Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Bài giảng của Đức Thánh Cha cho Năm Thánh Maria

Bài giảng của Đức Thánh Cha cho Năm Thánh Maria

“Trái tim Mẹ Maria, vượt hơn tất cả, là một trái tim khiêm hạ, có khả năng đón nhận những ân ban của Thiên Chúa”
OCTOBER 9, 2016
giubileo-mariano-homelia
Dưới đây là bản dịch của Vatican bài giảng của Đức Thánh CHa Phanxico trong Thánh Lễ sáng nay, Lễ Năm Thánh Maria của Năm Thương xót.
_
Tin mừng của Chúa nhật này (Lc 17,11-19) mời gọi chúng ta biết đón nhận những ân ban của Thiên Chúa bằng sự ngạc nhiên thích thú và lòng biết ơn. Trên đường đến với cái chết và sự phục sinh, Chúa Giê-su gặp 10 người phong cùi, họ tiến đến với  Ngài, vẫn giữ khoảng cách và kể những khó khăn của họ cho Người mà lòng tin của họ nhận biết được là một Đấng Cứu thế: “Lạy thầy Giê-su, xin dủ lòng thương chúng tôi!” (c. 13).  Họ bị bệnh và họ đang tìm một người chữa lành cho họ. Đức Giê-su đáp lời cho họ bằng cách bảo họ đi và trình diện với các tư tế, những người theo luật có trách nhiệm chứng nhận những bệnh được coi là sạch. Bằng cách này Đức Giê-su không chỉ đơn giản cho họ một lời hứa; Ngài kiểm tra đức tin của họ. Thực ra, ngay lúc đó 10 người chưa được chữa lành. Họ chỉ được hồi phục lại sức khỏe sau khi khởi hành vâng theo mệnh lệnh của Chúa Giê-su. Rồi, vui mừng, họ trình diện với các tư tế và tiếp tục lên đường. Họ quên Đấng Ban ơn, Chúa Cha, Người đã chữa lành cho họ qua Đức Ki-tô, người con của Người đã làm người.
Tất cả ngoại trừ một người: một người Sa-ma-ri, một người ngoại bang sống ở vùng ven của dân tộc được chọn, về mặt thực hành là một người ngoại giáo! Người này không chỉ thỏa mãn với việc được chữa lành nhờ đức tin của anh, nhưng làm việc chữa lành đó nên trọn vẹn bằng cách trở lại và bày tỏ lòng biết ơn vì ân ban anh đã nhận. Anh ta nhận ra nơi Đức Giê-su vị Mục tử chân chính, Ngài nâng anh dậy và cứu anh, Ngài bây giờ có thể đặt anh vào hành trình và chấp nhận anh là một trong những môn đệ của Ngài.
Để có thể có tâm tình tạ ơn, để có thể ca khen Thiên Chúa vì những gì Ngài đã làm cho chúng ta: điều này rất quan trọng! Vậy chúng ta hãy tự hỏi mình: Chúng ta đã có khả năng nói lời “Cảm ơn” chưa? Chúng ta thường nói lời “Cảm ơn” bao nhiêu lần trong gia đình, trong cộng đoàn, và trong Giáo hội? Chúng ta có bao nhiêu lần nói lời “Cảm ơn” với những người giúp đỡ chúng ta, với những người gần gũi chúng ta, với những người đồng hành với chúng ta trên đời? Thường thường chúng ta cứ xem mọi thứ như mặc nhiên là vậy! Điều này cũng xảy ra với Thiên Chúa. Đến với Chúa để xin điều gì đó thì dễ dàng, nhưng trở lại và cảm tạ … Đó là lý do tại sao Chúa Giê-su nhấn rất mạnh đến thái độ vô ơn của chín người phong cùi kia: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?” (Lc 17:17-18).
