Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Phụng vụ Giáng sinh của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được cử hành không có cộng đoàn

Phụng vụ Giáng sinh của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được cử hành không có cộng đoàn

Phụng vụ Giáng sinh của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được cử hành không có cộng đoàn

 

Credit: Courtney Grogan/CNA.

Hannah Brockhaus

Vatican City, 26 tháng Mười, 2020 / 11:13 sáng MT (CNA). - Phụng vụ Giáng sinh của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican sẽ được tổ chức không có sự tham dự của cộng đoàn trong năm nay, vì các quốc gia phải tiếp tục phản ứng với đại dịch coronavirus.

Theo một lá thư mà CNA nhìn thấy đã được Phủ Quốc vụ khanh gửi tới các đại sứ quán chính thức tại Tòa Thánh, Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ cử hành phụng vụ của Vatican trong mùa Giáng sinh “dưới hình thức riêng tư không có sự hiện diện của các thành viên ngoại giao đoàn.”

Bức thư, được gửi bởi phòng phụ trách các vấn đề tổng hợp ngày 22 tháng Mười, cho biết các nghi thức phụng vụ sẽ được truyền hình trực tuyến. Các nhà ngoại giao chính thức tại Tòa Thánh thường tham dự các phụng vụ của Đức Giáo hoàng với tư cách là khách mời đặc biệt.

Do các biện pháp phòng đại dịch, trong đó gồm cả việc phong tỏa toàn quốc kéo dài hai tháng ở Ý, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã cử hành những phụng vụ Phục sinh năm 2020 mà không có sự hiện diện của cộng đoàn.

Ý đã chứng kiến sự gia tăng mạnh các trường hợp coronavirus dương tính, cũng như tăng số ca nhập viện và tử vong trong những tuần lễ gần đây, khiến chính phủ phải ban hành các biện pháp ngăn chặn mới, bao gồm việc đóng cửa hoàn toàn các phòng tập thể dục và nhà hát, đồng thời đóng cửa 6 giờ chiều đối với các quán bar và nhà hàng ngoại trừ mua để mang đi. Tiệc tùng và các buổi chiêu đãi cũng bị cấm. Từ đầu tháng này, mọi người bắt buộc phải đeo khẩu trang mọi lúc ở nơi công cộng, kể cả khi ra ngoài.

Trong Mùa Vọng và Lễ Phục sinh, lịch phụng vụ và thánh lễ cộng đoàn của đức giáo hoàng thường dày đặc, với hàng ngàn người tham dự các thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.

Trong những năm qua, đức giáo hoàng dâng Thánh lễ ngày 12 tháng Mười Hai Lễ Đức Mẹ Guadalupe và một Thánh Lễ và cầu nguyện ngày 8 tháng Mười Hai tại Piazza di Spagna của Roma cho lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Theo lịch năm 2020 về các sự kiện với công chúng của giáo hoàng được công bố trên trang web của Vatican, thay vì một thánh lễ vào ngày 8 tháng Mười Hai, đức giáo hoàng sẽ xướng đọc Kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô để đánh dấu ngày này.

Trong mùa Giáng sinh, đức giáo hoàng thường dâng Thánh lễ Nửa đêm Chúa Giáng sinh tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào ngày 24 tháng Mười Hai, và vào Ngày Giáng sinh, ngài ban phép lành "Urbi et Orbi" từ ban công chính diện của vương cung thánh đường.

Trong những năm qua, ngài cũng đã cử hành giờ Kinh Chiều Đầu tiên vào ngày 31 tháng Mười Hai, sau đó là Thánh lễ vào ngày 1 tháng Một Lễ Trọng Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, cả hai đều tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.

Những sự kiện này không được liệt kê trong lịch công chúng của Đức Thánh Cha Phanxicô cho năm 2020, ngoại trừ phép lành “Urbi et Orbi” trong Ngày Giáng sinh. Đức Thánh Cha dự kiến sẽ ban tất cả các bài huấn từ Kinh Truyền Tin và tổ chức buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư hàng tuần, ngoại trừ Giáng sinh.

Lịch các sự kiện công chúng không kéo dài qua tháng Mười Hai năm 2020, vì vậy không rõ liệu Đức Thánh Cha Phanxicô có cử hành bất kỳ phụng vụ nào của tháng Một năm 2021 với cộng đoàn hay không, bao gồm cả Thánh lễ Hiển linh vào ngày 6 tháng Một.

