Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

Câu nói của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II trong xe cứu thương, 35 năm trước

Câu nói của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II trong xe cứu thương, 35 năm trước

“Bằng chứng trực tiếp của nạn nhân đã bị mất, nhưng chúng ta có thể tái dựng lại chỉ từ vài chi tiết nhỏ mà ngài đã trải qua trong suốt những giờ thảm kịch đó”
12 tháng 5, 2016
Đức Giáo hoàng Gioan Phalo II
Trong quyển sách “Những câu truyện về Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, được những bạn bè thân cận và đồng nghiệp của ngài kể lại” (nhà xb Ignatius, San Francisco), có một bằng chứng của bác sĩ riêng của Đức Giáo Hoàng là bác sĩ Renato Buzzonetti, khoảng hôm 13 tháng 5 năm 1981. Đây là những trả lời của bác sĩ Buzzonetti cho câu hỏi của Włodzimierz Redzioch về vụ tấn công ám sát:
Trình tự xảy ra các sự việc ngày 13 tháng 5 năm 1981 đã được kể lại cả hàng ngàn lần, từ mọi góc độ. Tuy nhiên, cho tới hôm nay, bằng chứng trực tiếp của nạn nhân đã bị mất, nhưng chúng ta có thể tái dựng lại chỉ từ vài chi tiết nhỏ mà ngài đã trải qua trong suốt những giờ thảm kịch đó.
Trong xe cứu thương mà tôi đi theo ngài đến Bệnh viện Gemelli Polyclinic, ngài không ngừng kêu những tên cực trọng này bằng tiếng Ba lan: “Giê-su .\.\. Đức Mẹ của con .\.\.”, và ngoài ra ngài không nói gì hơn. Trong lời Kinh Truyền tin mà ngài miệt mài đọc trên giường trong khu chăm sóc đặc biệt Chúa nhật tiếp theo, ngài tự thêm vào ngay khúc đầu chữ “người anh em” khi ngài tha thứ cho kẻ ám sát. Có lẽ đó là một tóm tắt hùng hồn về những giờ đồng hồ chiến đấu sống còn.
Về phần tôi, tôi không bao giờ hỏi Đức Thánh Cha bất cứ điều gì về những ngày thực sự kinh khủng đó. Ngài có đôi lần nói chuyện với tôi, hơi mỉm cười: Người đàn ông đó muốn tìm ra bí mật thứ ba của Fatima bằng vũ lực,” ngài nói, ám chỉ Ali Agca.  
Tuy nhiên, tôi có thể nhớ lại rằng tại Gemelli, khi ngài tỉnh dậy sau ca phẫu thuật kéo dài 5 giờ, ngài nhận xét: “Giống như Bachelet.”  Tôi liền phản đối: “Không, thưa Đức Thánh Cha, vì ngài vẫn đang sống và sẽ sống, nhưng Bachelet thì không.”  
Tôi nghĩ ngài đề cập đến tên đó vì vụ ám sát Chánh án Bachelet năm trước đó đã để lại một ấn tượng rất sâu với ngài. Đó là phó chủ tịch Hội đồng Cấp cao Magistrates, đã bị nhóm Red Brigades giết chết năm 1980.  Đức Thánh Cha biết ông ta rất rõ vì, là một cựu chủ tịch của Nhóm Hành Động Công giáo ở Ý, ông là một thành viên trong Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân, mà trong đó chính Hồng Y Wojtyła cũng đã tham gia. Và ngài đã quyết định cử hành một Thánh lễ trọng thể tại Vương cung Thánh đường thánh Phê-rô để cầu nguyện cho sự yên nghỉ của linh hồn ông Vittorio Bachelet một vài ngày sau cái chết của ông.