Trong ngày Năm Thánh này, chúng ta được tặng ban một mẫu gương, một mẫu gương đích thực, của một người mà chúng ta phải noi theo: Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta. Sau khi nghe tin của Thiên Thần, trái tim Mẹ rộn lên niềm hân hoan trong một bài ca cảm tạ Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa …” Chúng ta hãy xin Mẹ chúng ta giúp chúng ta biết nhận ra mọi thứ đều là ân ban của Thiên Chúa, và có thể nói lời “Cảm tạ.” Và khi đó niềm vui của chúng ta mới nên trọn vẹn.
Cũng phải có lòng khiêm cung thì mới có thể dâng lời tạ ơn. Trong bài đọc Một chúng ta nghe câu truyện của ông Naaman, vị tướng lĩnh quân đội của Vua Aram (2 Vua 5:14-17). Để chứng phong hủi của ông có thể được chữa lành, ông chấp nhận mang thân phận như một người nô lệ nghèo nàn và phó thác bản thân cho ngôn sứ Ê-li-sa, người mà ông đã xem như kẻ thù. Nhưng dù sao, Naaman đã sẵn sàng tự hạ mình. Tiên tri Ê-li-sa không yêu cầu gì nơi ông, nhưng chỉ đơn giản bảo ông tắm trong dòng nước sông Gio-đan. Lời yêu cầu này làm cho Naaman bối rối, thậm chí hơi bực mình. Có thể nào một Thiên Chúa yêu cầu những điều quá tầm thường như vậy lại thực sự là Thiên Chúa? Ông ta muốn quay trở lại, nhưng rồi ông ta chấp nhận trầm mình xuống dòng sông Gio-đan và ngay lập tức ông được chữa lành.
Trái tim Mẹ Maria, vượt hơn tất cả, là một trái tim khiêm hạ, có khả năng đón nhận những ân ban của Thiên Chúa. Để trở nên một con người, Thiên Chúa đã chọn Mẹ, một phụ nữ trẻ làng Na-za-rét, một người không sống trong những lâu đài quyền lực và giàu sang, một người không làm những điều vĩ đại. Chúng ta hãy tự hỏi mình liệu chúng ta đã sẵn sàng nhận những ân ban của Thiên Chúa, hay thay vì vậy thích đóng lòng mình lại trong những hình thức an toàn của vật chất, những an toàn về trí tuệ, những an toàn cho những kế hoạch của chúng ta.
Một điều đáng kể là, cả Naaman và người Sa-ma-ri là hai người ngoại bang. Có bao nhiêu người nước ngoài, kể cả những người thuộc tôn giáo khác, cho chúng ta một tấm gương về những giá trị mà chúng ta quên đi hay bỏ sang một bên! Những người đó sống ngay cạnh chúng ta, họ có thể bị khinh miệt và bị đẩy ra ngoài vì họ là người ngoại quốc, họ có thể dạy cho chúng ta cách bước đi trên con đường mà Thiên Chúa mong muốn. Mẹ Thiên Chúa, cùng với Thánh Giu-se, đã hiểu được ý nghĩa khi phải sống xa nhà là như thế nào. Chính Mẹ trong một thời gian dài cũng là một người ngoại bang ở Ai-cập, xa cách họ hàng bà con và bạn bè. Tuy nhiên đức tin của Mẹ đã có thể vượt qua những khó khăn. Nguyện xin chúng ta biết bám víu lấy đức tin đơn sơ này của Mẹ Thiên Chúa; chúng ta hãy xin Mẹ để chúng ta luôn biết quay trở lại với Chúa Giê-su để cảm tạ Người vì rất nhiều ơn lành mà chúng ta nhận được từ lòng thương xót của Ngài.
© Copyright – Libreria Editrice Vaticana