Cũng không rõ liệu năm tới Đức Thánh Cha Phanxicô có rửa tội cho con của các nhân viên Vatican hay không, và dâng một Thánh Lễ riêng cho họ và gia đình nhân ngày lễ Chúa chịu Phép Rửa, theo truyền thống của ngài.



[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/10/2020]


Đức Thánh Cha tiếp đội cảnh binh ‘Carabinieri’ trong Vatican

Đức Thánh Cha tiếp đội cảnh binh ‘Carabinieri’ trong Vatican

© Vatican Media

Đức Thánh Cha tiếp đội cảnh binh ‘Carabinieri’ trong Vatican

Ngài khen ngợi ‘luôn kiên nhẫn sẵn sàng’

17 tháng Mười, 2020 15:38

ZENIT STAFF


Ngày 17 tháng Mười, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp đội cảnh binh Carabinieri của Compagnia Roma San Pietro tại Điện Tông Tòa Vatican.

Đức Giáo hoàng bày tỏ lòng biết ơn và sự ủng hộ đối với lực lượng hiến binh quốc gia, những người chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ trị an trong nước.

Đức Phanxico nói, “Cha xin bày tỏ lòng biết ơn với các con vì sự phục vụ mà các con đã cống hiến cho Tòa Thánh bằng cách cộng tác với các lực lượng khác của Ý và Vatican vì an ninh và trật tự công cộng. Công việc rất đáng trân trọng của các con trong những khu vực xung quanh Thành phố Vatican giúp cho các sự kiện diễn ra bình yên trong suốt cả năm, thu hút người hành hương và du khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Một mặt, đây là một hoạt động đòi phải thực thi các điều lệnh đã được truyền đạt và mặt khác, kiên nhẫn sẵn sàng trước nhu cầu của mọi người. Sự kiên nhẫn mà các con dành cho tất cả những người đặt câu hỏi với các con, ngay cả với các linh mục. Xin cảm ơn các con vì điều đó.”

Dưới đây là diễn từ của Đức Thánh Cha với những người có mặt:


Diễn từ của Đức Thánh Cha

Chào anh em đội cảnh binh Carabinieri thân mến!

Cha rất vui được chào đón các con và gửi lời chào thân ái đến từng người trong các con. Tôi xin chào vị Tổng Tư lệnh của Carabinieri, và tôi xin cảm ơn vì những lời của ông, vị Chỉ huy của Trung đội “Thánh Phêrô”, các vị chỉ huy và các nhà chức trách khác, cùng tất cả các con có mặt tại đây.

Cha xin bày tỏ lòng biết ơn với các con vì sự phục vụ mà các con đã cống hiến cho Tòa Thánh bằng cách cộng tác với các lực lượng khác của Ý và Vatican vì an ninh và trật tự công cộng. Công việc rất đáng trân trọng của các con trong những khu vực xung quanh Thành phố Vatican giúp cho các sự kiện diễn ra bình yên trong suốt cả năm, thu hút người hành hương và du khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Một mặt, đây là một hoạt động đòi phải thực thi các điều lệnh đã được truyền đạt và mặt khác, kiên nhẫn sẵn sàng trước nhu cầu của mọi người. Sự kiên nhẫn mà các con dành cho tất cả những người đặt câu hỏi với các con, ngay cả với các linh mục. Xin cảm ơn các con vì điều đó.

Tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm mà các con thể hiện trên địa hạt củng cố ý thức về tình liên đới trong cộng đồng xã hội. Trong công việc của mình, xung quanh Vatican cũng như các khu vực khác của thành phố, các con được kêu gọi quan tâm đặc biệt đến những người cô thế và thiệt thòi, đặc biệt là người già, họ là cội rễ văn hóa của chúng ta, là ký ức sống động cho nền văn hóa của chúng ta. Điều này được tạo thuận lợi bởi mối quan hệ tin tưởng và tận tụy vì ích chung thường được xây dựng giữa cảnh binh và người dân. Quả thật, điều này thật tuyệt vời. Khi mọi người gặp một cảnh binh, họ nhận thức được rằng có thể trông cậy vào sự giúp đỡ của người cảnh binh đó. Và điều này càng đáng khen hơn khi nó được thể hiện một cách thầm lặng, thông qua những cử chỉ nhỏ bé nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc phục vụ hàng ngày của các con. Nếu ngay cả cấp trên của các con không nhìn thấy những hành động thầm lặng đó, thì các con hãy biết rằng Thiên Chúa nhìn thấy chúng và không quên chúng!

