Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Tòa Thánh: Hòa bình của vũ khí nguyên tử ngăn chặn “một ảo ảnh thảm họa”

Tòa Thánh: Hòa bình của vũ khí nguyên tử ngăn chặn “một ảo ảnh thảm họa”

Archbishop Bernardito Auza, the Permanent Observer of the Holy See to the United Nations. - RV
Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại LHQ. - RV
27/09/2016 12:39
(Vatican Radio) Hôm thứ Hai Vatican nói tại Liên Hiệp Quốc rằng “vũ khí nguyên tử cho một cảm giác giả tạo về an ninh, và nền hòa bình khó chịu được hứa hẹn bởi vũ khí nguyên tử ngăn chặn là một ảo tưởng thảm họa.”
“Vũ khí nguyên tử không tạo cho chúng ta một thế giới vững bền và an toàn,” Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza nói, ngài là Quan sát viên Thường trực của Tòa thánh tại Liên Hiệp Quốc.
Ngài phát biểu trong một sự kiện đánh dấu Ngày Quốc Tế Loại trừ Hoàn toàn Vũ khí Nguyên tử.
“Hòa bình và sự ổn định quốc tế không thể được tìm thấy trong sự hứa hẹn tàn phá lẫn nhau hay trong sự đe dọa hủy diệt toàn bộ,” nhà ngoại giao Vatican nói.
Dưới đây là toàn văn phát biểu của Đức Tổng Giám mục Auza
Phát biểu của H.E. Tổng Giám mục Bernardito Auza
Sứ thần, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc tại phiên họp Khoáng đại Cấp cao để kỷ niệm và cổ vũ Ngày Quốc tế Loại trừ Hoàn toàn Vũ khí Nguyên tử
New York, 26 tháng 9, 2016
Thưa ông Chủ tịch,
Tòa Thánh tha thiết hy vọng rằng kỷ niệm thường niên của Ngày Thế giới Loại trừ Hoàn toàn Vũ khí Nguyên tử sẽ góp phần phá vỡ được sự bế tắc đã gây phiền toái bộ máy giải trừ quân bị của Liên Hiệp Quốc từ rất lâu.
Vào tháng 2 năm 1943, hai năm rưỡi trước vụ thử Trinity (Thử hạt nhân), Đức Giáo hoàng Pio XII đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại rất lớn liên quan đến việc sử dụng năng lượng hạt nhân hung tàn này. Sau Hiroshima và Nagasaki  và những hậu quả hoàn toàn vuột khỏi tầm kiểm soát và bừa bãi của vũ khí nguyên tử, Đức Thánh Cha Pio XII đã yêu cầu phải có quy định cấm và bài trừ chiến tranh hạt nhân, gọi cuộc đua vũ trang là một mối tương quan kinh hoàng và tai hại cho lẫn nhau. Tòa Thánh đã giữ quan điểm này ngay từ lúc ra đời của vũ nguyên tử.
Đoàn của tôi tin rằng vũ trang nguyên tử đem lại cảm giác an toàn giả tạo, và nền hòa bình khó chịu được hứa hẹn bởi vũ khí nguyên tử ngăn chặn là một ảo tưởng thảm họa. Vũ khí nguyên tử không thể tạo ra cho chúng ta một thế giới ổn định và an toàn. Hòa bình và sự ổn định quốc tế không thể được tìm thấy trong sự hứa hẹn tàn phá lẫn nhau hay trong sự đe dọa hủy diệt toàn bộ. Tòa Thánh tin rằng hòa bình không thể đơn giản chỉ là sự duy trì tính cân bằng của quyền lực. Ngược lại, như Đức Giáo hoàng Phanxico đã khẳng định, “Hòa bình phải được xây dựng trên công lý, sự phát triển kinh tế xã hội, tự do, tôn trọng nhân quyền, sự tham gia của tất cả trong những công vụ và xây dựng lòng tin giữa các dân tộc.”
Vì thế nền hòa bình dài lâu đòi hỏi tất cả phải nỗ lực giải trừ nguyên tử nhanh chóng và  có tính phối hợp.
Tòa Thánh đã là một Thành viên trong Hiệp Ước Không Phổ Biến Vũ khí Hạt Nhân (NPT) ngay từ đầu, để có thể khuyến khích những Nhà nước đang sở hữu nguyên tử hủy bỏ vũ khí nguyên tử, can ngăn những Nhà nước chưa sở hữu nguyên tử tránh không đạt được hay phát triển năng lực nguyên tử, và để cổ vũ sự hợp tác quốc tế về những cách sử dụng chất liệu nguyên tử cho mục đích hòa bình. Trong khi tin chắc rằng NPT vẫn còn thực sự quan trọng cho nền hòa bình và an ninh thế giới và vô cùng đáng tiếc trước thất bại chung trong lịch trình giải trừ tích cực, Tòa Thánh tiếp tục tranh luận chống lại cả việc sở hữu và sử dụng vũ khí nguyên tử, cho đến khi đạt được sự loại trừ hoàn toàn vũ khí nguyên tử.
Quả thật, Tòa Thánh xem đó là một mệnh lệnh đạo đức và nhân đạo để thúc đẩy những nỗ lực tiến đến sự loại trừ hoàn toàn vũ khí nguyên tử. Những hiệp ước giải trừ không chỉ là những nghĩa vụ pháp lý; nó còn là những cam kết về đạo đức đặt trên sự tin tưởng giữa các chính phủ, có nguồn gốc từ niềm tin mà công dân đặt vào chính phủ. Nếu những cam kết tiến đến giải trừ nguyên tử không được thiết lập trong niềm tin tốt đẹp và hậu quả tiếp theo là những rạn nứt về lòng tin, sự gia tăng những loại vũ khí như vậy sẽ là hậu quả tất yếu.
Vì ích lợi của chính chúng ta và của những thế hệ tương lai, chúng ta không có một lựa chọn hợp lý hay đạo đức nào khác ngoài việc triệt tiêu vũ khí nguyên tử. Vũ khí nguyên tử là một vấn đề toàn cầu và nó có ảnh hưởng đến mọi quốc gia và mọi dân tộc, gồm cả những thế hệ tương lai. Tính phụ thuộc lẫn nhau và tính toàn cầu hóa đòi hỏi rằng bất kỳ sự hồi đáp nào chúng ta đưa ra trước đe dọa của vũ khí nguyên tử đều phải đồng bộ và hài hòa, đặt trên sự tin tưởng lẫn nhau, và có trong khuôn khổ của sự giải trừ toàn thể và tuyệt đối, như Điều VI của những yêu cầu của NPT. Ngoài ra, có mối nguy hiểm thực sự và ngay trong hiện tại rằng vũ khí nguyên tử và những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác có thể rơi vào tay của các nhóm khủng bố cực đoan và những phần tử bạo lực không thuộc chính phủ.
Chương trình Nghị sự Phát triển Bền vững 2030 kêu gọi tất cả chúng ta phải bắt đầu thực hiện khát vọng làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn, đặc biệt là những người đã và đang bị đẩy lùi lại đằng sau. Thật là ngây thơ và thiển cận nếu chúng ta tìm cách bảo đảm nền hòa bình và an ninh thế giới bằng vũ khí nguyên tử hơn là triệt tiêu nạn đói khổ cùng cực, gia tăng sự tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục, và thúc đẩy những tổ chức và đoàn thể hòa bình thông qua đối thoại và đoàn kết.
Thưa ông chủ tịch,
Không ai có thể nói rằng một thế giới không có vũ khí nguyên tử là dễ dàng đạt được. Không phải như vậy; nó vô cùng khó; đối với một số người, nó thậm chí có vẻ là không tưởng. Nhưng chẳng còn lựa chọn nào hơn là làm việc liên tục để tiến đến việc đạt được điều đó.
Tôi xin kết luận bằng việc tái khẳng định sự lên án mà Đức Giáo hoàng Phanxico đã diễn tả trong thông điệp tháng 12 năm 2014 gửi Chủ tịch Hội nghị Vienna về Ảnh hưởng Nhân loại của Vũ khí Nguyên tử: “Tôi khẳng định chắc chắn rằng lòng khát khao hòa bình và tình huynh đệ  được cấy sâu trong trái tim con người sẽ trổ sinh hoa trái trong những con đường cụ thể để bảo đảm rằng vũ khí nguyên tử bị cấm hoàn toàn và cho tất cả mọi người, vì ích lợi của ngôi nhà chung của chúng ta.”