[Nguồn:zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 10/10/2016]



Đức Thánh Cha công bố 17 tân Hồng y trong Hồng y đoàn

Đức Thánh Cha công bố 17 tân Hồng y trong Hồng y đoàn

Pope announces 17 new Cardinals in consistory during Angelus - AP
Đức Thánh Cha công bố 17 vị tân Hồng y trong Hồng y đoàn trong buổi Kinh Truyền tin - AP
09/10/2016 12:51
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico vào cuối buổi Kinh Truyền tin hôm Chủ nhật đã công bố danh sách 17 vị tân Hồng y. Một Hội đồng Hồng y sẽ được tổ chức ngày 19 tháng 11, đêm vọng lễ kết thúc Năm Thánh Lòng thương xót.
13 vị tân Hồng y sẽ dưới 80 tuổi và sẽ đủ điều kiện để bỏ phiếu trong mật nghị.
Đức Thánh Cha nói rằng những vị được chọn đến từ năm châu lục. Các ngài gồm ba vị Tổng Giám mục Châu Mỹ và các Tổng giám  mục từ Mauritius và Bangladesh.
Dưới đây là danh sách các vị tân Hồng y
Đức Tổng giám mục Mario Zenari, Ý
Đức Tổng giám mục Dieudonné Nzapalainga, Cộng hòa Trung phi
Đức Tổng giám mục Carlos Osoro Sierra, Tây ban nha
Đức Tổng giám mục Sérgio da Rocha, Brazil
Đức Tổng giám mục Blase J. Cupich, Hoa kỳ
Đức Tổng giám mục Patrick D’Rozario, Bangladesh
Đức Tổng giám mục Baltazar Enrique Porras Cardozo, Venezuela
Đức Tổng giám mục Jozef De Kesel, Bỉ
Đức Tổng giám mục Maurice Piat, Mauritius
Đức Tổng giám mục Kevin Joseph Farrell, Hoa kỳ
Đức Tổng giám mục Carlos Aguiar Retes, Mexico
Đức Tổng giám mục John Ribat, Papua Nuova Guinea
Đức Tổng giám mục Mons. Joseph William Tobin Hoa kỳ
Đức Tổng giám mục Anthony Soter Fernandez, Đức Tổng giám mục nghỉ hưu của Kuala Lumpur Malaysia
Đức Tổng giám mục Renato Corti, Đức Tổng giám mục nghỉ hưu của  Novara Ý
Đức Tổng giám mục Sebastian Koto Khoarai, Đức Tổng giám mục nghỉ hưu của Mohale’s Hoek Lesotho
Cha Ernest Simoni, linh mục đoàn của Tổng giáo phận Shkodrë-Pult, Scutari – Albania.

(Lydia O'Kane)


[Nguồn:  en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 10/10/2016]



Đức Thánh Cha Phanxico: Thể thao có giá trị to lớn, phải trung thực

Đức Thánh Cha Phanxico: Thể thao có giá trị to lớn, phải trung thực

Pope Francis arrives at the Paul VI Audience Hall for Sport at the Service of Humanity's First Global Conference on Sport and Faith. - AFP
Đức Thánh Cha Phanxico đến Sảnh đường Tiếp kiến Phaolo VI để tham dự Hội nghị Toàn cầu lần Đầu tiên về Thể thao và Đức tin, Thể thao Phục vụ Nhân đạo. - AFP
05/10/2016 17:30
(Vatican Radio) Hôm thứ Tư Đức Thánh Cha Phanxico chào những tham dự viên của Hội nghị Toàn cầu lần Đầu tiên về Thể thao và Đức tin của sáng kiến Thể thao Phục vụ Nhân đạo, đang được tổ chức tại Vatican trong tuần này. Sự kiện được Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, Liên Hợp quốc, và Ủy ban Olympic Quốc tế tổ chức.
“Thể thao là một hoạt động của con người có giá trị to lớn, có thể làm phong phú thêm đời sống con người; nó được người của mọi dân tộc, nhóm sắc tộc và tôn giáo yêu thích,” Đức Thánh Cha Phanxico nói.
“Những truyền thống tôn giáo của chúng ta cùng chia sẻ cam kết để bảo đảm sự tôn trong phẩm giá mỗi con người,”  – Đức Thánh Cha tiếp tục  – “Vì thế thật vô cùng tốt đẹp nếu biết rằng các tổ chức thể thao của thế giới đã can đảm cân nhắc thật kỹ đến giá trị bao gồm. Phong trào Olympic cho người Khuyết tật và những hiệp hội thể thao khác làm việc với những người khuyết tật, chẳng hạn Special Olympics, đã có một vai trò quyết định trong việc giúp đỡ công chúng nhận biết và khâm phục những cách thể hiện vô cùng xuất sắc của các vận động viên với những năng lực và khả năng khác nhau.”
Đức Thánh Cha nói rằng ngài cũng muốn chỉ ra một nhiệm vụ và thách thức cho những tham dự viên của sự kiện.
“Thách thức đó là duy trì sự trung thực của thể thao, là bảo vệ nó khỏi những gian dối và lạm dụng của thương mại,” Đức Thánh Cha nói.
“Thật buồn cho thể thao và cho nhân loại nếu người ta không thể đặt niềm tin vào những kết quả thể thao, hay những nhạo báng và sự vỡ mộng sẽ nhận chìm nhiệt huyết hay sự tham gia hân hoan và vô vị lợi,”  – ngài nói  – “Trong thể thao, cũng như trong đời sống, thi đấu vì kết quả là rất quan trọng, nhưng chơi giỏi và chơi đẹp thậm chí còn quan trọng hơn!”

