Thứ Ba, 13 tháng 4, 2021

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Croce ở Gerusalemme: xem thánh tích của cuộc Khổ nạn

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Croce ở Gerusalemme: xem thánh tích của cuộc Khổ nạn

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Croce ở Gerusalemme: xem thánh tích của cuộc Khổ nạn

Antoine Mekary | ALETEIA

Marinella Bandini

14/03/21


Nhà thờ Chặng đàng Ngày 26: Thánh Helena đã mang những thánh tích về sự đau khổ của Chúa Kitô từ Đất Thánh về Roma.



Aleteia mời bạn thực hiện một chuyến hành hương Mùa Chay trên internet đi qua 42 nhà thờ chặng đàng của Roma: mỗi ngày một nhà thờ, từ 17 tháng Hai đến 11 tháng Tư.


Ngày 26

Tên gọi cổ xưa của nó đơn giản là Hierusalem. Vương cung thánh đường “Thánh Giá (Santa Croce) ở Gerusalemme” (ở Roma, không phải Giêrusalem) nổi tiếng vì đó là nơi lưu giữ các thánh tích của cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô, được đưa về Roma từ Đất Thánh năm 326 bởi Hoàng hậu Helena, thân mẫu của Hoàng đế Constantine. Người ta nói rằng thánh nữ đã đổ đầy một con tàu với đất được lấy từ những thánh địa.

Đất này được trải dưới nền của “Cung điện Sessorian”, nơi trở thành Nhà nguyện Thánh Helena. Đó là đất thánh, nên trong lần tái thiết năm 1743, nền nhà nguyện không được chạm vào, và thậm chí ngày nay để tiến đến được, bạn phải đi xuống một số bậc thang.

Những bức bích họa trên gian cung thánh mô tả việc tìm thấy các thánh tích của Thập giá, theo câu chuyện của Golden Legend (Sự tích Vàng): Thánh Helena dùng gỗ của ba cây thập giá chạm vào một người đàn ông đã chết, và khi người đó được tiếp xúc với Thập Giá thật, ông đã sống lại.

Vương cung thánh đường đã trải qua nhiều lần tu sửa. Diện mạo hiện tại của nhà thờ có từ thế kỷ 18. Trong quá trình trùng tu vào thế kỷ 15, người ta đã tìm thấy “Titulus Crucis”, tấm bảng được đóng trên thánh giá của Chúa Giêsu, với dòng chữ khắc được chọn bởi Philatô. Văn bản viết bằng các ký tự Do Thái, Hy Lạp và Latinh: “I. NAZARINVS RE[X IVDAEORVM]”.

Ngày nay các thánh tích được lưu giữ trong một nhà nguyện có lối vào qua một hành lang dốc lên, một biểu tượng của việc đi lên đồi Canvê. Trong hòm thánh tích có lưu giữ ba mảnh vỡ của “Thập Giá thật”, hai chiếc gai từ Mão gai, một chiếc đinh thánh và “Titulus Crucis”. Theo thời gian, những mảnh vỡ của hang Bêlem, Mộ Thánh và trụ đá đánh đòn, thập giá của Kẻ trộm Lành, và đốt ngón tay của Thánh Tôma đã được thêm vào.

Hãy vui mừng với Giêrusalem, hãy vì Thành Đô mà hoan hỷ, hỡi tất cả những người yêu mến Thành Đô. (Is 66,10)

* Phối hợp với Văn phòng Truyền thông Xã hội của Khu Tông tòa Roma.

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Croce ở Gerusalemme: xem thánh tích của cuộc Khổ nạn

Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem (mặt tiền). Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Croce ở Gerusalemme: xem thánh tích của cuộc Khổ nạn

Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem. Tượng Thánh Helena trên nóc mặt tiền. Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Croce ở Gerusalemme: xem thánh tích của cuộc Khổ nạn

Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem (bên trong). Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Croce ở Gerusalemme: xem thánh tích của cuộc Khổ nạn

Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem (bức tranh khảm gian cung thánh). Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Croce ở Gerusalemme: xem thánh tích của cuộc Khổ nạn

Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem. Loạt bích họa mô tả việc tìm được Thập Giá thật (chi tiết). Theo Golden Legend (Sự Tích Vàng), một người đàn ông đã sống lại khi được chạm đến bởi gỗ của Thập Giá thật. Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Croce ở Gerusalemme: xem thánh tích của cuộc Khổ nạn

Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem. Hành lang dẫn đến Nhà nguyện Thánh tích đi ngược lên dốc để nhắc nhớ đến việc tiến lên đồi Canvê. Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Croce ở Gerusalemme: xem thánh tích của cuộc Khổ nạn

Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem (Nhà nguyện Thánh tích). Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Croce ở Gerusalemme: xem thánh tích của cuộc Khổ nạn

Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem. Thánh tích của Thánh Giá thật. Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Croce ở Gerusalemme: xem thánh tích của cuộc Khổ nạn

Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem. “Titulus Crucis,” tấm bảng treo trên Thánh Giá của Chúa Giêsu với dòng chữ khắc được chọn bởi Philatô: “Giêsu Nadarét, Vua dân Do Thái”. Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Croce ở Gerusalemme: xem thánh tích của cuộc Khổ nạn

Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem. Thánh tích những mũi gai từ Mão gai. Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Croce ở Gerusalemme: xem thánh tích của cuộc Khổ nạn

Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem. Thánh tích, một trong những cây đinh của Khổ hình Thập giá. Vương cung thánh đường Thánh giá ở Jerusalem thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Quý vị đọc về truyền thống của các nhà thờ chặng đàng ở đây. Và xem các nhà thờ trước đây trong cuộc hành hương ở đây.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 12/4/2021]


Đức Hồng Y Parolin: Tôi rất buồn khi nhìn thấy sự mất niềm tin và lý trí ở Châu Âu

Đức Hồng Y Parolin: Tôi rất buồn khi nhìn thấy sự mất niềm tin và lý trí ở Châu Âu


Đức Hồng Y Parolin nói rằng phản ứng của Giáo hội trước những thay đổi của xã hội phải là “đưa ra chứng tá chặt chẽ và thuyết phục của đời sống Kitô giáo.”

Đức Hồng Y Parolin: Tôi rất buồn khi nhìn thấy sự mất niềm tin và lý trí ở Châu  u


Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ khanh Tòa Thánh, truyền chức cho 29 linh mục của Giám hạt Opus Dei trong Vương cung Thánh đường Sant'Eugenio ở Roma, 5 tháng Chín, 2020. (photo: Daniel Ibanez / CNA/EWTN)

Courtney Mares

6 tháng Tư, 2021


VATICAN CITY — Ngài Quốc Vụ khanh Vatican cho biết trong một cuộc phỏng vấn tuần này rằng luật an tử và phá thai ở Châu Âu không chỉ thể hiện sự mất niềm tin mà còn là mất lý trí.

“Tôi rất lấy làm tiếc về sự mất niềm tin trong Châu Âu, trong văn hóa, trong các quốc gia của chúng ta, và những thay đổi nhân học đang diễn ra, làm mất đi căn tính của con người. Trước sự mất mát niềm tin, tôi muốn nói rằng đó là sự mất lý trí,” Đức Hồng Y Pietro Parolin nói trong một cuộc phỏng vấn với mạng COPE của Tây Ban Nha được công bố ngày 5 tháng Tư.

“Tại sao? Đức Giáo hoàng đã nói điều đó nhiều lần. Điều đó làm tôi thật sự giật mình. Chẳng hạn ngài nói: vấn đề phá thai không phải là một vấn đề tôn giáo. Đối với người Kitô hữu chúng ta, chắc chắn ngay từ đầu, từ những tài liệu đầu tiên của Giáo hội, đã có một sự phủ nhận hoàn toàn về việc phá thai, nhưng đó là một luận chứng của lý trí. Như Đức Benedict XVI đã nói, có thể ngày nay vấn đề căn bản là lý trí chứ không phải đức tin.”

Đức Hồng Y Parolin nói rằng phản ứng của Giáo hội trước những thay đổi này của xã hội phải là “đưa ra một chứng tá chặt chẽ và thuyết phục về đời sống Kitô giáo.”