[Nguồn:  en.radiovaticana.va]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 28/09/2016]


13 bí quyết cho một đời sống hôn nhân tốt đẹp của Đức Thánh Cha Phanxico

13 bí quyết cho một đời sống hôn nhân tốt đẹp của Đức Thánh Cha Phanxico


Trong Tông huấn Amoris Laetitia (Niềm vui Yêu thương), Đức Thánh Cha đã đưa ra nhiều gợi ý về cách giữ cho đời sống hôn nhân gia đình được vững mạnh và hạnh phúc qua năm tháng

web-happy-middle-aged-couple-running-goodluz-shutterstock_196238294




Trong Tông huấn Amoris Laetitia (Niềm vui Yêu thương), Đức Thánh Cha Phanxico sử dụng “bài ca đức ái” của Thánh Phaolo, trích trong Thư thứ Nhất gửi giáo đoàn Cô-rinh-tô, để đưa ra nhiều lời khuyên về cách giữ gìn đời sống hôn nhân bền vững qua năm tháng, đặt nền tảng trên sự yêu thương chân thành.
Đức ái thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức ái tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả.” (1 Cor 13:4-7).
“Thật ích lợi khi chúng ta suy nghĩ sâu hơn về ý nghĩa văn bản này của Thánh Phaolo và nó phù hợp cho tình hình thực tế của mọi gia đình,” ngài giải thích.
1. Yêu là kiên nhẫn. Đối với Đức Phanxico, “kiên nhẫn không có nghĩa là để chính bản thân mình liên tục bị đối xử tệ, khoan dung cho những dày vò thể xác hay để cho người khác lạm dụng mình.” […] “Yêu luôn có một hình thái của lòng thương cảm sâu sắc dẫn đến việc chấp nhận người khác như là một phần của thế giới này, cho dù người đó có hành động khác biệt so với những gì tôi mong muốn.”
“Chúng ta sẽ vấp phải nhiều vấn đề nếu chúng ta nghĩ rằng những mối quan hệ hay người khác phải là hoàn hảo, hoặc khi chúng ta đặt mình vào trung tâm và mong chờ mọi sự quay xung quanh theo đường của chúng ta. Rồi khi mọi việc làm chúng ta mất kiên nhẫn, chúng sẽ làm ta phản ứng một cách hung hăng,” ngài cảnh báo.
2. Yêu là phục vụ người khác. Đức Thánh Cha lưu ý rằng Thánh Phaolo, qua thư của ngài, “muốn nhấn mạnh tình yêu còn vượt xa hơn một cảm xúc đơn thuần. Hơn nữa, chúng ta nên hiểu ý nghĩa của động từ “yêu” của tiếng Hê-brơ; nó nghĩa là “hãy làm điều tốt.”
“Thánh I-nhã thành Loyola nói, ‘Tình yêu được thể hiện bằng việc làm nhiều hơn bằng lời nói.’ Vì thế nó chứng thực bằng hoa trái của nó và cho phép chúng ta trải nghiệm hạnh phúc của việc cho đi, sự cao quý và vĩ đại của việc cho đi bản thân một cách hào phóng, không đòi được trả lại, hoàn toàn với niềm vui dâng hiến và phục vụ.”
3. Yêu là không ghen tuông. “Tình yêu không có chỗ cho sự ghen tức trước sự may mắn của người khác (Acts 7:9; 17:5),” Đức Thánh Cha nhấn mạnh, và nói thêm “Lòng ghen tuông là một hình thức của sự buồn rầu sinh ra trước sự thịnh vượng của người khác; nó cho thấy rằng chúng ta không quan tâm đến hạnh phúc của người khác nhưng chỉ quan tâm đến chính sự tốt đẹp cho riêng mình.”
“Tình yêu thực sự trân trọng thành đạt của người khác. Nó không nhìn thấy người kia là một mối đe dọa. Nó giải thoát chúng ta khỏi vị đắng của lòng ghen tức. Nó nhận ra rằng mỗi con người đều có những ơn sủng khác nhau và một con đường riêng trong cuộc đời.”
4.Yêu là không khoe khoang. Đức Phanxico nhấn mạnh rằng “Những người đang yêu không những tránh không nói quá nhiều về bản thân, nhưng là chú ý đến người khác; họ không cần đặt mình ở trung tâm sự chú ý.”
“Một số người nghĩ rằng họ quan trọng hơn người khác vì họ có kiến thức rộng hơn; họ muốn làm chủ trên người khác. Tuy nhiên điều thực sự làm cho chúng ta quan trọng là tình yêu thấu hiểu, thể hiện sự quan tâm, và ôm ấp lấy người yếu đuối.”
5. Yêu là không thô lỗ. “Yêu là dịu dàng và đôn hậu, Đức Thánh Cha nói, “và nó cho thấy ‘tình yêu không thô lỗ hay mất lịch sự; nó không đắng chát. Hành động, lời nói và cử chỉ luôn muốn làm vui lòng và không phải là làm tổn thương. Yêu không muốn làm cho người khác đau khổ.
