Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

Trình bày của Đức Tổng Giám mục Auza về thay đổi những cấu trúc tuổi dân số và sự phát triển bền vững

Trình bày của Đức Tổng Giám mục Auza về thay đổi những cấu trúc tuổi dân số và sự phát triển bền vững

‘Quyền với sự sống này cũng phải dẫn đưa chúng ta đến việc đặt người già, người tàn tật và người yếu đuối nhất ở hàng đầu của những chính sách phát triển của chúng ta’
6 tháng Tư, 2017
Trình bày của Đức Tổng Giám mục Auza về thay đổi những cấu trúc tuổi dân số và sự phát triển bền vững
Holy See Mission
Dưới đây là trình bày của Đức Tổng Giám mục Auza, Khâm sứ, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh, do đài phát thanh Vatican cung cấp, tại Phiên họp thứ 50 của ‘Ủy ban Dân số và Phát triển: Chương trình Nghị sự Mục 3(b): thay đổi những cấu trúc tuổi dân số và sự phát triển bền vững New York,’ ngày 3 tháng Tư, 2017:
***
Tham luận của Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza
Khâm sứ và Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc
Phiên họp thứ Năm mươi của Ủy ban Dân số và Phát triển: Chương trình Nghị sự 3(b): Thay đổi những cấu trúc tuổi dân số và sự phát triển bền vững
New York, 3 tháng Tư 2017
Thưa Bà Chủ tịch,
Như được liệt kê trên đề mục trong báo cáo gần đây của ngài Tổng Thư Ký có tiêu đề Thay đổi những cấu trúc dân số và sự phát triển bền vững (E/CN.9/2017/2), thế giới tiếp tục trải qua những sự chuyển đổi trọng yếu trong sự phân bổ dân số theo tuổi, và đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ những dân số trẻ hơn, phát triển nhanh hơn gắn liền với những mức độ cao hơn của sự sinh sản và tử vong thấp, so với những dân số có tỷ lệ người già tương ứng, liên quan đến những mức độ sinh sản thấp hơn và với tuổi thọ, với những kết quả về mức độ tiêu thụ và tốc độ phát triển kinh tế. Trong khi những thay đổi về nhân khẩu học này cho thấy một loạt những thách đố và cơ hội mới, tuy nhiên sự phát triển bền vững, xóa nghèo đói, và bảo vệ phẩm giá của nhân vị phải giữ vị trí trung tâm trong những cách phản ứng của chúng ta.
Trong nhiều thập kỷ, những thảo luận về sự bùng nổ dân số đã dẫn đến việc một số chính phủ thông qua những chính sách khuyến khích các biện pháp kiểm soát dân số, một số trường hợp rất hà khắc, như là cách phản ứng dễ dàng nhất cho sự lo ngại khan hiếm tài nguyên và chậm phát triển. Chú ý đến tính phức tạp của các vấn đề liên quan, phái đoàn của tôi muốn nhấn mạnh sự cần thiết phải suy xét đến những tình hình khu vực khác nhau và thậm chí quốc gia cụ thể. Ví dụ, dân số của một số quốc gia sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian ngắn; một số quốc gia khác ổn định ở mức độ tăng bằng không; và những nước khác đã bắt đầu trải qua sự giảm sụt nhân khẩu theo chiều xoắn ốc, với những thách đố về việc cung cấp bảo vệ thích hợp và chăm sóc cho người già, cũng như cung cấp việc làm cho người trẻ trong sự phát triển kinh tế trì trệ do dân số già và giảm sụt.
Thưa Bà Chủ tịch,
