Thứ Năm, 20 tháng 7, 2023

Các tu sĩ Dòng Biển Đức ở Hoa Kỳ quay lại với việc chế tạo đàn organ

Các tu sĩ Dòng Biển Đức ở Hoa Kỳ quay lại với việc chế tạo đàn organ

Các tu sĩ Dòng Biển Đức ở Hoa Kỳ quay lại với việc chế tạo đàn organ

Mặt trước cây đàn organ của Tu viện Thánh Gioan. Ông Martin Pasi đã thực hiện một dự án nới rộng cây organ của tu viện bắt đầu vào năm 2019 và sau khi quen biết các tu sĩ, ông đã nảy ra ý tưởng chuyển hoạt động sản xuất đàn organ của mình đến đó.


Los Angeles, Calif., 15 tháng Bảy, 2023 / 07:00 am


Theo Cha Lew Grobe, tu sĩ Dòng Biển Đức, giám đốc Xưởng gỗ của Tu viện Thánh Gioan và xưởng đóng đàn Organ của Tu viện (Abbey Organ Builders) ở Collegeville, Minnesota, các tu sĩ Dòng Biển Đức đang tiếp nối lại với truyền thống xa xưa của họ là đóng đàn organ cho nhà thờ.

Abbey Organ Builders sẽ chính thức được cung hiến vào ngày 17 tháng Mười. Hợp đồng đầu tiên của xưởng là đóng cây đàn organ cho Giáo xứ Thánh Michael Tổng lãnh Thiên Thần ở Leawood, Kansas. Cửa hàng không chỉ đóng đàn organ mà còn là trường học cho các nghệ nhân, truyền lại tài năng chế tạo đàn organ cho các thế hệ tương lai.

Các tu sĩ Dòng Biển Đức ở Hoa Kỳ quay lại với việc chế tạo đàn organ 

Công việc xây dựng cửa hàng Abbey Organ Builders của Tu viện Thánh Gioan đang được tiến hành và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Ảnh do Paul Beniak cung cấp


Tu viện Thánh Gioan được thành lập năm 1856 để thừa tác cho những người Đức nhập cư sống ở Minnesota. Cộng đoàn tiếp tục thành lập một trường đại học, trường dự bị, báo chí phụng vụ, thư viện bản thảo và viện đối thoại đại kết. Ngày nay, cộng đoàn có 100 tu sĩ. Châm ngôn của Dòng Biển Đức là ora et labora (“cầu nguyện và lao động”); do đó lao động chân tay là một phần quan trọng trong đời sống của các tu sĩ.

Xưởng gỗ của cộng đoàn được thành lập vào những ngày đầu tiên của cộng đoàn Collegeville, khai thác gỗ từ 3.000 mẫu Anh của cộng đoàn và sử dụng để đóng đồ nội thất cho khuôn viên rộng lớn của cộng đoàn. Một xưởng gỗ mới lớn hơn, với không gian cho các cơ sở đóng đàn organ, hiện đang được xây dựng. (Tham quan xưởng đang được xây dựng cùng với Cha Grove.)


Nghệ nhân kỳ cựu Martin Pasi

Nghệ nhân chế tạo đàn organ có trụ sở tại Tacoma, Martin Pasi của Công ty Pasi Organ Builders đã đến thăm tu viện năm 2019 để giám sát việc mở rộng cây đàn organ của nhà thờ Tu viện, và đến để cảm phục các tu sĩ, cơ sở chế biến gỗ và khả năng nghệ nhân của họ. Tầm nhìn của ông là hợp nhất công ty 33 tuổi của ông với xưởng gỗ Tu viện để tạo thành xưởng Abbey Organ Builders.

Ông Pasi quê ở Áo và đã say mê đàn organ khi còn trẻ. Ông tham gia vào ngành chế tạo đàn organ, di cư đến Hoa Kỳ và làm việc tại nhiều công ty trước khi thành lập công ty Pasi Organ Builders năm 1990. Ông tập trung vào việc đóng những cây đàn organ chất lượng cao, hầu hết được sử dụng trong việc thờ phượng. Ngoài ra, không như một số công ty ký hợp đồng với từng phần công việc của họ, tất cả các bước xây dựng và lắp ráp cây organ của ông đều được thực hiện trong cùng một nơi.

Cửa hàng Chế biến gỗ của Tu viện Thánh Gioan hợp tác với Pasi sản xuất những chiếc ống bằng gỗ lớn nhất cho tiếng bass để mở rộng cây organ của Tu viện, một dự án mà Pasi thừa nhận “Lúc đầu tôi không muốn làm.”

Nhưng khi ông và nhân viên của ông đến Collegeville, “mọi thứ đã thay đổi. Tu viện rất đẹp, nhà thờ đẹp và có kiến trúc âm học tuyệt vời. Tôi nhận ra rằng có điều gì đó đặc biệt đang diễn ra ở đó”.

Khi gần đến tuổi mà nhiều người đã nghỉ hưu, ông Pasi lo lắng về tương lai công việc kinh doanh của mình. Ông muốn tiếp tục sản xuất đàn organ nhưng đã cảm thấy mệt mỏi với các trách nhiệm quản lý nặng nề của doanh nghiệp. Ông dạy con gái của ông nghề kinh doanh đàn organ, nhưng cô không muốn đảm nhận vai trò lãnh đạo của ông. Chính khi đến Collegeville, ông nảy ra ý tưởng kết hợp doanh nghiệp của ông với cửa hàng chế biến gỗ của tu viện, với việc ông chuyển địa điểm cùng với một số nhân viên để tiếp tục chế tạo đàn organ và đào tạo thế hệ trẻ trong nghề này.

Ông Pasi chia sẻ tầm nhìn của mình với các tu sĩ, Cha Grobe nhớ lại, nhưng ban đầu cộng đoàn không mấy mặn mà với ý tưởng này. Cha Grobe dí dỏm: “Chúng tôi nghĩ đó là một giấc mơ viển vông.”

Tuy nhiên, ông Pasi cho biết, không lâu sau “mọi thứ bắt đầu phát triển.”

Các tu sĩ Dòng Biển Đức ở Hoa Kỳ quay lại với việc chế tạo đàn organ

Ông Martin Pasi, một người chế tạo đàn organ lâu năm, dẫn đầu việc thành lập xưởng Abbey Organ Builders, đang căn chỉnh tiếng (điều chỉnh) cho đàn organ. Hình ảnh được cung cấp bởi Tu viện Thánh Gioan/Cha Lew Grobe và Kevin Vogt của Giáo xứ Thánh Michael Tổng lãnh Thiên thần ở Leawood, Kansas.


Lịch sử sản xuất đàn organ của Dòng Biển Đức

Trước hết, sản xuất đàn organ là một phần của truyền thống Dòng Biển Đức. Kevin Vogt, trưởng ban phụng tự và nghệ thuật thánh tại Giáo xứ Thánh Michael Tổng lãnh Thiên thần, là khách hàng đầu tiên của xưởng Abbey Organ Builders, nhấn mạnh rằng các tu sĩ Dòng Biển Đức là những nghệ nhân chế tạo đàn organ nổi tiếng thế giới từ thế kỷ thứ chín, với cây đàn organ được sử dụng để nâng cao phụng vụ, một thành phần quan trọng của việc rao giảng Tin Mừng của Châu Âu.

Ông nói, việc sản xuất đàn organ của Dòng Biển Đức bắt đầu ở Anh, sau đó mở rộng sang các vùng nói tiếng Đức quanh Hồ Constance — Bavaria, Thụy Sĩ và Áo — nơi các nhà của Dòng Biển Đức phát triển mạnh mẽ suốt nhiều thế kỷ.

Truyền thống đạt đến đỉnh cao vào những năm 1700 với các bậc thầy người Đức như Joseph Gabler, Karl Joseph Riepp và Johann Nepomuk Holzhey, họ thích kết hợp với các tu viện Dòng Biển Đức. Bản thân Riepp đã học nghệ thuật chế tạo đàn organ từ Cha Christoph Vogt, OSB, một linh mục của Tu viện Ottobeuren.

Nghệ nhân chế tạo đàn organ nổi tiếng nhất của dòng Biển Đức là Dom Bédos de Celles (1709–1779), một tu sĩ của Cộng đoàn Biển Đức Thánh Maur, người viết chuyên luận 1766-78 “Nghệ thuật của người chế tạo đàn organ” chứa nhiều chi tiết về việc đóng đàn organ của thế kỷ 18 và vẫn được nghiên cứu bởi các nhà sản xuất đàn organ hiện đại.