6. Yêu là quảng đại. Trái ngược với cách nói thông thường cho rằng “để yêu một người trước hết chúng ta phải yêu chính mình, Đức Thánh Cha nhắc lại bài ca đức ái của Thánh Phaolo “nói rằng yêu là không tìm kiếm thú vui riêng,’ cũng không ‘điều gì cho riêng mình.’”
“Quảng đại phục vụ người khác cao trọng hơn rất nhiều so với yêu chính bản thân.”
7. Yêu không là giận hờn và phẫn nộ. Trong Tông huấn Amoris Laetitia (Niềm vui Yêu thương), Đức Thánh Cha cảnh báo chúng ta rằng “một sự giận hờn chôn giấu đặt chúng ta trên bờ vực làm cho những người khác phải lo lắng, xem đó là sự rắc rối và đe dọa cần phải tránh né.”
“Tin mừng bảo chúng ta phải biết nhìn đến cái xà trong con mắt của mình trước (Mt 7:5),” ngài nói thêm. “Nếu chúng ta phải chiến đấu chống lại tội lỗi, hãy cứ làm; nhưng chúng ta phải luôn nói ‘không’ với bạo lực trong gia đình.”
8. Tình yêu tha thứ. Đức Phanxico đề nghị rằng chúng ta không được để một không gian nào cho “ý định xấu cắm rễ trong tâm hồn chúng ta,” nhưng là làm việc cho “sự tha thứ, có căn nguyên trong một thái độ tích cực tìm cách để thấu hiểu sự yếu đuối của người khác và tha thứ cho họ.”
“Sự đồng cảm gia đình,” Đức Thánh Cha nói, “chỉ có thể được duy trì và trở nên hoàn thiện qua một tinh thần hy sinh lớn lao. Quả thật, nó đòi hỏi một sự cởi mở sẵn sàng và đại lượng của mỗi con người và của tất cả để thấu hiểu, để chịu đựng, để tha thứ, để hòa giải.”
9. Yêu là hân hoan mừng vui với người khác. “Khi một người đang yêu có thể làm những điều tốt đẹp cho người khác, hay nhìn thấy người khác đang hạnh phúc, thì chính họ sống hạnh phúc và bằng cách này mang vinh quang đến cho Thiên Chúa, vì ‘ai vui vẻ dâng hiến thì được Thiên Chúa yêu thương’ (2 Cor 9:7),” Đức Thánh Cha nói.
“Gia đình phải luôn là một nơi, khi một điều gì đó tốt đẹp xảy ra cho một trong những thành viên của nó, họ biết rằng những người khác sẽ đến để chia vui với họ.”
10. Yêu là chịu đựng tất cả. Đức Thanh Cha giải thích rằng điều này “ngụ ý rằng hãy giới hạn tuyệt đối sự phán xét, kiểm soát cơn nóng giận muốn đưa ra một kết án chắc chắn và tàn nhẫn: ‘Đừng phán xét thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa phán xét’ (Lc 6:37).”
“Những cặp vợ chồng yêu nhau luôn nói tốt đẹp về nhau; họ cố gắng đưa ra được những mặt tốt của người vợ hay chồng của mình, không phải là những điểm yếu và lỗi lầm. Trong bất kỳ sự tình huống nào, họ thà giữ im lặng hơn là nói xấu về người kia. Đây không chỉ đơn giản là cách diễn kịch trước mặt người khác; nó xuất phát từ một thái độ bên trong.”
11. Yêu là tin tưởng tất cả. Điều này còn vượt ra ngoài việc đơn giản cho rằng người kia không nói dối hay đánh lừa,” Đức Thánh Cha giải thích.
“Nó có nghĩa là chúng ta không được điều khiển người khác, theo sau từng bước chân của họ vì sợ rằng họ thoát khỏi sự kiểm soát của bạn. Yêu thương là tin tưởng, nó tạo ra sự tự do, nó không tìm cách kiểm soát, sở hữu và thống trị mọi sự.”
12. Yêu là hy vọng tất cả. Lời này, Đức Thánh Cha nói, “nói đến sự hy vọng của một người biết rằng người khác có thể thay đổi.”
“Điều này cũng không có nghĩa là mọi sự sẽ thay đổi trong cuộc sống này. Nó phải được hiểu rằng, mọi việc có thể không luôn luôn như chúng ta mong muốn, nhưng Thiên Chúa có thể nắn những đường cong thành thẳng và rút ra những điểm tốt từ những người tội lỗi mà chúng ta phải chịu đựng trên trần gian này.”
13. Yêu là chịu đựng tất cả. Đức Thánh Cha chỉ ra rằng sự chịu đựng ngày “bao gồm không chỉ khả năng khoan dung cho những điều làm ta bực mình, nhưng là một điều gì đó lớn lao hơn: một tinh thần sẵn sàng đối mặt với bất kỳ thử thách nào.”
“Tình yêu không chịu nhường chỗ cho sự oán giận, khinh miệt người khác hay khao khát làm tổn thương hay lợi dụng một điều gì đó. Lý tưởng Ki-tô giáo, đặc biệt trong gia đình, là một tình yêu không bao giờ chịu bỏ cuộc.”