Trong khi sự thật là việc phân bố không đồng đều giữa dân số và các nguồn tài nguyên tạo ra những trở ngại cho sự phát triển và cách sử dụng môi trường bền lâu, chúng ta phải nhận biết được sự phát triển nhân khẩu hoàn toàn phải tương ứng với sự thịnh vượng chung. Các nguồn tài nguyên là có đủ, nhưng chúng thường được sử dụng một cách bất quân bình và phân chia không phù hợp. Thế giới phát triển, với các mức độ tiêu thụ cao và mức độ nghèo đói thấp, thường phải chịu trách nhiệm về những bất quân bình trong thương mại, sự phân chia không đồng đều các nguồn tài nguyên và sự suy giảm môi trường. Tham nhũng, những xung đột kéo dài và những thảm họa khác do con người, đặc biệt trong thế giới đang phát triển, tạo ra rất nhiều bất công và nghèo đói hơn so với một dân số khỏe mạnh, phát triển. Liên quan đến những nguyên nhân gốc rễ này, chúng đang đè nặng lên vấn đề phát triển bền vững, những thái độ phản ứng tốt nhất là sự đoàn kết, hòa bình và an ninh. Tuy nhiên, điều này giả định trước một sự thay đổi đáng chú ý về những chính sách cho cả những quốc gia phát triển và đang phát triển, đặc biệt trong những lĩnh vực đầu tư kịp thời, các nguồn tài nguyên, và những chính sách.
Thưa Bà Chủ tịch,
Sự biến chuyển về nhân khẩu đã xảy ra trong thế giới phát triển trước khi họ tiếp cận được với những biện pháp tránh thai hiện đại. Nó diễn ra cùng với sự tiến bộ về kinh tế và kỹ thuật, cũng như những đầu tư vào giáo dục, cơ sở hạ tầng và những cơ quan. Điều mọi người ai cũng biết rằng sự phát triển kinh tế luôn đi đôi với những tỷ lệ sinh sản thấp, và khi kèm theo với sự đầu tư về giáo dục và sức khỏe, làm tăng sức sản xuất và của cải cho xã hội. Trong khi trách nhiệm làm cha mẹ và hành vi tình dục luôn luôn là những mệnh lệnh đạo đức, nguyên tắc bắt buộc về sự sinh sản, đặc biệt dưới vỏ bọc của sự trao quyền và những quyền, nhấn mạnh đến sự tự do và trách nhiệm cá nhân. Tôn trọng sự sống ngay từ lúc thụ thai đến khi chết tự nhiên, ngay cả khi phải đối mặt với thách đố lớn về sự sinh nở, phải luôn luôn làm rõ những chính sách, đặc biệt khi cần đến sự trợ giúp quốc tế, sự trợ giúp này phải luôn sẵn sàng tùy theo những ưu tiên thực sự của quốc gia tiếp nhận, và không phải là áp đặt ý muốn của người cho.
Việc tôn trọng sự sống này cũng hướng dẫn các chính sách mà các chính phủ đưa ra để bảo đảm rằng chúng hưởng lợi từ “những cổ tức nhân khẩu.” Sự đầu tư dành tốt nhất không chỉ trong giáo dục và sức khỏe, nhưng cả trong nhà ở xứng đáng và sự vệ sinh, và tiếp cận được với nước sạch, đặc biệt ở thế giới đang phát triển. Những đầu tư như vầy giải quyết tốt hơn những nguyên nhân cội rễ của xung đột, sự khan hiếm tài nguyên, hay sự đô thị hóa quá nhanh. Đây là những đầu tư để trao quyền lại cho người trẻ.
Quyền đối với sự sống cũng phải đưa chúng ta đến việc đưa người già, người tàn tật và những người yếu đuối nhất vào hàng đầu trong những chính sách phát triển của chúng ta. Không những họ được xã hội bao dung trọn vẹn và được tham gia vào mọi khía cạnh của cuộc sống, mà giá trị vốn có của họ không bị hạ xuống ở mức độ của câu hỏi họ có thể làm được gì hay họ khỏe tới mức độ nào. Không để ai ở lại phía sau cũng có nghĩa là nhận ra rằng giá trị của mỗi con người lớn hơn sự đóng góp về kinh tế của người đó và những gánh nặng của chúng ta có phải được chia sẻ. Chúng ta phải bắt đầu từ bước tiếp cận bền vững hơn, tập trung vào con người hơn cho sự phát triển, lấy gốc từ sự đoàn kết và trách nhiệm thực sự vì nhu cầu của tất cả, đặc biệt cho những người yếu đuối nhất.
Xin cảm ơn Bà Chủ tịch.

