Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

SỐ ĐẶC BIỆT: Đức thánh Cha Phanxico đến thăm thành phố Thánh Nicholas với một hành động đại kết chưa có tiền lệ cho Trung Đông

SỐ ĐẶC BIỆT: Đức thánh Cha Phanxico đến thăm thành phố Thánh Nicholas với một hành động đại kết chưa có tiền lệ cho Trung Đông
Ecumenical Bus, Copright: Vatican Media

SỐ ĐẶC BIỆT: Đức thánh Cha Phanxico đến thăm thành phố Thánh Nicholas với một hành động đại kết chưa có tiền lệ cho Trung Đông

Zenit dẫn các bạn đến Bari, nơi Đức Thánh Cha & các nhà Lãnh đạo Ki-tô giáo suy tư và cầu nguyện cho Trung Đông

08 tháng Bảy, 2018 13:34
Đức Thánh Cha Phanxico lên án thái độ quá thờ ơ trước những thảm kịch đánh vào Trung Đông, và tập trung cùng với các nhà Lãnh đạo Ki-tô giáo của Trung Đông tại thành phố Bari miền nam nước Ý theo một sáng kiến chưa từng có tiền lệ. Nhưng tại sao lại chọn Bari? Có lẽ không phải ai cũng biết rằng tại Bari, phong trào đại kết không chỉ là một ý tưởng, nhưng nó là thực tại, và tất cả những điều này quay ngược trở lại từ thời Thánh Nicholas…

Zenit có mặt tại sự kiện và muốn cho độc giả một cái nhìn sâu bên trong.

SỐ ĐẶC BIỆT: Đức thánh Cha Phanxico đến thăm thành phố Thánh Nicholas với một hành động đại kết chưa có tiền lệ cho Trung Đông

Người dân Bari thường nói với các du khách rằng chỉ cần đi ra quảng trường và hô to tiếng “Nicholas” là đủ để kéo sự chú ý của mọi người, vì quá nhiều người đặt tên cho con của họ theo tên vị thánh bổn mạng của thành phố. Vì thế, những du khách qua đây ngay lập tức hiểu rằng cho dù họ có rất ít thời gian ở Bari, thì họ cũng phải dừng chân tại Vương cung Thánh đường Thánh Nicholas.

Không phải vì vương cung thánh đường chỉ cách biển một bước chân, bên trong tường thành của “Bari Cổ,” là một quận lâu đời nhất và nhiều màu sắc nhất của thành phố. Và cũng không phải vì nó là một kiệt tác xuất chúng theo kiến trúc Apulian Romanesque lừng danh, mà quá nhiều nhà thờ thời Trung Cổ đều ảnh hưởng vút lên trong các khu lân cận của Bari.

SỐ ĐẶC BIỆT: Đức thánh Cha Phanxico đến thăm thành phố Thánh Nicholas với một hành động đại kết chưa có tiền lệ cho Trung Đông

SỐ ĐẶC BIỆT: Đức thánh Cha Phanxico đến thăm thành phố Thánh Nicholas với một hành động đại kết chưa có tiền lệ cho Trung Đông

Vương cung Thánh đường Thánh Nicholas là một dấu hiệu xác thực của sự hiệp nhất — cho dù vẫn chưa hoàn thiện — giữa Công giáo và Chính thống giáo. Ngọn lửa duy nhất chiếu sáng trên ngôi mộ của Thánh nhân được cùng thắp lên ngày 26 tháng Hai, 1984, bởi Thánh Gioan Phaolo II, ngài đến thăm Baria, và Đức Giám mục Chính tòa Konstantinidis của Myrachrysostomos. Ngoài ra, vương cung thánh đường là một trường hợp duy nhất trên thế giới vì một lý do khác: thật ra hầm mộ cũng là một Nguyện đường Chính thống giáo, thể hiện sự chào đón của Bari đối với tất cả các khách hành hương của Đông phương, đặc biệt người Nga, họ chiếm hơn một nửa con số khách hành hương.

SỐ ĐẶC BIỆT: Đức thánh Cha Phanxico đến thăm thành phố Thánh Nicholas với một hành động đại kết chưa có tiền lệ cho Trung Đông

Hôm qua Đức Thánh Cha Phanxico và các nhà Lãnh đạo Giáo hội đã đến thăm vương cung thánh đường, và bước xuống hầm mộ, cầu nguyện trước thánh tích của Thánh Nicholas.