[Nguồn:  aleteia]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/09/2016]



Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Quốc vụ khanh Vatican cảnh báo tình trạng gia tăng kháng thuốc ở LHQ

Quốc vụ khanh Vatican cảnh báo tình trạng gia tăng kháng thuốc ở LHQ

Cardinal Pietro Parolin, Vatican Secretary of State, called for ‘the enhancement of infection prevention and control’ in response to the danger of antimicrobial resistance at a high-level meeting on Antimicrobial Resistance at the UN headquarters in New York during the General Assembly.
Đức Hồng yPietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Vatican, kêu gọi ‘nâng cao sự ngăn chặn và khống chế nhiễm trùng tại một buổi họp cấp cao về Kháng Thuốc tại trụ sở LHQ ở New York trong suốt họp Đại hội đồng.
22/09/2016 08:00
(Vatican Radio)  Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Vatican, kêu gọi ‘nâng cao sự ngăn chặn và khống chế nhiễm trùng, trong đó bao gồm phải có tình trạng vệ sinh tốt cả trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe và trong cộng đồng để đối phó lại sự nguy hiểm của kháng thuốc.
Những nhận định của ngài trong một diễn văn tại một phiên họp cấp cao về Kháng Thuốc tại trụ sở LHQ ở New York trong suốt kỳ họp Đại hội đồng.
Đức Hồng y cảnh báo chống lại những nguyên nhân tiềm ẩn của việc kháng thuốc kháng sinh đang gia tăng và những biện pháp y khoa hiện tại.
‘Những nguyên nhân này gồm việc sử dụng không phù hợp những loại thuốc kháng vi sinh vật trong con người, động vật, thực phẩm, nông nghiệp và những khu vực nuôi trồng thủy sản; thiếu tiếp cận được với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm những chẩn đoán và xét nghiệm trong phòng thí nghiệm; và sự ô nhiễm đất, nước và mùa màng với dư lượng thuốc kháng khuẩn.’
Ngài kết luận bài diễn văn bằng lời nhắc nhở các nhà lãnh đạo thế giới sự cần thiết không để một ai lại phía sau trong việc tiếp cận với sự chăm sóc sức khỏe toàn cầu.
‘Thay mặt cho hàng trăm hàng triệu người không thể tiếp cận được với sự chăm sóc sức khỏe và dễ bị nhiễm những căn bệnh liên quan đến kháng thuốc, Tòa Thánh thỉnh cầu với Cộng đồng Quốc tế hãy đặt sự quan tâm và những nhu cầu căn bản lên bàn suy xét nhiều hơn, không xem họ như những gánh nặng được hỗ trợ chỉ vì bổn phận, hay chỉ như những vấn đề phát sinh về sau. Không để ai ở phía sau có nghĩa là chú ý nhiều hơn đến những con người bị bỏ lại quá xa ở phía sau.’