Sứ mạng của các con được thể hiện qua việc cống hiến cho những người lân cận, và các con thực hiện mỗi ngày để xứng đáng với sự tin tưởng và quý trọng mọi người dành cho các con. Điều này đòi hỏi sự sẵn sàng không ngừng, sự thận trọng, tinh thần hy sinh và ý thức trách nhiệm. Cha động viên các con hãy là những người thúc đẩy tinh thần công dân có trách nhiệm ở khắp nơi, giúp mọi người trở thành người công dân tốt, trở thành những người bảo vệ quyền sống, thông qua cam kết đối với sự an toàn và an ninh. Khi thực hiện công việc của mình, hãy luôn ý thức rằng mỗi người đều được Thiên Chúa yêu thương, là thụ tạo của Ngài, và đáng được tôn trọng như vậy. Nguyện xin ân sủng của Chúa nuôi dưỡng tinh thần mà các con cống hiến cho công việc mỗi ngày, động viên các con sống tinh thần đó với sự chú tâm và cống hiến nhiều hơn.

Một lần nữa cha xin cảm ơn tất cả các con về sự hiện diện đầy cảnh giác và thận trọng của các con xung quanh Vatican. Xin Chúa ban thưởng cho các con! Mỗi buổi sáng khi cha đến đây trong phòng làm việc trong Thư viện, cha cầu nguyện với Đức Mẹ và sau đó cha đến bên cửa sổ để nhìn xuống quảng trường, nhìn ra thành phố và ở đó, cuối quảng trường, cha nhìn thấy các con. Mỗi buổi sáng, cha chào các con bằng trái tim của cha và cảm ơn các con. Cha hy vọng rằng niềm tin của các con, truyền thống về lòng trung thành, và sự quảng đại mà các con là người thừa kế, những lý tưởng của Arma dei Carabinieri sẽ giúp các con tìm được những lý do mới để thực hiện sự phục vụ của mình. Chúc mỗi người trong các con có những trải nghiệm tích cực trong đời sống nghề nghiệp, cá nhân và gia đình.

Cha khẩn xin các ơn của Chúa Thánh Thần đổ xuống trên các con và trong công việc hàng ngày của các con. Cha dâng các con cho sự bảo trợ mẫu tử của Đức Mẹ, Đấng mà các con tôn kính với tước hiệu Virgo fidelis. Các con hãy hướng về Mẹ với lòng tin tưởng, nhất là trong những lúc mệt mỏi và khó khăn, chắc chắn rằng Mẹ sẽ biết cách trình bày những thiếu thốn và mong mỏi của các con lên Chúa Giêsu Con của Mẹ, vì Mẹ là Mẹ dịu hiền. Mẹ là một người mẹ, và cũng như tất cả những người mẹ khác, Mẹ biết cách giữ gìn, cách bảo vệ, cách giúp đỡ. Cha ban phép lành cho các con cùng với gia đình. Và cha xin các con hãy cầu nguyện cho cha. Xin cảm ơn các con!

© Libreria Editrice Vatican


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/10/2020]


Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Vị Linh mục Pháp và tổ chức Công giáo giải cứu trẻ em trên đường phố Manila

Vị Linh mục Pháp và tổ chức Công giáo giải cứu trẻ em trên đường phố Manila

Vị Linh mục Pháp và tổ chức Công giáo giải cứu trẻ em trên đường phố Manila

Twitter @PatxiBronchalo (Fair Use)

 

Magnús Sannleikur

23/10/20


Trẻ em vô gia cư ở Philippines đã tìm được một ngôi nhà và được học hành, nhờ Cha Matthieu Dauchez và Quỹ ANAK-Tnk.

Cha Matthieu Dauchez là một linh mục người Pháp hoạt động tại Manila, Philippines, trong trách vụ là giám đốc của quỹ ANAK-Tnk, tổ chức giúp đỡ trẻ em đường phố ở những khu vực nghèo nhất của thủ đô. Quỹ đã giúp đỡ hơn 50.000 trẻ em trong suốt 22 năm có mặt.

