Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2019

Hoa Kỳ và Tòa Thánh: hợp tác trong việc thúc đẩy tự do tôn giáo, chống buôn người, và thăng tiến nhân quyền

Hoa Kỳ và Tòa Thánh: hợp tác trong việc thúc đẩy tự do tôn giáo, chống buôn người, và thăng tiến nhân quyền
Đức Thánh Cha Phanxico tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo ngày 3 tháng Mười tại Vatican - © Vatican Media

Hoa Kỳ và Tòa Thánh: hợp tác trong việc thúc đẩy tự do tôn giáo, chống buôn người, và thăng tiến nhân quyền

Đức Thánh Cha Phanxico tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo

05 tháng Mười, 2019 00:10

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đến Vatican từ ngày 2 đến 3 tháng Mười, ông gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxico, Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ khanh Vatican, và Tổng Giám mục Paul Gallagher, thư ký Phân bộ Quan hệ với các Chính phủ để đánh dấu 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh, và để thảo luận nhiều con đường mà chúng tôi cùng hợp tác để thúc đẩy hòa bình, tự do, và phát triển trên toàn thế giới. Ngoại trưởng cũng tham dự trong hội nghị chuyên đề hợp tác Hoa Kỳ - Tòa Thánh, "Những con đường để đạt được phẩm giá con người: cộng tác với các tổ chức thuộc nền tảng đức tin," diễn ra ngày 2 tháng Mười trong Điện Tông tòa. (Đọc diễn văn của ông Pompeo tại đây.)

Năm nay đánh dấu 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh. Khi Tổng thống Reagan thiết lập Đại sứ Hoa kỳ năm 1984, ông nói nó “tồn tại vì ích lợi cho những người yêu chuộng hòa bình, ở khắp mọi nơi.” Ngày nay chúng tôi cùng cộng tác trên toàn cầu về những giá trị chung, tôn trọng lẫn nhau, và vai trò lãnh đạo về đạo đức.

Tòa Thánh duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với 183 quốc gia. Tòa Thánh có sự ảnh hưởng đối với hơn 1,3 tỷ người Công giáo trên toàn thế giới và kể cả những người không Công giáo. Với sự hiện diện của người dân ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, Tòa Thánh là một đối tác vô cùng quan trọng.

Hội nghị chuyên đề, đồng chủ tọa bởi Phủ Quốc Vụ khanh Tòa Thánh và Đại sứ quán Hoa kỳ tại Tòa Thánh, là một kết quả trực tiếp của Hội nghị cấp Bộ trưởng Thúc đẩy Tự do Tôn giáo tháng Bảy năm 2019 của Ngoại trưởng, hội nghị nhằm mục đích tái khẳng định cam kết quốc tế thúc đẩy tự do tôn giáo cho mọi người và đặt ra những tác động cụ thể để đưa đến sự thay đổi lâu dài và tích cực. Ngoại trưởng công bố về hội nghị chuyên đề trong phiên họp cấp Bộ trưởng.

Qua ba phiên thảo luận cấp cao, hội nghị chuyên đề trình bày cách thức để các chính phủ và những tổ chức khác có thể hợp tác với các tổ chức có nền tảng đức tin để thúc đẩy và bảo vệ tự do tôn giáo, chống nạn buôn người, và cung cấp sự hỗ trợ nhân đạo.

Cùng với Ngoại trưởng, các Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Hoa kỳ là Sam Brownback và John Cotton Richmond cũng có những bài tham luận tại hội nghị chuyên đề về sự hợp tác của Hoa Kỳ - Tòa Thánh về vấn đề tự do tôn giáo và buôn người.

Hội nghị chuyên đề có sự tham dự của các đại diện từ nhiều tổ chức có nền tảng đức tin, trong đó có Cộng đoàn Sant’Egidio, Tổ chức Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn, Quỹ Adyan, Quỹ AVSI, Caritas Quốc tế, và Talitha Kum. Đồng thời cũng có sự tham dự của các viên chức cấp cao thuộc các Bộ và Cơ quan của Hoa Kỳ và Tòa Thánh, trong đó có Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ, Phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao, Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn của Tòa Thánh, và Bộ Thúc đẩy sự Phát triển Con người Toàn diện của Tòa Thánh.