[Nguồn: zenit



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 07/04/2017]



Nhà giặt ủi của Đức Thánh Cha Phanxico cho người nghèo mở cửa ở Roma

Nhà giặt ủi của Đức Thánh Cha Phanxico cho người nghèo mở cửa ở Roma

Tiệm giặt ủi của Đức Thánh Cha Phanxico cho người nghèo mở cửa ở Roma
Một số máy giặt tại nhà giặt ủi mới cho người nghèo ở Roma - RV
10/04/2017 15:52
(Vatican Radio) Những máy giặt đầu tiên và các máy sấy cho người vô gia cư ở Roma bắt đầu hoạt động hôm thứ Hai khi Nhà Giặt Ủi của Đức Thánh Cha Phanxico mở cửa cung cấp một dịch vụ rất cần thiết.
Một trong rất nhiều khó khăn cho những người sống trên đường phố là giặt, phơi và ủi quần áo và chăn mền của họ, và nhà giặt ủi do Vatican tài trợ là một hành động đáp lời cho lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxico đưa ra những dấu hiệu cụ thể của tình hiệp nhất cho những anh chị em thiếu thốn nhất.
Một thông cáo báo chí được Từ Thiện Tông Tòa phát hành trích dẫn những lời trong Tông thư của Đức Thánh Cha Phanxico, Misericordia et misera, khi bế mạc Năm Thánh Thương Xót: “Lòng khát khao đến gần với Chúa Giê-su đòi hỏi chúng ta phải xích lại gần với những anh em chị em của chúng ta, vì không điều gì làm vui lòng Chúa Cha hơn bằng một dấu chỉ cụ thể của lòng thương xót. Với bản chất tự nhiên của nó, lòng thương xót phải trở nên hữu hình và cụ thể trong những hành động rõ ràng.”
Vì thế, ngài trưởng Từ thiện Tông tòa, Đức Tổng Giám mục Konrad Krajewski nói: “Đây là một dấu chỉ cụ thể được văn phòng Bác ái Giáo hoàng mong muốn: một nơi và một dịch vụ để trao tặng hình thức cụ thể của tình bác ái để lấy lại phẩm giá cho nhiều người là anh chị em của chúng ta và là những người được kêu gọi cùng với chúng xây dựng một thành phố mà chúng ta có thể vững tin.”
Văn phòng Bác ái Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxico đã lắp đặt những phòng tắm, một tiệm hớt tóc, một nhà tập thể, một phòng khám sức khỏe và phát thuốc cho người nghèo trong kinh thành muôn thuở. Điều còn thiếu, cho đến bây giờ, là một dịch vụ giặt ủi, một nhu cầu cần thiết như Đức Krajewski giải thích: “Một trong những khó khăn lớn nhất cho những người sống trên đường phố, cùng với việc tìm kiếm thức ăn, một nơi để ngủ qua đêm và tắm công cộng, là việc giặt, phơi quần áo họ mặc, với nhiều người đó là vật sở hữu duy nhất của họ.”
Phòng giặt ủi được đặt ở “Trung tâm những con người hòa bình” do Cộng đoàn Sant’Egidio điều hành tại khu phức hợp bệnh viện cũ của San Gallicano, trong khu trung tâm Trastevere của Rome.  
Phát hành báo chí cung cấp thông tin rằng phòng giặt ủi hãnh diện với sáu máy giặt thế hệ mới nhất và sáu máy sấy cùng với nhiều bàn ủi của Whirlpool Corporation dâng cúng.
Những nhà sản xuất bột giặt công nghiệp khác hứa bảo đảm cung cấp miễn phí toàn bộ bột giặt và nước xả vải.