Tuy nhiên, tu huynh Vogt nói sự gián đoạn và di tản của các tu sĩ Châu Âu trong Cách mạng và sau Cách mạng Pháp đã đặt dấu chấm hết cho việc sản xuất organ của Dòng Biển Đức cho đến ngày nay.

Ngoài việc sản xuất đàn organ là một phần thuộc truyền thống Dòng Biển Đức, ông Pasi đã quan sát kỹ năng của các tu sĩ Tu viện Thánh Gioan và những giáo dân hỗ trợ trong xưởng gỗ và nhận ra rằng đàn organ là một phần quan trọng trong việc cầu nguyện hàng ngày của các tu sĩ trong nhà thờ năm lần mỗi ngày.

Các tu sĩ đón nhận ý tưởng sản xuất đàn organ dưới sự hướng dẫn của ông Pasi.

Theo tu huynh Vogt, Abbey Organ Builders sẽ là một cửa hàng đàn organ hoạt động toàn phần, “chế tạo đàn organ từ nguyên liệu thô là gỗ và kim loại, sử dụng các phương pháp truyền thống được sử dụng để chế tạo những cây đàn organ lịch sử lớn nhất cùng với phương pháp của những người chế tạo đàn organ đương đại giỏi nhất.”

Công ty Pasi Organ Builders sẽ hoàn thành cây đàn organ cuối cùng của mình, Opus 29, cho một chủng viện Công giáo ở Cincinnati. Ông Pasi sau đó sẽ chuyển đến cùng với hai nhân viên — cũng như tất cả các công cụ mà ông đã trang bị để sản xuất đàn organ trong 33 năm qua cho công việc kinh doanh của mình — và đến cư trú gần tu viện. Ông Pasi nói: “Tôi rất kinh ngạc khi thấy toàn bộ mọi sự được kết hợp với nhau.”


Đàn organ của Nhà thờ Thánh Michael

Cây organ của Nhà thờ Thánh Michael sẽ là cây Opus 1 của cửa hàng mới. Tu huynh Vogt đã chọn trở thành khách hàng đầu tiên của Abbey Organ Builders vì mối quan hệ lâu năm của tu huynh với ông Pasi, mối quan hệ này bắt đầu khi tu huynh Vogt là giám đốc âm nhạc cho Nhà thờ Chánh tòa Thánh Cecilia ở Omaha, Nebraska, và hợp đồng với ông Pasi đóng một cây organ cho nhà thờ đó. Họ đã hợp tác trong nhiều dự án kể từ đó.

Tu huynh Vogt cho biết: “Chúng tôi có mối tương quan chuyên môn lâu dài và đã dành 15 năm để thiết kế cây đàn organ mà chúng tôi đang lên kế hoạch cho Nhà thờ Thánh Michael.”

Opus 1 có 45 nút điều chỉnh, ba bàn phím, một pedal (dành cho chân) và 3.216 ống. Tu huynh Vogt dự đoán đây sẽ là một cây đàn organ đẳng cấp thế giới và trở nên nổi tiếng trong Tổng giáo phận của Thành phố Kansas ở Tiểu bang Kansas.

Tu huynh Vogt cho biết, thiết kế âm thanh của cây organ sẽ lấy theo phong cách cổ điển thế kỷ 17 và 18 của Bắc và Trung Âu, cùng với nguồn cảm hứng lấy từ các đàn organ của những tu viện lớn trong khu vực thuộc Đế chế Hapsburg.

Tu huynh Vogt tiếp tục: “Từ những điểm tham chiếu lịch sử này, nghệ nhân Martin Pasi sẽ chế tạo một cây đàn organ hoàn toàn riêng biệt và hoàn toàn mới, phù hợp trọn vẹn với thời gian và địa điểm của chính nó.”

Mặc dù đàn organ sẽ dựa trên công nghệ phổ biến vào năm 1750, nhưng nó cũng sẽ sử dụng điện để vận hành hoạt động dừng và nâng gió trong các ống lớn của cây đàn. Đàn sẽ được đặt trong một phòng nghệ thuật lớn có chỗ cho các nhạc công phục vụ trong Thánh lễ, nhưng cũng là không gian phụng vụ dành riêng cho các Giờ kinh Phụng vụ. Thông số kỹ thuật về âm sắc của đàn organ được thiết kế để hỗ trợ môi trường của các cử hành phụng vụ này.