Dưới đây là toàn văn diễn từ của Đức Hồng y Parolin:
21 tháng 9, 2016
Thưa ông Chủ tịch,
Tòa Thánh chia sẻ sự quan tâm sâu sắc được nhắc đi nhắc lại bởi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc và bởi các hội đồng điều hành của các Cơ quan Chuyên môn phù hợp liên quan đến sự phổ biến và tác động của kháng thuốc đến mọi miền thế giới. Với hàng chục ngàn trung tâm chăm sóc sức khỏe và những viện giáo dục y khoa cấp cao hơn ở nhiều nơi trên thế giới, Giáo hội Công giáo cam kết tham gia một cách sâu rộng vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục phòng ngừa bệnh. Do đó Tòa Thánh rất ý thức về tình hình đáng ngại có thể phát triển nếu những biện pháp kiểm soát hiệu quả sự đe dọa sức khỏe toàn cầu này không được quan tâm thực hiện đủ bởi cộng đồng quốc tế, và từ đó nâng cao sự ngăn chặn và khống chế nhiễm trùng, trong đó bao gồm phải có tình trạng vệ sinh tốt cả trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe và trong cộng đồng. Các chuyên gia đã chỉ ra những nguyên nhân có tương quan với nhau về thách thức sức khỏe cộng đồng phức tạp này. Những nguyên nhân này gồm việc sử dụng không phù hợp những loại thuốc kháng vi sinh vật trong con người, động vật, thực phẩm, nông nghiệp và những khu vực nuôi trồng thủy sản; thiếu tiếp cận được với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm những chẩn đoán và xét nghiệm trong phòng thí nghiệm; và sự ô nhiễm đất, nước và mùa màng với dư lượng thuốc kháng khuẩn. Liên quan đến vấn đề này, Đức Giáo hoàng Phanxico đã cảnh báo rằng “mức độ can thiệp của con người, thường trong việc phục vụ lợi ích và quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh, thực sự làm cho trái đất của chúng ta trở nên bớt giàu có và bớt vẻ đẹp, chưa bao giờ bị giới hạn và u ám hơn thế, cho dù những tiến bộ về kỹ thuật và sản phẩm người tiêu dùng tiếp tục được sản xuất vô hạn.” [1] Tuyên  ngôn Chính trị rất hợp lý khi chỉ ra rằng sự kháng thuốc làm khó khăn hơn việc bảo vệ sức khỏe và sự khỏe mạnh của những người dễ bị mắc những nhiễm trùng đe dọa mạng sống, đặc biệt phụ nữ sinh con, trẻ em mới sinh, bệnh nhân bị những căn bệnh mãn tính, và những người đang phải dùng hóa trị. Tuy nhiên, sự quan tâm chưa đủ dường như bị trả giá đối với những người bị thua thiệt về xã hội hay kinh tế, trong đó có người nghèo, người bị gạt ra ngoài lề xã hội và những dân tộc thiểu số, người tị nạn, người di cư, và những người phải di chuyển chỗ ở trong quốc gia. Việc thiếu tiếp cận được với sự chăm sóc sức khỏe chất lượng đưa họ đến việc phải mua thuốc trên các thị thường không chính thống, nơi họ rất dễ bị bán cho những loại sản phẩm kém chất lượng hay hàng giả.
Thưa ông Chủ tịch,
Phái đoàn của chúng tôi tha thiết hy vọng rằng những biện pháp sức khỏe cộng đồng, nghiên cứu y khoa và phát triển chẩn đoán sẽ cung cấp những giải pháp dễ tiếp cận và công bằng để đưa đến, như Đức Giáo hoàng Phanxico nhấn mạnh, “một dịch vụ đích thực … để chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta và sự phát triển con người toàn diện, đặc biệt cho những người thiếu thốn nhất”. [2] Xin thay mặt cho hàng trăm triệu người không thể tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dễ bị lây nhiễm những căn bệnh liên quan đến kháng thuốc, Tòa Thánh thỉnh cầu với Cộng đồng Quốc tế hãy đặt sự quan tâm và những nhu cầu căn bản lên bàn suy xét nhiều hơn, không xem họ như những gánh nặng được hỗ trợ chỉ vì bổn phận, hay chỉ như những vấn đề phát sinh về sau. Không để ai ở phía sau có nghĩa là chú ý nhiều hơn đến những con người bị bỏ lại quá xa ở phía sau.
Xin cảm ơn ông Chủ tịch.
[1] Đức Giáo hoàng Phanxico, thông điệp Laudato Si’, 34.
[2] Đức Thánh Cha Phanxico, Diễn từ trong chuyến viếng thăm Văn Phòng LHQ tại Nairobi, Kenya, 26 tháng 11, 2015.
[3] Đức Giáo hoàng Phanxico, thông điệp Laudato Si’, 49.