Tòa Thánh – thông qua các cơ quan của Giáo hội Công giáo trên thế giới – là một trong những sức mạnh nhân đạo mạnh nhất trên thế giới. Tòa Thánh có một mạng lưới phủ rộng khắp, chỉ đứng thứ hai sau Ủy ban Hồng Thập tự/Trăng Lưỡi liềm đỏ Quốc tế.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 6/10/2019]


Đức Thánh Cha tuyên dương sự đóng góp của âm nhạc cho phụng vụ

Đức Thánh Cha tuyên dương sự đóng góp của âm nhạc cho phụng vụ
© Vatican Media

Đức Thánh Cha tuyên dương sự đóng góp của âm nhạc cho phụng vụ

Gặp gỡ ca đoàn Scholae Cantorum thuộc Hiệp hội Thánh Cecilia của Ý

30 tháng Chín, 2019 09:00

Ngày 28 tháng Chín, 2019, Đức Thánh Cha Phanxico có lời khen ngợi ca đoàn Scholae Cantorum thuộc Hiệp hội Thánh Cecilia của Ý khi ngài tiếp nhóm trong Khán phòng Phaolo VI trong Vatican. Nhóm bao gồm các ca viên, ca trưởng, và những người chơi organ, tập trung đến từ nhiều vùng trong nước Ý.

“Anh chị em là một phần trong Hiệp hội Thánh Cecilia tiêu biểu của Ý, lâu đời – được thành lập 140 năm trước – và vẫn còn hoạt động và sống động và hăng say phục vụ Giáo hội,” Đức Thánh Cha Phanxico nói, nêu lên giá trị của hiệp hội. “Anh chị em cùng chung sức chăm lo việc chuẩn bị cho nghệ thuật và phụng vụ, và anh chị em thúc đẩy sự hiện diện của ca đoàn schola cantorum trong mọi cộng đoàn giáo xứ. Ca đoàn hướng dẫn cho cộng đoàn – với những bài ca – và là một tiếng nói rất giá trị của tính thánh thiêng, sự hiệp nhất, truyền thống và văn hóa phụng vụ.”

Dưới đây là huấn từ của Đức Thánh Cha trước những người hiện diện trong buổi tiếp kiến:



Huấn từ của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến,

Cha xin chào tất cả mọi người: từ ngài Chủ tịch, Đức ông Tarcisio Cola, và tôi cảm ơn ngài về những lời rất đẹp, đến ban Giám đốc và tất cả anh chị em, những ca viên, ca trưởng, và người chơi organ, tập trung đến đây từ nhiều miền trong nước Ý.

Anh chị em là một phần trong Hiệp hội Thánh Cecilia tiêu biểu của Ý, lâu đời – được thành lập 140 năm trước – và vẫn còn hoạt động và sống động và hăng say phục vụ Giáo hội. Lòng yêu mến và sự quý trọng của các Giáo hoàng dành cho Hiệp hội là rất lớn, đặc biệt Thánh Piô X, ngài đã cho Dân Chúa những quy định có hệ thống về thánh nhạc (x. Tự sắc Tra le sollecitudini, 22 tháng Mười Một 1903). Thánh Phaolo VI muốn nhắc lại những quy định đó và chủ động quy định cho một nền âm nhạc hòa trộn với phụng vụ và bắt nguồn từ những đặc tính nền tảng của nó. Không phải là bất kỳ thể loại âm nhạc nào, nhưng chỉ là thánh nhạc, vì các nghi thức là thánh; được nâng lên bởi tính tuyệt mỹ của nghệ thuật, vì Thiên Chúa phải được dành cho những gì là đẹp nhất; và phổ quát để mọi người có thể hiểu được và cử hành. Quan trọng hơn hết, nó phải hoàn toàn riêng biệt và khác với thể loại được sử dụng cho các mục đích khác. Và ngài đề nghị rằng anh chị em hãy gieo trồng khả sensus ecclesiae, tức là sự phân định âm nhạc trong phụng vụ. Ngài nói: “Không phải mọi thứ đều có giá trị, không phải mọi thứ đều hợp luật, không phải mọi thứ đều đẹp. Ở đây tính thánh thiêng phải được hòa quyện với cái đẹp trong sự cân đối mang tính du dương và sốt sắng” (Huấn từ trước các nữ tu chịu trách nhiệm hát phụng vụ, 15 tháng Tư 1971). Đức Benedict XVI thúc giục anh chị em đừng quên di sản âm nhạc của quá khứ, để đổi mới nó và phát triển nó với những sáng tác mới.

Anh chị em thân mến, cha cũng khuyến khích anh chị em tiếp tục trên con đường này. Là một hiệp hội tức là một nguồn tài nguyên: nó giúp cho các bạn xây dựng nên những hoạt động, sự đam mê, cam kết để phục vụ phụng vụ tốt hơn. Một hiệp hội không phải là người giữ vai trò chủ đạo hay sở hữu bất kỳ một loại âm nhạc nào, nhưng theo chương trình mang tình yêu và sự trung thành với Giáo hội. Cùng hợp với nhau các bạn có thể gắn kết tốt hơn trong lời ca tiếng hát là một phần không thể thiếu của phụng vụ, được truyền cảm hứng từ thể loại đầu tiên, Bình ca. Anh chị em cùng chung sức chăm lo việc chuẩn bị cho nghệ thuật và phụng vụ, và anh chị em thúc đẩy sự hiện diện của ca đoàn schola cantorum trong mọi cộng đoàn giáo xứ. Ca đoàn hướng dẫn cho cộng đoàn – với những bài ca – và là một tiếng nói rất giá trị của sự thánh thiêng, sự hiệp thông, truyền thống và văn hóa phụng vụ. Cha đề nghị rằng các bạn hãy giúp toàn thể cộng đoàn cùng hát, với sự tham dự sốt sắng và tích cực trong Phụng vụ. Điều này là quan trọng: sự gần gũi với Dân Chúa.

Có những môi trường khác nhau cho hoạt động tông đồ của các bạn: sáng tác những ca khúc mới; thúc đẩy việc ca hát trong các chủng viện và nhà đào tạo tu sĩ; hỗ trợ các ca đoàn giáo xứ, những người chơi organ, các trường thánh nhạc, giới trẻ. Ca hát, chơi nhạc, sáng tác, hướng dẫn và viết nhạc trong Giáo hội nằm trong số những việc đẹp nhất để tôn vinh Thiên Chúa. Nó là một đặc ân, một món quà từ Thiên Chúa để thể hiện nghệ thuật âm nhạc và để hỗ trợ sự tham dự trong những mầu nhiệm thánh. Âm nhạc đẹp và hay là một công cụ đặc biệt để tiến đến tính siêu việt và thường giúp hiểu được một thông điệp ngay cả đối với những người hay chia trí.

Cha biết rằng sự chuẩn bị của các bạn bao gồm cả những hy sinh như là luôn sẵn sàng dành thời gian để diễn tập, để mời gọi mọi người, để phục vụ trong những ngày lễ, trong khi có thể bạn bè của các bạn rủ đi chơi. Rất nhiều lần! Nhưng sự cống hiến của các bạn cho phụng vụ và âm nhạc của phụng vụ thể hiện con đường rao giảng phúc âm cho mọi cấp độ, từ trẻ em đến người lớn. Thật vậy, phụng vụ là “người thầy giáo” đầu tiên của môn giáo lý. Đừng quên điều này: phụng vụ là “người thầy giáo” đầu tiên của môn giáo lý.

Thánh nhạc cũng đảm trách một công việc khác, tập trung lịch sử Ki-tô giáo lại với nhau: trong phụng vụ, Bình ca, hợp xướng, nhạc đại chúng, và nhạc đương đại cùng vang lên. Khi đó dường như có tất cả các thế hệ của quá khứ và hiện tại cùng ca khen Thiên Chúa, mỗi người với sự nhạy cảm của riêng mình. Không chỉ có thế, nhưng thánh nhạc – và âm nhạc nói chung – tạo ra những cầu nối, đem con người lại gần nhau hơn, ngay cả ở những khoảng cách xa; nó không biết đến những rào cản của quốc tịch, sắc tộc, hay màu da, nhưng đưa mọi người đi vào một ngôn ngữ cao hơn, và luôn tìm cách để đem con người và các nhóm thậm chí từ những nền tảng rất khác nhau. Thánh nhạc rút ngắn những khoảng cách, ngay cả giữa những người anh chị em đôi khi không cảm thấy gần gũi nhau. Vì lý do này, trong mỗi giáo xứ, ca đoàn là một nhóm nơi con người tìm được sự sẵn sàng và sự giúp đỡ lẫn nhau.

Anh chị em thân mến, với tất cả những điều này, cha cảm ơn anh chị em và cha động viên anh chị em. Xin Thiên Chúa giúp anh chị em luôn kiên trì trong những nỗ lực của mình. Giáo hội rất quý trọng sự phục vụ anh chị em mang đến cho cộng đoàn: anh chị em giúp họ cảm nhận sự cuốn hút của cái đẹp, nó hóa giải tính tầm thường, nâng cao tâm hồn hướng về Thiên Chúa, và hiệp nhất các tâm hồn trong việc ca khen và lòng nhân hậu. Xin Đức Mẹ bảo vệ anh chị em. Và bởi vì ai ca hát là cầu nguyện hai lần, cha tin rằng anh chị em cũng cầu nguyện cho cha. Cảm ơn anh chị em!

© Libreria Editrice Vatican



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 1/10/2019]