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/04/2017]


Chuyến thăm Ai-cập của Đức Thánh Cha sẽ vẫn tiếp tục, bất kể những cuộc thảm sát người Ki-tô hữu hôm Chúa nhật Lễ Lá

Chuyến thăm Ai-cập của Đức Thánh Cha sẽ vẫn tiếp tục, bất kể những cuộc thảm sát người Ki-tô hữu hôm Chúa nhật Lễ Lá
Những phụ nữ khóc trong đám tang ngày 10 tháng Tư cho những người bị chết trong vụ tấn công nhà thờ hôm Chúa Nhật Lễ Lá ở Alexandria, Ai-cập, tại nhà thờ Mar Amina. Ki-tô hữu Ai-cập chôn người chết hôm thứ Hai, một ngày sau những vụ đánh bom tự sát của Nhà nước Hồi giáo giết chết ít nhất 45 người trong những vụ tấn công giống nhau nhắm vào ngày Chúa nhật Lễ Lá trong hai thành phố. Phụ nữ kêu khóc khi những quan tài được viết dòng chữ ‘tử đạo’ được đưa vào trong nhà thờ trong thành phố duyên hải Alexandria, đoạn phim được chiếu trên nhiều kênh truyền hình Ai-cập. (AP photo/Samer Abdallah)
10 tháng Tư, 2017

Chuyến thăm Ai-cập của Đức Thánh Cha sẽ vẫn tiếp tục, bất kể những cuộc thảm sát người Ki-tô hữu hôm Chúa nhật Lễ Lá

‘Tôi cầu nguyện cho những người đã chết và những người bị thương, và tôi hiệp thông trong tinh thần với những thành viên gia đình và với toàn thể cộng đoàn,’ Đức Thánh Cha nói.
Edward Pentin
VATICAN CITY — Vatican nói chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxico đến Cairo trong hai tuần tới vẫn sẽ tiếp tục như lịch trình, bất kể hai vụ tấn công đẫm máu bằng bom vào hai nhà thờ Chính thống giáo Cốp-tíc ở Ai-cập hôm Chúa nhật Lễ Lá.

Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đã tuyên bố nhận trách nhiệm hai vụ đánh bom tự sát, vụ thứ nhất đánh vào mục tiêu nhà thờ Cốp-tíc Thánh George ở thành phố Tanta, phía bắc Cairo, 27 người bị chết tại đây.

Nhiều giờ sau, cảnh sát đã chặn được một kẻ mang bom vào trong Nhà thờ Cốp-tíc Thánh Mác-cô ở Alexandria, kẻ này đã kích hoạt nổ ở bên ngoài, làm 17 người chết, trong đó có nhiều nhân viên cảnh sát. Hơn 100 người bị thương trong cả hai vụ tấn công. Đức Thánh Cha Phanxico kết án những sự tàn ác và kêu gọi cầu nguyện cho những nạn nhân trong bài huấn từ Kinh Truyền tin hôm qua ngay sau Thánh Lễ Chúa nhật Lễ Lá trong quảng trường Thánh Phê-rô. Đức Thánh Cha gửi “lời chia buồn sâu sắc” đến Đức Giáo chủ Tawadros II, vị đứng đầu Giáo hội Chính thống Cốp-tíc, “và toàn thể dân tộc Ai-cập thân yêu.”

“Tôi cầu nguyện cho những người đã chết và những người bị thương, và tôi hiệp thông trong tinh thần với những thành viên gia đình và với toàn thể cộng đoàn,” Đức Thánh Cha tiếp tục nói: “Cầu xin Thiên Chúa hoán cải tâm hồn của những người đang gieo rắc sự kinh hoàng, bạo lực và cái chết, và cũng hoán cải tâm hồn của những người chế tạo và buôn bán vũ khí.”

Giáo hội Chính thống Cốp-tíc nói rằng Giáo hội chào tạm biệt những vị tử đạo của họ “với niềm hãnh diện lớn” sau khi họ bị giết chết bởi “những kẻ thù của nhân loại, những kẻ thù của hòa bình và đem đến những công cụ của sự phá hủy.” Trong một tuyên bố ngày 9 tháng Tư, Giáo hội khẩn cầu Đức Chúa giữ cho Ai-cập “thoát khỏi mọi bóng tối, tinh thần hận thù và mọi sự dữ.”