[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 13/05/2016]



Nếu bạn sẵn sàng làm Người sắt (Ironman) của các chuyến hành hương, hãy đến nơi Đền tội của thánh Patrick

Nếu bạn sẵn sàng làm Người sắt (Ironman) của các chuyến hành hương, hãy đến nơi Đền tội của thánh Patrick


Điểm đến hành hương cổ xưa của Ireland đón 15,000 khách thăm một năm



Andreas F Borchett CC

Andreas F Borchett CC  
Câu chuyện về nơi đền tội của thánh Patrick, một cái hang trên đảo Station ở trung tâm thành phố Lough Derg của Ireland, đã hơn 1 ngàn năm tuổi. Tuy vậy bản đồ địa điểm này được nhiều người biết đến hơn ghi niên đại 1666, vị trí này đã được đánh dấu rất rõ ràng và chi tiết trong các bản đồ cổ hơn của thế kỷ XV, và một số bản xác minh viết tay mô tả các đoàn hành hương đến địa điểm này đã được tìm thấy từ thế kỷ XII.


thomas_carve_lyra_sive_anacephalaeosis_hibernica_1666_insulae_purgatory-public-domain

Truyền thuyết kể rằng Thánh Patrick, rất thất vọng vì tính hoài nghi của cư dân trên đảo Station, họ đòi phải có bằng chứng hiển hiện để giữ vững đức tin Ki-tô, ngài đã cầu xin Chúa giúp sức.
Lời cầu nguyện của ngài đã được nhận lời.
Thiên Chúa chỉ cho thánh Patrick một cái hang mà trong đó, theo truyền thống, bất cứ ai đi vào đều có thể nhìn thấy những đau khổ của các linh hồn trong Luyện ngục, những hình phạt cho những người trong Hỏa ngục, và ánh sáng và sự vui mừng của Thiên Đàng.


Andreas F Borchett CC

Andreas F Borchett CC
Thực ra, chẳng có bằng chứng nào chứng min thánh Patrick đã ra thăm đảo. Tuy nhiên, mọi người đều biết rằng di tích tu viện cổ trên đảo có niên đại thế kỷ thứ V và rất có thể nó được thành lập bởi thánh Dabheog, một thánh cùng thời với thánh Patrick. Tu viện dưới quyền coi sóc của Dòng thánh Augustino từ thế  kỷ XII, lúc đó đã có một nơi ở cho những người hành hương đến thăm nơi đền tội của thánh Patrick.
Luật hành hương nơi đây được xem là khó khăn và nghiêm khắc nhất trong toàn Giáo hội Ki-tô. Các khách hành hương phải hội đủ nhiều điều kiện mới được phép vào trong đó: bạn phải từ 15 tuổi trở lên, có thể tự quỳ và đi bộ, và có khả năng ăn chay nhiệm nhặt nhất trong 3 ngày (nước, cháo yến mạch, bánh mì, trà và cà-phê) và thiếu ngủ trong một lần canh thức kéo dài 24 tiếng đồng hồ. Tất cả phải đi chân đất trong khih thăm 9 tầng của đoạn đường hành hương.
Đến thăm nơi đền tội của thánh Patrick được gọi bằng một tiếng lóng là “Người sắt” của những đoàn hành hương Ki-tô hữu, sau sự kiện thi ba môn phối hợp gian khổ. Nếu bạn nghĩ bạn có thể chịu đựng được và muốn đến thăm, hãy bấm vào đây (here) để biết thêm thông tin.
[Nguồn: ALETEIA]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 14/05/2016]


Đức Thánh Cha với Liên Hiệp quốc: Những nhà chức trách Tôn giáo phải là Người dẫn đầu trong việc Ngăn chặn khủng bố

Đức Thánh Cha với Liên Hiệp quốc: Những nhà chức trách Tôn giáo phải là Người dẫn đầu trong việc Ngăn chặn khủng bố