Từ thời cổ đại, Thánh Nicholas là một trong những thánh được tôn kính nhất của Ki-tô giáo. Nhưng nguồn gốc của ngài không phải ở Puglia, một khu vực thuộc nước Ý giống như hình đế giày ống. Ngài sinh tại Patara, thuộc vùng Tiểu Á, vào khoảng năm 260, và vài năm sau đến thành phố Mira lân cận.

SỐ ĐẶC BIỆT: Đức thánh Cha Phanxico đến thăm thành phố Thánh Nicholas với một hành động đại kết chưa có tiền lệ cho Trung Đông

Không có nhiều tài liệu chi tiết được ghi chép về đời sống của ngài. Vì công cuộc của lòng thương xót và bác ái ngài thực hiện khi còn trẻ, ngài được chọn làm Giám mục Mira trước sự tán thành của công chúng. Theo một số nguồn tài liệu, ngài tham dự Công đồng Nicea năm 325, ngay trước khi ngài qua đời. Vô vàn các phép lạ và những điều phi thường theo tiểu sử truyền thống được cho là của ngài, cho thấy lòng sùng kính dành riêng cho ngài ngay sau khi ngài qua đời, trước hết tại Mira và sau đó lan sang các thành phố lân cận, và sau đó trong toàn vùng Slavo-Byzantine, lên đến các vùng thuộc miền nam nước Ý.

SỐ ĐẶC BIỆT: Đức thánh Cha Phanxico đến thăm thành phố Thánh Nicholas với một hành động đại kết chưa có tiền lệ cho Trung Đông

Khi thành phố của Thánh Nicholas rơi vào tay Hồi giáo Thổ Nhĩ kỳ cuối thế kỷ 11, một kiện hàng của các thủy thủ đánh cắp thánh tích của Thánh nhân được đưa về Bari, là nơi lòng sùng kính dành cho ngài đã lan tỏa. Tuy nhiên, mối dây liên hệ giữa Chính thống giáo Đông phương và Thánh Nicholas không bao giờ bị đứt đoạn. Cho đến hôm nay, phụng vụ Chính Thống giáo có câu khẩn cầu cho “Bari hạnh phúc, là thành phố đã đón nhận Thánh nhân của Phương Đông cũng để thánh hóa Phương Tây.”

SỐ ĐẶC BIỆT: Đức thánh Cha Phanxico đến thăm thành phố Thánh Nicholas với một hành động đại kết chưa có tiền lệ cho Trung Đông

Thành phố này của nước Ý, thành phố chính trong vùng Puglia, nhờ Thánh Nicholas, đã trở thành một cầu nối giữa Đông phương và Tây phương: hàng năm nó chào đón hàng ngàn khách hành hương Chính Thống giáo từ Nga, Balkans và Hy lạp. Tuy nhiên, tiếng tăm của Thánh Nicholas cũng tiến đến Đông Âu, mặc lấy hình ảnh của một nhân vật đặc biệt đó là Santa Klaus, Santa Claus (ông già Noel). Có một truyền thuyết nổi tiếng, mà gốc tích của nó được phỏng theo một chương trong đời sống của Thánh Nicholas, cũng được nói đến trong vở Hài kịch Nước trời của Dante, để tìm người kết hôn cho ba bạn trẻ nghèo, Thánh Nicholas cho họ một vài đồng tiền vàng. Người ta kể rằng, tránh không ai nhìn thấy, Thánh nhân ném những đồng tiền vàng ra ngoài đường và chúng rơi vào những đôi vớ (tất) của các bạn trẻ đang hong phơi khô ở bên ngoài.

SỐ ĐẶC BIỆT: Đức thánh Cha Phanxico đến thăm thành phố Thánh Nicholas với một hành động đại kết chưa có tiền lệ cho Trung Đông

Trong suốt bốn thế kỷ Bari và Puglia, vùng đất tuyến đầu, đã sống trong tình giao hảo gần gũi với Ki-tô giáo Đông phương Slavo-Byzantine. Một di sản thậm chí còn giá trị hơn nhiều bởi con đường đại kết trong những năm qua, đi tìm sự hiệp nhất dường như rất gần hơn bao giờ hết.

Và khao khát cháy bỏng cho sự hiệp nhất Ki-tô giáo tại Bari không chỉ được thực hiện qua lời cầu nguyện. Nó cũng có trong nỗ lực chung qua việc học tập, nghiên cứu và suy tư về di sản khổng lồ của lịch sử và văn hóa chung của Ki-tô giáo Đông phương và Tây phương. Có một Học viện Thần học Đại kết cung hiến cho Thánh Nicholas, là nơi với nhiều nỗ lực, nhưng cả với niềm tin, trở thành những con đường khả thi để tìm ra cách giảm bớt những khoảng cách và tái thiết lại những mối dây huynh đệ.

SỐ ĐẶC BIỆT: Đức thánh Cha Phanxico đến thăm thành phố Thánh Nicholas với một hành động đại kết chưa có tiền lệ cho Trung Đông

“Kết hợp khuynh hướng tự nhiên của tinh thần muốn vượt qua những sự chia rẽ, muốn hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến những đối nghịch và con đường có thể vượt qua chúng,” Linh mục Thần học gia Dalmazio nêu lên vài năm trước, ngài là Giám đốc của Học viện.

Ngày hôm qua trong thành phố này, tất cả các nhà lãnh đạo Ki-tô giáo đã bày tỏ lo lắng cho Trung Đông.

Trước buổi gặp gỡ cầu nguyện vào buổi sáng, Đức Thánh Cha cảnh báo trong huấn từ của ngài: “Có một mối nguy hiểm thật sự cho thấy sự hiện diện của những người anh chị em trong đức tin của chúng ta sẽ biến mất, làm méo mó khuôn mặt của tôn giáo.”

Đức Thánh Cha nhắc lại: “Một Trung Đông không có Ki-tô giáo thì không còn là Trung Đông.”

Ngài nói, “Sự thờ ơ là sát nhân, và chúng tôi khao khát cất lên những tiếng nói chống lại những sự thờ ơ sát nhân đó. Chúng tôi muốn lên tiếng nói cho những người không có tiếng nói, cho những người chỉ có thể gạt những giọt lệ của họ.”

SỐ ĐẶC BIỆT: Đức thánh Cha Phanxico đến thăm thành phố Thánh Nicholas với một hành động đại kết chưa có tiền lệ cho Trung Đông

Một phần quan trọng của ngày gồm có cuộc đối thoại riêng diễn ra giữa Đức Thánh Cha và các nhà Lãnh đạo Ki-tô giáo về tình hình. Sau đó, Đức Thánh Cha có bài diễn từ thứ hai trước mọi người, và qua hành động tượng trưng những con chim bồ câu được thả ra mang biểu tượng của hòa bình.

SỐ ĐẶC BIỆT: Đức thánh Cha Phanxico đến thăm thành phố Thánh Nicholas với một hành động đại kết chưa có tiền lệ cho Trung Đông

Đức Hồng y Louis Raphaël I Sako, Thượng phụ Công giáo Can-đê của Babylon, nói với Zenit rằng buổi gặp gỡ là “thẳng thắn” và là “một dấu hiệu của sự hiệp nhất”, tuy nội dung vẫn còn được giữ kín. Đức Tổng Giám mục chính tòa Hilarion của Volokolamsk, dẫn đầu đoàn Thượng phụ Moscow với những mối quan hệ giáo hội mở rộng đại diện cho Đức Thượng phụ Kirill của Moscow, cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi rất biết ơn Đức Giáo hoàng Phanxico” về buổi gặp gỡ, và ngài nói rằng việc giúp cho tình hình ở Trung Đông “là điều quan trọng phải gấp rút thực hiện.”

Trong bài diễn từ cuối cùng trước khi trở về Roma, Đức Thánh Cha nói ứng khẩu: “Chiến tranh là tai họa đã tấn công tàn khốc vào vùng đất thân yêu này. Trên tất cả, người dân đáng thương là những nạn nhân. Hãy nghĩ đến Syria bị hành hạ … Tại đó, cuộc chiến cay đắng lại tái diễn, làm cho không biết bao nhiêu người phải di tản, đẩy họ vào sự đau khổ vô cùng.”

Đức Thánh Cha cũng lên tiếng cho những trẻ em bị ảnh hưởng bởi những tai họa này, và ngài nói “chúng ta không được quên các em!”


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 10/7/2018]


Xác 7 thánh nhân không bị hư nát một cách lạ thường

Xác 7 thánh nhân không bị hư nát một cách lạ thường

10 tháng Bảy, 2018
Xác 7 thánh nhân không bị hư nát một cách lạ thường
Thân xác của những vị thánh này tồn tại một cách phi thường sau khi qua đời.

Thông thường, sau khi chết thân xác của con người bị hư nát và “trở về với cát bụi.” Đây là quy luật của sự sống trên trái đất, nhưng đôi khi điều này không luôn luôn xảy ra.

Thật vậy, có một số trường hợp thân xác của một thánh nhân được tìm thấy “không hư nát,” với rất ít hoặc không một dấu hiệu của sự phân hủy. Với những trường hợp này quy luật tự nhiên dường như “bị tạm hoãn” để dành chỗ cho sự siêu nhiên.

Giáo hội Công giáo công nhận rằng một số ít trường hợp thân xác của các vị thánh không đi theo tiến trình phân hủy bình thường. Điều này được xem như một biến cố phép lạ và đáng kinh ngạc nhất là trường hợp của các thánh đã được chôn cất sau nhiều thập niên hoặc nhiều thế kỷ mà thân xác của các ngài vẫn hoàn toàn không bị hư nát. Thân xác của một thánh nhân vẫn luôn được điều tra trước khi các ngài được phong thánh, cho dù quyết định phong thánh cuối cùng cho một vị thánh nào đó không lệ thuộc vào tính không hư nát, nhưng nó chắc chắn giúp cho việc điều tra án phong thánh.

Theo Cha William Saunders, sự bất phân hủy này “là một dấu hiệu của sự nên thánh trong đời sống của cá nhân một người” và “dấu hiệu của thân xác phải chết của một người đang chuẩn bị cho vinh quang phục sinh của thân xác.”

Dưới đây là bảy vị thánh như vậy (trong đó có trường hợp kỳ lạ của Chân phước Imelda Lambertini) với thân xác của các ngài còn nguyên vẹn hoặc chỉ ảnh hưởng một phần, bất chấp quy luật tự nhiên của trần gian này.

Xác 7 thánh nhân không bị hư nát một cách lạ thường

Thánh Joaquina Vedruna de Mas (1783-1854)
Sau hơn 150 năm, xác của thánh nhân vẫn tồn tại một cách lạ thường không bị phân hủy theo tự nhiên.
1/7

Xác 7 thánh nhân không bị hư nát một cách lạ thường

Chân phước Imelda Lambertini (1322-1333) Thân xác của chân phước, chết năm 11 tuổi, được nhiều người tin rằng không bị phân hủy.
2/7

Xác 7 thánh nhân không bị hư nát một cách lạ thường

Thánh Gioan Vianney (1786-1859) được tìm thấy hoàn toàn nguyên vẹn năm 1904, xác của ngài hiện nay được đeo một mặt nạ bằng sáp.
Lawrence-OP-CC
3/7

Xác 7 thánh nhân không bị hư nát một cách lạ thường

Thánh Angela Merici (1474-1540) xác của thánh nhân vẫn tồn tại một cách phi thường cho đến ngày nay, mặc dù xác chuyển sang màu tối.
Geobia -CC BY-SA 3.0
4/7

Xác 7 thánh nhân không bị hư nát một cách lạ thường

Thánh Madeleine Sophie Barat (1779-1865) được tìm thấy hoàn toàn không bị phân hủy năm 1908, xác của thánh nhân hiện được để cho công chúng chiêm ngưỡng với một mặt nạ bằng bạc che mặt và tay của thánh nhân.
5/7

Xác 7 thánh nhân không bị hư nát một cách lạ thường

Thánh Camillus de Lellis (1550-1614) được tìm thấy hoàn toàn nguyên vẹn nhiều thập niên sau khi ngài qua đời, xác của ngài sau đó bị hủy hoại nhiều do một trận lụt. Chỉ còn lại một số thánh tích còn nguyên vẹn.
6/7

Xác 7 thánh nhân không bị hư nát một cách lạ thường

Thánh Rita of Cascia (1381-1457) xác của thánh nhân vẫn còn nguyên vẹn một cách phi thường, với một số vùng da bị sậm màu sau nhiều thế kỷ.
7/7

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 11/7/2018]