Thứ Tư, 18 tháng 1, 2023

Đức TGM Gänswein: Đức Bênêđictô XVI đã sống yêu mến Chúa cho đến cùng

Đức TGM Gänswein: Đức Bênêđictô XVI đã sống yêu mến Chúa cho đến cùng

Đức TGM Gänswein: Đức Bênêđictô XVI đã sống yêu mến Chúa cho đến cùng

*******

Đức Tổng Giám mục Georg Gänswein, Thư ký riêng của Đức cố Giáo hoàng Bênêđictô XVI, trao đổi với Vatican News và đưa ra lời chứng rất xúc động về những giây phút cuối cùng của Đức cố Giáo hoàng và nhiều năm Đức Cha đã ở bên cạnh ngài.

Silvia Kritzenberger

04 tháng Một, 2023, 18:38

_________________________________________________


Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, Tổng trưởng đặc trách các vấn đề nội chính Phủ Giáo Hoàng và là thư ký riêng ban đầu là của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger và sau đó của Đức Bênêđictô XVI, đã đến phòng thu của Đài Phát Thanh Vatican một ngày trước tang lễ của người mà Đức Cha đã phục vụ trong nhiều năm.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Cha kể lại những giây phút cuối cùng cuộc đời nơi dương thế của người đã phục vụ Giáo hội trong vai trò là Giám mục Roma từ năm 2005 đến năm 2013, và sau đó đưa ra một lựa chọn lịch sử là thoái vị Giáo hoàng cách đây gần mười năm.


H: Hàng ngàn tín hữu đã bày tỏ lòng thành kính trước linh cữu của Đức nguyên Giáo hoàng. Đức Cha đã trải qua phần lớn cuộc đời với ngài. Hiện tại Đức Cha sống thế nào?

Về phần con người, đau khổ rất nhiều. Tổn thương, tôi đau khổ… Về mặt thiêng liêng, rất tốt. Tôi biết Đức Thánh Cha Benedict hiện đang ở nơi ngài muốn đến.


H: Đức Bênêđictô XVI đã sống những ngày cuối cùng như thế nào? Những lời cuối của ngài là gì?

Tôi không tận tai nghe thấy những lời cuối cùng của ngài, nhưng vào đêm trước khi ngài qua đời, một y tá trợ giúp ngài đã tình cờ nghe được những lời đó. Vào khoảng lúc ba giờ: “Lạy Chúa, con yêu mến Chúa.” Người y tá nói với tôi vào buổi sáng ngay khi tôi đến phòng ngủ, đây là những lời cuối cùng thực sự có thể hiểu được.

Thông thường, chúng tôi đọc Kinh Sáng trước giường của ngài: sáng hôm đó tôi cũng nói với Đức Thánh Cha: “Chúng ta làm như chúng ta đã làm ngày hôm qua: Con đọc lớn tiếng và cha cùng thông công trong tinh thần.” Quả thật, ngài không thể đọc kinh thành tiếng được nữa, ngài đã bị hụt hơi.

Ở đó, ngài chỉ hé mắt ra một chút – ngài hiểu lời yêu cầu – và gật đầu đồng ý. Vì vậy, tôi bắt đầu. Đến khoảng 8 giờ, ngài bắt đầu thở nặng nhọc hơn. Có hai bác sĩ – bác sĩ Polisca và một bác sĩ hồi sức – và họ nói với tôi: “Chúng tôi e là sắp đến lúc ngài phải chiến đấu trận chiến cuối cùng trên trần thế.”

Tôi gọi các memores Domini và Sơ Brigida, và tôi bảo họ đến vì ngài đã đến cơn hấp hối. Lúc đó ngài vẫn tỉnh táo. Trước đó tôi đã chuẩn bị sẵn những kinh cầu cho người hấp hối, và chúng tôi cùng nhau cầu nguyện trong khoảng 15 phút trong khi Đức Bênêđictô XVI thở mỗi lúc một nặng nhọc hơn.

Rõ ràng là ngài không thể thở bình thường. Vì vậy, tôi nhìn một bác sĩ và hỏi: “Vậy có phải ngài đã vào cơn hấp hối không?” Bác sĩ nói với tôi: “Vâng, đã bắt đầu, nhưng chúng tôi không biết nó sẽ kéo dài bao lâu.”


H: Và rồi chuyện gì xảy đến?

Chúng tôi có mặt ở đó; sau đó mọi người thầm thĩ cầu nguyện, và lúc 9:34 thì ngài trút hơi thở cuối cùng. Tiếp sau đó, chúng tôi cầu nguyện không phải cho người hấp hối mà là cho người qua đời. Và chúng tôi kết thúc bằng bài hát “Alma Redemptoris Mater”.

