh ta nói. Tôi nhìn vào đồng hồ và nó hiện số $25. Làm sao có thể như thế? “Tôi đã tắt đồng hồ ở Đường 26,” anh ta trả lời. “Đó là một điều phải làm.”
Đó là điều phải làm. Cùng nhau và từng cá nhân, đối mặt với tình trạng khẩn cấp, người New York làm điều phải làm. Họ làm tôi cảm thấy tự hào là người Mỹ. Và họ đã làm tôi có thể ngủ một đêm dài ngon giấc hôm thứ Bảy, bất kể chuyến taxi dài nhất đời tôi.
Bethanne Patrick

[Nguồn:  forher.aleteia]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 21/09/2016]


Triều Yết Chung: Hãy nên Hoàn thiện (thương xót) như Cha các con Trên trời là Đấng Hoàn thiện (thương xót)

Triều Yết Chung: Hãy nên Hoàn thiện (thương xót) như Cha các con Trên trời là Đấng Hoàn thiện (thương xót)

“Thánh Luca nói rõ rằng sự hoàn thiện là tình yêu thương xót: nên hoàn thiện là giàu lòng thương xót”
21 tháng 9, 2016
General Audience 9.21.2016
L'Osservatore Romano
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài giảng huấn trong buổi triều yết sáng nay của Đức Thánh Cha trong Quảng trường Thánh Phê-rô.
__
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Chúng ta đã nghe đoạn Tin mừng theo Thánh Luca (6:36-38) trong đó có câu phương châm của Năm thánh Đặc biệt này được trích ra: Hãy thương xót như Chúa Cha. Toàn câu văn diễn tả là: “Hãy thương xót, như Cha các con là Đấng hay thương xót” (c. 36). Đây không phải là câu khẩu hiệu để tạo ra hiệu ứng, nhưng là một cam kết của cuộc sống. Để hiểu rõ được câu này, chúng ta có thể so sánh với cùng một đoạn trong Tin mừng Mát-thêu, trong đó Chúa Giê-su nói: “Vậy, anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (5:48). Trong bài giảng trên núi, mở ra Tám Mối Phúc, Chúa dạy rằng sự hoàn thiện chứa đựng trong tình yêu, trong sự thực thi trọn vẹn các Giới luật. Với cùng một cái nhìn như vậy, Thánh Lu-ca chỉ rõ rằng sự hoàn thiện là tình yêu thương xót: trở nên hoàn thiện là trở nên thương xót. Liệu một người không thương xót có thể nên hoàn thiện được không? Không! Sự tốt lành và tính hoàn thiện có gốc rễ trong lòng thương xót. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghĩ đến Ngài theo cách đó, con người không có cách gì có thể cố gắng tiến đến sự hoàn thiện tuyệt đối đó. Thay vì vậy, hãy nhìn thấy Ngài trước mắt chúng ta là Đấng hay thương xót giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự hoàn thiện của Ngài ẩn chứa điều gì và nó giúp khích lệ chúng ta trở nên như Ngài, tràn đầy sự yêu thương, sự thấu hiểu và lòng thương xót.
Nhưng cha đang thắc mắc: Liệu những lời của Đức Giê-su có thực tế không? Có thể yêu như Chúa yêu và có lòng thương xót như Ngài được không?
Nếu chúng ta nhìn vào lịch sử cứu độ, chúng ta thấy rằng toàn bộ sự mặc khải của Thiên Chúa là một tình yêu liên tục và không mệt mỏi dành cho con người: Thiên Chúa giống như một người cha hay người mẹ yêu thương bằng một tình yêu không biên giới và tuôn đổ nó ra vô vàn trên muôn tạo vật. Cái chết của Chúa Giê-su trên cây thập tự là đỉnh cao nhất của lịch sử tình yêu của Thiên Chúa cho con người. Một tình yêu quá vĩ đại mà chỉ Thiên Chúa mới có thể nhận ra được. Rõ ràng là khi so sánh với tình yêu vô bờ bến của Ngài, tình yêu của chúng ta luôn luôn thiếu sót. Tuy nhiên khi Đức Giê-su yêu cầu chúng ta thương xót như Chúa Cha, Ngài không nghĩ đến số lượng! Ngài chỉ yêu cầu các môn đệ của Ngài trở nên dấu chỉ, là các kênh chuyển tải, và là các chứng nhân cho lòng thương xót của Người.
Và Giáo hội không thể làm gì hơn ngoài Bí tích Thương xót của Thiên Chúa cho thế giới, tại mọi thời điểm và cho toàn thể nhân loại. Do đó mọi người Ki-tô hữu được kêu gọi để làm chứng nhân của lòng thương xót, và điều này diễn ra trên con đường nên thánh. Chúng ta nghĩ đến nhiều vị thánh đã trở nên giàu lòng thương xót vì các ngài đã để cho con tim của mình được lấp đầy bằng lòng thương xót của Thiên Chúa. Các ngài đã cho đi da thịt của mình cho tình yêu của Thiên Chúa, tuôn đổ ra trên những nhu cầu của nhân loại đau khổ. Trong sự nở hoa của nhiều hình thức bác ái này, chúng ta có thể nhận biết được những phản chiếu của dung nhan thương xót của Đức Ki-tô.