Tổ chức tiếp nhận những trẻ em sống trên đường phố, bị gia đình và xã hội bỏ rơi, sống bằng nghề ăn xin, kiếm ăn ở các bãi rác, và đôi khi bằng nghề mại dâm. Những trẻ này thường là nạn nhân của sự lạm dụng, ma túy và tội phạm. Cha Matthieu và nhóm thiện nguyện của cha tìm kiếm các trẻ và mời chúng đến với tổ chức, nơi chúng có được chỗ ở, thức ăn, học tập, và các hình thức hỗ trợ khác.

Vị Linh mục Pháp và tổ chức Công giáo giải cứu trẻ em trên đường phố Manila

Trong một phỏng vấn với Kênh truyền hình France 24, Cha Dauchez giải thích rằng làm việc với những trẻ này thì khó hơn chúng ta nghĩ. Để có thể bắt đầu giúp đỡ chúng về mặt vật chất, trước hết phải chạm đến được mặt tình cảm và tâm lý của các em. Khi được tổ chức đề nghị giúp đỡ, phản ứng đầu tiên của các em thường là từ chối, vì sợ rằng lời đề nghị quá tốt và không thể là sự thật.

Cha nói, “Các em đã bị chính cha mẹ hoặc gia đình của mình chối bỏ. Các em bị tổn thương sâu sắc.” Các em thích sống trên đường phố, nó trở thành nơi ẩn náu của các em. Cha giải thích: Xây dựng lòng tin là bước đầu tiên:

Nếu các em hiểu rằng trong tổ chức các em sẽ được bảo vệ, các em sẽ có bầu không khí gia đình, thì đó là lúc các em rời bỏ đường phố. Đó là thời khắc có một tia hy vọng nhóm lên trong tâm hồn các em và chúng tôi có thể bắt đầu chữa lành những vết thương lòng của các em. Đây là thách thức lớn nhất. Đó không phải là thách thức về vật chất, mà là những gì diễn ra trong sâu thẳm tâm hồn các em.

Trong một phỏng vấn với Charis (Sáng kiến Cứu trợ & Hỗ trợ Nhân đạo Caritas Singapore), Cha Dauchez một lần nữa đề cập đến thách thức này, và những phần thưởng cho công việc của họ:

Vị Linh mục Pháp và tổ chức Công giáo giải cứu trẻ em trên đường phố Manila

PAID CONTENT


By

Thách thức lớn nhất là dẫn đưa những đứa trẻ bị từ chối và lạm dụng này đến với sự tha thứ, điều này thực tế là không thể đối với con người, nhưng mọi thứ đều là có thể đối với Thiên Chúa. Vì vậy, phần lớn sứ mạng của chúng tôi là chuẩn bị cho các em để Thiên Chúa chữa lành những vết thương tâm hồn của các em. Phần thưởng lớn nhất là được nhìn thấy những trẻ trước đây của tổ chức, chính các em hiện đã trở thành những người cha người mẹ, thể hiện tình yêu lớn lao và cao đẹp với con cái của mình.

ANAK-Tnk giúp các em ý thức được phẩm giá con người của mình là con Thiên Chúa, đồng thời học hỏi những cách nhìn mới và tốt đẹp hơn về cuộc sống. Lao công của họ đang đơm hoa kết trái; một trong những trẻ mà họ đã giúp đỡ, Darwin Ramos, là một ứng cử viên được tuyên phong chân phước.

Phản ánh trong cuộc phỏng vấn với kênh France 24 về câu hỏi tại sao Chúa cho phép điều ác trên thế giới, Cha Dauchez nói rằng vấn đề của điều ác là không thể giải thích. Tuy nhiên, chúng ta không thể cho phép mình đóng băng trước câu hỏi hóc búa này; cha nói, điều quan trọng chính là câu trả lời mà chúng ta đưa ra bằng hành động của mình hơn là tìm kiếm sự lý giải. “Chúng ta có thể hành động chống lại cái ác. Chúng ta có thể hành động chống lại bạo lực, chống lại mại dâm, chống lại lạm dụng tình dục, chống lại tất cả những điều ác này trong thế giới của chúng ta. Chúng ta có thể hành động, và chúng ta phải hành động!”