Ngài qua đời trong Tuần Bát nhật Giáng sinh, là mùa phụng vụ yêu thích của ngài, vào ngày của vị tiền nhiệm của ngài - Đức San Silvestro, Giáo hoàng dưới thời Hoàng đế Constantine. Ngài được bầu vào cùng với ngày kính nhớ một vị Giáo hoàng người Đức, Thánh Leo IX của Alsace; ngài qua đời cùng ngày với một Giáo hoàng La Mã, Thánh Sylvester.

Tôi nói với mọi người: “Tôi sẽ gọi cho Đức Thánh Cha Phanxicô ngay; ngài phải là người đầu tiên được biết.” Tôi gọi cho ngài, và ngài nói: “Tôi đến ngay!”

Sau đó ngài đến, tôi đi cùng ngài đến phòng ngủ nơi Đức Cố Giáo hoàng qua đời và tôi nói với mọi người: “Hãy ở lại”. Đức Thánh Cha chào họ; tôi lấy cho ngài một chiếc ghế, và ngài ngồi cạnh giường và cầu nguyện. Ngài làm phép và sau đó ngài rời đi. Đây là những gì xảy ra vào ngày 31 tháng Mười Hai năm 2022.


H: Những lời nào trong chúc thư thiêng liêng của Đức Cố Giáo hoàng làm Đức Cha xúc động nhất?

Bản chúc thư đã làm tôi vô cùng xúc động. Tôi phải thú thật là rất khó để chọn lọc ra một vài lời. Nhưng chúc thư này đã được viết vào ngày 29 tháng Tám năm 2006: lễ kính Thánh Gioan Tẩy Giả tử đạo.

Chúc thư được viết tay - rất rõ ràng, ngắn nhưng rõ ràng - vào năm thứ hai trong triều Giáo hoàng của ngài. Trong tiếng Đức, bạn sẽ nói “O-Ton Benedikt”, nghĩa là “Đây đích thực là Đức Bênêđictô.” Nếu tôi có văn bản đó, mà không biết tác giả, tôi sẽ nhận ra nó. Nó chứa đựng tinh thần của Đức Bênêđictô. Đọc nó hay suy ngẫm về nó, người ta thấy nó thực sự là của ngài. Tất cả con người của ngài là ở trong đó, trong hai trang.


H: Tóm lại, đó là lời tạ ơn Chúa và cảm ơn gia đình của ngài …

Đúng. Đó là lời tạ ơn, nhưng cũng là lời động viên người tín hữu không để mình bị lạc lối bởi bất cứ giả thuyết nào, dù là trong lãnh vực thần học hay triết học hay bất cứ lãnh vực nào khác.

Cuối cùng, chính Giáo hội truyền đạt, chính Giáo hội, truyền đạt thân thể sống động của Chúa Kitô, truyền đạt đức tin đến mọi người và cho mọi người. Đôi khi, ngay cả trong thần học, có những lý thuyết rất khai sáng, hoặc có vẻ như vậy, nhưng sau một hoặc hai năm thì qua đi. Chính đức tin của Giáo hội Công giáo, đây là điều thực sự dẫn đưa chúng ta đến sự giải thoát và giúp chúng ta tiếp xúc với Chúa.


H: Thông điệp mạnh mẽ nhất trong triều đại giáo hoàng của ngài là gì?

Sức mạnh của ngài nằm ở câu phương châm mà ngài đã chọn khi trở thành Tổng Giám mục München, trích Thư thứ ba của Thánh Gioan: “Cooperatores veritatis”, có nghĩa là những “người cộng tác với sự thật”, tức là sự thật không phải là điều được nghĩ ra, nhưng là một Ngôi vị: đó chính là Con Thiên Chúa.

Thiên Chúa đã nhập thể trong Đức Giêsu Kitô, trong Đức Giêsu Nazareth, và đây là thông điệp của Đức cố Giáo hoàng: không theo một thuyết về sự thật, mà là theo Chúa. “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”. Đây là thông điệp của ngài. Một thông điệp không phải là gánh nặng: đúng hơn, đó là một sự trợ giúp để mang lấy tất cả những gánh nặng mỗi ngày, và điều này mang đến niềm vui. Có các vấn đề, nhưng đức tin thì mạnh mẽ hơn; đức tin phải có lời cuối cùng.