ISIS nói trong một tuyên bố được Reuters trích dẫn rằng “những kẻ thập tự chinh và các liên minh bội giáo của chúng phải biết rằng cái giá phải trả giữa chúng ta và chúng là rất lớn, và chúng phải trả nó bằng những con sông máu từ những con cái của chúng, ý muốn của thượng đế. Hãy chờ chúng ta, vì chúng ta sẽ chờ các ngươi.”

Những vụ tấn công hôm qua theo sau một vụ đánh bom tự sát hôm 11 tháng Mười Hai vào nhà thờ Thánh Phê-rô và Phao-lô của Chính thống giáo Cốp-tíc, gần nhà thờ Thánh Mác-cô của Chính thống Cốp-tíc ở Cairo, làm 28 người chết và hơn 40 người bị thương.

Người Ki-tô Cốp-tíc chiếm khoảng 10% dân số Ai-cập và thường là nạn nhân của bạo lực và ám sát bởi những chiến binh jihad tích cực ở Sinai và Huynh đệ Hồi giáo. Sau khi trục xuất nhà lãnh đạo Huynh đệ Hồi giáo và cựu Tổng thống Ai-cập Mohamed Morsi năm 2013, chúng tấn công các nhà thờ, nhà ở và cửa hàng của người Ki-tô hữu.

Những biện pháp an ninh
Chủ đề cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha là “Giáo hoàng của Hòa bình đến Ai-cập.”

Ngài sẽ đến Ai-cập vào ngày 28-29 tháng Tư, và những chương trình của ngài không thay đổi. Phát ngôn viên Vatican Greg Burke nói với Register hôm 10 tháng Tư rằng nó “vẫn diễn ra theo kế hoạch,” trong khi truyền thông Ý cũng dẫn những nguồn tin của Vatican nói rằng “không có suy nghĩ lần hai” sau những vụ tấn công, nhưng sẽ có những biện pháp an ninh.

Người ta hiểu rằng Đức Thánh Cha đã quyết định chuyến viếng thăm sẽ vẫn diễn ra, để ngài có thể chia sẻ một thông điệp của tình đoàn kết với Giáo hội Cốp-tíc. Ngài cũng mong muốn đưa ra một thỉnh cầu chắc chắn cho sự đối thoại, hòa bình và hòa giải với các tổ chức Hồi giáo và xã hội Ai-cập, nơi Ki-tô hữu tiếp tục chịu những mức độ phân biệt đối xử rất nặng nề.

Vẫn như mọi chuyến thăm của giáo hoàng, sự bảo vệ cá nhân của Đức Thánh Cha, ở mức độ cao nhất, thuộc trách nhiệm của lực lượng cảnh sát và an ninh Vatican, trong khi an ninh và canh phòng trong thành phố sẽ thuộc trách nhiệm của các chính quyền địa phương, trong trường hợp này là quân đội và cảnh sát Ai-cập. Cả lực lượng của Vatican và an ninh địa phương sẽ làm việc sát với nhau chuẩn bị cho chuyến viếng thăm.

Là một quốc gia Hồi giáo chiếm đại đa số và chỉ có một cộng đồng Công giáo Cốp-tíc khá nhỏ, nên sẽ không có những đám đông lớn, và Đức Thánh Cha sẽ không đi bằng xe mui trần qua các đường phố của Cairo. Chỉ vào ngày 29 tháng Tư, ngài dâng Lễ với cộng đồng Công giáo Cốp-tíc trong một trung tâm thể thao trong nhà, ngài sẽ dùng xe mui trần giáo hoàng.

Một trong những thời điểm nguy hiểm nhất của chuyến đi là ngày 28 tháng Tư, khi Đức Thánh Cha thực hiện chuyến thăm ngoại giao Đức Đại Giáo chủ Imam của Đại học Al-Azhar, trung tâm dạy thần học cho người Hồi giáo Sunni. Cả Đức Imam, Ahmed el-Tayeb, và Đức Thánh Cha sẽ đọc diễn văn trước những người tham dự của một hội nghị quốc tế về hòa bình. Theo sự sắp xếp chỗ ngồi, khoảng 1000 người sẽ đến sự kiện đó, và sẽ được kiểm soát nghiêm ngặt.