Đó là một điểm mà Cha Dauchez nhắc lại trong đoạn clip ngắn dưới đây của Chemin Neuf (phụ đề bằng tiếng Anh), trong đó cha cũng đề cập đến tấm gương của Tôi tớ Chúa Darwin Ramos:



Cầu nguyện là một phần nền tảng của dự án. Tên gọi của quỹ có nghĩa là “đứa trẻ” (anak) và “cầu nối cho trẻ em” (Tnk là chữ viết tắt của “tulay ng kabataa” trong tiếng Tagalog là ngôn ngữ được nói phổ biến nhất ở Philippines).

Trong chuyến thăm Philippines năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ khoảng 300 trẻ em mà quỹ giúp đỡ. Cố gắng đừng khóc khi bạn xem đoạn video ANAK-Tnk dưới đây về cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với các em:



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/10/2020]


Đức Thánh Cha tiếp tục kêu gọi về Hệ sinh thái Toàn diện trong Thông điệp gửi tới Sự kiện Focolare

Đức Thánh Cha tiếp tục kêu gọi về Hệ sinh thái Toàn diện trong Thông điệp gửi tới Sự kiện Focolare

Đức Thánh Cha tiếp tục kêu gọi về Hệ sinh thái Toàn diện trong Thông điệp gửi tới Sự kiện Focolare

‘Những con đường mới hướng tới Hệ sinh thái toàn diện’

23 tháng Mười, 2020 15:14

ZENIT STAFF


Hôm thứ Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các tham dự viên trong một hội nghị trực tuyến do Phong trào Focolare tổ chức rằng đang rất cần một mô hình kinh tế xã hội mới và bao gồm hơn để phản ánh sự thật rằng chúng ta là “một gia đình nhân loại duy nhất”.

Đức Giáo hoàng nói: “Đạt được một hệ sinh thái toàn diện đòi hỏi sự hoán cải nội tâm sâu sắc cả ở phạm vi cá nhân và cộng đồng. Khi các bạn phân tích những thách thức to lớn mà chúng ta phải đối mặt vào thời điểm này, bao gồm sự biến đổi khí hậu, nhu cầu của phát triển bền vững, và sự đóng góp mà tôn giáo có thể thực hiện đối với cuộc khủng hoảng môi trường, thì điều cần thiết là phải phá vỡ luận lý của sự bóc lột và ích kỷ và thúc đẩy việc thực hiện một lối sống đúng mực, đơn giản và khiêm nhường (xem Tông huấn Laudato Si', 222-224).”


Anh chị em thân mến!

Tôi gửi lời chào thân ái tới tất cả anh chị em tham dự Cuộc họp Quốc tế này được tổ chức như một phần của sự kiện kéo dài suốt năm kỷ niệm năm năm Tông huấn Laudato Si’. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới EcoOne, sáng kiến về sinh thái của Phong trào Focolare, và các vị đại diện của Bộ Thúc đẩy sự Phát triển Con người Toàn diện và Phong trào Khí hậu Công giáo Toàn cầu, những người đã hợp tác để biến sự kiện này thành hiện thực.

Cuộc họp của bạn, với chủ đề “Những con đường mới hướng tới hệ sinh thái toàn vẹn: Năm năm sau Tông huấn Laudato Si’”, đề cập đến tầm nhìn tương quan về nhân loại và sự quan tâm đến thế giới của chúng ta từ nhiều khía cạnh: đạo đức, khoa học, xã hội và thần học. Khi nhắc lại niềm tin của chị Chiara Lubich rằng thế giới được tạo ra mang trong mình một đặc sủng hiệp nhất, tôi tin tưởng rằng quan điểm của chị có thể hướng dẫn công việc của các bạn để thừa nhận rằng “mọi thứ đều được kết nối” và “sự quan tâm đến môi trường cần phải được gắn kết mật thiết với tình yêu thương đối với đồng loại và cam kết kiên trì để giải quyết các vấn đề của xã hội” (Laudato Si', 91).

Trong số những vấn đề đó là nhu cầu cấp thiết về một mô hình kinh tế xã hội mới và bao gồm hơn để phản ánh sự thật rằng chúng ta là “một gia đình nhân loại duy nhất, là những người bạn đồng hành cùng chung huyết nhục, là những đứa con cùng ở trên trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta” (Tông thư Fratelli Tutti, 8). Tình liên đới này đối với nhau và đối với thế giới xung quanh chúng ta đòi hỏi một sự sẵn sàng vững chắc để phát triển và thực hiện những biện pháp thiết thực nhằm thăng tiến phẩm giá của tất cả mọi người trong các mối tương quan về con người, gia đình và công việc của họ, đồng thời chống lại các nguyên nhân mang tính cấu trúc của sự nghèo đói và làm việc để bảo vệ môi trường tự nhiên.