Toàn văn chia sẻ của Đức Thánh Cha Phanxico như sau
Anh chị em thân mến,
Tôi vui mừng gửi lời chào toàn thể anh chị em, những người giữ vai trò chủ đạo trong thế giới thể thao, cùng với các Giới chức và các phái đoàn của các cộng đồng tôn giáo, quý vị đến Vatican để cho thấy, như tiêu đề của Hội nghị quốc tế này nói lên, sự phục vụ rất giá trị mà thể thao dành tặng cho con người. Tôi xin chào tất cả quý vị và cảm ơn. Đặc biệt tôi xin chào Đức Hồng y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa; Ông Ban Ki-moon, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc; và ông Thomas Bach, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế.
Thể thao là một hoạt động của con người có giá trị to lớn, có thể làm phong phú thêm đời sống con người; nó được người của mọi dân tộc, nhóm sắc tộc và tôn giáo yêu thích. Vài thánh trước đây, chúng ta đã chứng kiến Thế vận hội Olympic và Thế vận hội cho Người Khuyết tật nằm vào tâm điểm chú ý của thế giới như thế nào. Khẩu hiệu Olympic “altius, citius, fortius” (Cao hơn - nhanh hơn - khỏe hơn) là một lời mời gọi phát triển những tài năng mà Thượng Đế ban cho chúng ta. Khi chúng ta theo dõi những vận động viên thi thố hết khả năng của họ, thể thao lấp đầy chúng ta bằng nhiệt huyết, với một ý thức kỳ diệu, và nó làm cho chúng ta cảm thấy rất tự hào. Có một nét vô cùng đẹp trong sự hòa hợp của những động tác và trong sức mạnh của sự chung sức nhóm. Khi nói đạt đến như vậy, thể thao vượt ra khỏi phạm vi thể lý thuần túy và nó đưa chúng ta vào lĩnh vực tinh thần và thậm chí là sự huyền diệu. Và những giây phút này kéo theo niềm vui và sự thỏa mãn vô cùng to lớn, điều chúng ta có thể chia sẻ, ngay cả đối với những người không thi đấu.
Một nét đặc trưng quan trọng khác của thể thao là nó không chỉ dành cho những vận động viên thể hiện ở bậc cao. Cũng có thể thao để vui, thể thao cho những người bán chuyên, thể thao giải trí, không nhằm mục đích thi đấu, nhưng cho phép tất cả cải thiện được sức khỏe và sự sung mãn, để học được cách trở thành một phần của một nhóm, hiểu được thắng thua là như thế nào. Đây là lý do rất quan trọng để tham gia và những hoạt động thể thao, và tôi rất hạnh phúc thấy rằng trọng tâm của những suy tư trong những ngày này của quý vị là sự cam kết bảo đảm rằng thể thao phải luôn luôn mở rộng hơn và những ích lợi của nó thực sự có thể đến được với mọi người.
Những truyền thống tôn giáo của chúng ta cùng chia sẻ cam kết để bảo đảm sự tôn trọng phẩm giá mỗi con người,”  – Đức Thánh Cha tiếp tục  – “Vì thế thật vô cùng tốt đẹp nếu biết rằng các tổ chức thể thao của thế giới đã can đảm cân nhắc thật kỹ đến giá trị bao gồm. Phong trào Olympic cho người Khuyết tật và những hiệp hội thể thao khác làm việc với những người khuyết tật, chẳng hạn Special Olympics, đã có một vai trò quyết định trong việc giúp đỡ công chúng nhận biết và khâm phục những cách thể hiện vô cùng xuất sắc của các vận động viên với những năng lực và khả năng khác nhau. Những sự kiện này trình bày cho chúng ta những kinh nghiệm trong đó sự vĩ đại và sự trong sạch của những hành động thể thao thể hiện một cách rõ ràng.
