Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

Đức Thánh Cha nhận lời mời của các nhà chức trách Dân sự và Giáo hội Hungary

Đức Thánh Cha nhận lời mời của các nhà chức trách Dân sự và Giáo hội Hungary

Chuyến tông du dự kiến diễn ra từ ngày 28 đến 30 tháng tư năm 2023

Đức Thánh Cha nhận lời mời của các nhà chức trách Dân sự và Giáo hội Hungary

Archive photo © Vatican Media


*******

Thông cáo của ông Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh.

Văn bản

Nhận lời mời của các nhà Hữu trách Dân sự và Giáo hội, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện chuyến Tông du đến Hungary từ ngày 28 đến ngày 30 tháng Tư năm 2023, thăm thành phố Budapest.

HÀNH TRÌNH TÔNG DU CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ ĐẾN HUNGARY

28 – 30 THÁNG TƯ 2023


Thứ Sáu, 28 tháng Tư, 2023

ROME – BUDAPEST

08:10 Khởi hành từ Sân bay Quốc tế Rome/Fiumicino đến Budapest

10:00 Đáp sân bay quốc tế Budapest

10:00 CHÀO ĐÓN CHÍNH THỨC

11:00 NGHI THỨC CHÀO ĐÓN trong Quảng trường của Điện “Sándor”

11:30 THĂM NGOẠI GIAO TỔNG THỐNG NƯỚC CỘNG HÒA trong Điện “Sándor”

11:55 GẶP GỠ THỦ TƯỚNG

12:20 GẶP GỠ CÁC GIỚI CHỨC, XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ NGOẠI GIAO ĐOÀN trong Tu viện cũ của Dòng Cát Minh

Diễn từ của Đức Thánh Cha

17:00 GẶP GỠ CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC, PHÓ TẾ, NHỮNG NGƯỜI TẬN HIẾN, CHỦNG SINH VÀ NHÂN VIÊN MỤC VỤ trong Nhà thờ Đồng Chánh tòa Thánh Stêphanô

Huấn từ của Đức Thánh Cha


Thứ Bảy, 29 tháng Tư, 2023

BUDAPEST

08:45 THĂM RIÊNG CÁC THIẾU NHI CỦA VIỆN “LÀSZLÓ BATTHYÁNY-STRATTMANN”

10:15 GẶP GỠ NGƯỜI NGHÈO VÀ NGƯỜI TỊ NẠN tại Nhà thờ Thánh Elizabeth Hungary

Huấn từ của Đức Thánh Cha

16:30 GẶP GỠ GIỚI TRẺ trong sân vận động đa năng “Papp László Budapest Sportaréna”

Huấn từ của Đức Thánh Cha

18:00 GẶP RIÊNG CÁC THÀNH VIÊN DÒNG TÊN trong Tòa Khâm sứ


Chúa nhật, 30 tháng Tư 2023

BUDAPEST – ROME

09:30 THÁNH LỄ trong Quảng trường Kossuth Lajos’

Bài giảng của Đức Thánh Cha

Kinh Lạy Nữ vương Thiên đàng

16:00 GẶP GỠ THẾ GIỚI HỌC THUẬT VÀ VĂN HÓA trong Khoa Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Công giáo “Péter Pázmány”

Diễn từ của Đức Thánh Cha

17:30 NGHI THỨC TẠM BIỆT tại Sân bay Quốc tế Budapest

18:00 Khởi hành từ sân bay quốc tế Budapest trở về Rome

19:55 Đáp sân bay quốc tế Rome/Fiumicino

______________________________________

Các nhà báo chính thức có thể nộp đơn đăng ký cùng đi Chuyến bay của Giáo hoàng trong chuyến Tông du đã được công bố của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Hungary, sẽ diễn ra từ ngày 28 đến ngày 30 tháng Tư năm 2023, với hành trình sau đây:

Thứ Sáu 28 tháng Tư, 2023

Rome/Fiumicino – Budapest (990km, 1h 50′, ITA Airways)

Chúa nhật 30 tháng Tư, 2023

Budapest – Rome/Fiumicino (978km, 1h 55′, ITA Airways)

Múi giờ

Rome: +2h UTC

Budapest: +2h UTC

Chương trình dự kiến về Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Hungary được đăng trong Bản tin số 169 của Thứ Hai, ngày 27 tháng Hai năm 2023.

