Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Những Bậc Thang Thánh Chúa Giê-su đã bước lên sẽ được mở lại vào tháng Tư

Những Bậc Thang Thánh Chúa Giê-su đã bước lên sẽ được mở lại vào tháng Tư

J-P Mauro
20 tháng Ba, 2019

Trong thời gian ít nhất 40 ngày các bậc thang bị mòn sẽ được mở ra, cho phép người hành hương chạm vào và leo lên những bậc đá cẩm thạch cổ xưa.


Những Bậc Thang Thánh Chúa Giê-su đã bước lên sẽ được mở lại vào tháng Tư

Người hành hương xưa đến viếng Bậc Thang Thánh

Bức họa này của năm 1867 mô tả những người hành hương thế kỷ 19 leo lên những Bậc Thang Thánh.

Những Bậc Thang Thánh Chúa Giê-su đã bước lên sẽ được mở lại vào tháng Tư

Cầu thang hiện nay

Ở đây chúng ta nhìn thấy các bậc thang được bao phủ bởi các tấm gỗ dài, và nghệ thuật tuyệt đẹp bao quanh người hành hương khi họ quỳ tiến lên các bậc thang.

Những Bậc Thang Thánh Chúa Giê-su đã bước lên sẽ được mở lại vào tháng Tư

Những bước đầu tiên của người hành hương

Nhiều người hành hương phải mất khá lâu thời gian để leo lên hết các bậc thang, dừng lại từng bậc trong số 28 bậc để cầu nguyện.

Những Bậc Thang Thánh Chúa Giê-su đã bước lên sẽ được mở lại vào tháng Tư

Người hành hương ở lưng chừng các bậc thang

Một cái nhìn gần hơn tới các bích họa mô tả Cuộc Khổ Nạn của Đức Ki-tô, đang chờ đợi người hành hương trên bậc cao nhất.

Những Bậc Thang Thánh Chúa Giê-su đã bước lên sẽ được mở lại vào tháng Tư

Những vết mòn lõm sâu vào đá cẩm thạch nguyên thủy

Những vết mòn lún sâu vào trong đá là bằng chứng rõ ràng của không biết bao nhiêu người hành hương đã leo lên các Bậc Thang Thánh, lõm sâu vào đá cẩm thạch sau hàng trăm năm với các chuyến hành hương.

Những Bậc Thang Thánh Chúa Giê-su đã bước lên sẽ được mở lại vào tháng Tư

Thập giá Giê-ru-sa-lem

Phía dưới các phiến gỗ hồ đào, các nhà phục chế tìm được một thập giá của Giê-ru-sa-lem thời trung cổ gắn chìm vào đá cẩm thạch.

Những Bậc Thang Thánh Chúa Giê-su đã bước lên sẽ được mở lại vào tháng Tư

Hàng trăm năm những ý xin cầu nguyện

Khi các phiến gỗ được tháo ra, người ta khám phá thấy người hành hương đã bí mật bỏ những ý xin cầu nguyện của họ xuống phía dưới. Chắc chắn có những giấy viết tay và hình ảnh giá trị hàng trăm năm ẩn giấu phía dưới những phiến gỗ 300 tuổi đó.


Suốt nhiều thế kỷ, người hành hương đến viếng Roma có một điểm dừng quan trọng tại Thánh điện Tòa Thánh Những Bậc Thang Thánh, một điểm chính của cuộc hành hương đến Roma. Tại đó, vây quanh là những bức tường được trang trí bằng các bích họa rất đẹp, họ quỳ tiến lên những bậc thang bằng đá cẩm thạch trong khi cầu nguyện và suy niệm về Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giê-su.

Những Bậc Thang Thánh Chúa Giê-su đã bước lên sẽ được mở lại vào tháng Tư

Sự sùng kính phổ biến dựa trên một truyền thống Ki-tô giáo cổ xưa kể rằng Thánh Helena, thân mẫu của Hoàng đế Constantine, năm 362 ra lệnh đưa về Roma 28 bậc thang được cho rằng Chúa Giê-su đã bước lên vào ngày Người bị kết án tử bởi Phong-xi-ô Phi-la-tô.

Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ các bậc thang đá cẩm thạch là có thể nhìn thấy, vì các bậc thang được ốp bởi các lớp gỗ hồ đào, chúng bảo vệ cho đá cẩm thạch nguyên thủy không bị bào mòn bởi hàng triệu tín hữu lên các bậc thang. Bây giờ, Tablet tường thuật lần đầu tiên trong suốt 300 năm, các phiến gỗ được tháo ra, ít nhất trong suốt 40 ngày.