Đạt được một hệ sinh thái toàn diện đòi hỏi sự hoán cải nội tâm sâu sắc cả ở phạm vi cá nhân và cộng đồng. Khi các bạn phân tích những thách thức to lớn mà chúng ta phải đối mặt vào thời điểm này, bao gồm biến đổi khí hậu, nhu cầu của phát triển bền vững, và sự đóng góp mà tôn giáo đối có thể thực hiện đối với cuộc khủng hoảng môi trường, thì điều cần thiết là phải phá vỡ luận lý của sự bóc lột và ích kỷ và thúc đẩy thực hiện một lối sống đúng mực, đơn giản và khiêm nhường (xem Tông huấn Laudato Si', 222-224). Tôi hy vọng rằng công việc của các bạn sẽ giúp gieo trồng trong tâm hồn anh chị em chúng ta một trách nhiệm chung đối với nhau như là con cái của Thiên Chúa và một cam kết mới để trở thành những người quản lý tốt món quà là công trình tạo dựng của Người (xem St 2:15).

Các bạn thân mến, một lần nữa tôi cảm ơn các bạn đã nghiên cứu và nỗ lực hợp tác để tìm kiếm những cách thức mới dẫn đến một hệ sinh thái toàn diện vì ích chung của gia đình nhân loại và thế giới được tạo dựng. Xin gửi những lời nguyện chúc tốt đẹp nhất của tôi đối với những cân nhắc của các bạn trong cuộc họp này, tôi khẩn xin những ơn khôn ngoan, sức mạnh và bình an của Chúa đổ xuống trên các bạn, gia đình và những cộng sự của các bạn. Và tôi xin các bạn hãy nhớ đến tôi trong lời cầu nguyện của mình.

Roma, từ Đền Thánh Gioan Lateran, 23 tháng Mười năm 2020

FRANCIS

[01265-EN.01] [Văn bản chính: tiếng Anh]

© Libreria Editrice Vatican


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/10/2020]


Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

TOÀN VĂN TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Chúa Giêsu, người cầu nguyện

TOÀN VĂN TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Chúa Giêsu, người cầu nguyện


TOÀN VĂN TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Chúa Giêsu, người cầu nguyện

‘Xin anh chị em thứ lỗi nếu cha đi không xuống để chào anh chị em: cha chào anh chị em từ đây nhưng cha ôm lấy anh chị em trong lòng’

28 tháng Mười, 2020 12:28

STAFF REPORTER


Dưới đây là văn bản tiếng Anh của Vatican những lời của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi Tiếp Kiến Chung hôm nay, 28 tháng Mười năm 2020, trong Khán phòng Phaolô VI:

***

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICO
TIẾP KIẾN CHUNG

Khán phòng Phaolô VI
Thứ Tư, 28 tháng Mười 2020


Bài giáo lý về việc cầu nguyện – 12. Chúa Giêsu, người cầu nguyện

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Như chúng ta đã thực hiện trong những buổi tiếp kiến chung trước, trong buổi tiếp kiến chung hôm nay cha sẽ ở lại đây. Cha rất muốn đi xuống và chào từng người trong anh chị em, nhưng chúng ta phải giữ khoảng cách, vì nếu cha đi xuống sẽ tạo thành một nhóm đông người chào đón cha, và việc này trái với các biện pháp và những đề phòng mà chúng ta phải thực hiện để đối phó với “Quý bà Covid”, và nó có hại cho chúng ta. Vì vậy, xin anh chị em thứ lỗi nếu cha đi không xuống để chào anh chị em: cha chào anh chị em từ đây nhưng cha ôm lấy anh chị em trong lòng, tất cả anh chị em. Về phần anh chị em, xin hãy ôm cha vào lòng, và cầu nguyện cho cha. Chúng ta có thể cầu nguyện cho nhau từ xa ... và cảm ơn sự thông cảm của anh chị em.