(Devin Sean Watkins)

[Nguồn:  en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 27/09/2016]



Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm

Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm

“Chúa Giê-su là dung nhan đích thực của lòng thương xót của Chúa Cha. Và kẻ trộm lành đã gọi Ngài bằng tên: ‘Giê-su.’ Đây là một lời khẩn cầu vắn tắt, và chúng ta có thể làm đi làm lại nhiều lần trong ngày: ‘Giê-su,’ chỉ đơn giản là ‘Giê-su.’”
28 tháng 9, 2016
pope francis
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi triều yết sáng nay.
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Những lời Chúa Giê-su thốt lên trong Cuộc Thương Khó của Ngài lên đến đỉnh điểm của sự tha thứ:
Giê-su tha thứ: “Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34). Đây không chỉ là những lời nói, nhưng chúng đã trở thành một hành động cụ thể  của sự tha thứ cho “người trộm lành,” đang bị đóng đinh cạnh Ngài. Thánh Lu-ca nói về hai người phạm tội cùng bị đóng đinh với Chúa Giê-su, họ quay sang Ngài với hai thái độ khác nhau.
Người thứ nhất lăng nhục Ngài, cũng như mọi người khác đang lăng nhục Ngài, cả những người đứng đầu dân chúng cũng vậy, con người tội nghiệp này do lòng tuyệt vọng thúc đẩy đã nói: “Ông có phải là Đấng Ki-tô không? Hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi!” (Lc 23:39). Tiếng kêu này thể hiện sự thống khổ của con người trước bí ẩn của cái chết và một nhận thức tai họa rằng chỉ Thiên Chúa mới có thể là câu trả lời giải phóng: vì thế, không thể tin được rằng Đấng Mê-xi-a, được Thiên Chúa sai đến, lại có thể trên thập tự mà không có hành động gì để tự cứu mình. Và họ không thể hiểu được điều này. Họ không hiểu được mầu nhiệm hiến tế của Đức Giê-su. Nhưng, Chúa Giê-su đã cứu thoát chúng ta bằng cách ở lại trên thập giá. Tất cả chúng ta đều hiểu rằng chẳng dễ gì khi “ở trên cây thập tự,” hay vác thánh giá nhỏ của chúng ta mỗi ngày. Ngài đã ở trên cây thập giá vĩ đại này, trong nỗi đau khổ lớn lao này, và Ngài đã cứu chúng ta ở đó; Ngài cho chúng ta thấy quyền năng tuyệt đối của Ngài ở đó và Ngài đã tha thứ cho chúng ta ở đó. Tình yêu tự hiến của Ngài đã hoàn tất trên đó; và từ nơi đó tuôn đổ nguồn ơn cứu độ muôn đời. Bằng cái chết trên thập giá, một người vô tội giữa hai kẻ phạm tội, Ngài chứng thực rằng ơn cứu độ của Thiên Chúa có thể đến với bất kỳ ai trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ngay cả trong những hoàn cảnh bi quan đau đớn nhất. Ơn cứu độ của Thiên Chúa dành cho tất cả; không ai bị loại trừ. Ơn cứu độ được ban cho tất cả mọi người.
Do đó, Năm Thánh là một thời gian của ơn sủng và của lòng thương xót cho tất cả mọi người, người thiện cũng như người tội lỗi, người mạnh khỏe cũng như người đau khổ. Hãy nhớ đến dụ ngôn Chúa Giê-su kể về tiệc cưới của đứa con trai của một người quyền lực trên mặt đất: khi những người được mời không muốn đến dự tiệc, ông đã bảo những người hầu: ‘Vậy các ngươi đi ra các ngã đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới” (Mt 22:9). Tất cả chúng ta đều được kêu gọi: người tốt cũng như người tội lỗi. Giáo hội không phải chỉ dành cho những con người tốt lành, hoặc dành cho những người ra vẻ là tốt hay tin rằng họ là người tốt; Giáo hội là cho tất cả, và thậm chí là còn tốt hơn cho những người tội lỗi, vì Giáo hội là lòng thương xót. Và thời gian ơn sủng và thương xót này nhắc chúng ta nhớ rằng không điều gì có thể chia tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô! (Rm 8:39). Với những người đang phải nằm liệt trên giường bệnh, với những ai đang bị giam giữ trong tù, với những người đang bị vướng vào bẫy chiến tranh, cha nói rằng: hãy nhìn đến Đấng chịu Đóng Đinh; Thiên Chúa đang ở cùng anh chị em, Người ở với anh chị em trên cây thập tự và dâng tặng bản thân Ngài là Đấng Cứu Thế cho tất cả chúng ta. Với những anh chị em đang đau khổ nhiều, cha xin thưa rằng Đức Giê-su chịu đóng đinh cho bạn, cho chúng ta, cho tất cả. Hãy để cho sức mạnh của Tin mừng thấm nhập vào con tim của anh chị em và an ủi anh chị em; nguyện xin Tin mừng cho anh chị em niềm hy vọng và sự xác tín sâu đậm rằng không ai bị loại trừ ra khỏi lòng tha thứ của Ngài. Nhưng có thể anh chị em hỏi cha: “Nhưng thưa cha, cho con biết liệu kẻ đã làm những điều xấu xa nhất trong cuộc sống có cơ hội được tha thứ không?” Có! Có! Không ai bị loại trừ ra khỏi lòng tha thứ của Thiên Chúa. Người đó chỉ cần tiến đến với Chúa Giê-su, ăn năn thống hối và với lòng khát khao được Người ôm lấy.