Người hành hương quỳ leo lên các bậc thang, được gọi là “Scala Pilati” hoặc “Scala Sancta” (các Bậc thang của Phi-la-tô hoặc các Bậc Thang Thánh), như là một hành động đền tội. Có lẽ do con số quá lớn những người đến viếng, hoặc có thể vì họ quỳ lâu thời gian trên các bậc thang trong khi cầu nguyện, những vết lõm khoét rộng trên mặt đá cẩm thạch, để lại những rãnh sâu được tạo thành do sức nặng của không biết bao nhiêu tín hữu.

Chung quanh Các Bậc thang Thánh là khoảng 18.300 bộ vuông (hơn 5.577 mét vuông) các bích họa miêu tả những câu chuyện trong Cựu Ước và Tân Ước. Được vẽ năm 1589 bởi Đức Giáo hoàng Sixtus V để giáo dục đức tin cho những người hành hương đến viếng các bậc thang, các bích họa đã bị tối màu và cần được sửa lại.

Mary Angela Schroth, người phụ trách phòng triển lãm nghệ thuật Roma cho Catholic News Service biết, “Vì các tín hữu khi đó thường không biết đọc hay viết, nên các câu chuyện cần trở nên sống động” qua các tranh vẽ.

Nhiều người leo lên các bậc thang dành rất ít thời gian chiêm ngắm các bích họa, vì sự tập trung của họ hướng vào các bậc thang cổ xưa. Tuy nhiên, Paul Encinias, giám đốc phòng Du lịch Kinh thành Muôn thuở có trụ sở tại Roma, tin rằng sự thiếu tập trung này có thể do người hành hương ngày nay có kiến thức tốt hơn 100 năm trước, và ít dựa vào những hướng dẫn hoặc bài học bằng hình ảnh hơn.

Ông nói với CNS, “Người hành hương của thế kỷ 21 ít chú ý tới những chuyện kể bằng nghệ thuật.”

Với một hội cả đời một lần được gặp gỡ một cách thân thương với những phiến đá cẩm thạch cổ xưa mà chúng ta tin rằng chúng đã từng chịu sức nặng của Đức Ki-tô — và cũng chính là gánh nặng của toàn thế giới — có thể vẻ đẹp của những bức bích họa sẽ tiếp tục không được thưởng thức đúng mức; ít nhất thêm 40 ngày nữa.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 21/3/2019]


Đức Tổng Giám Auza mục nhấn mạnh đến những cách để bảo vệ chống lại nạn buôn người

Đức Tổng Giám Auza mục nhấn mạnh đến những cách để bảo vệ chống lại nạn buôn người
Đức Tổng Giám mục Auza UN TV Screenshot4

Đức Tổng Giám Auza mục nhấn mạnh đến những cách thức bảo vệ chống lại nạn buôn người

‘Những hệ thống bảo vệ xã hội và sự tiếp cận các dịch vụ công trong cuộc chiến chống lại nạn buôn người và nô lệ hiện đại’

17 tháng Ba, 2019 16:06

Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Khâm sứ, Quan Sát viên Thường trực của Tòa Thánh, nhấn mạnh đến nhu cầu phải bảo vệ chống lại nạn buôn người tại Sự kiện Bên lề với tiêu đề “Những hệ thống bảo vệ xã hội và sự tiếp cận các dịch vụ công trong cuộc chiến chống lại nạn buôn người và nô lệ hiện đại” tại Liên Hợp quốc, New York, ngày 12 tháng Ba, 2019.



Bài phát biểu của Đức Tổng Giám mục

Thưa quý vị,

Thưa các tham luận viên,

Thưa các bạn,

Tôi rất hân hạnh được chào đón quý vị đến với sự kiện sáng nay về những hệ thống bảo vệ xã hội và sự tiếp cận các dịch vụ công trong cuộc chiến chống lại nạn buôn người và nô lệ hiện đại, một sự kiện mà Tòa Thánh vinh dự tài trợ cùng với Quỹ Arise Foundation.

Phiên họp thứ 63 của Ủy ban về Tình trạng người Phụ nữ tập trung vào những hệ thống bảo vệ xã hội và sự tiếp cận với các dịch vụ công và cấu trúc hạ tầng bền vững để thúc đẩy sự bình đẳng và thăng tiến người phụ nữ và các thiếu nữ.

Nó là một chủ đề căn bản, thẳng thắn nhưng rất quan trọng. Nếu không có sự bảo vệ của xã hội và tiếp cận được với các dịch vụ, sự phát triển toàn diện không thể diễn ra cho phụ nữ, cho nam giới, cho trẻ em, cho mọi người. Đó là lý do tại sao vấn đề tiếp cận lại đóng một vai trò lớn như vậy trong các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Với Chương trình Hành động 2030, cộng đồng quốc tế cam kết, cùng với nhiều cam kết khác, bảo đảm rằng “tất cả mọi người nam và nữ, đặc biệt là người nghèo vào người dễ bị xúc phạm, đều có quyền bình đẳng đối với các nguồn tài nguyên kinh tế, cũng như việc truy cập được những dịch vụ cơ bản, sự sở hữu, … đất đai và những hình thức tài sản khác, quyền thừa kế, các tài nguyên thiên nhiên, công nghệ mới phù hợp, và các dịch vụ tài chính, kể cả tín dụng vi mô (microfinance)” (SDG 1.4).

Cộng đồng quốc tế cam kết cung cấp “sự mở rộng công tác chăm sóc sức khỏe, bao gồm việc bảo vệ nguy cơ tài chính, tiếp cận được những dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu chất lượng và tiếp cận được các loại thuốc và vaccine thiết yếu an toàn, hiệu quả, chất lượng với mức giá phù hợp” (SDG 3.8).

Cộng đồng quốc tế hứa tạo điều kiện cho “sự phát triển tuổi thơ chất lượng, chăm sóc và giáo dục mầm non” (SDG 4.2) và “nền giáo dục với mức học phí phù hợp và chất lượng về kỹ thuật và hướng nghiệp, bao gồm cả đại học” (SDG 4.3).

Cộng đồng quốc tế đồng ý cung cấp “các dịch vụ công, cơ sở hạ tầng, và các chính sách bảo vệ xã hội” cho những người trong dịch vụ chăm sóc không được trả lương và công việc nhà” (SDG 5.4).

Cộng đồng quốc tế cam kết cung cấp “việc làm có năng suất và đầy đủ và việc làm xứng đáng cho tất cả mọi người … gồm cả người trẻ tuổi và những người khuyết tật” (SDG 8.5).

Cộng đồng quốc tế hứa bảo đảm “sự tiếp cận công lý một cách bình đẳng cho tất cả mọi người” (SDG 16.3) cũng như “những hệ thống và biện pháp bảo vệ xã hội thích đáng cho tất cả, [đặc biệt] người nghèo và người dễ bị xúc phạm” (1.3).

Khi không có sự tiếp cận và bảo vệ như được nêu rõ trong những mục tiêu phát triển bền vững, không những chương trình phát triển con người toàn diện bị cản trở, mà sự thiếu vắng của chúng làm cho con người dễ bị xúc phạm hơn.

Chúng ta là những người đã cam kết chiến đấu chống lại nạn buôn người và tất cả các hình thức nô lệ hiện đại, khi nghe đến những con số của các mục tiêu tôi vừa nêu trên — chẳng hạn 5.4, 8.5 và 16.3 — là có thể nghe thấy một sự liên hệ rất gần với những mục tiêu mà chúng ta quen thuộc, 5.2, 8.7 và 16.2: là các mục tiêu buộc chúng ta phải chiến đấu với “nạn buôn người và tình dục và những loại hình bóc lột khác,” để “đưa ra những biện pháp cấp thời và hiệu quả để đánh bật tình trạng lao động cưỡng bức, chấm dứt tình trạng nô lệ hiện đại và buôn người,” và “chấm dứt sự lạm dụng, bóc lột, buôn bán người và tất cả mọi hình thức bạo lực chống lại và tra tấn trẻ em.”

Mối tương quan mật thiết là quá rõ: nếu không tiếp cận được với những nền tảng căn bản của sự phát triển, nếu không có những sự bảo vệ xã hội căn bản, thì tình trạng dễ bị xúc phạm của con người trước nạn bóc lột và buôn bán người, đặc biệt đối với phụ nữ và các bé gái, sẽ cao hơn nhiều.

Vì thế, một trong những ưu tiên của việc ngăn ngừa nạn buôn người và nô lệ hiện đại là bảo đảm được sự tiếp cận và bảo vệ xã hội đối với giáo dục, việc làm, chăm sóc sức khỏe, đối với hệ thống công lý, vì việc thiếu tính trọn vẹn của một trong những điều nêu trên thường bị những kẻ buôn người khai thác để tìm thêm các nạn nhân mới. Tương tự như vậy, để giải cứu, phục hồi và tái hòa nhập những người thoát nạn, cũng cần được tiếp cận với các dịch vụ sức khỏe về thể chất và tinh thần, giáo dục, những chương trình đào tạo và cơ hội việc làm cho phép họ có được một sự khởi đầu mới, và bảo vệ luật pháp chống lại những người ép buộc họ trở lại tình trạng nô lệ.

Trong sự kiện hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá mối liên hệ quan trọng này giữa việc tiếp cận với những dịch vụ công cùng với sự bảo vệ xã hội và cuộc chiến chống buôn người thành công. Ông Luke de Pulford sẽ cho một cái nhìn tổng quan về toàn bộ vấn đề. Nữ tu Sherly Joseph, FMM, sẽ trình bày về tầm quan trọng của sự tiếp cận với giáo dục trong việc ngăn ngừa nạn buôn bán người và sự phục hồi. Tiến sĩ Ludy Green sẽ trình bày về vấn đề tiếp cận với việc làm. Chị Sabjola Bregu sẽ thảo luận về sự tiếp cận với việc chăm sóc sức khỏe. Và ông Kevin Hyland sẽ trình bày về vấn đề tiếp cận với công lý.

Sự tiếp cận này là một ưu tiên trong cuộc chiến chống lại nạn buôn người và là một ưu tiên đặc biệt của Tòa Thánh.

Hai tháng trước, Phân Bộ Người Nhập cư và Tị nạn thuộc Bộ Thúc đẩy sự Phát triển Con người Toàn diện của Vatican đã phát hành một số “Định hướng Mục vụ về tình trạng Buôn người” để hướng dẫn công cuộc của Giáo hội Công giáo trên toàn thế giới trong cuộc chiến chống lại tai họa này. Tôi xin khuyến khích quý vị tải xuống một bản sao của văn bản này trên trang migrants-refugees.va và đọc, nó cung cấp một tổng hợp rất tốt về nhiều vấn đề đang cần phải đối mặt ở mức độ cơ sở.

Liên quan đến vấn đề tiếp cận, tài liệu nhấn mạnh rằng: “Có rất nhiều thách đố cụ thể. Các nạn nhân đòi hỏi sự giúp đỡ để trả các món nợ, nơi ở an ninh, học tập những kỹ năng mới, tìm và giữ được việc làm xứng đáng. Tuy nhiên, những nạn nhân thoát khỏi nạn buôn người dường như vẫn không được chú ý, bị từ chối, bị phạt, hay thậm chí bị buộc phải nhận tội vì những điều hèn hạ mà họ bị bắt buộc phải làm như là tội của riêng họ.”

Tài liệu tiếp tục, “Nơi ở phù hợp và việc làm xứng đáng là những ưu tiên quan trọng, cũng như sự tiếp cận được với những dịch vụ của các nhân viên xã hội, những nhà tâm lý, những nhà trị liệu chuyên khoa, các luật sư, các bác sĩ y khoa, ban nhân viên cấp cứu của nhà thương và những nhà chuyên môn khác. … Khi những nạn nhân thoát nạn muốn được ở lại đất nước nơi họ đến, họ cần phải tiếp cận được với nền giáo dục chất lượng và những chương trình nhắm đến việc hội nhập họ vào xã hội và việc làm. … Cần phải có sự lưu tâm đặc biệt,” tài liệu nhấn mạnh, “cho những người thoát nạn bị các rối loạn cảm xúc lâu dài hoặc sức khỏe tinh thần, hoặc lạm dụng thuốc.”

Tài liệu kết luận bằng một lời nhắc nhở quan trọng: “Trên hết, bất kể biện pháp thực tiễn nào được đưa ra, những người thoát nạn này là những con người và cần cảm nhận được rằng họ đang được đối xử với sự tôn trọng cao nhất.”

Chính vì những con người đó, xứng đáng được tôn trọng cao nhất, là những người mà chúng ta ngày nay phải chú ý, cam kết không để bất kỳ người nào trong số họ rơi lại phía sau, và mong muốn giúp từng người họ được phát triển.

Xin cảm ơn quý vị đã đến tham dự cuộc nói chuyện này.

Copyright © 2019 Permanent Observer Mission of the Holy See to the United Nations, All rights reserved.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/3/2019]