H: Thế giới sẽ không bao giờ quên ngày 11 tháng Hai năm 2013, tuyên bố thoái vị. Có những người tiếp tục cho rằng đó không phải là một sự lựa chọn tự do hoặc thậm chí ngài muốn tiếp tục là Giáo hoàng theo một cách nào đó. Đức Cha nghĩ sao?

Chính tôi cũng đã hỏi ngài câu hỏi này một đôi lần, tôi nói với ngài: “Thưa Đức Thánh Cha, họ đang tìm kiếm một âm mưu đằng sau tuyên bố của ngày 11 tháng Hai sau Công nghị. Họ tìm kiếm, họ tìm kiếm, họ tìm kiếm…”

Đức Bênêđictô trả lời: “Ai không tin rằng những gì tôi nói là lý do thực sự để rút lui thì sẽ không tin tôi cho dù bây giờ tôi có nói ‘Hãy tin tôi, nó đúng là như vậy!’”. Đây là lý do và vẫn là lý do duy nhất và chúng ta không được quên điều đó. Ngài đã thông báo quyết định này với tôi: “Tôi phải thực hiện nó”. Tôi là một trong những người đầu tiên cố gắng can ngăn ngài. Và ngài trả lời tôi cách rõ ràng: “Nghe này, tôi không hỏi ý kiến ​​của cha, nhưng tôi đang truyền đạt quyết định của tôi. Một quyết định sau khi đã cầu nguyện, đau khổ, đã thực hiện coram Deo”.

Có những người không tin hoặc dựng nên các thuyết, cho rằng họ sẽ “bỏ đi phần này, giữ lại phần khác” v.v…: những người nói điều này chỉ là tạo ra các thuyết về nói lời này hay lời kia và cuối cùng họ không tin Đức Bênêđictô, không tin những gì ngài nói. Đây là một sự sỉ nhục đối với ngài. Tất nhiên, mọi người đều có thể tự do nói những điều hợp lý hoặc ít hợp lý hơn.

Nhưng sự thật trần trụi là thế này: ngài không còn đủ sức khỏe để lãnh đạo Giáo hội, như ngài đã nói bằng tiếng Latinh ngày hôm đó. Tôi hỏi: “Thưa Đức Thánh Cha, tại sao lại bằng tiếng Latinh?” Ngài trả lời: “Đây là ngôn ngữ của Giáo hội.” Bất cứ ai nghĩ rằng họ có thể tìm thấy hoặc cần phải tìm ra một lý do khác đều là sai lầm. Ngài đã truyền đạt lý do thực sự. Amen.


H: Khía cạnh nào khiến Đức Cha cảm phục nhất khi người ở bên Đức Bênêđictô trong thời gian dài ngài nghỉ hưu?

Nó gần mười năm. Đức Bênêđictô – đã là hồng y, đã là giáo sư – đã có món hồi môn [tinh thần] rất lớn. Nhiều người nói về sự khiêm tốn: vâng, điều này là đúng, nhưng cũng có thể – có lẽ điều này không được nhận biết rõ lắm – là khả năng chấp nhận khi người ta không đồng ý với những gì ngài nói.

Là một giáo sư, điều đó là bình thường: có sự so sánh, thảo luận, “đấu tranh” giữa những lập luận khác nhau. Những lời mạnh mẽ cũng được sử dụng trong bối cảnh này, nhưng không gây tổn thương và nếu có thể, không gây ra tranh cãi. Đó là một điều khác khi một người là giám mục và sau đó trở thành Giáo hoàng: ngài rao giảng và viết không với tư cách là cá nhân một người, nhưng với tư cách là một người đã nhận được nhiệm vụ rao giảng và là vị mục tử của một đoàn chiên.

Đức Giáo Hoàng là chứng nhân đầu tiên của Tin Mừng, của Chúa. Và ở đó chúng ta thấy rằng những lời của ngài, những lời của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, đã không được chấp nhận. Nhưng điều này cho chúng ta biết rằng, việc lãnh đạo Giáo hội không chỉ được thực hiện bằng mệnh lệnh, bằng quyết định mà còn bằng cách chịu đau khổ, và phần đau khổ đó không nhỏ. Khi ngài nghỉ hưu, chắc chắn mọi trách nhiệm và toàn bộ Triều Giáo hoàng đều đã đi qua đối với ngài.


H: Đức cố Giáo hoàng có nghĩ rằng ngài sẽ sống lâu như vậy sau khi từ nhiệm không?

Khoảng ba tháng trước, tôi nói với ngài: “Thưa Đức Thánh Cha, chúng ta sắp kỷ niệm 10 năm giám mục của con: Lễ Hiển Linh 2013, Lễ Hiển Linh 2023. Chúng ta phải ăn mừng.” Nhưng nó cũng có nghĩa là mười năm ngài từ nhiệm.