Công việc bắt đầu với việc cung hiến vào tháng Mười, với ngày lắp đặt đàn dự kiến là vào giữa năm 2025. Chi phí của nó sẽ từ 1,5 triệu đến 2 triệu đô la.

Ông Pasi hy vọng rằng Abbey Organ Builders sẽ không chỉ thu hút doanh nghiệp mới mà còn thu hút thêm nhiều nghệ nhân quan tâm đến việc học cách chế tạo đàn organ chất lượng cao, vì “không có đủ công nhân được đào tạo trong ngành của tôi và chúng tôi muốn thay đổi điều đó.” Ông cũng hy vọng rằng cửa hàng mới sẽ giúp lan tỏa tình yêu dành cho nhạc organ và thu hút các nhạc sĩ quan tâm đến việc học chơi loại nhạc cụ này.

Ông Pasi nói: “Cách đây không lâu, Abbey Organ Builders chỉ là một giấc mơ. Thật thú vị khi giấc mơ đó giờ đây trở thành hiện thực.”

Bạn có thể liên hệ với Abbey Organ Builders qua trang web của cửa hàng gỗ tại địa chỉ www.sjawood.org.




[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/7/2023]


Khi Thánh Pio Năm Dấu được một linh hồn từ luyện ngục viếng thăm

Khi Thánh Pio Năm Dấu được một linh hồn từ luyện ngục viếng thăm

Khi Thánh Pio Năm Dấu được một linh hồn từ luyện ngục viếng thăm

Public Domain

Philip Kosloski

11/07/17

Ngài đang cầu nguyện một mình thì một người đàn ông thình lình xuất hiện.

Thánh Pio Năm Dấu được biết đến với nhiều kinh nghiệm thần bí khi đang cầu nguyện, thường bước qua bức màn thiên đàng khi còn ở trần gian. Có một kinh nghiệm như vậy liên quan đến cuộc gặp gỡ bất ngờ với một linh hồn trở về từ luyện ngục.

Một ngày nọ, khi đang cầu nguyện một mình, Thánh Padre Pio mở mắt ra và nhìn thấy một cụ già đang đứng ở đó. Ngài ngạc nhiên trước sự có mặt của một người khác trong phòng và giải thích trong chứng ngôn của ngài, “'Tôi không thể hình dung bằng cách nào ông ấy có thể vào trong nhà dòng vào thời điểm này trong đêm vì tất cả các cửa đều bị khóa.”

Tìm cách làm sáng tỏ bí ẩn, Thánh Pio hỏi người ông già: “Ông là ai? Ông muốn điều gì?”

Ông già trả lời: “Cha Pio, tôi là Pietro Di Mauro, con trai của Nicola, biệt danh là Precoco. Tôi chết trong tu viện này vào ngày 18 tháng Chín năm 1908, trong phòng số 4, khi nó vẫn còn là một nhà tế bần. Đêm hôm đó, khi đang nằm trên giường, tôi ngủ quên với một điếu xì gà đang châm lửa, điếu xì gà này làm cháy tấm nệm và tôi chết, bị chết ngạt và cháy. Tôi vẫn còn trong luyện ngục. Tôi cần một thánh lễ để được cứu thoát. Chúa cho phép tôi trở về và nhờ cha giúp.”

Cha Pio an ủi linh hồn đáng thương và nói: “Hãy yên tâm rằng ngày mai tôi sẽ dâng Thánh lễ cầu nguyện xin ơn giải thoát cho ông”.

Người đàn ông rời đi và ngày hôm sau, Cha Pio thực hiện một số việc điều tra và phát hiện ra sự thật của câu chuyện cũng như việc một người đàn ông cùng tên đã chết như thế nào ngày hôm đó năm 1908. Mọi điều được khẳng định và Cha Pio cử hành Lễ cầu cho sự an nghỉ của linh hồn cụ già.

Đây không phải là lần xuất hiện duy nhất của một linh hồn từ luyện ngục trở về xin Thánh Pio cầu nguyện. Thánh Pio tuyên bố, “Số linh hồn người chết đến theo con đường này [đến tu viện] cũng nhiều như số linh hồn người sống.” Nhiều lần các linh hồn xin dâng Lễ cầu cho họ, nhấn mạnh sức mạnh thiêng liêng của Thánh lễ và Thánh lễ giảm bớt thời gian của một người ở trong luyện ngục trước khi đón nhận vinh quang thiên đàng.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 19/7/2023]