Ngài nhận định, “Đối với tôi, dường như hoàn cảnh mà chúng ta đang trải qua có thể được so sánh với những thế kỷ đầu của Giáo hội, khi các Tông đồ và các môn đệ tiên khởi tiến đến một xã hội không có các giá trị Kitô giáo, nhưng qua chứng tá của những cộng đoàn ban đầu tìm cách thay đổi tâm thức và giới thiệu các giá trị của Phúc âm trong xã hội thời đó. Tôi nghĩ đây là cách mà chúng ta vẫn phải làm ngày nay.”

Trong cuộc phỏng vấn kéo dài 24 phút bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức Hồng y đã mô tả Đức Thánh Cha Phanxicô là “một người giản dị không cần nghi thức”, người rất quan tâm đến việc gần gũi với mọi người.

Đức hồng y nói: “Mong muốn của ngài là làm cho Giáo hội khả tín hơn trong việc loan báo Tin Mừng.”

Đức Hồng y Parolin, 66 tuổi, đã giữ vị trí Quốc Vụ khanh Vatican trong tám năm qua. Ngài nói rằng ngài xem ngoại giao của Giáo hội là một cách để sống chức tư tế của mình.

Ngài nói, “Chúng tôi phục vụ sự hiệp thông và cũng là bảo vệ quyền tự do của Giáo hội và tự do tôn giáo. Đó là cách nhìn nhận của tôi về lĩnh vực ngoại giao.”

Khi được hỏi về mối quan hệ của Vatican với chính phủ Trung Quốc, Đức Hồng y Parolin nói rằng ngài có “một cách nhìn tích cực”.

Đức Hồng Y Parolin nói, “Các bước đã được thực hiện, mặc dù chưa giải quyết được tất cả các vấn đề vẫn còn đó và có thể sẽ mất nhiều thời gian, nhưng đang đi đúng hướng tiến tới một sự hòa giải trong Giáo hội do vấn đề của những khác biệt này, có quá nhiều… sự phân cách.”

“Vì vậy, chúng tôi nhìn Giáo hội ở Trung Quốc với sự tôn trọng lớn, cũng vì lịch sử của nó, tương lai dựa trên lịch sử, một lịch sử nhiều đau khổ,” ngài nói. “Tôi nghĩ đây phải là quan điểm, sự tôn trọng rất lớn lao mà chúng tôi thể hiện.”

Đức hồng y nói rằng “mọi việc đang được thực hiện để bảo đảm một đời sống bình thường cho Giáo hội ở Trung Quốc,” với “không gian tự do tôn giáo” và sự hiệp thông với giáo hoàng.

Đức Hồng Y Parolin cũng nhận xét về chuyến đi đến Iraq từ ngày 5 đến ngày 8 tháng Ba của Đức Thánh Cha Phanxicô, mà ngài mô tả là “rất xúc động”.

“Thật không may, Giáo hội phải chịu đau khổ vì người Kitô hữu đã bị đàn áp bởi tất cả các cuộc xung đột và bởi tất cả các thế lực muốn nhổ tận gốc đức tin Kitô giáo ở đất nước đó ... Nhưng những gì họ dạy chúng tôi là chứng tá đức tin đi tới mức tử vì đạo. Từ đó, chúng ta có thể rút ra một bài học lớn từ các Kitô hữu Iraq,” Đức Hồng y Parolin nói, ngài đã tháp tùng Đức Giáo hoàng trong chuyến thăm.

Đức Hồng y nói, “Đôi khi với tôi, với tư cách là người Kitô hữu ở Châu Âu, ở phương Tây, chúng ta dường như quá lạnh nhạt với anh em của mình. Tôi ước mong có nhiều tình liên đới hơn, gần gũi hơn, có nhiều cách hơn để thể hiện sự ủng hộ và giúp đỡ của chúng ta để cùng nhau tiến lên. Họ dạy chúng tôi khả năng trung thành bất chấp mọi khó khăn, nhưng đồng thời họ cũng yêu cầu chúng tôi đoàn kết hơn nữa.”


[Nguồn: ncregister]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 7/4/2021]