Đăng ký tham gia Chuyến bay của Giáo hoàng chỉ có thể được thực hiện thông qua Hệ thống Trực tuyến Chính thức của Văn phòng Báo chí Tòa thánh tại trang internet press.vatican.va/accreditations, bằng cách đăng ký với tư cách là người dùng của hệ thống hoặc đăng nhập bằng thông tin đăng nhập của một người và chọn sự kiện thích hợp trong Lịch trình sự kiện.

Hạn chót để gửi đăng ký tham gia Chuyến bay của Giáo hoàng là Thứ Sáu, ngày 3 tháng Ba năm 2023, lúc 12:00 trưa.



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/2/2023]


Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp các Đại học và Học viện Giáo hoàng của Rome, 25.02.2023

Tiếp các Đại học và Học viện Giáo hoàng của Rome, 25.02.2023


Tiếp các Đại học và Học viện Giáo hoàng của Rome, 25.02.2023

*******

Sáng nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các hiệu trưởng, giảng viên, sinh viên và nhân viên của các Đại học và Học viện Giáo hoàng của Rome, và sau đây là diễn từ của ngài:

______________________________________

Diễn từ của Đức Thánh Cha

Thưa Đức Hồng y,

Thưa các vị Hiệu trưởng và Giáo sư,

Anh chị em thân mến, xin chào mừng anh chị em!

Tôi xin cảm ơn Giáo sư Navarro vì những lời của ông, và xin cảm ơn tất cả các bạn vì sự hiện diện. Như Tông hiến Veritatis Gaudium nhắc lại (x. Proemio 1), các bạn thuộc về một hệ thống nghiên cứu rộng lớn và đa dạng của giáo hội, đã phát triển qua nhiều thế kỷ nhờ sự khôn ngoan của Dân Chúa, trải rộng trên khắp thế giới và liên kết chặt chẽ với sứ mạng loan báo Tin Mừng của toàn thể Giáo Hội. Các bạn là một phần của sự phong phú đã phát triển dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần trong việc nghiên cứu, đối thoại và phân định các dấu hiệu của thời đại cũng như lắng nghe nhiều cách diễn đạt khác nhau của văn hóa. Về việc này, các bạn nổi bật vì sự gần gũi đặc biệt của mình với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô – cả về mặt địa lý – và thừa tác vụ của ngài trong việc hân hoan loan báo chân lý của Đức Kitô.

Các bạn là những người cống hiến cho việc nghiên cứu, một số người nghiên cứu trong vài năm, người thì suốt đời, với nhiều nguồn gốc và năng lực khác nhau. Vì vậy, trước hết tôi muốn nói với các bạn, bằng lời của vị thánh giám mục tử đạo Ignatiô thành Antiokia: hãy học cách “hát như một ca đoàn”[1]. Hát như một ca đoàn! Thật vậy, đại học là trường học của sự hòa âm và hòa hợp giữa các giọng và nhạc cụ khác nhau. Nó không phải là trường học của sự đồng nhất: không, nó là sự hòa âm và hòa hợp của các giọng và nhạc cụ khác nhau. Thánh John Henry Newman mô tả nó là nơi với các dạng kiến thức và quan điểm khác nhau được thể hiện trong bản giao hưởng, chúng hoàn thiện lẫn nhau, hiệu chỉnh lẫn nhau và cân bằng lẫn nhau[2].

Sự hòa hợp này đòi hỏi phải được trau dồi trước hết nơi chính các bạn, giữa những khả năng hiểu biết khuấy động tâm hồn con người: năng lực của trí tuệ, của con tim và năng lực của đôi tay, mỗi thứ có âm sắc và đặc tính riêng, và tất cả đều là cần thiết. Mong rằng ngôn ngữ của trí óc được hợp nhất với ngôn ngữ của trái tim và ngôn ngữ của đôi tay: điều chúng ta suy nghĩ, điều chúng ta cảm nhận và điều chúng ta làm.

