Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

Một tách cà phê và một cuộc chuyện trò có thể cứu sống một mạng người

Một tách cà phê và một cuộc chuyện trò có thể cứu sống một mạng người


'Hôm nay tôi đã muốn tự kết liễu đời mình, nhờ em bây giờ tôi không làm. Cảm ơn em, con người rất đẹp.’

Một tách cà phê và một cuộc chuyện trò có thể cứu sống một mạng người

Bạn có bao giờ cảm thấy bị thuyết phục làm một điều gì đó, mà bạn không biết lý do tại sao? Chuyện đó xảy ra cho Casey Fischer, một sinh viên đại học nhìn thấy một người đàn ông vô gia cư đang xin tiền lẻ để uống cà phê và tự nhiên cảm thấy phải làm cái gì đó để ông ta chú ý:
“Hôm nay tôi đến Dunkin’ Donuts và nhìn thấy một người đàn ông vô gia cư đang ngồi bên lề đường xin các đồng xu lẻ. Cuối cùng tôi nhìn thấy ông ta bước vào Dunkin. Khi ông ta bắt đầu đếm tiền lẻ để mua thứ gì đó thì tôi bắt đầu cảm thấy phải bắt chuyện và tôi nói tới nói lui với ông ta, thậm chí khi ông ta thực sự chẳng muốn nói chuyện với tôi. Vì ông ta có lẽ chỉ có $1 tiền lẻ nên tôi đã mua cho ông một tách cà phê và một cái bánh ngọt và yêu cầu ông ngồi với tôi. Ông ta nói với tôi rất nhiều về những việc người ta thường rất keo kiệt với ông vì ông là người vô gia cư, con đường mà thuốc phiện đã biến ông ta thành một con người ông rất ghét, mẹ ông ta chết vì ung thư, ông ta chưa bao giờ biết cha mình là ai và bây giờ ông ta muốn trở thành một người nào đó để mẹ ông tự hào …”
Casey nhớ tên của người đàn ông — việc tuy nhỏ nhưng rất quan trọng, vì hỏi tên của người khác là làm cho họ cảm thấy được nhìn nhận. Và cảm giác được nhìn nhận là một yêu cầu căn bản nhất cho cảm nhận được yêu, cho dù chỉ một tí chút (như Thánh Teresa Aleteia Noble viết), mọi người đều muốn được yêu.
Fischer đăng cuộc gặp gỡ với Chris trên Facebook, trên đó cô chia sẻ ảnh hưởng của sức hút kỳ lạ đã đẩy cô phải tiến tới, và một bức ảnh quan trọng: “Tên của con người dễ thương này là Chris và Chris là một trong những con người chân thành và trung thực nhất tôi đã từng gặp. Sau khi biết tôi đang cần phải trở lại lớp học Chris yêu cầu tôi chờ để anh ấy viết cho tôi điều gì đó. Đưa cho tôi một tờ hóa đơn gấp nếp nhàu anh xin lỗi vì nét chữ viết bị run, mỉm cười, và bỏ đi. Tôi mở tờ giấy ra và nó như vầy đây.”
Casey Fischer/Facebook - Fair UseCasey Fischer/Facebook - Fair Use
Nếu bạn không đọc được, tờ giấy viết như vầy, “Hôm nay tôi đã muốn tự kết liễu đời mình, nhờ em bây giờ tôi không làm. Cảm ơn em, con người rất đẹp.’
Nó là một bài học dường như chúng ta cần phải học đi học lại — rằng lòng tử tế của chúng ta dành cho người khác có thể tạo ra sự khác biệt cho một người đang nửa muốn sống nửa muốn chết; đang muốn buông xuôi hay tiếp tục.
Chúng ta không thực sự chịu vén bức màn lên để hiểu được nó quan trọng như thế nào khi chúng ta nhìn nhận trọn vẹn một người khác với phẩm giá vốn có của họ, nhưng sự thật là vậy, nó vô cùng quan trọng. Nếu chúng ta không làm, những chuyện như vầy sẽ xảy ra.
“Có bao nhiêu người cảm thấy bị đuổi ra khỏi sự chào đón của gia đình, bị quăng ra ngoài và khao khát từng ngày một chút yêu thương?” — Đức Thánh Cha Phanxico, 6 tháng Bảy.