Nhưng trong giây phút này tôi cũng đang nghĩ đến rất nhiều những trẻ em và giới trẻ đang phải sống bên lề của xã hội. Mọi người đều biết đến sự hăng say nhiệt tình mà các trẻ em chơi với một trái bóng cũ móp méo xẹp hơi trong các khu ngoại ô của một số thành phố lớn hay trên các đường phố của các thị trấn nhỏ. Tôi muốn khuyến khích tất cả quý vị – các cơ quan, các tổ chức thể thao, các tổ chức giáo dục và xã hội, các cộng đoàn tôn giáo – cùng làm việc với nhau để bảo đảm rằng những em nhỏ này có thể theo đuổi thể thao trong những điều kiện có phẩm giá, đặc biệt là những em bị gạt ra bên lề vì nghèo đói. Tôi rất vui mừng biết rằng hiện diện trong hội nghị có những nhà sáng lập Homeless Cup (Cúp Vô gia cư) và những quỹ khác trao tặng những người kém may mắn nhất một cơ hội phát triển con người toàn diện qua thể thao.
Tôi khao khát được đưa ra vừa là một trách vụ và cũng là một thách thức cho quý vị, những đại diện của thể thao và của các doanh nghiệp tài trợ cho các sự kiện thể thao. Thách thức là duy trì được sự trung thực của thể thao, bảo vệ nó khỏi những gian dối và lạm dụng của thương mại. Thật buồn cho thể thao và cho nhân loại nếu người ta không thể đặt niềm tin vào những kết quả thể thao, hay những nhạo báng và sự vỡ mộng sẽ nhận chìm nhiệt huyết hay sự tham gia hân hoan và vô vị lợi. Trong thể thao, cũng như trong đời sống, thi đấu vì kết quả là rất quan trọng, nhưng chơi giỏi và chơi đẹp thậm chí còn quan trọng hơn!
Tôi xin cảm ơn tất cả quý vị vì những nỗ lực của quý vị nhổ rễ mọi hình thức của tham nhũng và gian dối. Tôi biết có một chiến dịch đang được thực hiện do Liên Hợp quốc dẫn dắt để chống lại ung nhọt của tham nhũng trong mọi lãnh vực của xã hội. Khi người ta cố gắng tạo ra một xã hội công bằng hơn và minh bạch hơn, là họ đang hợp tác với công trình của Thiên Chúa. Cả chúng ta cũng vậy, chịu trách nhiệm của những cộng đồng tôn giáo khác nhau, mong ước trao tặng sự cống hiến của chúng ta cho cam kết đó. Rất quan tâm đến vấn đề này, Giáo hội Công giáo đang hoạt động trong thế giới thể thao để mang đến niềm vui của Tin mừng, tình yêu vô biên và tuyệt đối của Thiên Chúa cho tất cả nhân loại.
Tôi tin rằng những ngày họp và suy tư này sẽ cho phép quý vị khám phá sâu hơn thiện ích mà thể thao và đức tin có thể đem đến cho các xã hội của chúng ta. Tôi xin phó thác tất cả mọi điều quý vị làm lên Chúa, mọi sự hy vọng và mong chờ, và từ tận trong tim tôi khẩn cầu ơn phúc lành của Người ban cho mỗi người trong quý vị; và tôi xin quý vị, hãy cầu nguyện cho tôi.

[Nguồn:  en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 09/10/2016]