Đây là người trộm thứ nhất. Còn người kia được gọi là “kẻ trộm lành.” Câu nói của anh ta là một mẫu sám hối tuyệt vời, một giáo lý được cô đọng lại chúng ta cần học để cầu xin sự tha thứ của Chúa Giê-su. Trước tiên, anh ta quay sang kẻ cùng chịu tội: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ?” (Lc 23:40). Như vậy anh ta đã nhấn mạnh đến điểm khởi đầu của sự thống hối: sợ Thiên Chúa, không: đó là cái sợ của đạo làm con Thiên Chúa. Nó không phải sự sợ hãi nhưng là sự tôn kính Thiên Chúa vì người là Chúa. Đó là một sự tôn kính của đạo làm con vì Người là Cha. Người trộm lành đã lấy lại thái độ căn bản mở ra niềm tín thác vào Thiên Chúa: nhận thức về quyền năng tuyệt đối của Người và sự khoan dung vô bờ bến của Người. Chính nhờ lòng tôn kính tin cậy này giúp chúng ta biết dành chỗ cho Thiên Chúa và biết phó thác vào lòng thương xót của Người.
Rồi, người trộm lành đó tuyên bố sự vô tội của Chúa Giê-su và công khai thú nhận tội lỗi của mình: “Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái” (Lc 23:41). Vì thế Đức Giê-su ở đó, trên cây thập tự, với những kẻ phạm tội: qua sự gần gũi này Ngài đã tặng ban cho họ ơn cứu chuộc. Thật là một cú sốc cho những người đứng đầu dân chúng và cho kẻ trộm đầu tiên, cho những người có mặt ở đó, những kẻ đang chế nhạo Chúa Giê-su, nhưng đây là nền tảng của đức tin của chúng ta. Và như thế người trộm lành trở thành chứng nhân đầu tiên của Ơn sủng; điều không thể tưởng tượng được đã xảy ra: Thiên Chúa đã yêu tôi quá mức đến nỗi Người đã chết trên cây thập tự cho tôi. Chính đức tin của con người này là kết quả của ơn sủng của Đức Ki-tô: đôi mắt của anh ta đã ngắm nhìn vào tình yêu của Thiên Chúa Đấng Chịu Đóng Đinh cho anh ta, một tội nhân tội nghiệp. Sự thật đúng là anh ta đã là một kẻ trộm, anh ta đã là một tên cướp, anh ta đã đi cướp cả đời. Nhưng cuối cùng, ăn năn vì những gì anh ta đã làm, nhìn đến Đức Giê-su là Đấng vô cùng nhân từ và thương xót, anh ta đã thành công trong việc đánh cắp Thiên Đàng cho anh ta: quả thật đây là người trộm tốt lành!
Cuối cùng người trộm lành quay trực tiếp sang Chúa Giê-su, khẩn xin Người: “Lạy ngài, xin nhớ đến tôi khi ngài ở trong Vương quốc của ngài” (Lc 23:42). Anh ta đã gọi Ngài bằng tên của Ngài, “Giê-su” với lòng vững tin, vì thế anh ta đã tuyên xưng ý nghĩa danh thánh của Ngài: “Thiên Chúa cứu rỗi”: đây là ý nghĩa danh thánh “Giê-su”. Người đó xin Chúa Giê-su nhớ đến anh ta. Cách diễn đạt này thật dịu dàng biết bao, thật nhân hậu biết bao! Nhu cầu của con người là không bị bỏ rơi, là được có Thiên Chúa ở gần. Vì vậy người đàn ông bị kết án tử này trở thành một mẫu gương cho người Ki-tô hữu biết phó thác mình cho Chúa Giê-su; và cũng là một mẫu gương cho Giáo hội trong nghi thức phụng vụ khẩn cầu lên cùng Thiên Chúa rằng: “Xin hãy nhớ … Xin hãy nhớ tình yêu của Người …”
Trong khi người trộm lành nói đến tương lai: “khi ngài vào Vương quốc của ngài,” thì câu trả lời của Chúa Giê-su lại không hàm ý dài trong tương lai; ngài nói ngay ở hiện tại: “hôm nay anh sẽ ở với ta trên nước Thiên Đàng” (c. 43). Trong giờ phút trên cây thập tự, sự cứu độ của Đức Giê-su lên đến đỉnh điểm, lời hứa của Ngài với người trộm lành tiết lộ sự hoàn tất sứ mệnh của Ngài: là giải thoát cho những tội nhân. Ngay từ đầu sứ vụ của Ngài, trong hội đường ở Na-za-rét, Đức Giê-su đã công bố “cho kẻ giam cầm được tha” (Lc 4:18); tại Giê-ri-cô, trong nhà của người phạm tội công khai là Za-kêu, Ngài tuyên bố rằng “và Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19:10). Trên cây thập giá, hành động cuối cùng của Ngài  khẳng định sự hoàn tất của chương trình cứu chuộc của Ngài. Từ đầu cho đến khi hoàn tất Người tiết lộ chính Người là Lòng thương xót, Người tiết lộ chính Người là hiện thân cụ thể nhất và duy nhất của tình yêu của Chúa Cha. Và người trộm lành đã gọi Ngài bằng tên: “Giê-su.”  Đây là một lời khẩn cầu vắn tắt, và chúng ta có thể làm đi làm lại nhiều lần trong ngày: “Giê-su,” chỉ đơn giản là “Giê-su.” Và hãy làm như vậy  cả ngày.
[Văn bản chính: Tiếng Ý]  [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