[Nguồn: aleteia]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/01/2017]



Đức Giám mục Venezula công khai chỉ trích tình hình tuyệt vọng trong nước

Đức Giám mục Venezula công khai chỉ trích tình hình tuyệt vọng trong nước

Venezuelans line up to buy basic goods outside a supermarket in Caracas - AFP
Người Venezuela xếp hàng mua những mặt hàng cơ bản bên ngoài một siêu thị ở Caracas - AFP
10/01/2017 16:20
(Vatican Radio) “Năm 2016 đã kéo đến một kết thúc kinh hoàng ở Venezuela, với rất nhiều điều tuyệt vọng, với những kết quả xấu về mọi mặt.”
Trên đây là ý kiến của Chủ tịch Hội đồng Giám mục Venezuela, Đức Tổng Giám mục Diego Padron Sanchez, ngài đọc diễn từ tại Hội nghị Khoáng đại của Hội đồng Giám mục Venezuela ở Caracas ngày đầu năm.
Một danh sách dài những tội ác đã quật ngã quốc gia Venezuela bị khủng hoảng một cách khó hiểu năm 2016 là điểm chính trong diễn từ của Đức Tổng Padron Sanchez trước các giám mục, ngài cảm ơn Giáo hội không bao giờ từ bỏ việc tiến đến với người nghèo trong một tình hình khó khăn tuyệt vọng và không bao giờ ngừng cung cấp cho thế giới một cái nhìn rõ ràng về thực tại thê thảm.
“Gần 29.000 người chết vì bạo lực, đói và thiếu dinh dưỡng; thiếu thuốc men và các bệnh dịch hoành hành; hơn 120 tù nhân chính trị bị tống giam một cách bất công và bất hợp pháp; tham nhũng tràn lan; sự tấn công có hệ thống vào các doanh nghiệp tư nhân và truyền thông độc lập; cố gắng chống lại hiến pháp bỏ qua những chỉ dẫn được Quốc hội ban hành; sự rối loạn và lo sợ lan rộng do đe dọa của Chính phủ bỏ đồng tiền của quốc gia hiện hành, đây là một trong số những tội ác được vị giám mục nêu ra.
Đức Giám mục Padron Sanchez cũng ủng hộ về phía Tòa Thánh đưa ra sự dàn xếp giữa Tổng thống Maduro và phe đối lập và nói rằng “chưa bao giờ – trong lịch sử đất nước – Chính phủ gây ra quá nhiều đau khổ cho người dân do những hành động và sự thiếu trách nhiệm của họ.”
Đức Tổng Giám mục kết luận bài diễn từ bằng lời thỉnh cầu tuyệt vọng tới các nhân vật chính trị tiếp tục gây sức ép các giới cầm quyền chính phủ cho phép mở cửa một kênh nhân đạo qua đó Caritas có thể phân phát những loại thuốc trị bệnh và những mặt hàng thiết yếu.”
Ngài nói, có trên 3 triệu trẻ em ở Venezuela dưới 5 tuổi, 12 phần trăm trong số đó sẽ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng vào năm 2017 nếu mọi việc không có gì thay đổi.

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/01/2017]



TIẾP KIẾN CHUNG: Ngẫu thần

TIẾP KIẾN CHUNG: Ngẫu thần

‘Thông điệp của Thánh Vịnh rất rõ ràng: nếu một người đặt sự trông cậy vào ngẫu thần, người đó sẽ trở nên giống ngẫu thần: hình ảnh võ nghĩa có đôi tay không sờ mó được, đôi chân không thể đi, miệng không thể nói.’
11 tháng 1, 2017
TIẾP KIẾN CHUNG: Ngẫu thần
© PHOTO.VA - Osservatore Romano
Dưới đây là bản dịch của ZENIT diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi Tiếp Kiến sáng nay trong Sảnh đường Phaolo VI của Vatican:
__
GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC THÁNH CHA
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Tháng 12 vừa qua và phần đầu của tháng Một này chúng ta mừng Mùa Vọng và sau đó là Giáng sinh, một khoảng thời gian của Năm Phụng vụ làm thức dậy sự cậy trông trong Dân Chúa. Cậy trông là một nhu cầu đầu tiên của con người: hy vọng vào tương lai, tin tưởng vào cuộc sống, cái đó được gọi là “suy nghĩ tích cực.”
Tuy nhiên, điều quan trọng là sự cậy trông đó phải được đặt vào điều gì thực sự giúp chúng ta sống và đưa ra được ý nghĩa cho sự tồn tại của chúng ta. Cũng vì vậy mà Kinh Thánh đưa ra cho chúng ta những cảnh báo chống lại những hy vọng giả tạo mà trần gian cho chúng ta, bộc lộ tính vô ích của chúng và cho thấy sự tốn công vô ích. Và Kinh Thánh đã thể hiện theo nhiều cách khác nhau, nhưng đặc biệt qua việc tố giác sự giả tạo của các ngẫu thần, trong đó con người liên tục bị cám dỗ để đặt niềm tin tưởng, biến chúng thành mục tiêu của sự cậy trông của họ.
Các ngôn sứ và những người khôn ngoan đặc biệt bám sát vào vấn đề này, đụng chạm đến một điểm nhức nhối của hành trình đức tin của người tín hữu. Vì đức tin là sự tín thác vào Thiên Chúa — người có đức tin biết tín thác vào Thiên Chúa –, nhưng đến lúc, khi rơi vào những khó khăn của cuộc sống, con người cảm thấy sự mong manh của lòng tín thác đó và cảm thấy cần đến những sự vững chắc khác, những sự an toàn cụ thể, hữu hình. Tôi tín thác bản thân của tôi cho Thiên Chúa, nhưng hoàn cảnh thật tồi tệ và tôi cần một sự vững chắc nào đó cụ thể hơn. Và từ đó đặt mình vào sự nguy hiểm! Và rồi chúng ta bị cám dỗ tìm kiếm những sự an ủi phù du chóng qua, nó có vẻ như lấp đầy được khoảng trống của trạng thái cô đơn và làm dịu lại sự nhọc mệt của niềm tin. Và chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể tìm được nó trong sự an toàn của đồng tiền, cùng với quyền lực, trong tính trần tục, trong những hệ tư tưởng sai trái. Đôi khi chúng ta tìm thấy chúng trong một vị thần có thể cúi đầu trước những đòi hỏi của chúng ta và can thiệp một cách kỳ diệu để thay đổi thực tại và làm theo ý muốn của chúng ta; quả thật, một ngẫu thần như thế chẳng làm được gì, vị thần bất lực và là một kẻ dối trá. Nhưng chúng ta thích những ngẫu thần, chúng ta rất thích họ! Có một lần ở Buenos Aires, cha đi từ nhà thờ này sang nhà thờ khác, cách nhau 1000 mét, hơn kém gì đó. Và cha đi bộ. Và ở khoảng giữa quãng đường có một công viên, trong công viên có những cái bàn nhỏ, và rất nhiều, rất nhiều các thầy bói ngồi ở đó. Công viên đầy người, người ta còn xếp hàng trật tự. Người ta đưa bàn tay ra và thầy bói bắt đầu công việc, và câu bói luôn luôn giống nhau: có một phụ nữ trong cuộc đời của anh, một vận xấu đang tới, nhưng rồi mọi việc sẽ tốt đẹp … Và rồi, trả tiền. Vậy điều này có đem đến sự chắc chắn cho con người? Nó là sự an toàn của một – cho phép cha dùng cụm từ này – của một sự ngu xuẩn. Đến với một ông thầy bói hay bà thầy bói bói bài: đây là ngẫu thần! Đây là ngẫu thần, và khi chúng ta bị ràng buộc vào họ, chúng ta mua được những hy vọng giả tạo. Trong khi đó, sự hy vọng nhưng không mà Chúa Giê-su mang đến cho chúng ta, đôi khi chúng lại chẳng tin nhiều như vậy.
Thánh vịnh 115, một Thánh vịnh đầy sự khôn ngoan mô tả cho chúng ta một cách suy tư rất sâu sắc về sự giả tạo của những ngẫu thần này, những ngẫu thần của thế gian cung cấp cho chúng ta sự hy vọng mà con người của mọi thời đại bị cám dỗ tín thác vào chúng, Thánh Vịnh nói:
Tượng thần chúng chỉ là vàng bạc, chỉ do tay người thế tạo thành. Có mắt có miệng, không nhìn không nói, có mũi có tai, không ngửi không nghe. Có hai tay, không sờ không mó có hai chân, không bước không đi, từ cổ họng, không thốt ra một tiếng. Ước gì kẻ làm ra hoặc tin ở tượng thần cũng giống như chúng vậy” (cc. 4-8).
Tác giả Thánh Vịnh trình bày cho chúng ta, theo cách cũng hơi châm biếm, thực tại hoàn toàn phù du của những ngẫu thần này. Và chúng ta phải hiểu rằng không phải chỉ là những hình tượng được tạo nên bằng kim loại hay vật liệu khác, nhưng cả những ngẫu tượng được tạo ra trong trí óc của chúng ta, khi chúng ta tin tưởng vào những thực tại hữu hạn mà chúng ta lại biến chúng thành những tuyệt đối, hoặc khi chúng ta giới hạn Thiên Chúa theo sự sắp xếp của chúng ta và theo những ý tưởng về thiên đàng của chúng ta; một Thiên Chúa cũng giống như chúng ta, có thể hiểu rõ, có thể đoán biết được, quả thật cũng giống như những ngẫu thần mà Thánh Vịnh nói đến. Con người, hình ảnh của Thiên Chúa, tạo ra một vị thần theo hình ảnh của họ, và nó cũng là một hình ảnh vá víu: nó không có cảm xúc, không hoạt động và, trên hết, nó không thể nói. Nhưng chúng ta lại thấy vui khi đi tới các ngẫu thần này hơn là tới Thiên Chúa. Rất nhiều lần chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn với sự hy vọng chóng tàn mà ngẫu thần này đưa ra hơn là với sự cậy trông chắc chắn và lớn lao mà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta.
Cậy trông vào một Thiên Chúa của sự sống Đấng đã tạo dựng nên thế giới này và hướng dẫn cho sự hiện hữu của chúng ta bằng Lời của Người, là tương phản lại sự tin tưởng vào ngẫu thần câm nín. Những hệ tư tưởng cùng những khẳng định của chúng về sự tuyệt đối, của cải – và đây là một ngẫu thần lớn –, quyền lực và thành công, sự kiêu căng với ảo tưởng về tính vĩnh cửu và quyền năng vô biên, những giá trị như vẻ đẹp bên ngoài hoặc sức khỏe, khi chúng trở thành những ngẫu thần khiến người ta hy sinh tất cả, là những thực tại làm đảo lộn tâm trí và tinh thần, và thay vì làm thăng tiến sự sống, nó lại dẫn đến cái chết. Có một lần cách đây nhiều năm, thật kinh hoàng khi nghe thấy và nó làm đau nhói tâm hồn cha, cha nghe câu chuyện trong giáo phận Buenos Aires: một cô gái đẹp, tốt, rất tự hào và nói về vẻ đẹp của cô, coi như đó là tự nhiên: “À, được, tôi phải phá thai vì hình ảnh của tôi rất quan trọng.” Đây là những ngẫu thần, và chúng dẫn đưa người ta đi trên con đường sai quấy mà không tạo ra được hạnh phúc.
Thông điệp của Thánh Vịnh rất rõ ràng: nếu một người đặt mọi hy vọng vào ngẫu thần, người đó sẽ trở nên giống ngẫu thần: hình ảnh trống rỗng có đôi tay không sờ mó được, đôi chân không thể đi, miệng không thể nói. Chẳng có gì để nói thêm, một thứ trở thành vô năng chẳng giúp ích được gì, chẳng thay đổi được gì, không thể cười, không thể cho đi, không thể yêu thương. Và cả chúng ta nữa, những con người của Giáo hội, sẽ đi vào mối nguy hiểm này khi chúng ta trở nên “thuộc thế gian.” Đương nhiên chúng ta phải sống trên thế gian này nhưng phải bảo vệ chúng ta khỏi những ảo tưởng về thế gian, đó là những ngẫu thần cha vừa nói đến.
Và Thánh Vịnh tiếp tục, chúng ta cần phải tín thác và cậy trông vào Thiên Chúa, và Thiên Chúa sẽ ban phúc lành cho chúng ta. Như Thánh Vịnh nói: “Nhà Ít-ra-en, hãy tin cậy CHÚA, […] Nhà A-ha-ron, hãy tin cậy CHÚA, […] Ai kính sợ CHÚA, hãy tin cậy CHÚA, […] CHÚA nhớ đến ta và sẽ ban phúc cả” (cc. 9.10.11.12). Thiên Chúa luôn luôn nhớ đến chúng ta. Người vẫn luôn lưu tâm đến chúng ta ngay cả những lúc kinh khủng nhất, và đây là sự cậy trông của chúng ta, và sự cậy trông không bao giờ làm thất vọng – không bao giờ, không bao giờ. Các ngẫu thần luôn luôn làm thất vọng: chúng chỉ là những sự ngụy tạo, không phải thực tại. Hãy nắm chặt lấy thực tại diệu kỳ của sự cậy trông: tín thác và Thiên Chúa sẽ làm chúng ta trở nên giống như Ngài, sự chúc phúc của Ngài làm cho chúng ta trở thành con cái của Ngài, được chia sẻ sự sống với Ngài. Cậy trông vào Thiên Chúa làm cho chúng ta đi vào, theo một cách nói là, đi vào trong bán kính hoạt động của bộ nhớ của Ngài, Ngài chúc phúc cho chúng ta và cứu thoát chúng ta. Và rồi một lời Alleluia có thể làm bùng phát lên, lời ca khen Thiên Chúa hằng sống và sự thật, Ngài đã được sinh ra vì chúng ta bởi Mẹ Maria, đã chết trên thập giá và sống lại trong vinh quang. Và chúng ta cậy trông vào Ngài – không phải là một ngẫu tượng – không bao giờ làm thất vọng.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

Tiếng Ý
Xin gửi lời chào nồng hậu đến các tín hữu nói tiếng Ý. Đặc biệt, tôi xin chào các giáo sư linh mục của các Đại Chủng Viện hay Học Viện trực thuộc Đại học Urban Giáo Hoàng; Hiệp hội Thể thao “Fidelis Andria” và các bạn trẻ của Học viện Caetani Institute of Cisterna di Latina. Cha mời gọi tất cả hãy sống một cách quảng đại cam kết cộng đoàn với tinh thần khiêm nhường cống hiến cho anh em.
Bây giờ cha phải nói lên những điều cha thực tâm không muốn nói, nhưng cha phải nói. Có những tấm vé bán để vào tham dự buổi Tiếp Kiến Chung này trên đó viết bằng hai, ba, bốn, năm, và sáu thứ tiếng, “Vé vào tham dự là hoàn toàn miễn phí.” Để tham dự buổi Tiếp Kiến, bất kể trong Sảnh đường này hay trong Quảng trường, không ai phải trả tiền; đó là một cuộc viếng thăm tự do đến với Giáo hoàng để nói chuyện với Giáo hoàng, với Giám mục của Roma. Tuy nhiên, tôi biết có những người rất lanh lợi đã bắt mọi người phải mua vé. Nếu có ai đó nói anh chị em rằng khi đến tham dự buổi Tiếp Kiến Chung anh chị em phải trả tiền, người đó đang đánh lừa anh chị em: hãy cẩn thận, hãy cẩn thận! Cổng vào là miễn phí. Mọi người vào đây không phải trả đồng tiền nào hết, vì đây là nhà của mọi người. Và nếu có ai đó bắt anh chị em phải trả tiền khi vào Tiếp Kiến người đó phạm tội, là một người phạm tội, và đã làm những điều không được làm!
Xin gửi lời chào đặc biệt đến các bạn trẻ, anh chị em bệnh nhân và những đôi uyên ương mới. Chúa nhật trước chúng ta mừng Lễ Chúa Giê-su chịu Phép Rửa, một cơ hội thuận tiện để chúng ta lại nghĩ đến Phép Rửa tội của chúng ta trong đức tin của Giáo hội. Các bạn trẻ thân mến, hãy tái khám phá mỗi ngày ân sủng đến từ Bí tích chúng con đã lãnh nhận. Anh chị em bệnh nhân thân yêu, hãy lấy từ Phép Rửa tội sức mạnh để đối mặt với những giây phút đau đớn và khó chịu. Và các con, những đôi uyên ương mới, hãy chuyển những cam kết trong Phép Rửa Tội vào trong hành trình đời sống gia đình.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 12/01/2017]
TIẾP KIẾN CHUNG: Ngẫu thần
TIẾP KIẾN CHUNG: Ngẫu thần
TIẾP KIẾN CHUNG: Ngẫu thần
TIẾP KIẾN CHUNG: Ngẫu thần
TIẾP KIẾN CHUNG: Ngẫu thần
TIẾP KIẾN CHUNG: Ngẫu thần
TIẾP KIẾN CHUNG: Ngẫu thần
TIẾP KIẾN CHUNG: Ngẫu thần
TIẾP KIẾN CHUNG: Ngẫu thần
TIẾP KIẾN CHUNG: Ngẫu thần
TIẾP KIẾN CHUNG: Ngẫu thần
TIẾP KIẾN CHUNG: Ngẫu thần
TIẾP KIẾN CHUNG: Ngẫu thần
TIẾP KIẾN CHUNG: Ngẫu thần
TIẾP KIẾN CHUNG: Ngẫu thần
TIẾP KIẾN CHUNG: Ngẫu thần