“Phái đoàn của tôi tin rằng tôn giáo càng bị lạm dụng để bào chữa cho những hành động khủng bố và bạo lực, thì các nhà lãnh đạo tôn giáo càng phải có trách nhiệm trong nỗ lực chung để đánh bại chủ nghĩa khủng bố đang lạm dụng nó”
13 tháng 5, 2016
Flag of the Islamic State (IS)
WIKIMEDIA COMMONS - Http://Commons.Wikimedia.Org/Wiki/File:AQMI_Flag.Svg
Dưới đây là văn bản phát biểu của Đức Tổng Giám mục H.E. Archbishop Bernardito Auza, Sứ thần Tòa thánh và Quan sát viên thường trực của Đức Thánh Cha tại Liên Hiệp quốc, trong phiên thảo luận mở tại Hội đồng Bảo an về việc chống lại những cách tường thuật và hệ tư tưởng của chủ nghĩa Khủng bố, đọc tại trụ sở Liên Hiệp quốc ở New York hôm 11 tháng 5, 2016.
11 tháng 05 2016
Kính thưa ngài Chủ tịch,
Đức Giáo Hoàng chân thành cảm ơn ngài Tổng thống Ai cập đã đưa chủ đề chống lại những cách tường thuật và hệ tư tưởng của chủ nghĩa khủng bố lên thành mối quan tâm của Hội đồng Bảo an và của Cộng đồng Quốc tế.
Chủ đề của phiên thảo luận mở này đặc biệt quan trọng, vì nó kêu gọi chúng ta chống lại chủ nghĩa khủng bố tại chính gốc rễ của nó và chúng ta phải đánh vào chỗ nào của nó trước nhất: cụ thể là trong con tim và tâm trí của mọi người, đặc biệt những ai đang có nguy cơ cao nhất bị khủng bố và bị tuyển dụng bởi các nhóm khủng bố.
Những cách tường thuật và hệ tư tưởng của các nhóm khủng bố ngay nay rất nổi tiếng. Họ không cố gắng che đậy những giá trị và nguyên tắc, những niềm tin bị tôn giáo kích động một cách công khai. Các nhóm khủng bố này chỉ rõ “những kẻ thù”, để những ai đáp lại lời tuyên truyền của họ có thể tấn công “những kẻ thù” này “một cách hợp pháp” ở bất kỳ nơi đâu, hoặc ở Paris hay ở Brussels, ở Istanbul, ở Aleppo, hay một nơi nào đó.
Chống lại những cách tường thuật và hệ tư tưởng của các nhóm khủng bố là một trách nhiệm quan trọng của tất cả. Tuy nhiên, điều cần phải chú ý là, qua cách xây dựng những cách mô tả hệ tư tưởng để biện minh cho những hành động bạo lực kinh hoàng của họ dựa trên những lý giải có tính toán của họ và cách lạm dụng những từ ngữ của tôn giáo, các nhóm khủng bố đang đưa ra một lời thách đấu chủ yếu nhắm vào các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhà giải thích văn bản tôn giáo có thẩm quyền. Vì thế các nhà chức trách tôn giáo có trách nhiệm đặc biệt là bác bỏ ngay những xuyên tạc và tố cáo sự báng bổ của những cách giải thích và hệ tư tưởng của chủ nghĩa khủng bố. Những nhà lãnh đạo tôn giáo và người có tín ngưỡng phải là những người đứng đầu trong việc phủ nhận những xuyên tạc tôn giáo và sự bóp méo những văn bản tôn giáo nhằm biện minh cho bạo lực. Bất kỳ kẻ nào tự coi mình là một người có tín ngưỡng mà lại lên kế hoạch và thực hiện những hành động chống lại những quyền căn bản và phẩm vị của con người đều phải bị kết án.
Cuộc chiến để lật mặt lạ những sự dối trá đằng sau những cách trình bày và hệ tư tưởng của các nhóm khủng bố ngày nay kêu gọi tất cả các tôn giáo thống nhất với nhau trong việc đương đầu không chỉ là cách lạm dụng tôn giáo một cách không thể chấp nhận được, mà còn là bất kỳ hình thức tín ngưỡng mù quáng nào, rập khuôn và bất kính với những gì thánh thiêng mọi người tôn thờ. Các nhà lãnh đạo tôn giáo phải là người đầu tiên chứng minh những gì đã nêu trong Hội thảo lần thứ Tư giữa Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại liên tôn và Học viện Hoàng gia Amman về nghiên cứu Liên tôn diễn ra ngày 7 tháng 5 tại Vatican, kêu gọi “vai trò khai hóa văn minh và nhân bản của các tôn giáo của chúng ta.”