Tiếng Ý
Xin gửi lời chào nồng hậu đến những anh chị em hành hương nói tiếng Ý!
Cha rất vui mừng được chào đón tín hữu của các Địa phận Ascoli Piceno, — anh chị em cũng đã chịu đau khổ! –, cùng với Đức Giám mục, Đức ông Giovanni D’Ercole, và giáo phận Otranto với Đức Tổng Giám mục, Đức ông Donato Negro, và những tín hữu ở Modena-Nonantola. Anh chị em thân mến, xin cho việc hành hương Năm Thánh này diễn tả sự đặc biệt của tình kết hiệp với Giáo hội hoàn vũ và làm cho anh chị em trở nên những chứng nhân của lòng thương xót trong Giáo hội địa phương của anh chị em.
Cha xin chào thăm đoàn của Giáo phận Roma đã chuẩn bị Tuần lễ cho Gia đình sẽ được tổ chức từ ngày 2-8 tháng 10. Lát nữa cha sẽ châm ngọn đuốc cho anh chị em, làm biểu tượng của tình yêu của các gia đình ở Roma và trên toàn thế giới.
Một suy nghĩ đặc biệt xin gửi đến Đức Tổng giám mục giáo phận Potenza và nhóm công nhân bị mất việc của Basilicata, và cha hy vọng rằng tình hình nghề nghiệp u ám của anh chị em sẽ tìm được một giải pháp tích cực qua một cam kết chắc chắn của cả các bên để mở ra những con đường hy vọng. Làm sao tỷ lệ phần trăm thất nghiệp không thể lên cao hơn nữa!
Cha xin chào những tham dự viên trong General Chapter of the Tertiary Capuchin Sisters of the Holy Family; Hiệp hội người Cao tuổi với các tay cua-rơ xe đạp của Nhóm Generals; các tham dự viên trong sáng kiến “Những con đường kỳ diệu của Ý” với Đức Giám mục, Đức Ông Paolo Giulietti; và các tín hữu từ Pieve di Soligo, có mặt tại đây để kỷ niệm ngày giỗ của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo I.
Cuối cùng, cha xin chào các bạn trẻ, anh chị em bệnh nhân và các đôi hôn phối mới. Nguyện xin tấm gương bác ái của Thánh Vinh-sơn Phao-lô mà chúng ta mừng kính hôm qua là bổn mạng của các Hiệp hội Bác ái, dẫn dắt chúng con, các bạn trẻ thân yêu, thực hiện những chương trình cho tương lai của chúng con bằng sự phục vụ vị tha và vui mừng cho anh em. Anh chị em bệnh nhân thân mến, nguyện xin anh chị em biết đối mặt với sự đau khổ bằng cái nhìn hướng về Đức Ki-tô. Và các đôi uyên ương thân mến, nguyện xin cho chúng con biết xây dựng một gia đình luôn mở cửa cho những người nghèo và cho quà tặng của sự sống.
[Văn bản chính: Tiếng Ý]  [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

Lời thỉnh cầu của Đức Thánh Cha
Ý nghĩ của cha lại một lần nữa hướng về những anh chị em thân yêu và tử đạo ở Syria. Những tin tức thảm kịch tiếp tục đến với cha về số phận của những người dân ở Aleppo, là những người cha cảm nhận sự hiệp nhất trong những đau khổ của họ qua lời cầu nguyện và sự gần gũi về tinh thần. Trước những đau khổ tang thương và lo ngại rất lớn trước tất cả những gì đang xảy ra tại một thành phố đã là tử đạo, nơi trẻ em, người già, người bệnh tật, người trẻ, người lớn tuổi, quá nhiều cái chết … cha xin lặp lại lời thỉnh cầu với tất cả mọi người cam kết bằng tất cả sức mạnh của họ để bảo vệ những công dân và coi đây là mệnh lệnh khẩn cấp và bắt buộc. Tôi khẩn khoản kêu gọi lương tâm của tất cả những người chịu trách nhiệm trong các vụ ném bom, họ sẽ phải trả lẽ công bằng trước mặt Chúa!
[Văn bản chính: Tiếng Ý]  [Bản dịch của ZENIT]

[Nguồn:  zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/09/2016]


Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm

Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm