Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023

Huấn từ Kinh Truyền tin của ĐTC Phanxicô, 29.1.2023: “Hãy học người có tâm hồn nghèo khó, biết trân quý những gì họ nhận được và không lãng phí”

“Hãy học người có tâm hồn nghèo khó, biết trân quý những gì họ nhận được và không lãng phí”

Đức Thánh Cha và huấn từ Kinh Truyền tin Chúa nhật

Huấn từ Kinh Truyền tin của ĐTC Phanxicô, 29.1.2023: “Hãy học người có tâm hồn nghèo khó, biết trân quý những gì họ nhận được và không lãng phí”

© Vatican Media


*******

Vào lúc 12 giờ trưa hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc trong Điện Tông tòa Vatican để đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và khách hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Ngoài ra, hiện diện còn có các Thiếu niên Công giáo Tiến hành của Giáo phận Roma kết thúc tháng Một, tháng các em dành riêng cho chủ đề hòa bình theo truyền thống, với “Đoàn Lữ hành Hòa bình”. Cuối giờ đọc Kinh Truyền tin, các thiếu niên đọc một thông điệp thay mặt cho ACR của Rome.

Dưới đây là huấn từ của Đức Thánh Cha trước khi đọc Kinh truyền tin:

___________________________________________


Trước Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến, buongiorno!

Trong phụng vụ hôm nay, các Mối Phúc theo Tin Mừng Thánh Matthêu được công bố (x. Mt 5:1-12). Mối phúc đầu tiên là nền tảng. Đây là điều Mối phúc nói: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (c. 3).

Ai là những người “có tâm hồn nghèo khó”? Họ là những người biết rằng họ không thể dựa vào chính mình, rằng họ không đủ khả năng tự lực, và họ sống như “người ăn mày trước mặt Chúa”. Họ cảm thấy mình cần đến Thiên Chúa và nhận biết mọi sự tốt lành đến từ Người như một ân ban, như một ân sủng. Những người nghèo khó trong tâm hồn quý trọng những gì họ nhận được. Vì vậy, họ muốn rằng không có ân ban nào bị lãng phí. Hôm nay, cha muốn dừng lại ở khía cạnh điển hình này của tâm hồn nghèo khó: không lãng phí. Người có tâm hồn nghèo khó cố gắng không lãng phí bất cứ thứ gì. Chúa Giêsu cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc không lãng phí. Chẳng hạn, sau phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều, Chúa yêu cầu thu lại thức ăn thừa để không bị lãng phí (x. Ga 6:12). Không lãng phí cho phép chúng ta biết trân quý giá trị của chính mình, của mọi người và của mọi sự. Tuy nhiên, thật không may, có một nguyên tắc thường bị bỏ qua, đặc biệt là ở các xã hội giàu có hơn, nơi văn hóa lãng phí, văn hóa vứt bỏ chiếm ưu thế. Cả hai đều là một bệnh dịch. Vì vậy, cha muốn đưa ra cho anh chị em ba thách đố chống lại tâm lý lãng phí, tâm lý vứt bỏ.

Thách đố đầu tiên: không lãng phí món quà là chính con người chúng ta. Mỗi người chúng ta đều là một món quà tốt lành, độc lập. Mọi người nam, nữ đều giàu có không chỉ về tài năng mà còn về phẩm giá. Người đó được Thiên Chúa yêu thương, là giá trị, là quý báu. Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta được chúc phúc không phải vì những gì chúng ta có, mà vì chính con người chúng ta. Và khi một người buông xuôi và vứt bỏ chính mình, người đó đã tự lãng phí chính bản thân. Với sự trợ giúp của Chúa, chúng ta hãy chiến đấu chống lại những cám dỗ tin rằng mình là bất xứng, là sai lầm và cảm thấy tội nghiệp cho bản thân.

Tiếp đến là thách đố thứ hai: không lãng phí những món quà chúng ta có. Có một thực tế là khoảng một phần ba tổng sản lượng lương thực được sản xuất trên thế giới bị lãng phí hàng năm, trong khi rất nhiều người chết vì đói! Không thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo cách đó. Sản phẩm phải được chăm sóc và chia sẻ để không ai thiếu những gì là cần thiết. Thay vì lãng phí những gì chúng ta có, chúng ta hãy truyền bá một hệ sinh thái công bằng và bác ái, hệ sinh thái chia sẻ!

Cuối cùng là thách đố thứ ba: không vứt bỏ người khác. Văn hóa vứt bỏ nói: “Tôi sử dụng bạn cho đến khi nào tôi còn cần bạn. Khi tôi không còn hứng thú với bạn nữa, hoặc bạn cản đường tôi, tôi sẽ ném bạn ra ngoài”. Những người bị đối xử như vậy đặc biệt là những người yếu đuối nhất – trẻ em chưa chào đời, người già, người túng thiếu và người thiệt thòi. Nhưng không bao giờ được vứt bỏ con người, không được loại trừ người thiệt thòi! Mỗi người là một món quà thánh thiêng, mỗi người là một món quà độc đáo, bất kể tuổi tác hay tình trạng của họ. Chúng ta hãy luôn tôn trọng và thúc đẩy sự sống! Đừng lãng phí sự sống!

Anh chị em thân mến, chúng ta tự hỏi mình một câu hỏi. Trên hết: Tôi sống tâm hồn khó nghèo như thế nào? Tôi có biết dành không gian cho Thiên Chúa không? Tôi có tin rằng Chúa là gia tài tốt lành, đích thực và lớn lao của tôi không? Tôi có tin rằng Chúa yêu tôi, hay tôi ném quăng mình vào nỗi buồn, quên rằng tôi là một ân ban? Và rồi – tôi có cẩn thận để tránh lãng phí không? Tôi có chịu trách nhiệm về cách tôi sử dụng đồ đạc, của cải không? Tôi có sẵn sàng chia sẻ mọi thứ với người khác hay tôi ích kỷ? Cuối cùng, tôi có coi những người yếu đuối nhất là những món quà quý giá mà Thiên Chúa yêu cầu tôi chăm sóc không? Tôi có nhớ đến những người nghèo, người bị tước đoạt những gì cần thiết không?

Xin Mẹ Maria, người Nữ của Các Mối Phúc, giúp chúng ta làm chứng cho niềm vui rằng sự sống là một món quà và, vẻ đẹp của việc trao tặng chính mình.

________________________________________


Lời chào của Đức Thánh Cha sau Kinh Truyền Tin

Anh chị em thân mến!

Tôi vô cùng đau buồn khi biết tin từ Đất Thánh, đặc biệt là về cái chết của mười người Palestine, trong đó có một phụ nữ, bị giết trong hoạt động chống khủng bố của quân đội Israel ở Palestine; và về những gì đã xảy ra gần Giêrusalem vào tối thứ Sáu khi bảy người Do Thái Israel bị một người Palestine sát hại và ba người khác bị thương khi họ rời khỏi hội đường Do Thái. Vòng xoáy chết chóc ngày càng gia tăng không làm được gì khác hơn là khép lại những tia tin tưởng ít ỏi còn tồn tại giữa hai dân tộc. Từ đầu năm đến nay, hàng chục người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc đọ súng với quân đội Israel. Tôi kêu gọi hai chính phủ và cộng đồng quốc tế ngay lập tức và không trì hoãn tìm ra những con đường khác bao gồm đối thoại và tìm kiếm hòa bình cách chân thành. Thưa anh chị em, chúng ta hãy cầu nguyện cho việc này.

Tôi nhắc lại lời kêu gọi về tình hình nhân đạo nghiêm trọng ở Hành lang Lachin, miền Nam Caucasus. Tôi gần gũi với tất cả những người phải đương đầu với các điều kiện vô nhân đạo này giữa mùa đông khắc nghiệt. Mọi nỗ lực phải được thực hiện trên bình diện quốc tế để tìm ra các giải pháp hòa bình vì lợi ích của người dân.

Hôm nay là Ngày Bệnh Phong Thế giới lần thứ 70. Thật không may, sự kỳ thị liên quan đến căn bệnh này tiếp tục gây ra những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền ở nhiều nơi trên thế giới. Tôi bày tỏ sự gần gũi với những người đau khổ vì căn bệnh và tôi khuyến khích cam kết hướng tới sự hội nhập hoàn toàn những anh chị em này.

Cha gửi lời chào đến tất cả anh chị em đến từ nước Ý và từ các quốc gia khác. Cha chào nhóm Quinceañeras đến từ Panama và các sinh viên từ Badajoz, Spagna. Cha chào anh chị em hành hương đến từ Moiano và Monteleone di Orvieto, anh chị em từ Acqui Terme và các thiếu niên nam nữ của Nhóm Agesci Cercola Primo.

Và bây giờ cha gửi lời chào thân ái đến các thiếu niên nam nữ Công giáo Tiến hành thuộc Giáo phận Roma! Các con đã đến trên “Đoàn lữ hành hòa bình”. Cha cảm ơn các con vì sáng kiến rất quý giá này trong năm nay, bởi vì khi nghĩ đến đất nước Ukraine bị chiến tranh tàn phá, cam kết và cầu nguyện cho hòa bình của chúng ta càng phải mạnh mẽ hơn. Chúng ta hãy nghĩ đến Ukraine và cầu nguyện cho người dân Ukraine, những người bị đối xử tàn tệ.



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/1/2023]


Tài liệu: Tại sao có quá nhiều sự bách hại Kitô giáo ở Nigeria?

Tài liệu: Tại sao có quá nhiều bách hại Kitô giáo ở Nigeria?

Tài liệu: Tại sao có quá nhiều sự bách hại Kitô giáo ở Nigeria?

Shutterstock I Zarko Prusac

John Burger

24/01/23


Vấn đề lâu dài của các vụ tấn công nhà thờ và linh mục gắn liền với chủ nghĩa chính thống Hồi giáo, văn hóa không bị trừng phạt, và tội phạm giữa cảnh nghèo đói khốc liệt.

Một loạt các vụ giết người, bắt cóc và phá hủy các cơ sở của nhà thờ gần đây ở Nigeria là sự tiếp nối của một tình trạng mà người dân Nigeria đã phải đối phó trong nhiều năm. Theo một nhà quan sát người Mỹ làm việc ở Nigeria, các giải pháp cho vấn đề này phải “qua nhiều thế hệ”. Nhưng một bước đi cần thiết đầu tiên hướng tới hòa bình sẽ diễn ra vào tháng tới, khi một tổng thống mới sẽ được bầu chọn.

Hôm thứ Năm, ít nhất 11 người, hầu hết là người Công giáo, đã bị sát hại khi những người chăn gia súc sắc tộc Fulani bị cáo buộc tấn công một ngôi làng gần trại tị nạn trong Giáo phận Makurdi, phía đông nam thủ đô Abuja.

Tin tức được đưa ra chỉ vài ngày sau khi một linh mục, Cha Isaac Achi, bị sát hại tại nơi ở trong giáo xứ của cha ở bang trung tâm phía bắc của Niger vào Chủ nhật, ngày 15 tháng Một. Cha phụ tá của Cha Achi bị bọn cướp bắn bị thương.

Cũng trong ngày 15 tháng Một, 25 người đi lễ bị bắt cóc tại bang Katsina thuộc miền tây bắc. Tối trước đó, một linh mục quản xứ ở bang Ekiti phía tây nam đã bị bắt cóc.

Ông Stephen M. Rasche, học giả tại Trung tâm Kukah ở Abuja, Nigeria, một trung tâm hòa bình và công lý, do Đức Giám mục Matthew Hassan Kukah của Sokoto quản lý, cho biết: “Đó là sự tiếp nối của tình hình đã diễn ra trong nhiều năm.”

Ông Rasche, người có 35 năm kinh nghiệm trong các dự án viện trợ nhân đạo và kinh doanh quốc tế ở Trung Đông, Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh, nói rằng mặc dù việc giết hại và bắt cóc người Công giáo, đặc biệt là các linh mục và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác, rất được chú ý, nhưng sự bách hại người Kitô hữu lan rộng hơn nhiều.

Ông Rasche cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Nhiều nạn nhân không được báo cáo – tất cả các nhóm Kitô giáo khác nhau đang sống ở các vùng nông thôn. Và những người bị tấn công này cũng giống như những người Tin lành, cho dù họ là người Tin Lành theo phái Phúc Âm hay Luther hay Giáo hội Anh em. Nó xảy ra với tất cả họ.”

The World Index of Christian Persecution cho biết Nigeria là quốc gia dẫn đầu về bạo lực chống lại người Kitô giáo. Ước tính 89% người Kitô hữu bị sát hại trên khắp thế giới là ở Nigeria. Hơn 7.600 người Kitô giáo Nigeria đã bị sát hại trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 6 năm 2022.

Những người Hồi giáo bình thường không thấm nhuần những tư tưởng cực đoan hơn cũng phải chịu gánh nặng của bạo lực.

Theo CIA World Factbook, Nigeria có 53,5% theo đạo Hồi, 10,6% là người Công giáo Roma và 35,3% là người Kitô hữu theo các giáo phái khác. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cảnh báo du khách nên cân nhắc lại việc đến thăm đất nước này vì mức độ tội phạm thường xuyên, tình trạng bất ổn dân sự, bắt cóc và khủng bố. Một số khu vực kém an toàn hơn những khu vực khác.

Theo the Economist, gần 40% người Nigeria sống với mức dưới 1,9 Mỹ kim một ngày vào năm 2019 — và đó là thời điểm trước khi Covid-19 tấn công.

Tài liệu: Tại sao có quá nhiều sự bách hại Kitô giáo ở Nigeria?


Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cảnh báo rằng tình hình an ninh ở các bang Borno, Yobe, Kogi và Bắc Adamawa là “thay đổi liên tục và không thể lường trước do hoạt động khủng bố lan rộng, bạo lực giữa các cộng đồng và nạm bắt cóc. Các hoạt động an ninh để chống lại các mối đe dọa này có thể diễn ra mà không có cảnh báo. Các nhóm khủng bố có trụ sở tại miền Đông Bắc thường xuyên nhắm mục tiêu vào các trại nhân đạo, các lực lượng an ninh, nhà thờ, trường học, đền thờ Hồi giáo, cơ quan chính phủ, cơ sở giáo dục, địa điểm giải trí và khách du lịch đường bộ. Khoảng 2 triệu người Nigeria đã phải di tản do hậu quả của bạo lực ở vùng Đông Bắc Nigeria.”

Bộ Ngoại giao cho biết thêm: “Tội phạm bạo lực – chẳng hạn như cướp có vũ trang, tấn công, cướp xe, bắt cóc, bắt con tin, nạn cướp giật và hãm hiếp – phổ biến trên khắp đất nước. Các vụ bắt cóc đòi tiền chuộc xảy ra thường xuyên”.

Ngoài tội phạm, chủ nghĩa chính thống Hồi giáo là một phần lớn của vấn đề, được hỗ trợ bởi văn hóa không bị trừng phạt và chính phủ không mặn mà theo đuổi công lý, theo ông Rasche và những người mà Aleteia đã trao đổi.

Ông Rasche nói: “Giải pháp cho các vấn đề qua nhiều thế hệ. Nhưng “điểm khởi đầu quan trọng nhất sẽ là các cuộc bầu cử tổng thống công bằng và trung thực, người sẽ đưa đất nước trở lại trật tự. Tôi nghĩ đây là điều mà mọi người đang tìm kiếm lúc này, để xem liệu họ có thể chọn một ứng cử viên sẽ mang lại cho đất nước cảm giác an toàn và an ninh hay không.”

Các cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức ở Nigeria vào ngày 25 tháng Hai. Ông Muhammadu Buhari, người đã giữ chức tổng thống từ năm 2015, là người bị giới hạn nhiệm kỳ. Cuộc bỏ phiếu là cơ hội để Nigeria thay đổi hướng giải quyết các vấn đề bạo lực và các vấn đề khác.


Luật Sharia

Ông Rasche nói: “Tình hình hiện tại trong vài năm qua là kết quả của văn hóa không bị trừng phạt đã phát triển trong chính quyền hiện nay của Tổng thống Buhari. Tôi nghĩ rằng tất cả Giáo hội Công giáo ở Nigeria sẽ cho anh câu trả lời tương tự. Chính quyền này thực sự đã đi chệch hướng trong việc bảo vệ chính người dân của mình, và một trong những nạn nhân chính là Giáo hội Công giáo và các linh mục của Giáo hội.”

Cha Gideon Obasogie, cựu giám đốc truyền thông của Giáo phận Maiduguri, thuộc miền bắc của đất nước, nói rằng bạo lực ngày nay bắt nguồn từ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đã len lỏi vào Nigeria.

Cha Obasogie nói: “Những gì chúng ta thấy ngày nay là kết quả của quá trình truyền bá lâu dài. Thậm chí ngày nay, chúng tôi có những nhà lãnh đạo Hồi giáo cực đoan dạy người dân của họ không khoan dung với các tôn giáo khác. Vì vậy, một thanh niên sống trong một gia đình Hồi giáo coi người khác như anh chị em. Đến lúc anh ta lớn lên trong một nền văn hóa nơi anh ta được dạy rằng người đi nhà thờ là kẻ thù; bạn cần phải giết hắn ta. Khi người thanh niên lớn lên với tâm lý đó thì anh mong chờ điều gì?”

Cha nói rằng các nhà lãnh đạo thế giới cần phải gây áp lực với chính phủ Nigeria để thực hiện các bước nhằm kiềm chế bạo lực. Cha nói: “Chúng tôi cũng có thể kêu gọi các biện pháp trừng phạt. Không chỉ có ông Putin mới bị trừng phạt.”

Cha Joe Bature Fidelis, giám đốc Ủy ban Công lý, Phát triển và Hòa bình ở Maiduguri, giải thích rằng trong khi một số khu vực của Nigeria chứng kiến sự gia tăng của các nhóm Hồi giáo cực đoan như Boko Haram, Islamic State-West Africa Province, và những người chăn gia súc cực đoan của sắc tộc Fulani, các bang khác đã áp dụng luật Sharia, gây áp lực cho các công dân Kitô giáo.

Cha nói: “Chẳng hạn, nếu họ nói rằng tất cả những nơi bán rượu phải bị đóng cửa, … không được giảng dạy về giáo dục tôn giáo, quy định về trang phục phải được sửa đổi theo luật Sharia, thì bất kỳ ai không tuân thủ điều đó đều bị đối xử tệ. Có lẽ họ sẽ không bắt một người Kitô hữu để đưa anh ta ra tòa án Sharia và xét xử theo luật đó, bởi vì sẽ có một số cuộc nổi dậy, nhưng họ sẽ nhắm mục tiêu vào một người như vậy và sau đó đánh đập người đó bằng bạo lực. Và một khi người đó bị đánh thì chẳng có gì xảy ra. Thủ phạm cũng không bị đưa ra trước công lý. Luật pháp nhà nước ngoảnh mặt làm ngơ.”


Chiến tranh tâm lý

Trong khi đó, Cha Bature nói các nhóm cực đoan như Boko Haram tiếp tục nhắm mục tiêu chủ yếu vào các khu vực của người Kitô hữu và hoạt động để buộc người Kitô hữu phải rời bỏ làng của họ. Cha nói: “Anh nhìn thấy cách tiếp cận có hệ thống đó nhằm làm bần cùng hóa, buộc phải bỏ đi, và tước đoạt đất đai, nhà cửa của các cộng đồng Kitô giáo.” Các nhóm võ trang hùng hậu “cầm súng xông vào, nổ súng lác đác, đốt phá nhà cửa, và người dân thấy khó mà trở về. Một chiến lược khác là bắt cóc các giáo sĩ Kitô giáo. Chúng yêu cầu những khoản tiền chuộc rất lớn. Đôi khi các gia đình hoảng loạn và họ muốn trả những khoản tiền chuộc đó. Đó là cuộc chiến tâm lý, để làm mất tinh thần nhiều người Kitô hữu.”

Cha cho biết Giáo hội dần dần rút lui hoạt động mục vụ ở các vùng nông thôn, nơi xảy ra bạo lực như vậy. Chẳng hạn, các linh mục chỉ đến đó để cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật.

Cha Bature nói: “Như thế chẳng phải họ đã thành công trong việc giảm quy mô các hoạt động của Kitô giáo sao? Chẳng phải họ đã thành công trong việc làm mất tinh thần cộng đồng Kitô hữu sao?”

“Và tất cả những gì chúng tôi nghe được từ các quan chức chính phủ là ‘Chúng tôi lên án những hành vi như vậy.’ Nhưng ai là những người đứng sau các hành vi đó? Động cơ là gì? Có phải chỉ để kiếm tiền? Họ thu hút sự chú ý của giới truyền thông trong hai hoặc ba ngày hoặc trong một tuần, rồi họ bỏ đi. Còn chính quyền tại chỗ thì thoải mái, vì không ai yêu cầu họ chịu trách nhiệm. Đây là một vấn đề."


Tôn giáo hay đơn giản là tội phạm?

Tuy nhiên, vai trò của tôn giáo trong bạo lực được trộn lẫn với những động cơ khác.

Cha Rasche nói: “Không ai phủ nhận rằng phần lớn thủ phạm là người Hồi giáo và họ đặt một lớp vỏ bọc của người theo trào lưu chính thống Hồi giáo trên những hành vi này.” Nhưng thật hợp lý khi đặt câu hỏi liệu những người này có phải là “các tên tội phạm đang tìm kiếm một vỏ bọc nào đó cho những gì họ đang làm, điều này chắc chắn là đúng ở một số nơi, hay liệu họ có động cơ chính là niềm tin của họ. Điều này thực ra không rõ ràng, và cũng như phần lớn Nigeria, sự thật có lẽ nằm đâu đó ở giữa.”

Tuy nhiên, các linh mục được phỏng vấn cho bài báo này vẫn tiếp tục hy vọng.

Đức Giám mục Kukah nói thêm rằng Boko Haram tuyển mộ từ cái mà ngài gọi là “đội quân đông đảo của những đứa trẻ mù chữ” trải khắp miền Bắc Nigeria – những đứa trẻ đường phố được gọi là Almajiri. Chúng được phép “gây bạo loạn và phát triển mạnh trong việc phá hủy các cơ sở của nhà thờ trên thực tế là chúng được dạy rằng người Kitô hữu và tôn giáo của họ là hạ đẳng. Một văn hóa không bị trừng phạt đã xuất hiện và tạo điều kiện cho những điều này.”

Cha Obasogie nói: “Là những Kitô hữu, chúng tôi là những người hy vọng. Điều gì cho chúng tôi hy vọng? Tôi dám chắc rằng nếu anh đến nhà thờ nơi Cha Achi đã bị giết hôm Chúa nhật, anh sẽ thấy có nhiều người ở đó hơn Chúa nhật trước. Điều đó cho chúng tôi hy vọng, với tư cách là các linh mục.”

Cha Obasogie nói đúng. Một con số khổng lồ 94% người Công giáo trưởng thành ở Nigeria cho biết họ tham dự Thánh Lễ ít nhất là hàng tuần, tỷ lệ cao nhất ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Rõ ràng, điều đó trái ngược với đánh giá của Cha Bature. Nhưng Cha Obasogie nói rằng khi các nhà thờ bị phá hủy, một số cộng đoàn xây dựng những nhà thờ lớn hơn.

Cha Obasogie nói: “Trong giáo phận của tôi [Maiduguri], họ đã đánh bom hơn 500 nhà thờ. Đức Giám mục có chính sách là khi họ đốt một nhà thờ, chúng tôi sẽ xây lại – chỉ có điều là sẽ không dựng xà rui nhà bằng gỗ mà bằng thép. Đối với tôi, đó là dấu hiệu của niềm tin, và đó là điều giúp chúng tôi tiến lên. Và tôi dám chắc với anh rằng nó đã trở thành một cách làm chứng cho cả những người Hồi giáo. Họ nhìn thấy điều này và suy nghĩ: ‘Trước đây họ có một nhà thờ, nhưng bây giờ họ có một nhà thờ lớn hơn. Họ đã từng có một linh mục. Bây giờ họ có hai.’”

Cha Obasogie nói, “Chúng tôi không thể bị thu hẹp lại. Chúng tôi không thể im lặng, bởi vì nguồn cội sứ mệnh của chúng ta là của Chúa, và bạn không thể giết chết sứ mệnh của Chúa.”


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/1/2023]


Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2023

Sứ điệp Khánh nhật Truyền giáo: “Mời gọi mọi người cùng nhau bước đi trên con đường của sự bình an và ơn cứu độ”

“Mời gọi mọi người cùng nhau bước đi trên con đường của sự bình an và ơn cứu độ”

Sứ điệp Khánh nhật Truyền giáo lần thứ 97

Sứ điệp Khánh nhật Truyền giáo: “Mời gọi mọi người cùng nhau bước đi trên con đường của sự bình an và ơn cứu độ”

Vatican News


*******

Tâm hồn bừng cháy, chân tiến bước (x. Lc 24:13-35)

Anh chị em thân mến!

Tôi đã chọn chủ đề được truyền cảm hứng từ câu chuyện hai người môn đệ đi làng Emmau, trong Tin Mừng theo thánh Luca (x. 24:13-35): “Tâm hồn bừng cháy, chân tiến bước” cho Chúa nhật Khánh nhật Truyền giáo năm nay. Hai môn đệ đó bối rối và thất vọng, nhưng cuộc gặp gỡ của họ với Chúa Kitô qua lời nói và việc bẻ bánh đã khơi dậy trong họ niềm khao khát hăng hái lên đường trở lại Giêrusalem và loan báo rằng Chúa đã thực sự sống lại. Trong trình thuật Tin Mừng, chúng ta nhận thấy sự thay đổi này nơi các môn đệ qua một vài hình ảnh bộc lộ: lòng các ông bừng cháy khi nghe Chúa Giêsu giải thích Kinh Thánh, mắt các ông mở ra khi nhận ra Người, và cuối cùng các ông tiến bước lên đường. Suy niệm về ba hình ảnh phản ánh hành trình của tất cả các môn đệ truyền giáo, chúng ta có thể phục hồi lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng trong thế giới ngày nay.

1. Tâm hồn chúng tôi bừng cháy “khi Người giải thích Kinh Thánh cho chúng tôi”. Trong hoạt động truyền giáo, Lời Chúa soi sáng và biến đổi tâm hồn.

Trên đường từ Giêrusalem đến Emmau, tâm hồn của hai môn đệ đã vô cùng chán nản, thể hiện qua khuôn mặt thất vọng của họ, vì cái chết của Chúa Giêsu, Đấng mà họ đã tin tưởng (x. câu 17). Trước sự thất bại của Thầy chịu đóng đinh, niềm hy vọng của họ về Người là Đấng Mêsia đã sụp đổ (x. câu 21).

Sau đó, “đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ” (c. 15). Như khi Người gọi các môn đệ lần đầu tiên, thì giờ đây, giữa sự hoang mang của họ, Chúa chủ động; Người đến gần họ và đi bên cạnh họ. Cũng vậy, với lòng thương xót bao la, Chúa không bao giờ mệt mỏi ở với chúng ta, bất kể mọi vấp ngã, hoài nghi, yếu đuối của chúng ta, cũng như sự thất vọng và bi quan khiến chúng ta trở nên “dốt nát và chậm chạp” (c. 25), những con người kém đức tin.

Ngày nay cũng như khi đó, Chúa Phục Sinh vẫn gần gũi với các môn đệ truyền giáo của Người và cùng đi bên họ, nhất là khi họ cảm thấy mất phương hướng, chán nản, sợ hãi trước mầu nhiệm sự dữ bao quanh họ và tìm cách chế ngự họ. Vì vậy, “chúng ta đừng để mình bị cướp mất niềm hy vọng!” (Tông huấn Evangelii Gaudium, 86). Thiên Chúa vĩ đại hơn tất cả những vấn đề của chúng ta, nhất là khi chúng ta gặp các vấn đề đó trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng cho thế giới. Vì cuối cùng, sứ mệnh này là của Chúa và chúng ta chẳng là gì khác hơn là những người cộng tác khiêm nhường của Chúa, những “người đầy tớ vô dụng” (x. Lc 17:10).

Tôi mong muốn bày tỏ sự gần gũi trong Chúa Kitô với tất cả các nhà truyền giáo nam nữ trên thế giới, đặc biệt là những người đang chịu đựng các khó khăn. Anh chị em thân mến, Thiên Chúa Phục Sinh luôn ở cùng anh chị em. Chúa nhìn thấy lòng quảng đại của anh chị em và những hy sinh mà anh chị em đang thực hiện cho sứ mạng rao giảng Tin Mừng ở những vùng đất xa xôi. Không phải mọi ngày trong cuộc sống của chúng ta đều yên bình và thanh thản, nhưng chúng ta đừng bao giờ quên lời Chúa Giêsu nói với các bạn hữu của Người trước Cuộc Khổ nạn: “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian!” (Ga 16:33).

Sau khi lắng nghe hai môn đệ trên đường về Emmau, Chúa Giêsu phục sinh, “bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh” (Lc 24:27). Lòng các môn đệ bồi hồi, như sau này họ tâm sự với nhau: “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?” (câu 32). Chúa Giêsu chính là Lời hằng sống, Đấng duy nhất có thể làm cho tâm hồn chúng ta bừng cháy, khi Người soi sáng và biến đổi chúng.

Bằng cách này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn lời tuyên bố của Thánh Giêrônimô rằng “không biết Kinh thánh là không biết Đức Kitô” (Chú giải về ngôn sứ Isaia, Lời mở đầu). “Nếu không có Chúa giới thiệu, chúng ta không thể hiểu Kinh Thánh một cách sâu xa; tuy nhiên điều ngược lại cũng rất đúng: không có Kinh thánh, các biến cố trong sứ mệnh của Chúa Giêsu và Giáo hội của Người trên thế giới là không thể giải thích được” (Tông sắc Aperuit Illis, 1). Theo đó, kiến thức về Kinh thánh là rất quan trọng đối với đời sống Kitô hữu, và thậm chí còn quan trọng hơn đối với việc rao giảng Đức Kitô và Tin Mừng của Người. Nếu không thì anh chị em đang truyền lại điều gì cho người khác nếu không phải là những ý tưởng và dự án của riêng anh chị em? Một tâm hồn lạnh giá không bao giờ có thể làm cho những tâm hồn khác bừng cháy!

Vậy chúng ta hãy luôn sẵn sàng cho phép bản thân được Chúa Phục Sinh đồng hành khi Người giải thích cho chúng ta ý nghĩa của Kinh Thánh. Xin Chúa làm cho tâm hồn chúng ta bừng cháy; xin Chúa soi sáng và biến đổi chúng ta, để chúng ta loan truyền mầu nhiệm cứu độ của Người cho thế giới bằng quyền năng và sự khôn ngoan đến từ Thần Khí của Người.

2. Mắt chúng tôi “mở ra và nhận ra Người” trong việc bẻ bánh. Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của sứ mạng.

Thực tế là tâm hồn họ bừng cháy vì lời Chúa đã thúc đẩy các môn đệ đi Emmau nài ép Người Lữ khách bí ẩn ở lại với họ vì trời sắp tối. Khi họ ngồi vào bàn ăn, mắt họ mở ra và họ nhận ra Chúa khi Người bẻ bánh. Yếu tố quyết định mở mắt cho các môn đệ là chuỗi hành động mà Chúa Giêsu thực hiện: Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ. Đó là những cử chỉ bình thường của người chủ một gia đình Do Thái, nhưng khi được thực hiện bởi Chúa Giêsu Kitô với ân sủng của Chúa Thánh Thần, những cử chỉ đó đã phục hồi lại cho hai người bạn đồng bàn của Chúa dấu chỉ hóa bánh ra nhiều và nhất là dấu chỉ của Bí tích Thánh Thể, bí tích hy tế thập giá. Tuy nhiên, ngay lúc họ nhận ra Chúa Giêsu trong việc bẻ bánh, thì “Người lại biến mất” (Lc 24:31). Ở đây chúng ta có thể nhận ra một thực tại quan trọng của đức tin: Đức Kitô, Đấng bẻ bánh, giờ đây trở thành tấm bánh được bẻ ra, chia sẻ cho các môn đệ và được họ dùng hết. Người ta không còn thấy Người nữa, vì giờ đây Người đã đi vào tâm hồn các môn đệ, khiến tâm hồn họ càng bừng cháy hơn nữa, và điều này thôi thúc họ lên đường ngay để chia sẻ với mọi người kinh nghiệm duy nhất của họ về việc gặp gỡ Chúa Phục Sinh. Như vậy, Chúa Kitô phục sinh vừa là Đấng bẻ bánh, vừa chính là tấm bánh được bẻ ra cho chúng ta. Theo đó, mọi người môn đệ truyền giáo đều được kêu gọi trở nên giống như Chúa Giêsu, và trong Người, qua hoạt động của Chúa Thánh Thần, trở thành người bẻ bánh và là bánh được bẻ ra cho thế giới.

Ở đây, nên nhớ rằng việc bẻ bánh vật chất của chúng ta với những người đói khát nhân danh Chúa Kitô đã là một công việc truyền giáo của Kitô giáo. Còn hơn thế nữa, việc bẻ bánh Thánh Thể, là chính Chúa Kitô, là một sứ mệnh tuyệt đỉnh, vì Thánh Thể là nguồn mạch và là tột đỉnh của đời sống và sứ vụ của Giáo Hội.

Như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chỉ ra: “Chúng ta không thể giữ cho riêng mình tình yêu mà chúng ta cử hành trong Bí tích [Thánh Thể]. Theo bản chất, Bí tích đòi buộc phải được truyền đạt cho tất cả mọi người. Điều thế giới cần là tình yêu của Thiên Chúa, gặp gỡ Đức Kitô và tin vào Người. Vì lý do này, Thánh Thể không chỉ là nguồn mạch và là tột đỉnh của đời sống Giáo hội; Thánh Thể cũng là nguồn mạch và là tột đỉnh sứ vụ của Giáo Hội: ‘Một Giáo Hội Thánh Thể đích thực là một Giáo Hội truyền giáo’” (Tông huấn Sacramentum Caritatis, 84).

Để sinh hoa trái, chúng ta phải duy trì kết hiệp với Chúa Giêsu (x. Ga 15:4-9). Sự kết hiệp này đạt được qua lời cầu nguyện hàng ngày, đặc biệt là trong giờ chầu Thánh Thể, khi chúng ta giữ thinh lặng trước sự hiện diện của Chúa, Đấng ở lại với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể. Bằng cách yêu thương vun trồng mối hiệp thông này với Đức Kitô, người môn đệ truyền giáo có thể trở thành một nhà thần bí trong hành động. Nguyện xin cho tâm hồn chúng ta luôn khao khát được bầu bạn với Chúa Giêsu, làm vang vọng lời khẩn cầu tha thiết của hai môn đệ đi Emmau, nhất là vào những giờ của buổi tối: “Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con!” (x. Lc 24:29).

3. Đôi chân của chúng ta lên đường, với niềm vui được nói cho người khác biết về Chúa Kitô Phục Sinh. Sự trẻ trung vĩnh cửu của một Giáo hội luôn tiến về phía trước.

Sau khi được mở mắt và nhận ra Chúa Giêsu “lúc bẻ bánh”, các môn đệ “liền đứng dậy, quay trở về Giêrusalem” (x. Lc 24:33). Việc vội vàng lên đường để chia sẻ với người khác niềm vui được gặp gỡ Chúa chứng tỏ rằng “niềm vui của Tin Mừng đổ đầy tâm hồn và toàn bộ đời sống của những ai gặp gỡ Chúa Giêsu. Những ai cho phép bản thân mình được Chúa cứu độ thì được giải thoát khỏi tội lỗi, khỏi nỗi buồn phiền, khỏi sự trống trải trong tâm hồn, khỏi sự cô lập. Với Chúa Giêsu Kitô, niềm vui luôn được sinh ra và tái sinh” (Tông huấn Evangelii Gaudium, 1). Người ta không thể thực sự gặp gỡ Chúa Giêsu phục sinh mà không bừng cháy lòng nhiệt thành để nói cho mọi người về Chúa. Vì thế, nguồn cội quan trọng và chủ yếu của sứ mệnh là những người đã biết Chúa Kitô phục sinh trong Kinh thánh và trong Bí tích Thánh Thể, những người mang ngọn lửa của Chúa trong lòng và ánh sáng của Chúa trong cái nhìn của họ. Họ có thể làm chứng cho sự sống không bao giờ chết, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất và trong những thời khắc đen tối nhất.

Hình ảnh “đôi chân lên đường” một lần nữa nhắc nhở chúng ta về giá trị vĩnh cửu của missio ad gentes, sứ mệnh được Chúa Phục sinh trao phó cho Giáo hội để rao giảng Tin Mừng cho mọi người và mọi dân tộc, cho đến tận cùng trái đất. Ngày nay hơn bao giờ hết, gia đình nhân loại của chúng ta, bị tổn thương bởi biết bao tình huống bất công, biết bao chia rẽ và chiến tranh, đang cần đến Tin Vui bình an và ơn cứu độ trong Đức Kitô. Tôi nhân cơ hội này nhắc lại rằng “mọi người đều có quyền được đón nhận Tin Mừng. Các Kitô hữu có bổn phận phải loan báo mà không loại trừ bất kỳ ai, không phải như một người áp đặt một nghĩa vụ mới, nhưng như một người chia sẻ niềm vui, báo hiệu một chân trời tươi đẹp, cung cấp một bữa dạ tiệc đáng mong đợi” (Tông huấn Evangelii Gaudium, 14). Hoán cải truyền giáo vẫn là mục tiêu chính mà chúng ta phải đặt ra cho mình với tư cách cá nhân và cộng đoàn, bởi vì “việc tiếp cận truyền giáo là khuôn mẫu cho tất cả các hoạt động của Giáo hội” (nt., 15).

Như thánh Tông đồ Phaolô xác nhận, tình yêu của Chúa Kitô cuốn hút và thúc đẩy chúng ta (x. 2 Cr 5:14). Tình yêu này có hai mặt: tình yêu của Chúa Kitô dành cho chúng ta khơi nguồn cảm xúc, thôi thúc và khơi dậy tình yêu của chúng ta đối với Người. Một tình yêu làm cho Giáo Hội luôn trẻ trung, qua việc không ngừng lên đường. Vì tất cả các thành viên của Giáo Hội đều được ủy thác sứ vụ loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô, với niềm xác tín rằng “Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình” (câu 15). Tất cả chúng ta đều có thể đóng góp cho hoạt động truyền giáo này: bằng những lời cầu nguyện và các hoạt động của chúng ta, bằng những của lễ dâng và dâng những đau khổ của chúng ta, và bằng chứng tá cá nhân của chúng ta. Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo là phương tiện ưu tiên để thúc đẩy sự cộng tác truyền giáo này trên cả bình diện tinh thần và vật chất. Vì lý do này, tiền quyên góp được thực hiện vào Chúa nhật Khánh nhật Truyền giáo được dành cho Hội Giáo hoàng Truyền bá Đức tin.

Tính cấp bách của hoạt động truyền giáo của Giáo hội đương nhiên đòi hỏi sự cộng tác truyền giáo ngày càng chặt chẽ hơn nơi tất cả các thành viên của Giáo hội và ở mọi cấp độ. Đây là một mục tiêu quan trọng của hành trình thượng hội đồng mà Giáo hội đã thực hiện, được hướng dẫn bởi các từ ngữ then chốt: hiệp thông, tham gia, sứ vụ. Cuộc hành trình này chắc chắn không phải là sự quay lưng của Giáo hội với chính mình; nó cũng không phải là một cuộc trưng cầu dân ý về những gì chúng ta phải tin và thực hành, cũng không phải là vấn đề sở thích của con người. Đúng hơn, đó là một tiến trình lên đường và giống như các môn đệ đi Emmau, lắng nghe Chúa phục sinh. Vì Chúa luôn đến giữa chúng ta để giải thích ý nghĩa Kinh Thánh và bẻ bánh cho chúng ta, để nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể thi hành sứ mệnh của Người trên thế giới.

Cũng như hai môn đệ đi Emmau đã thuật lại cho người khác những gì đã xảy ra dọc đường (x. Lc 24:35), cũng vậy, việc loan báo của chúng ta sẽ là một lời kể tin vui về Chúa Kitô, về cuộc đời, cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Người, và những điều kỳ diệu mà tình yêu của Chúa đã hoàn tất trong cuộc sống của chúng ta.

Vì vậy, một lần nữa chúng ta hãy lên đường, được soi sáng bởi cuộc gặp gỡ của chúng ta với Thiên Chúa phục sinh và được Thần Khí của Người thúc đẩy. Chúng ta hãy lên đường một lần nữa với tâm hồn bừng cháy, với đôi mắt mở rộng và đôi chân của chúng ta tiến bước. Chúng ta hãy lên đường làm cho những tâm hồn khác bừng cháy với Lời Chúa, mở mắt người khác để nhìn thấy Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, và mời gọi mọi người cùng nhau bước đi trên con đường của sự bình an và ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã ban cho toàn nhân loại trong Đức Kitô.

Xin Đức Mẹ chỉ Đường, Mẹ của các môn đệ truyền giáo của Đức Kitô và là Nữ Vương Truyền Giáo, xin cầu cho chúng con!

Roma, Đền thánh Gioan Lateran, 6 tháng Một, 2023, Lễ trọng Lễ Chúa Hiển linh.

PHANXICÔ



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/1/2023]


Vị giáo hoàng duy nhất (chính thức) trực tiếp xem một trận bóng đá

Vị giáo hoàng duy nhất (chính thức) trực tiếp xem một trận bóng đá

SOMKKU - Shutterstock

Adriana Bello

29/12/22


Năm Thánh Vận động viên là một dịp tuyệt vời để người đứng đầu Giáo hội Công giáo đến sân vận động.

Đức Thánh Cha Phanxicô là một người rất hâm mộ bóng đá và chúng ta biết rằng câu lạc bộ yêu thích của ngài là San Lorenzo de Almagro (Argentina). Chúng ta có thể tưởng tượng ngài đã tận hưởng chiến thắng của Argentina tại World Cup đến mức nào. Nhưng cho đến nay, vị giáo hoàng duy nhất xem một trận bóng đá trực tiếp trong sân vận động trên cương vị là người đứng đầu Giáo hội lại là một vị yêu bóng đá khác: Thánh Gioan Phaolô II.

Đó là vào tháng 10 năm 2000 khi Đức Giáo hoàng Wojtyla đến Sân vận động Olympic của Roma để thưởng thức một trận đấu, nhân dịp Năm Thánh các Vận động viên, đội tuyển quốc gia Ý đọ sức với một đội cầu thủ nước ngoài. Trong số đó có Gabriel Batistuta của Argentina, Cafu của Brazil, Pavel Nedved của Cộng hòa Séc và Andriy Shevchenko của Ukraine.

Đức Gioan Phaolô II là một người rất hâm mộ thể thao nói chung. Trong hàng trăm bài diễn từ, ngài đã nói về sự thích đáng của chúng và những lợi ích về thể chất, tinh thần và thiêng liêng của việc tập luyện. Hơn nữa, chính ngài đã chơi bóng đá khi còn trẻ, trước khi dâng mình vào đời sống tu trì, và người ta nói rằng ngài là một thủ môn xuất sắc.

Một trong những đồng đội cũ của ngài, là bác sĩ Jerzy Kluger bạn của ngài và là người Do Thái, thậm chí còn nói rằng nhiều lần họ đã thi đấu giữa đội Kitô giáo và Do Thái. Và khi đội Do Thái không có đủ cầu thủ, Đức Wojtyla chơi bên họ.

Ngài cũng làm phép trái banh được sử dụng trong trận khai mạc World Cup ở Ý năm 1990.

Vị giáo hoàng duy nhất (chính thức) trực tiếp xem một trận bóng đá

Thánh Gioan Phaolô II là một người bảo vệ mạnh mẽ cho những đức tính mà bất cứ ai cũng có thể học được từ môn thể thao này. Ngài tin rằng bóng đá “là một phương tiện tuyệt vời để thúc đẩy tình liên đới và vô cùng cần thiết trong một thế giới bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những căng thẳng sắc tộc và chủng tộc” (Tháng 12 năm 2000, khi tiếp ủy ban FIFA) — một ý tưởng mà ngài luôn muốn truyền đạt tại các sự kiện thể thao lớn, từ Thế vận hội Olympic đến World Cup.

Vị giáo hoàng duy nhất (chính thức) trực tiếp xem một trận bóng đá

Tháng trước, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã chia sẻ một thông điệp tương tự, nói rằng ngài hy vọng World Cup ở Qatar sẽ “là dịp gặp gỡ và hòa hợp giữa các quốc gia, thúc đẩy tình huynh đệ và hòa bình giữa các dân tộc”.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/1/2023]


Thứ Năm, 26 tháng 1, 2023

Tiếp Kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô, 25.01.2023

Tiếp Kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô, 25.01.2023

Tiếp Kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô, 25.01.2023

*******

Buổi Tiếp kiến chung sáng nay diễn ra lúc 9.00 trong Khán phòng Phaolô VI, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các nhóm khách hành hương và tín hữu đến từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Trong huấn từ bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Nhiệt tâm rao giảng Tin Mừng: lòng nhiệt thành tông đồ của người tín hữu, tập trung vào chủ đề: “Chúa Giêsu, bậc thầy loan báo” (bài đọc Kinh Thánh: Lc 4:17-21).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha ngỏ lời chào đặc biệt đến các tín hữu hiện diện. Sau đó ngài nhắc lại rằng ngày 27 tháng Một tới là ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân Holocaust.

Buổi Tiếp kiến chung kết thúc với Kinh Lạy Cha và Phép lành Tòa thánh.

________________________________________________

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em,

Thứ Tư tuần trước, chúng ta đã suy gẫm về Chúa Giêsu là mẫu gương loan báo, về trái tim mục tử của Người luôn vươn tới những người khác. Hôm nay, chúng ta nhìn đến Ngài như một bậc thầy loan báo. Là kiểu mẫu cho việc loan báo. Hôm nay, vị thầy dạy loan báo. Chúng ta hãy để mình được hướng dẫn bởi trích đoạn Chúa giảng dạy trong hội đường ở làng Nadaret, quê hương của Chúa. Chúa Giêsu đọc một đoạn sách của ngôn sứ Isaia (x. 61:1-2) và rồi làm mọi người ngạc nhiên với một “bài giảng” rất ngắn chỉ có một câu, chỉ có một câu. Và Ngài dạy thế này: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.” (Lc 4:21). Đây là bài giảng của Chúa Giêsu: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”. Điều này có nghĩa là đối với Chúa Giêsu, đoạn văn ngôn sứ đó chứa đựng điểm cốt lõi của những gì Chúa muốn nói về chính Ngài. Vì vậy, bất cứ khi nào chúng ta nói về Chúa Giêsu, chúng ta phải quay trở lại lời loan báo đầu tiên của Chúa. Vậy chúng ta hãy xem nó bao gồm những gì. Có thể xác định năm yếu tố quan trọng.

Yếu tố đầu tiên là niềm vui. Chúa Giêsu tuyên bố: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn” (c. 18), tức là một lời loan báo vui mừng, hân hoan. Tin vui: người ta không thể nói về Chúa Giêsu mà không có niềm vui, bởi vì đức tin là một câu chuyện tình yêu tuyệt vời được chia sẻ. Làm chứng cho Chúa Giêsu, làm điều gì đó cho tha nhân nhân danh Chúa, đã đón sự sống của mình, một món quà đẹp vô cùng mà không có lời nào đủ để diễn tả. Thay vào đó, khi thiếu niềm vui, thì Tin Mừng không đến được, bởi vì – nó chính là ý nghĩa của từ này – là tin vui, và “Tin Mừng” có nghĩa là “tin vui”, loan báo niềm vui. Một người Kitô giáo buồn bã có thể nói về những điều đẹp đẽ, nhưng tất cả đều vô nghĩa nếu tin mà người đó truyền tải không vui. Một nhà tư tưởng đã từng nói, “Một Kitô hữu mà buồn là một người Kitô giáo buồn.” Anh chị em đừng quên điều này.

Chúng ta đến với khía cạnh thứ hai: giải thoát. Chúa Giêsu nói rằng Ngài được sai đi “công bố cho người bị giam cầm biết họ được tha” (nt.). Điều này có nghĩa là người loan báo về Thiên Chúa không được chiêu dụ tín đồ, không, không thể gây áp lực cho người khác, không, nhưng hãy an ủi họ: không đặt những gánh nặng, nhưng cất chúng đi; mang đến bình an, không mang tội lỗi. Dĩ nhiên, theo Chúa Giêsu bao hàm sự khổ hạnh, bao hàm những hy sinh; xét cho cùng, nếu mọi sự tốt lành đều đòi hỏi những điều này, thì thực tế cuộc sống càng mang tính quyết định hơn biết bao! Tuy nhiên, những người làm chứng cho Đức Kitô cho thấy vẻ đẹp của mục tiêu hơn là những vất vả của hành trình. Chúng ta có thể tình cờ kể cho ai đó nghe về một chuyến du lịch thật đẹp mà chúng ta đã thực hiện: chẳng hạn, chúng ta có thể nói về vẻ đẹp của những địa điểm, những gì chúng ta đã thấy và trải nghiệm, chứ không nói về thời gian để đến đó và việc xếp hàng chờ đợi ở sân bay, không! Vì vậy, mọi sự loan báo xứng đáng với Đấng Cứu Chuộc đều phải truyền tải sự giải thoát. Giống như sự loan báo của Chúa Giêsu. Hôm nay có niềm vui, vì tôi đã được giải thoát.

Khía cạnh thứ ba: ánh sáng. Chúa Giêsu nói Ngài đến để “cho người mù được sáng mắt” (nt.). Điều đáng kinh ngạc là trong suốt Kinh thánh, sự chữa lành một người mù chưa bao giờ xuất hiện trước Đức Kitô, không bao giờ. Đó quả thật là một dấu chỉ đã được hứa sẽ đến cùng với Đấng Mêsia. Nhưng ở đây, không chỉ về vấn đề thị giác của đôi mắt, mà là ánh sáng làm cho người ta nhìn thấy sự sống của một thế giới mới, và sự sống theo một cách thức mới. Có một sự “bước vào ánh sáng”, một sự tái sinh chỉ xảy ra với Chúa Giêsu. Nếu chúng ta suy nghĩ về điều đó, thì đó là cách đời sống Kitô hữu bắt đầu đối với chúng ta: với Bí tích Rửa tội, mà thời cổ xưa được gọi cách chính xác là “sự khai minh”. Và Chúa Giêsu ban tặng cho chúng ta ánh sáng nào? Chúa mang đến cho chúng ta ánh sáng của quyền làm con: Người là Người Con yêu dấu của Chúa Cha, hằng sống muôn đời; với Người, chúng ta cũng là con cái của Thiên Chúa được yêu thương đời đời, bất kể những lỗi lầm và thiếu sót của chúng ta. Vì vậy, đời sống không còn là một bước đi mù quáng tiến về hư vô, không; nó không phải là vấn đề của số phận hay sự may mắn, không. Nó không phải là thứ phụ thuộc vào cơ hội hay các vì sao, không, và thậm chí chẳng phụ thuộc vào sức khỏe hay tài chính, không. Cuộc sống tùy thuộc vào tình yêu, vào tình yêu của Chúa Cha, Đấng chăm sóc chúng ta là những đứa con yêu dấu của Ngài. Thật tuyệt vời khi chia sẻ ánh sáng này với những người khác! Anh chị em có từng nghĩ rằng đời sống của mỗi chúng ta – đời sống của tôi, đời sống của anh chị em, đời sống của chúng ta – là một hành động của tình yêu? Và một lời mời gọi yêu thương? Điều này thật tuyệt vời! Nhưng rất nhiều khi chúng ta quên mất điều này, khi đối mặt với những khó khăn, khi đứng trước những tin xấu, ngay cả khi đối mặt tính thế tục, lối sống trần tục – và điều này thật tồi tệ.

Khía cạnh thứ tư của việc loan báo: chữa lành. Chúa Giêsu nói Chúa đến “để trả lại tự do cho người bị áp bức” (nt.). Người bị áp bức là những người cảm thấy bị đè bẹp bởi một điều gì đó xảy ra trong cuộc sống: bệnh tật, lao động, những gánh nặng trong lòng, tội lỗi, lỗi lầm, thói hư tật xấu, tội... Bị áp bức bởi điều này. Ví dụ, chúng ta nghĩ đến cảm giác tội. Biết bao người trong chúng ta đã phải chịu đựng điều này? Chúng ta nghĩ một chút về cảm giác tội lỗi vì điều này hoặc điều kia.... Điều đang đè nặng chúng ta trước hết chính là sự dữ mà không một loại thuốc hay phương dược nào của con người có thể chữa lành: tội. Và nếu ai đó có ý thức về hội, thì đó là vì điều gì đó họ đã làm, và nó gây cảm giác tồi tệ. Nhưng tin vui là với Chúa Giêsu, sự dữ từ cổ xưa này, tội, dường như là bất khả chiến bại, không còn tiếng nói cuối cùng.

Tôi có thể phạm tội vì tôi yếu đuối. Mỗi chúng ta đều có thể phạm, nhưng nó không phải là lời nói cuối cùng. Lời cuối cùng là bàn tay dang rộng của Chúa Giêsu nâng bạn lên khỏi tội lỗi. “Và thưa Cha, Cha làm việc này khi nào? Một lần?” Không. “Hai lần?” Không. “Ba lần?” Không. Luôn luôn. Bất cứ khi nào bạn đau ốm, bàn tay của Chúa luôn giang rộng. Điều duy nhất là Chúa muốn chúng ta hãy nắm chặt và để Ngài cõng bạn. Tin vui là với Chúa Giêsu, sự dữ từ cổ xưa này, tội, dường như là bất khả chiến bại, không còn tiếng nói cuối cùng: tiếng nói cuối cùng là bàn tay dang rộng của Chúa Giêsu đưa bạn tiến về phía trước.

Chúa Giêsu chữa lành chúng ta khỏi tội, luôn luôn. Và tôi phải trả bao nhiêu tiền cho việc chữa lành này? Không một đồng nào. Chúa luôn luôn chữa lành chúng ta và miễn phí. Ngài mời gọi những người “đang vất vả mang gánh nặng nề” – Chúa nói điều đó trong Tin Mừng – mời gọi họ đến với Ngài (x. Mt 11:28). Và vì thế, đồng hành với một người đến gặp gỡ với Chúa Giêsu là đưa họ đến với vị bác sĩ tâm hồn, Đấng nâng cuộc sống lên. Điều đó có nghĩa là: “Thưa anh chị em, tôi không có những câu trả lời cho rất nhiều vấn đề của anh chị em, nhưng Chúa Giêsu biết rõ anh chị em, Chúa Giêsu yêu thương anh chị em và có thể chữa lành và xoa dịu tâm hồn anh chị em. Hãy đi và để chúng lại với Chúa Giêsu.”

Những người đang mang gánh nặng cần một sự vuốt ve quá khứ. Rất nhiều lần chúng ta nghe nói: “Nhưng tôi cần phải chữa lành quá khứ của mình...Tôi cần một cái vuốt ve cho quá khứ đã đè quá nặng lên tôi…” Người đó cần sự tha thứ. Và những người tin vào Chúa Giêsu có điều đó để trao tặng cho người khác: sức mạnh của sự tha thứ giải thoát linh hồn khỏi mọi nợ nần. Anh chị em đừng quên: Thiên Chúa quên đi tất cả. Làm sao lại như vậy được? Đúng, Chúa quên hết mọi tội lỗi của chúng ta. Ngài lãng quên. Đó là lý do tại sao Chúa không có trí nhớ. Chúa tha thứ mọi sự vì Ngài quên tội của chúng ta. Một điều duy nhất là Ngài muốn chúng ta đến gần Chúa và Ngài tha thứ cho chúng ta mọi sự. Hãy nghĩ về một điều trong Tin Mừng, nghĩ về một người bắt đầu nói: “Lạy Chúa, con đã phạm tội!” Người con trai đó... Và người cha lấy tay che miệng nó. “Không, không sao đâu, không có gì đâu…” Người cha không để đứa con nói hết… Và điều đó thật tốt lành. Chúa Giêsu đang chờ đợi chúng ta để tha thứ, phục hồi chúng ta. Và bao nhiêu lần như vậy? Một lần? Hai lần? Không. Luôn luôn. “Nhưng thưa Cha, con luôn luôn phạm những điều giống nhau…” Và Chúa sẽ luôn luôn làm cùng một điều của Ngài! Tha thứ cho bạn, ôm lấy bạn. Xin chúng ta đừng nghi ngờ điều này. Đây là cách để yêu mến Chúa. Những người mang gánh nặng và cần một sự vuốt ve cho quá khứ cần sự tha thứ, và Chúa Giêsu làm điều đó. Và đó là điều Chúa Giêsu ban tặng: giải thoát linh hồn khỏi mọi nợ nần. Trong Kinh thánh có nói về một năm khi người ta được tha khỏi gánh nặng nợ nần: Năm Thánh, năm hồng ân. Như thể đó là điểm cuối cùng của việc loan báo.

Thật vậy, Chúa Giêsu nói rằng Ngài đến “để công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4:19). Đó không phải là một năm hồng ân theo lịch trình, giống như những năm hồng ân mà chúng ta có bây giờ, khi mọi việc được lên kế hoạch và anh chị em chỉ nghĩ về cách thực hiện và cách không thực hiện. Không. Nhưng với Chúa Kitô, ân sủng làm cho đời sống trở nên mới mẻ luôn luôn đến và gây kinh ngạc. Chúa Kitô là Năm Thánh của mỗi ngày, mỗi giờ, kéo anh chị em lại gần, vuốt ve anh chị em, tha thứ cho anh chị em. Và việc loan báo Chúa Giêsu phải luôn mang đến sự kinh ngạc của ân sủng. Sự kinh ngạc này… “Không, tôi không thể tin được! Tôi đã được tha thứ.” Nhưng đây là Thiên Chúa của chúng ta vĩ đại biết bao. Bởi vì không phải chúng ta làm nên những điều vĩ đại, mà là ân sủng của Chúa hoàn thành những điều thật bất ngờ, thậm chí qua chúng ta. Và đây là những điều ngạc nhiên của Thiên Chúa. Thiên Chúa là bậc thầy của những điều ngạc nhiên. Chúa luôn làm chúng ta ngạc nhiên, luôn chờ đợi, chờ đợi chúng ta. Chúng ta đến, và Chúa đã chờ đợi chúng ta. Luôn luôn. Tin Mừng đến với một cảm thức diệu kỳ và mới mẻ mang tên: Giêsu.

Xin Chúa giúp chúng ta công bố điều đó như Người mong muốn, thông truyền niềm vui, sự giải thoát, ánh sáng, sự chữa lành và sự kỳ diệu. Đây là cách chúng ta truyền đạt về Chúa Giêsu.

Điều cuối cùng: tin vui mà Tin Mừng cho biết là được loan báo cho “kẻ nghèo hèn” (c. 18). Chúng ta thường quên người nghèo, nhưng họ lại là những người được nhắc đến một cách rõ ràng, bởi vì họ là những người được Chúa thương yêu. Chúng ta hãy nhớ đến họ, và chúng ta hãy nhớ rằng, để chào đón Chúa, mỗi người chúng ta phải làm cho mình trở nên “nghèo khó bên trong”. Như thế này là chưa đủ, không: [bạn phải] “nghèo khó bên trong.” Với sự nghèo khó đó… “Lạy Chúa, con cần, con cần ơn tha thứ, con cần sự giúp đỡ, con cần sức mạnh.” Sự nghèo khó mà tất cả chúng ta đều có: làm cho mình trở nên nghèo khó trong lòng. Anh chị em phải vượt qua mọi sự tự phụ tự mãn để hiểu rằng chính mình cần đến ân sủng, và luôn cần đến Chúa. Có người nói với tôi: “Thưa cha, con đường ngắn nhất để gặp gỡ Chúa Giêsu là gì?” Hãy nghèo khó. Hãy khao khát ân sủng, khao khát sự tha thứ, khao khát niềm vui. Và Chúa sẽ đến gần anh chị em. Cảm ơn anh chị em.

_______________________________________________

Lời chào bằng tiếng Anh

Cha xin gửi lời chào nồng ấm đến anh chị em hành hương nói tiếng Anh tham dự buổi tiếp kiến chung hôm nay, đặc biệt là những anh chị em đến từ Úc và Hoa Kỳ. Trong bối cảnh của Tuần lễ Cầu nguyện cho Sự Hiệp nhất Kitô hữu này, tôi xin gửi lời chào đặc biệt đến nhóm đến từ Học viện Đại kết Bossey. Cha khẩn xin niềm vui và sự bình an của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đổ xuống trên tất cả anh chị em và trên gia đình anh chị em. Xin Chúa phù chúc phúc cho anh chị em!

_______________________________________________

Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha

Ngày 27 tháng Một là Ngày Quốc tế Tưởng niệm các Nạn nhân Holocaust. Việc tưởng nhớ đến sự hủy diệt hàng triệu người Do Thái và những người theo các tín ngưỡng khác không được lãng quên cũng như phủ nhận. Không thể có cam kết bền vững để cùng nhau xây dựng tình huynh đệ mà không loại bỏ gốc rễ của hận thù và bạo lực đã châm ngòi cho sự kinh hoàng của Holocaust.


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/1/2023]


Tân Tổng Giám mục Công giáo Syria kể về cách ngài còn sống sót khi bị Nhà nước Hồi giáo bắt giữ

Vị tân Tổng Giám mục Công giáo Syria kể về cách ngài còn sống sót khi bị Nhà nước Hồi giáo bắt giữ

Tân Tổng Giám mục Công giáo Syria kể về cách ngài còn sống sót khi bị Nhà nước Hồi giáo bắt giữ

Cha Jacques Mourad, Tổng Giám mục của Syria

Ana Paula Morales

ACI Prensa Staff, 23 tháng Một, 2023 / 16:15 pm

Một linh mục người Syria, được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng Giám mục vào ngày 7 tháng Một, chia sẻ về những thời gian khó khăn mà ngài đã trải qua khi bị nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (ISIS) bắt làm con tin và tầm quan trọng của “tinh thần tha thứ”.

Trong phát biểu với ACI Prensa, hãng thông tấn bằng tiếng Tây Ban Nha của CNA, Cha Jacques Mourad, được bầu làm tổng giám mục của Homs, Syria, bởi Thượng Hội đồng Giám mục của Giáo hội Thượng phụ Antioch của người Syria, người Công giáo theo nghi thức Đông phương hiệp thông với Roma, kể lại rằng khi ngài bị IS bắt cóc cùng với một thỉnh sinh trong cộng đoàn của ngài, những chiến binh cố gắng “cải đạo chúng tôi sang đạo Hồi”.

Tuy nhiên, cho dù có nguy cơ phải chết, ngài kể lại cách những Kitô hữu khác “đã can đảm và nhiệt thành đáp lời để làm chứng cho đức tin của họ như thế nào” trong tình huống đó.

Đức Cha nhấn mạnh rằng bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng, “chúng tôi là môn đệ của Chúa Giêsu chịu đóng đinh và sống lại.”

Đức Cha nhấn mạnh rằng chính trong những điều kiện như vậy mà ngài đã học được “một tấm gương tuyệt vời về sự tha thứ.”

Đức Cha nói: “Một trong những chiến binh đã kết án tử hình tôi, kề dao vào cổ và đe dọa tôi.”

“Tôi không cảm thấy tức giận, căm thù hay có bất kỳ cảm giác bạo lực nào đối với anh ta,” Đức Cha Mourad nói và thừa nhận rằng “Bản thân tôi cũng rất ngạc nhiên, vì thông thường nếu ai đó đánh vào mặt tôi, thì việc đáp trả lại bằng cú đánh vào mặt anh ta là điều bình thường, nhưng trong khoảnh khắc đó tôi không cảm nhận bất kỳ ác cảm nào với anh ta.”

Vị tân Tổng Giám mục đã bị những kẻ khủng bố Hồi giáo bắt cóc ngày 21 tháng Ba năm 2015, khi một nhóm vũ trang tiến vào Tu viện Mar Elian ở Syria và đưa ngài đi cùng với một thỉnh sinh trong cộng đoàn của ngài.

Đức Cha Mourad, tân Tổng Giám mục, nói rằng những kẻ bắt giữ ngài “ở trong lời cầu nguyện của tôi” mỗi ngày.

Đức Cha nói: “Tôi cầu xin sự tha thứ cho họ và tôi sẽ tiếp tục, bởi vì chính Thiên Chúa là Đấng ban ơn tha thứ và xá giải mọi tội lỗi.”

Một tổng giáo phận của các Kitô hữu nghèo

Về việc bổ nhiệm, ngài tân Tổng Giám mục lưu ý rằng Homs đã không có tổng giám mục kể từ tháng Sáu năm 2020, khi Đức Tổng Giám mục Théophile Philippe Barakat qua đời.

Ngài nói: “Đối với chúng tôi, điều rất quan trọng là sau thời gian dài chờ đợi này, chúng tôi đã có một giám mục để giúp chúng tôi xây dựng cơ cấu của Giáo hội, để ngài có thể tiếp tục thăng tiến và phát triển sứ mệnh của mình với giáo dân, những người vẫn trung thành và quan tâm đến tình hình trong nước.”

Đức Cha giải thích rằng phần lớn tín hữu của tổng giáo phận “là những người nông dân trồng trọt, sản xuất và sống bằng công việc lao động cực nhọc của họ. Hầu hết các gia đình của chúng tôi đều nghèo, và họ ngày càng nghèo hơn do cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ở đất nước chúng tôi do các lệnh trừng phạt và nạn tham nhũng.”

Cuộc khủng hoảng ở Syria bắt đầu năm 2011, giữa các cuộc biểu tình của điều được gọi là “Mùa xuân Ả Rập”, dẫn đến việc lật đổ các nhà cầm quyền ở một số quốc gia trong khu vực.

Các nhóm khủng bố Hồi giáo như Al Qaeda và Nhà nước Hồi giáo đã tham gia các cuộc biểu tình đòi Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải ra đi. Bạo lực đã châm ngòi cho một cuộc nội chiến, trong đó chính phủ Syria có Nga và Iran là đồng minh và Thổ Nhĩ Kỳ là kẻ thù.

Hàng trăm ngàn người đã chết trong chiến tranh, và trong khi bạo lực đã giảm xuống trong những năm gần đây, một cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn đeo bám đất nước và người dân.

Trong một khu vực mà các người Kitô hữu Chính thống và người Hồi giáo cùng chung sống, vị tân tổng giám mục giải thích rằng “khi chúng tôi có các hoạt động phân phát mọi thứ như vào dịp Giáng sinh, chúng tôi không chỉ cân nhắc đến các Kitô hữu của mình, hay người Công giáo Syria, bởi vì chúng tôi phải chia sẻ mọi thứ với những người khác”.

Đức Cha nói: “Đó là một chứng tá chẳng lấy gì làm đẹp khi cho rằng mọi thứ là của riêng chúng tôi. Đó là lý do tại sao chúng tôi cố gắng bao gồm những người khác vào các hoạt động của chúng tôi, bởi vì đây là chứng tá tốt đẹp về tình yêu của Chúa Kitô dành cho toàn thế giới.”




[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/1/2023]


Thứ Tư, 25 tháng 1, 2023

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 57, 24.01.2023

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 57, 24.01.2023

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 57, 24.01.2023

*******

Sau đây là Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 57, sẽ được tổ chức vào ngày 21 tháng 5 năm 2023 tại nhiều quốc gia, với chủ đề: Nói bằng trái tim. “Sự thật trong tình bác ái” (Êp 4:15):

________________________________________________

Sứ điệp của Đức Thánh Cha

Nói bằng trái tim.

“Sự thật trong tình bác ái” (Êp 4:15)

Anh chị em thân mến,

Sau khi đã phản ánh trong những năm qua về các động từ “đến mà xem” và “lắng nghe” như là những điều kiện cho việc truyền thông tốt, qua Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ LVII này, tôi muốn tập trung vào việc “nói bằng trái tim”. Chính con tim thôi thúc chúng ta lên đường, để nhìn thấy và lắng nghe, và chính con tim đã đưa chúng ta đến với cách thức truyền thông rộng mở và chào đón. Khi chúng ta đã thực hiện việc lắng nghe, là điều đòi hỏi sự chờ đợi và lòng kiên nhẫn, cũng như bỏ qua việc khẳng định quan điểm của mình theo cách gây hại, chúng ta có thể bước vào động lực đối thoại và chia sẻ, đó chính là động lực để truyền tải một cách chân thành. Sau khi lắng nghe người khác với trái tim thuần khiết, chúng ta cũng có thể nói theo sự thật trong tình bác ái (x. Êp 4:15). Chúng ta đừng sợ công bố sự thật, ngay cả có những lúc điều đó không thuận tiện, nhưng không làm truyền thông mà không có tình bác ái, không có trái tim. Bởi vì – như Đức Bênêđictô XVI viết – “chương trình của người Kitô hữu là ‘một trái tim biết nhìn’”.[1] Một trái tim tỏ lộ sự thật về con người chúng ta với nhịp đập của nó, và vì lý do này cần phải được lắng nghe. Điều này khiến những người lắng nghe biết tự điều chỉnh hòa theo cùng bước sóng, đến mức có khả năng nghe thấy nhịp đập con tim của người khác trong tim mình. Sau đó, phép lạ của sự gặp gỡ có thể xảy ra, khiến chúng ta nhìn nhau với lòng trắc ẩn, đón nhận những yếu đuối của nhau với sự tôn trọng hơn là phán xét bằng tin đồn và gieo rắc sự bất hòa và chia rẽ.

Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta rằng xem quả thì biết cây (x. Lc 6:44): “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra” (c. 45). Đây là lý do tại sao cần phải thanh tẩy con tim của mình để truyền thông sự thật với lòng bác ái. Chỉ bằng cách lắng nghe và nói bằng một trái tim thuần khiết thì chúng ta mới có thể nhìn xa hơn vẻ bề ngoài và vượt qua những ồn ào mơ hồ, cả trong lĩnh vực thông tin, không giúp chúng ta phân định trong thế giới phức tạp mà chúng ta đang sống. Tiếng gọi nói bằng con tim thách đố mạnh mẽ thời đại chúng ta đang sống, thời đại rất dễ dẫn đến sự thờ ơ và phẫn nộ, thậm chí đôi khi còn dựa trên cơ sở của thông tin xuyên tạc và lợi dụng sự thật.

Làm truyền thông cách chân thành

Làm truyền thông cách chân thành có nghĩa là những người đọc hoặc lắng nghe chúng ta được hướng dẫn chào mừng sự dự phần của chúng ta vào những niềm vui, nỗi sợ hãi, những hy vọng và đau khổ của con người trong thời đại chúng ta. Những người nói theo cách này yêu thương tha nhân vì họ quan tâm và bảo vệ quyền tự do của người khác mà không xâm phạm nó. Chúng ta có thể thấy phong cách này nơi người lữ khách bí ẩn đối thoại với các môn đệ trên đường đi làng Emmau, sau thảm kịch xảy ra tại đồi Sọ. Chúa Giêsu Phục Sinh nói với họ bằng trái tim, đồng hành với hành trình đau khổ của họ trong sự tôn trọng, đề nghị chứ không áp đặt, trìu mến mở tâm trí của họ để hiểu được ý nghĩa sâu xa của những gì đã xảy ra. Thật vậy, họ có thể vui mừng thốt lên rằng tâm hồn họ bừng cháy khi Người nói chuyện với họ trên đường đi và giải thích Kinh Thánh cho họ (x. Lc 24:32).

Trong một giai đoạn lịch sử bị đánh dấu bởi những sự phân cực và tương phản — điều thật đáng tiếc là ngay cả cộng đoàn giáo hội cũng không được miễn nhiễm — thì cam kết làm truyền thông “với trái tim và vòng tay rộng mở” không chỉ liên quan riêng đến những người trong lĩnh vực truyền thông; đó là trách nhiệm của mọi người. Tất cả chúng ta được kêu gọi hãy tìm kiếm và nói sự thật, và làm việc đó với tình bác ái. Đặc biệt là các Kitô hữu chúng ta liên tục được thúc giục giữ miệng lưỡi chúng ta khỏi điều gian ác (x. Tv 34:13), vì như Kinh Thánh dạy chúng ta, với cùng một miệng lưỡi, chúng ta có thể chúc tụng Thiên Chúa và nguyền rủa những con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa. (x. Gc 3:9). Không một lời độc địa nào được phát ra từ miệng chúng ta, mà đúng hơn là “hãy nói những lời tốt đẹp, để xây dựng và làm ích cho người nghe” (Êp 4:29).

Đôi khi những cuộc trò chuyện thân thiện có thể đâm thủng ngay cả những trái tim sắt đá nhất. Chúng ta cũng có bằng chứng về điều này trong văn học. Tôi nghĩ đến trang đáng nhớ trong Chương XXI của tiểu thuyết The Betrothed, trong đó Lucia nói bằng cả con tim với Innominato [Người giấu tên] cho đến khi anh ta, bỏ vũ khí và đang bị dằn vặt bởi một cuộc khủng hoảng nội tâm tốt lành, đầu hàng trước sức mạnh dịu dàng của tình yêu. Chúng ta trải nghiệm điều này trong xã hội, nơi sự tử tế không chỉ là vấn đề của “phép xã giao” mà còn là liều thuốc giải độc thực sự cho sự hung ác, là điều có thể đầu độc tâm hồn và khiến các mối quan hệ trở nên độc hại. Chúng ta cần nó trong lĩnh vực truyền thông, để truyền thông không thúc đẩy sự gay gắt dẫn đến nỗi bực tức, tạo ra cơn thịnh nộ và dẫn đến mâu thuẫn, mà giúp mọi người phản ánh và giải thích một cách hòa bình trong tinh thần phê bình nhưng luôn tôn trọng thực tại mà họ đang sống.

Làm truyền thông từ trái tim đến trái tim: “Để nói tốt, yêu thương chân thành là đủ”

Một trong những ví dụ sáng ngời nhất và thú vị về việc “nói bằng trái tim” là của Thánh Francis de Sales, Tiến sĩ Hội thánh, mà tôi đã viết trong Tông thư Totum Amoris Est, 400 năm sau khi ngài qua đời. Ngoài ngày kỷ niệm quan trọng này, tôi muốn đề cập đến một ngày kỷ niệm khác sẽ diễn ra vào năm 2023: kỷ niệm một trăm năm ngày Đức Piô XI công bố Thánh nhân là bổn mạng các nhà báo Công giáo với Tông huấn Rerum Omnium Perturbationem. Là một trí thức lỗi lạc, một cây bút hiệu quả và một nhà thần học sâu sắc, Thánh Francis de Sales là Giám mục của Geneva vào đầu thế kỷ XVII trong những năm khó khăn được ghi đậm dấu bởi những cuộc tranh luận gay gắt với những người theo Phái Tin lành Calvin. Thái độ hiền lành, nhân từ và sẵn sàng đối thoại kiên nhẫn với mọi người, đặc biệt với những người bất đồng với ngài, đã khiến ngài trở thành chứng nhân phi thường về tình yêu thương xót của Thiên Chúa. Người ta nói về ngài: “Ăn nói dịu dàng thì tăng thêm bạn hữu, phát biểu dễ thương thì tăng thêm lời thân ái” (Hc 6:5). Cuối cùng, một trong những câu nói nổi tiếng nhất của ngài, “trái tim nói với trái tim”, đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ tín hữu, trong số đó có Thánh John Henry Newman đã chọn câu nói làm phương châm của mình, Cor ad cor loquitur. Một trong những điều xác tín của ngài là “Để nói tốt, yêu thương chân thành là đủ”. Nó cho thấy rằng đối với ngài truyền thông không bao giờ được thu hẹp thành một thứ gì đó giả tạo, thành một chiến lược tiếp thị, như ngày nay chúng ta nói, mà đúng hơn nó phải là sự phản ánh của tâm hồn, là bề mặt hữu hình của hạt nhân tình yêu mà mắt thường không thể nhìn thấy. Đối với Thánh Francis de Sales thì “trong con tim và qua con tim diễn ra một tiến trình tinh tế, mãnh liệt và hợp nhất, trong đó chúng ta nhận biết Thiên Chúa”.[2] Bằng cách “yêu thương chân thành”, Thánh Francis đã thành công trong việc giao tiếp với Martin, một người câm điếc đã trở thành bạn của ngài. Đây là lý do tại sao ngài còn được gọi là người bảo vệ những người khiếm khuyết trong giao tiếp.

Chính từ “tiêu chuẩn yêu thương” này, qua các bài viết và chứng tá đời sống của mình, vị thánh Giám mục thành Geneve nhắc nhở chúng ta rằng “chúng ta chính là những gì chúng ta truyền đạt”. Điều này đi ngược lại xu hướng ngày nay, một thời điểm mà truyền thông — như chúng ta có kinh nghiệm đặc biệt là trên mạng xã hội — thường bị lợi dụng để thế giới có thể nhìn chúng ta theo cách chúng ta muốn chứ không phải như chính con người chúng ta. Thánh Francis de Sales đã phổ biến nhiều bài viết của ngài trong cộng đồng Geneva. Trực giác “của nghề nhà báo” này đã mang lại cho ngài danh tiếng nhanh chóng vượt ra ngoài giới hạn của giáo phận và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Thánh Phaolô VI nhận xét rằng các bài viết của ngài mang đến một cách đọc “rất thú vị, mang tính hướng dẫn và truyền cảm”.[3] Ngày nay, nếu chúng ta nhìn vào lĩnh vực truyền thông, chẳng phải đây chính là những đặc điểm mà một bài báo, một bản tin, một chương trình truyền hình hoặc phát thanh, hoặc một bài đăng trên mạng xã hội cần phải có sao? Ước mong những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông cảm thấy được truyền cảm hứng từ vị thánh dịu dàng này, tìm kiếm sự thật và nói sự thật với lòng can đảm và tự do, đồng thời khước từ cám dỗ sử dụng những cách diễn đạt giật gân và gây chiến.

Nói bằng trái tim trong tiến trình thượng hội đồng

Như tôi đã nhấn mạnh, “Trong Giáo Hội cũng vậy, rất cần lắng nghe và nghe lẫn nhau. Đó là món quà cuộc sống quý giá nhất mà chúng ta có thể dành cho nhau”.[4] Lắng nghe không thành kiến, chăm chú và cởi mở, dẫn đến cách nói theo phong cách của Thiên Chúa, được nuôi dưỡng bởi sự gần gũi, cảm thông và dịu dàng. Trong Giáo hội, chúng ta có một nhu cầu cấp bách về việc truyền thông làm bừng cháy con tim, là dầu thơm xoa dịu những vết thương và soi sáng hành trình của anh chị em chúng ta. Tôi mơ ước về một nền truyền thông giáo hội biết cách để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn, dịu dàng và đồng thời có tính tiên tri, biết tìm ra những cách thức và phương tiện mới cho việc loan báo mà nó được kêu gọi để thực hiện trong thiên niên kỷ thứ ba. Một sự truyền thông đặt mối tương quan với Thiên Chúa và tha nhân vào trung tâm, đặc biệt là những người đang cần đến nhất, và biết cách thắp lên ngọn lửa đức tin hơn là gìn giữ đống tro của một bản sắc tự quy chiếu. Một hình thức truyền thông đặt nền tảng trên sự khiêm nhường trong việc lắng nghe và sự can đảm trong lời nói, là những điều không bao giờ tách rời sự thật khỏi tình bác ái.

Giải giới linh hồn bằng cách thúc đẩy ngôn ngữ hòa bình

Sách Châm ngôn (25:15) nói: “Lời mềm mỏng làm nát tan xương cốt”. Ngày nay hơn bao giờ hết, nói bằng trái tim là điều cần thiết để nuôi dưỡng một nền văn hóa hòa bình ở những nơi có chiến tranh; để mở ra những con đường cho phép đối thoại và hòa giải ở những nơi có sự thù ghét và thù địch hoành hành. Trong bối cảnh u ám của sự xung đột toàn cầu mà chúng ta đang trải qua, điều cấp bách là phải duy trì một hình thức truyền thông không mang tính thù địch. Cần vượt qua khuynh hướng “làm mất uy tín và lăng mạ đối thủ ngay từ đầu [thay vì] mở ra một cuộc đối thoại đầy tôn trọng”.[5] Chúng ta cần những nhà truyền thông cởi mở với đối thoại, tham gia vào việc thúc đẩy giải giới toàn diện và cam kết loại bỏ chứng rối loạn tâm thần hiếu chiến đang ngự trị trong lòng chúng ta, như Thánh Gioan XXIII đã có lời thúc giục mang tính tiên tri trong Tông huấn Pacem In Terris: “Hòa bình đích thực chỉ có thể được xây dựng trong sự tin tưởng lẫn nhau” (Số 113). Một sự tin tưởng không cần đến những người giao tiếp xa cách hoặc khép kín mà là những người dũng cảm và sáng tạo sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tìm ra điểm chung để gặp gỡ. Như trường hợp của sáu mươi năm trước, chúng ta hiện cũng đang sống trong một giờ phút đen tối, trong đó nhân loại lo sợ về một cuộc leo thang chiến tranh cần phải được chấm dứt càng sớm càng tốt, kể cả ở cấp độ truyền thông. Thật đáng sợ khi nghe những lời kêu gọi hủy diệt con người và các lãnh thổ được nói ra một cách dễ dàng như vậy. Thật đáng buồn, những lời nói thường biến thành các hành động hiếu chiến của bạo lực tàn ác. Đây là lý do tại sao phải loại bỏ mọi luận điệu hiếu chiến, cũng như mọi hình thức tuyên truyền bóp méo sự thật, làm biến dạng sự thật cho các mục đích hệ tư tưởng. Thay vào đó, điều phải được thúc đẩy là một hình thức truyền thông giúp tạo ra các điều kiện để giải quyết những tranh cãi giữa các dân tộc.

Là người Kitô hữu, chúng ta biết rằng vận mệnh của hòa bình được quyết định bởi sự hoán cải của tâm hồn, vì virus chiến tranh phát xuất từ trong tâm hồn con người.[6] Từ tâm hồn sẽ phát ra những lời đúng đắn để xua tan bóng tối của một thế giới khép kín và chia rẽ, đồng thời xây dựng một nền văn minh tốt đẹp hơn nền văn minh mà chúng ta đã nhận được. Mỗi người chúng ta được yêu cầu tham gia vào nỗ lực này, nhưng đó là nỗ lực đặc biệt kêu gọi tinh thần trách nhiệm của những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông để họ có thể thực hiện sứ mệnh nghề nghiệp của mình.

Xin Chúa Giêsu, Lời tinh tuyền tuôn trào từ trái tim Chúa Cha, giúp chúng ta thực hiện việc truyền thông một cách rõ ràng, rộng mở và chân thành.

Xin Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, giúp chúng ta lắng nghe nhịp đập của trái tim, để tái khám phá rằng chúng ta là anh chị em, và giải giới hận thù gây chia rẽ.

Xin Chúa Giêsu, Ngôi Lời của sự thật và tình yêu, giúp chúng ta nói sự thật trong tình bác ái, để chúng ta cảm nhận là những người bảo vệ lẫn nhau.

Roma, Đền Thánh Gioan Lateran, 24 tháng Một năm 2023, Lễ nhớ Thánh Francis de Sales.

PHANXICÔ

_______________________

[1] Encyclical Letter Deus Caritas Est (25 December 2005), 31.

[2] Apostolic Letter Totum Amoris Est (28 December 2022).

[3] Cf. Apostolic Epistle Sabaudiae Gemma, on the IV Centennial of the Birth of Saint Francis de Sales, Doctor of the Church (29 January 1967).

[4] Message for the LVI World Day of Social Communications (24 January 2021).

[5] Encyclical Letter Fratelli Tutti (3 October 2020), 201.

[6] Cf. Message for the 56th World Day of Peace (1 January 2023).



[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/1/2023]