Đặc biệt, tôi muốn dừng lại một chút với các bạn về điều cuối cùng trong ba điều: năng lực của đôi bàn tay. Nó thuộc về cảm giác nhiều nhất, nhưng không kém phần quan trọng cho việc này. Thật vậy, có thể nói rằng nó giống như tia sáng của tư duy và tri thức, và ở một khía cạnh nào đó, cũng là kết quả chín muồi nhất của chúng. Lần đầu tiên tôi đi ra Quảng trường, trong cương vị Giáo hoàng, tôi đến với một nhóm các bạn trẻ khiếm thị. Và một bạn hỏi: “Con có thể nhìn thấy cha được không? Con có thể nhìn cha không?”. Tôi không hiểu. Tôi nói được. Và, bằng đôi tay của mình, cậu ta tìm kiếm… cậu ấy nhìn tôi bằng cách chạm vào tôi bằng tay của cậu. Điều này làm tôi rất ấn tượng và khiến tôi hiểu được năng lực của đôi bàn tay. Chẳng hạn, Aristotle từng nói rằng đôi bàn tay “giống như linh hồn”, vì sức mạnh mà chúng có được, nhờ sự nhạy cảm, để phân biệt và khám phá[3]. Và Kant đã không ngần ngại định nghĩa chúng là “phần hữu hình của bộ não”[4].

Tiếng Ý, cũng như các ngôn ngữ tân Latinh khác, nhấn mạnh cùng một khái niệm, sử dụng động từ prendere [cầm lấy, nắm giữ] biểu thị một hành động điển hình, làm gốc của các từ như comprendere [hiểu], apprendere [học], sorprendere [ngạc nhiên], mà biểu thị hành động của suy nghĩ. Khi đôi tay nắm lấy, trí óc hiểu, học và cho phép nó ngạc nhiên. Ngoài ra, cần có những bàn tay nhạy cảm để điều này xảy ra. Trí óc không thể hiểu được điều gì nếu đôi tay nắm chặt lại do lòng tham, hoặc nếu chúng lãng phí thời gian, sức khỏe và tài năng, hoặc chúng từ chối trao bình an, chào hỏi và nắm lấy tay. Người ta sẽ không thể hiểu được gì nếu những ngón tay chỉ thẳng vào các anh chị em phạm lỗi lầm một cách không thương tiếc. Và người ta không thể ngạc nhiên trước bất cứ điều gì nếu chính những bàn tay đó không biết đan kết với nhau và hướng lên trời trong lời cầu nguyện.

Chúng ta hãy nhìn vào đôi bàn tay của Chúa Kitô. Với đôi bàn tay đó, Người cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra trao cho các môn đệ và nói: “Đây là Mình Thầy”. Sau đó, Người cầm lấy chén và sau khi dâng lời tạ ơn trao cho các ông và nói: “Đây là Máu Thầy” (x. Mc 14:23-24). Chúng ta thấy gì? Chúng ta thấy đôi bàn tay, khi chúng cầm lấy, tạ ơn. Bàn tay của Chúa Giêsu chạm vào bánh và rượu, mình và máu, chính sự sống, và tạ ơn, chúng cầm lấy và tạ ơn vì chúng cảm nhận rằng mọi sự đều là ơn của Chúa Cha. Không phải ngẫu nhiên mà các Thánh sử dùng động từ lambano để chỉ hành động của đôi bàn tay, động từ đồng thời chỉ hành động cầm lấy và đón nhận. Do đó, chúng ta hãy tạo ra sự hòa hợp trong chính mình, làm cho đôi bàn tay của chúng ta cũng trở nên “như thánh thể”, giống như bàn tay của Chúa Kitô, và cùng với sự chạm đến, trong mọi tiếp xúc và nắm chặt, với lòng khiêm tốn, vui tươi và chân thành biết ơn.