Trong hành trình giáo lý về cầu nguyện, sau khi đi qua Cựu Ước, bây giờ chúng ta đến với Chúa Giêsu. Và Chúa Giêsu cầu nguyện. Khởi đầu sứ vụ công khai của Ngài diễn ra với phép Rửa tại sông Giođan. Các tác giả Phúc âm đều đồng ý trong cách đặt tầm quan trọng nền tảng cho chương này. Các tác giả thuật lại việc tất cả mọi người đến với nhau trong lời cầu nguyện, và cho thấy rõ rằng sự tụ họp này có tính chất thú tội (xem Mc 1: 5; Mt 3: 8). Dân chúng đến gặp Gioan để được rửa tội, để được tha tội: nó mang tính thú tội, sám hối.

Do đó, hoạt động công khai đầu tiên của Chúa Giêsu là tham dự một buổi cầu nguyện chung của dân chúng, một buổi cầu nguyện của những người đến để chịu phép thánh tẩy, một buổi cầu nguyện sám hối, trong đó mọi người nhìn nhận mình là một tội nhân. Đây là lý do tại sao Gioan Tẩy giả lại phản đối, và nói: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi” (Mt 3,14). Gioan Tẩy giả hiểu rằng đó chính là Chúa Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu vẫn khăng khăng: hành động của Ngài là một hành động vâng phục thánh ý của Chúa Cha (c. 5), một hành động liên đới với thân phận con người của chúng ta. Ngài cầu nguyện với những tội nhân của dân Chúa. Chúng ta hãy nhớ thật kỹ điều này: Chúa Giêsu là Đấng Công Chính, Ngài không phải là tội nhân. Nhưng Ngài muốn xuống với chúng ta là những người tội lỗi, và Ngài cầu nguyện với chúng ta, và khi chúng ta cầu nguyện, Ngài ở với chúng ta, cầu nguyện; Ngài ở với chúng ta vì Ngài ở trên trời đang cầu nguyện cho chúng ta. Chúa Giêsu luôn cầu nguyện với dân của Ngài, Ngài luôn cầu nguyện với chúng ta: luôn luôn. Chúng ta không bao giờ cầu nguyện một mình, chúng ta luôn cầu nguyện với Chúa Giêsu. Ngài không dừng lại phía bên kia sông – “Tôi là người công chính, các anh là người có tội” – để đánh dấu sự khác biệt và khoảng cách của Ngài với những người bất tuân, nhưng Ngài bước chân xuống cùng một dòng nước thanh tẩy. Ngài hành động như thể Ngài là một tội nhân. Và đây là sự vĩ đại của Thiên Chúa, Đấng đã sai Con của Người đến và tự hủy chính mình, và thể hiện như một tội nhân.

Chúa Giêsu không phải là một Thiên Chúa xa cách, và Ngài không thể như vậy. Sự nhập thể đã mạc khải Ngài một cách trọn vẹn và không thể tưởng tượng được về mặt con người. Vì vậy, khi bắt đầu sứ vụ của Ngài, Chúa Giêsu đặt bản thân Ngài vào hàng ngũ của một dân tộc sám hối, coi như Ngài chịu trách nhiệm mở một lối đi mà tất cả chúng ta phải can đảm vượt qua, theo sau Ngài. Nhưng con đường, hành trình này, thì khó khăn; nhưng Ngài đi trước mở đường. Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo giải thích rằng đây là sự mới mẻ của thời gian viên mãn. Lời dạy rằng: “Lời cầu nguyện hiếu thảo của Ngài, mà Chúa Cha chờ đợi từ con cái của Người, cuối cùng sẽ được sống thi hành bởi người Con Duy Nhất trong nhân tính của Ngài, sống cùng với con người và cho con người” (số 2599). Chúa Giêsu cầu nguyện với chúng ta. Chúng ta hãy ghi nhớ thật kỹ điều này trong tâm trí và trong tâm hồn của chúng ta: Chúa Giêsu cầu nguyện với chúng ta.

Vào ngày đó, trên bờ sông Giođan, có toàn thể nhân loại, với niềm khát khao cầu nguyện không diễn đạt thành lời. Trên tất cả là những con người tội lỗi: những người nghĩ rằng họ không được Thiên Chúa yêu thương, những người không dám bước qua ngưỡng cửa đền thờ, những người không cầu nguyện vì họ không xem mình là người xứng đáng. Chúa Giêsu đến cho tất cả mọi người, cho cả những người đó, và Ngài bắt đầu chính bằng cách hòa mình vào cùng với họ. Ở hàng đầu.