Đức Tổng Giám mục Công giáo Cốp-tíc nghỉ hưu Antonios Aziz Mina của Guizeh nói với hãng thông tấn của các giám mục Ý SIR rằng những vụ tấn công hôm Chúa nhật “chống lại sự thống nhất của đất nước, chống lại những người Ki-tô hữu, nhắc họ nhớ rằng họ không có quyền, và chống lại tất cả nhóm thiểu số người Ki-tô hữu của đất nước những người đang nóng lòng chờ đợi Đức Thánh Cha Phanxico.”

Nhưng, ngài nói, chuyến đi của Đức Thánh Cha “không có gì nguy hiểm,” vì những biện pháp an ninh sẽ “rất cao, và tôi tin rằng mọi việc sẽ không có vấn đề gì.”

Đất nước trong cơn khủng hoảng
Tuy nhiên quốc gia này có thể ở trong tình trạng khủng hoảng khi Đức Thánh Cha đến, khi Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi công bố một tình trạng khẩn cấp 3-tháng, trong suốt thời gian này các giới chức sẽ có thể thực hiện những cuộc bắt giữ mà không cần giấy lệnh và lục soát nhà dân. Biện pháp này vẫn cần sự phê chuẩn của quốc hội.

Tuần trước, Đức Tổng Giám mục Công giáo Cốp-tíc Emmanuel của Luxor đã tìm cách tái bảo đảm với các tín hữu rằng Ai-cập bây giờ “an toàn” hơn dưới thời Tổng thống al-Sisi và nhấn mạnh rằng chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng phải cho thấy rằng người Ki-tô hữu Ai-cập không đe dọa bất kỳ ai.

Lên tiếng sau những vụ tấn công, Đức Tổng Giám mục Mina nói rằng việc tấn công những người Ki-tô hữu “bảo đảm cho những kẻ khủng bố được giới truyền thông loan tin rộng khắp hơn việc tấn công quân đội hay cảnh sát trên đường biên giới Sinai. Đã quá đủ để nhắc lại bao nhiêu người Ki-tô hữu đã bị giết chết, ngay cả gần đây, trên bán đảo [Sinai].”

Đức Tổng giám mục Mina, người đại diện cho Giáo hội Công giáo Cốp-tíc trong tiến trình phác thảo một hiến pháp mới năm 2014, nói rằng việc chọn thời điểm của jihad vào Chúa nhật Lễ Lá và rất gần với chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha làm cho những dự định của họ “trở nên rõ ràng.”

Ngài nói nhiều người trẻ bây giờ chịu “sự tẩy não thực sự và đúng mức trong tay của những luồng tư tưởng theo trào lưu chính thống của Hồi giáo” và “các giới chức chính trị và tôn giáo phải cứu chữa cho tình hình này để tránh những cách hành động như vậy lại xảy ra.”

Đức Tổng Giám mục nói thêm rằng người Ki-tô hữu của Ai-cập nếm được hương vị của nỗi buồn của máu và đắng chát “hơn bao giờ hết” trong mùa Phục sinh này, vì nhiều gia đình “khóc thương cho những người tử đạo của họ.”

“Tuy nhiên, chúng tôi không bao giờ mất hy vọng,” ngài nói. “Những hành động tàn ác này càng làm cho chúng tôi vững vàng trong đức tin và trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng tôi không thể bị đánh bại. Chúng tôi sẽ mừng Lễ Phục sinh và phó thác cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxico sự phát triển của Giáo hội chúng tôi khóc cho các người tử vì đạo.”

“Đức Thánh Cha kêu gọi chúng tôi cầu xin Thiên Chúa hoán cải tâm hồn của những kẻ khủng bố và cầu nguyện cho hòa bình,” ngài nói. “Người Ki-tô hữu của Ai-cập là những chiến binh của hy vọng.”
Edward Pentin là phóng viên Roma của Register.

[Nguồn: ncregister]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/04/2017]