Có người hỏi tôi: “Nhưng làm sao ngài có thể rút lui và nói rằng ngài không còn đủ sức khỏe và sau đó ngài vẫn sống thêm mười năm nữa?” Và ngài lời: “Tôi phải nói rằng tôi là người đầu tiên ngạc nhiên vì Chúa đã cho tôi thêm thời gian. Tôi nghĩ nhiều nhất là một năm, và Chúa cho tôi 10! Và 95 là một độ tuổi tốt, nhưng năm tháng và tuổi già cũng có sức nặng của chúng, ngay cả đối với một vị nguyên Giáo hoàng.”

Ngài nói tiếp: “Tôi chấp nhận điều đó và cố gắng thực hiện điều tôi đã hứa: cầu nguyện, hiện diện, và nhất là đồng hành với người kế nhiệm tôi bằng lời cầu nguyện”. Và điều này là rất đẹp. Tôi cũng khuyên một số người có vấn đề với điều này là hãy đọc lại những gì Đức Bênêđictô đã nói, cám ơn Đức Thánh Cha Phanxicô trong Khán phòng Clementine nhân dịp kỷ niệm 65 năm thụ phong linh mục của Đức Cố Giáo hoàng.

Cuối cùng, có một lần tôi đã nói đùa, theo một cách không lịch lãm cho lắm: “Thưa Đức Thánh Cha, ngài đã tính toán mà không có chủ nhà của người.” Ngài trả lời: “Tôi không đưa ra quyết định nào cả: Tôi chấp nhận những gì Chúa trao cho tôi. Chúa trao cho tôi điều này; tôi phải tạ ơn Chúa. Đây là niềm tin của tôi. Người khác có thể có những ý tưởng, lý thuyết hoặc niềm tin khác, nhưng đây là của tôi.”


H: Giáo huấn vĩ đại cho cuộc đời Đức Cha là gì, và người sẽ nhớ điều gì nhất về Đức Joseph Ratzinger?

Giáo huấn vĩ đại nhất là đức tin được viết ra, được loan báo và công bố, không chỉ là điều ngài nói và rao giảng, mà là điều ngài đã sống. Nghĩa là, tấm gương cho tôi là đức tin mà ngài đã học, giảng dạy và công bố trở thành một đức tin sống động. Và đối với tôi - ngay cả trong thời điểm này khi tôi đau khổ, không phải một mình - đây là một sự giải thoát tinh thần tuyệt vời.


H: Trong chúc thư, Đức Bênêđictô viết: “Nếu trong giờ phút cuối cùng của đời tôi, nhìn lại những thập kỷ mà tôi đã trải qua, điều đầu tiên tôi nhìn thấy là không biết bao nhiêu lý do để tôi phải tạ ơn.” Ngài có phải là một người hạnh phúc, mãn nguyện không?

Ngài là người xác tín sâu sắc rằng trong tình yêu của Chúa, người ta không bao giờ sai, ngay cả khi về phần thế gian người ta mắc nhiều lỗi lầm. Và niềm xác tín này đã mang lại cho ngài sự bình an và – có thể nói – sự khiêm nhường và sự sáng tỏ này.

Ngài luôn nói: “Đức tin phải là một đức tin đơn sơ, không đơn giản nhưng là đơn sơ. Bởi vì tất cả các thuyết vĩ đại, tất cả các nền thần học vĩ đại đều có nền tảng trong đức tin. Và đây là nguồn nuôi dưỡng và vẫn luôn là nguồn nuôi dưỡng duy nhất cho bản thân và cho những người khác.”


[Nguồn: vaticannews.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 9/1/2023]


Khảo sát đo lường tác động của đại dịch đối với việc thực hành đức tin ở Hoa Kỳ

Khảo sát đo lường tác động của đại dịch đối với việc thực hành đức tin ở Hoa Kỳ

Khảo sát đo lường tác động của đại dịch đối với việc thực hành đức tin ở Hoa Kỳ

Shutterstock

J-P Mauro

16/01/23


Thay vì đảo ngược các khuôn mẫu đã được thiết lập, đại dịch đã đẩy mạnh các khuynh hướng thay đổi trong việc tham dự tôn giáo.