Như vậy, để duy trì sự hài hòa nội tâm, tôi mời gọi các bạn hãy “hát như một ca đoàn”, giữa các thành viên trong cộng đồng của các bạn”, và giữa những tổ chức mà các bạn đại diện. Trải qua nhiều thế kỷ, lòng quảng đại và tầm nhìn xa trông rộng của nhiều dòng tu, được truyền cảm hứng từ các đặc sủng của họ, đã làm phong phú thêm cho Rome với một số những phân khoa và đại học trứ danh. Tuy nhiên, ngày nay khi phải đối mặt với số lượng học viên và các nhà giáo ít hơn, sự đa dạng của các trung tâm nghiên cứu này có nguy cơ lãng phí năng lượng quý giá. Vì vậy, thay vì thúc đẩy việc thông truyền niềm vui học hỏi, giảng dạy và nghiên cứu Tin Mừng, đôi khi nó đe dọa làm chậm lại và khiến mệt mỏi. Chúng ta phải lưu ý điều này. Đặc biệt là sau đại dịch Covid 19, việc bắt đầu tiến trình dẫn đến sự hiệp lực hữu hiệu, ổn định và có hệ thống giữa các tổ chức học thuật là một nhu cầu cấp thiết, nhằm tôn vinh tốt hơn những mục đích cụ thể của từng tổ chức và thúc đẩy sứ mạng phổ quát của Giáo hội[5]. Và không tranh luận giữa chúng ta để mất thêm một sinh viên hoặc một giờ nữa. Do đó, tôi mời gọi các bạn đừng hài lòng với những giải pháp ngắn hạn, và đừng nghĩ tiến trình phát triển này chỉ đơn giản là một hành động “phòng thủ”, nhằm đối phó với sự giảm sút các nguồn lực kinh tế và con người. Thay vào đó, nó phải được coi là một động lực hướng tới tương lai, như lời mời gọi đón nhận những thách thức của một kỷ nguyên mới trong lịch sử. Di sản của các bạn là vô cùng phong phú, có thể thúc đẩy sự sống mới, nhưng cũng có thể kiềm chế nó nếu nó trở nên tự quy chiếu quá lớn, nếu nó trở thành một tác phẩm của bảo tàng. Nếu các bạn muốn nó có một tương lai đầy hoa trái, thì trách nhiệm bảo vệ của nó không thể chỉ giới hạn ở việc bảo tồn những gì các bạn đã nhận được: thay vào đó, nó phải rộng mở cho những phát triển đầy can đảm, và nếu cần, chưa từng có tiền lệ. Nó như một hạt giống, nếu không được gieo vào mảnh đất của thực tại cụ thể, sẽ trơ trọi và không sinh hoa trái (x. Ga 12:24). Vì vậy, tôi khuyến khích các bạn bắt đầu một tiến trình đầy tự tin theo hướng này càng sớm càng tốt, với sự thông minh, thận trọng và táo bạo, luôn nhớ rằng thực tế quan trọng hơn ý tưởng (x. Tông huấn Evangelii gaudium, 222-225). Bộ Văn hóa và Giáo dục, với nhiệm vụ tôi giao, sẽ đồng hành cùng các bạn trên hành trình này.

Anh chị em thân mến, hy vọng là một thực tế chung! Hãy nhìn phía sau tôi, tác phẩm điêu khắc Chúa Kitô Phục sinh, tác phẩm của nghệ sĩ Pericle Fazzini, được Thánh Phaolô VI ủy quyền tác tạo để bao trùm sân lễ đài và hội trường này. Hãy quan sát đôi bàn tay của Chúa Kitô: chúng giống như hai tay của người ca trưởng. Bàn tay bên phải mở ra: nó chỉ đạo toàn bộ ca đoàn, và nâng hướng lên phía trên, dường như yêu cầu tăng dần cường độ. Thay vào đó, tay trái, mặc dù hướng vào toàn thể ca đoàn, nhưng ngón trỏ giơ lên, như thể chỉ định một người hát solo: “Đến lượt bạn!”. Đôi bàn tay của Chúa Kitô cùng lúc điều khiển cả ca đoàn và người hát đơn, bởi vì trong bài hợp xướng, vai trò của người này phải hòa hợp với vai trò của người kia, trong một sự bổ sung mang tính xây dựng. Xin đừng bao giờ có những người hát đơn mà không có ca đoàn. “Phụ thuộc vào tất cả các bạn!” đồng thời, “Đến lượt bạn!”. Đây là điều mà đôi bàn tay của Chúa Kitô Phục sinh nói lên: với tất cả các bạn, và với một mình bạn! Khi chúng ta chiêm ngắm các cử chỉ, chúng ta lặp lại cam kết cất lên tiếng hát như một ca đoàn, hòa hợp và hòa âm với các giọng, ngoan ngoãn trước sự tác động sống động của Chúa Thánh Thần. Đó là điều tôi xin cho mỗi người trong anh chị em và cho tất cả anh chị em trong lời cầu nguyện. Tôi chúc lành cho anh chị em, và xin anh chị em nhớ điều này: đừng quên cầu nguyện cho tôi.

________________________________

[1] Cf. Letter to the Ephesians, 2-5.

[2] Cf. The idea of a university, Rome 2005, 101.

[3] Cf. The soul, III, 8.

[4] Pragmatic Anthropology, Rome-Bari 2009, 38.

[5] Cf. Address to participants in the Plenary of the Congregation for Catholic Education, 9 February 2017.


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/2/2023]