Chúng ta tự hỏi mình: Đối với người môn đệ, trở nên thương xót là gì? Chúa Giê-su giải thích bằng 2 động từ: “tha thứ” (c. 37) và “cho đi” (c.38).
Trước hết, lòng thương xót được diễn tả trong sự tha thứ: “Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha” (c. 37). Chúa Giê-su không có ý định phá vỡ dòng pháp lý của con người, tuy nhiên, Ngài nhắc các môn đệ nhớ rằng để có được những mối quan hệ huynh đệ, điều cần thiết là phải bỏ đi sự xét đoán và lên án. Quả thật, sự tha thứ là trụ cột điều khiển đời sống của cộng đoàn Ki-tô hữu, vì nó cho thấy tính nhưng không của tình yêu mà Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước hết. Một Ki-tô hữu phải tha thứ! — nhưng tại sao? Vì anh ta đã được tha thứ. Tất cả chúng ta ở đây, hôm nay, trong Quảng trường này, đã được tha thứ. Không ai trong đời sống của mình mà không cần đến sự tha thứ của Thiên Chúa. Và vì chúng ta đã được tha thứ, nên chúng ta phải tha thứ. Chúng ta đọc hàng ngày trong Kinh Lạy Cha: “Xin tha tội chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con,” nghĩa là, tha thứ cho những kẻ chống lại mình, tha thứ thật nhiều, vì chúng ta đã được tha thứ rất nhiều lỗi phạm, rất nhiều tội lỗi. Và tha thứ cũng dễ dàng: nếu Thiên Chúa đã tha cho tôi, tại sao tôi lại không tha thứ cho người khác? Tôi  có lớn hơn Chúa không? Cột trụ của sự tha thứ này cho chúng ta thấy sự nhưng không của tình yêu của Thiên Chúa, Người đã yêu chúng ta trước. Thật lỗi phạm khi xét đoán và tố cáo một người anh em mắc tội, không phải vì chúng ta không muốn chỉ ra tội, nhưng vì tố cáo tội nhân là làm đứt mối dây huynh đệ với người đó và khinh rẻ lòng thương xót của Chúa, Người không bao giờ muốn từ bỏ bất kỳ một người con nào của Người. Chúng ta không có quyền kết án người anh em phạm tội của chúng ta; chúng ta không có quyền trên người đó: thay vì vậy chúng ta có bổn phận đưa người đó trở về với phẩm giá làm một người con của Cha và hỗ trợ người đó trên con đường hoán cải.
Với Giáo hội, với chúng ta, Chúa Giê-su chỉ ra một cột trụ thứ hai: “cho đi.” Tha thứ là cột trụ thứ nhất; cho đi là cột trụ thứ hai. “Hãy cho và anh em sẽ được cho lại … Vì anh em đong bằng đấu nào thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy” (c. 38). Thiên Chúa ban tặng dồi dào vượt quá những gì chúng ta đáng được, nhưng Người thậm chí còn quảng đại hơn với tất cả những ai quảng đại trên trần gian này. Chúa Giê-su không nói việc gì sẽ xảy ra cho những người không biết cho đi, nhưng hình ảnh của “cái đấu” đưa ra như một lời quở trách: với cái đấu đong tình yêu mà chúng ta cho đi, chính chúng ta là người quyết định chúng ta sẽ được xét đoán thế nào, chúng ta sẽ được yêu ra sao. Nếu chúng ta nhìn đến sự logic rất mạch lạc ở đây: với cái đấu chúng ta nhận được từ Thiên Chúa, đó là cái đấu chúng ta đã cho anh em, và với cái đấu chúng ta cho anh em, chúng ta sẽ nhận lại từ Thiên Chúa!
Vì thế, tình yêu thương xót là con đường duy nhất để đi. Tất cả chúng ta còn thiếu bao nhiêu nữa để có lòng thương xót hơn, để không hạ thấp người khác, để không xét đoán, để không “hạ gục” người khác bằng những chỉ trích, đố kỵ và ganh ghét. Chúng ta phải tha thứ, có lòng thương xót, sống cuộc đời trong sự yêu thương. Tình yêu nào làm cho người môn đệ của Chúa Giê-su không đánh mất ấn tín đã nhận được nơi Người, thể hiện mình là con cái của cùng một Cha. Vì thế, bằng tình yêu họ sống trong cuộc đời, Lòng thương xót đó được phản chiếu lại và sẽ không bao giờ kết thúc (1 Cô-rinh-tô 13:1-12). Nhưng xin đừng quên điều này: thương xót và ân sủng; tha thứ và ân sủng, từ đó con tim chúng ta sẽ mở rộng. Nếu không, tính tự phụ và lòng giận dữ sẽ tạo ra cho chúng ta một trái tim nhỏ bé, cứng như đá. Anh chị em thích điều nào hơn, một con tim bằng đá hay một con tim đầy tình yêu? Nếu anh em muốn một trái tim đầy tình yêu thương, hãy trở nên thương xót!