Một cuộc khảo sát mới được thực hiện bởi Trung tâm Khảo sát Đời sống Hoa Kỳ và một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Chicago nhằm đo lường tác động của đại dịch đối với việc thực hành đức tin ở Hoa Kỳ. Nghiên cứu, Khảo sát Tiêu chuẩn Tôn giáo của Hoa Kỳ năm 2022, cho thấy căn tính tôn giáo phần lớn vẫn ổn định, ngay cả khi việc tham dự tôn giáo giảm đáng kể.

Nhóm đã thực hiện các cuộc khảo sát trước tháng Ba năm 2020, khi đại dịch bắt đầu và có thể so sánh các dữ liệu này với những cuộc khảo sát năm 2022 gần đây hơn. Cần lưu ý rằng người được hỏi trong cả hai cuộc khảo sát là giống nhau, để hiểu rõ hơn về những thay đổi đã diễn ra trong những năm đại dịch.

Căn tính tôn giáo

Khảo sát cho thấy căn tính tôn giáo không thay đổi đáng kể do đại dịch. Ngoài những người Kitô giáo Da trắng đã giảm từ 17% xuống 16% trong nhóm người Mỹ trưởng thành, và người Công giáo gốc Tây Ban Nha cũng giảm tương tự từ 6% xuống 5%, mỗi tông phái vẫn ổn định. Người theo phái Tin mừng da trắng (14%), người Công giáo da trắng (10%), người Tin lành da đen (9%) và tín đồ Do Thái giáo (1%) mỗi nhóm vẫn ở mức như trước đại dịch vào mùa xuân năm 2022.

Cần lưu ý rằng trong khi tỷ lệ phần trăm vẫn giữ nguyên, có một số chuyển biến giữa các tôn giáo do sự thay đổi tôn giáo. Người ta thấy rằng 19% số người được hỏi đã thay đổi tôn giáo của họ trong những năm xảy ra đại dịch. Con số này bao gồm 6% những người “không tin” được cho là đã tìm thấy đức tin của họ, cũng như 5% những người theo tôn giáo từ bỏ đức tin của họ.

Sự tham dự tôn giáo

Việc tham dự các buổi lễ tôn giáo cho thấy đã bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch. Trước đại dịch, ước tính có 75% người Mỹ tham dự các lễ nghi tôn giáo ít nhất một lần mỗi năm, với 26% trong số này tham dự nhiều lần mỗi tháng. Đồng thời, không đầy một phần tư người Mỹ cho biết họ chưa bao giờ tham gia các buổi lễ tôn giáo.

Tuy nhiên, đến mùa xuân năm 2022, tỷ lệ tham dự đã giảm khoảng 10 điểm. Bây giờ, chỉ có khoảng hai phần ba (~66%) cho biết tham dự các buổi lễ tôn giáo ít nhất một lần mỗi năm, trong khi số người không bao giờ tham dự đã tăng lên một phần ba (33%). Ngoài ra, khảo sát cũng tìm thấy rằng những người Mỹ rất hiếm khi tham dự các lễ nghi tôn giáo có nhiều khả năng giảm bớt.

Số liệu thống kê

Tiếp theo cuộc khảo sát xác định các nhóm có số người tham gia tôn giáo giảm nhiều nhất trong thời gian đại dịch. Những người xác định theo chủ nghĩa tự do được cho là nhóm có nhiều khả năng từ bỏ việc tham dự các sự kiện tôn giáo nhiều nhất, từ 31% đến 46%. Những con số tương tự cũng được tìm thấy trong nhóm người không kết hôn, từ 30% không tham dự lên 44%. Những người trong độ tuổi 18-29 cũng không thua kém, từ 30% đến 43%.

Mặc dù đây là những nhóm có tỷ lệ người tham dự sụt giảm nhiều nhất, nhưng cần lưu ý rằng tất cả các nhóm được khảo sát đều cho thấy tỷ lệ tham dự giảm ở một mức độ nào đó. 6% nam giới có thể ít tham dự các nghi lễ hơn và 8% phụ nữ có thể ít tham dự hơn. Ngay cả những người trong nhóm từ 65 tuổi trở lên cũng cho biết khả năng họ tham dự các buổi lễ ít hơn 3% so với trước đại dịch.

Người trẻ là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, với những người có niềm tin vững chắc ngày càng mạnh mẽ hơn và những người ít quan tâm sẽ giảm bớt. Hơn 40% thanh niên được hỏi cho biết có sự thay đổi đáng kể trong việc tham gia tôn giáo của họ so với trước đại dịch. 30% thanh niên tham gia các buổi lễ nghi tôn giáo ít thường xuyên hơn so với trước đại dịch, trong khi chỉ 12% cho biết họ tham gia nhiều hơn.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 17/1/2023]