Điều này đưa chúng ta đến tầm quan trọng nền tảng của giáo dục trong việc chống lại những cách diễn đạt và hệ tư tưởng của chủ nghĩa khủng bố. Sự thành công trong việc tuyển dụng lính của các nhóm khủng bố chủ yếu dựa trên việc cung cấp thông tin sai lệch và xuyên tạc cả lịch sử và ý nghĩa văn bản tôn giáo. Giáo dục khách quan sẽ chống lại được những cách diễn giải sai lệch này. Tuyên ngôn Marrakesh được chứng minh là để thúc đẩy “các Học viện giáo dục Hồi giáo và các nhà lãnh đạo phải có được một cân nhắc can đảm về một chương trình giáo dục giải quyết một cách trung thực và hiệu quả bất kỳ một văn bản kích động hận thù và cực đoan, dẫn đến chiến tranh và sự hoang tàn, dẫn đến sự việc tàn phá những xã hội mà chúng ta cùng chia sẻ.”
Phái đoàn của tôi tin rằng tôn giáo càng bị lạm dụng để bào chữa cho những hành động khủng bố và bạo lực, thì các nhà lãnh đạo tôn giáo càng phải có trách nhiệm trong nỗ lực chung để đánh bại chủ nghĩa khủng bố đang lạm dụng nó. Sự nhiệt thành tôn giáo giả tạo phải được chống lại bằng giáo huấn tôn giáo chính thống và bằng những tấm gương của những cộng đoàn tín ngưỡng chính thống. Có một mối quan hệ rất vững chắc giữa tôn giáo và ngoại giao, giữa “ngoại giao thân mật” trên nền tảng tôn giáo và ngoại giao theo nghi thức của các chính phủ. Làm mạnh mẽ thêm mối quan hệ này sẽ là một sự ngoại giao thông thái, và tạo ra khả năng to lớn trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố từ tận gốc rễ của nó.
Những biện pháp chống lại những cách diễn giải và hệ tư tưởng của chủ nghĩa khủng bố phải chỉ ra được gốc rễ mà chủ nghĩa khủng bố đang nuôi dưỡng, trong đó thậm chí những tuyên bố vô nhân đạo nhất của các nhóm khủng bố nghe trở nên hợp lý. Những người trẻ tuổi gia nhập các cấp bậc của những tổ chức khủng bố thường đến từ các gia đình di cư nghèo khổ, bị vỡ mộng vì thiếu sự hòa nhập và các giá trị trong những xã hội nào đó. Những người cảm thấy bị loại bỏ, hay đang sống bên lề xã hội ngay lập tức bị hấp dẫn để trở thành những người khủng bố với tuyên ngôn rằng mình là “các chiến binh tự do.” Các chính phủ phải quan tâm đến xã hội dân sự để giải quyết những vấn đề của những cộng đồng đang có nguy cơ bị biến thành quá khích và được tuyển dụng, và để đạt được sự hòa hợp xã hội phù hợp cho các cộng đồng đó. Một số các nhóm khủng bố đã rất giỏi trong nghệ thuật tuyển dụng quốc tế, họ tuyển dụng xuyên quốc gia và không biên giới. Những truy cập vào thế giới ảo của các nhóm này phải bị ngăn chặn để những kiểu diễn giải và hệ tư tưởng của họ không  đầu độc những trái tim và tâm trí của hàng triệu người khắp nơi, cắt đứt những hoạt động tài chính của họ và phá vỡ những sự phối hợp của các vụ tấn công khủng bố.
Thưa ngài Chủ tịch, Đức Giáo hoàng tin rằng nếu chúng ta thắng được tâm hồn và trái tim của con cái của chúng ta và giới trẻ và ngăn không để họ gia nhập và các nhóm khủng bố, chúng ta phải xây dựng được những xã hội hội nhập và ngăn cản buôn bán vũ khí bất hợp pháp, xây dựng những cầu nối hơn là những bức tường ngăn cách, và quan tâm đến đối thoại hơn là cách ly. Xin cảm ơn ngài Tổng thống.

[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 14/05/2016]