[Văn bản gốc: Tiếng ý] [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

Lời chào tiếng Ý
Cha xin gửi lời chào nồng ấm đến những khách hành hương nói tiếng Ý. Cha rất hạnh phúc được đón các tín hữu của Giáo phận Asqui, Grosseto, Nola, Sessa Aurunca và Tortona, cùng đi theo đoàn có các Đức Giám mục, và Chủng viện Liên giáo phận Udine, Trieste và Gorizia, cùng đi có Đức Tổng giám mục, Đức ông Mazzocato: Cha hy vọng rằng chuyến hành hương Năm thánh và việc đi qua Cửa Thánh sẽ nuôi dưỡng đức tin trong anh em, cho anh em một nguồn động lực mới và làm cho đức ái trổ sinh nhiều hoa trái với sự quan tâm chân thành hơn bao giờ hết tới những nhu cầu của anh em thiếu thốn.
Cha xin chào các vị tham dự khóa học được tổ chức bởi Đại học Giáo hoàng Thánh giá; Hội đồng thành phố Taranto cùng với Đức Tổng giám mục, Đức ông Santoro; những giám đốc của các Nhà Thiên Chúa An Bài của Ý và các Hội thừa sai Montfort, đang cử hành ngày sinh lần thứ 300 trên Thiên Đàng của Thánh sáng lập, Thánh Louis Marie de Montfort. Nguyện xin việc đến viếng Mộ các Tông đồ thúc đẩy trong tất cả chúng ta ý thức mình thuộc về gia đình Hội thánh.
Một lời chào đặc biệt xin gửi tới các bạn trẻ, các bệnh nhân và các đôi uyên ương mới. Hôm nay là ngày lễ kính Thánh Mát-thêu Tông đồ và Tác giả Tin mừng. Nguyện xin sự trở lại của ngài là một mẫu gương cho các con, những bạn trẻ yêu quý, biết sống cuộc sống theo những chuẩn mực đức tin. Anh chị em bệnh nhân thân mến, nguyện xin lòng nhân hậu của ngài giữ vững anh chị em khi những sự đau đớn dường như vượt ngoài sức chịu đựng. Các đôi uyên ương mới thân yêu, nguyện xin việc đi theo Đấng Cứu thế của ngài nhắc chúng con luôn nhớ tính quan trọng của sự cầu nguyện trong hành trình đời sống hôn nhân mà chúng con đã đi theo.

[Văn bản gốc: Tiếng Ý] [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha
Kỷ niệm hôm nay là Ngày Thế giới Bệnh Alzheimer lần thứ 23 với chủ đề “Hãy nhớ tôi.” Cha mời gọi tất cả những anh chị em có mặt hãy “nhớ đến” tất cả những người bị căn bệnh này cùng với gia đình của họ bằng sự quan tâm của Mẹ Maria và lòng nhân hậu thương xót của Chúa Giê-su, để họ cảm thấy sự gần gũi của chúng ta. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho những người đang chăm sóc những bệnh nhân này, có thể đáp ứng được những nhu cầu của người bệnh, kể cả những điều không thể nhìn thấy, vì họ được nhìn thấy bằng đôi mắt tràn đầy tình thương.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý] [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

[Nguồn:  zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/09/2016]