Đặc biệt, Tin Mừng Thánh Luca làm nổi bật bầu không khí cầu nguyện khi phép rửa của Chúa Giêsu diễn ra: “Khi toàn dân đã chịu phép rửa, Đức Giêsu cũng chịu phép rửa, và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra” (3: 21). Bằng cách cầu nguyện, Chúa Giêsu mở cửa thiên đàng, và Thánh Thần ngự xuống từ đó. Và từ trên cao, một lời công bố sự thật tuyệt vời: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (c. 22). Câu nói đơn giản này chứa đựng một kho tàng vô cùng lớn lao; nó cho phép chúng ta trực cảm được điều gì đó về thừa tác vụ của Chúa Giêsu và trái tim của Ngài, luôn hướng về Chúa Cha. Trong vòng xoáy của cuộc đời và thế gian sẽ đến để kết án Ngài, ngay cả trong những thời khắc khó khăn và đau thương nhất mà Ngài sẽ phải gánh chịu, ngay cả khi Ngài thấy mình không có chỗ tựa đầu (x. Mt 8, 20), ngay cả khi hận thù và bắt bớ bủa vây Ngài, Chúa Giêsu không bao giờ không có nơi nương náu: đời đời Ngài ở trong Chúa Cha.

Đây là sự vĩ đại độc nhất của lời cầu nguyện của Chúa Giêsu: Thánh Thần bao phủ lấy Ngài và tiếng của Chúa Cha chứng thực rằng Ngài là người Con yêu dấu, là người Con phản ánh trọn vẹn chính Người.

Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trên bờ sông Giođan hoàn toàn riêng tư – và vì thế sẽ là lời cầu nguyện cho toàn bộ đời sống trần thế của Ngài – Lễ Ngũ Tuần trở thành ơn cầu nguyện cho tất cả những ai được thánh tẩy trong Đức Kitô. Chính Ngài đã ban cho chúng ta món quà này, và Ngài mời gọi chúng ta cầu nguyện như Ngài đã cầu nguyện.

Vì vậy, nếu trong một buổi tối cầu nguyện mà chúng ta cảm thấy uể oải và trống rỗng, nếu chúng ta cảm thấy rằng cuộc sống đã hoàn toàn vô ích, thì ngay khi đó chúng ta phải nài xin rằng lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cũng trở thành lời cầu nguyện của riêng chúng ta. “Hôm nay tôi không thể cầu nguyện, tôi không biết phải làm gì: Tôi cảm thấy không thích, tôi không xứng đáng… [...] Và dâng mình cho Chúa, để Ngài cầu nguyện cho chúng ta. Ngay lúc này Ngài đang ở trước mặt Chúa Cha, cầu nguyện cho chúng ta, Ngài là Đấng chuyển cầu; Ngài trình bày những vết thương trước Chúa Cha, cho chúng ta. Chúng ta hãy vững tin vào điều đó, nó rất tuyệt vời. Và rồi chúng ta sẽ nghe thấy, nếu chúng ta đầy lòng tin cậy, thì chúng ta sẽ nghe thấy một tiếng từ trời, lớn hơn cả tiếng nói từ sâu thẳm của chúng ta, và chúng ta sẽ nghe thấy giọng nói này thì thầm những lời dịu dàng: “Con là người được Chúa yêu thương, con là một người con, con là niềm vui của Cha trên trời”. Với chúng ta, với mỗi người chúng ta, vang vọng lời của Chúa Cha: ngay cả khi chúng ta bị từ chối bởi tất cả, những tội nhân nặng nề nhất. Chúa Giêsu không xuống dòng sông Giođan cho riêng Ngài, nhưng cho tất cả chúng ta. Chính là toàn thể dân Chúa đã đến sông Giođan để cầu nguyện, để xin ơn tha thứ, để lãnh nhận phép rửa sám hối đó. Và như một nhà thần học đã nói, họ tiến đến sông Giođan với một “tâm hồn và đôi chân trần”. Đây là sự khiêm tốn. Cần phải khiêm tốn khi cầu nguyện. Ngài đã mở cửa các tầng trời, như ông Môisê mở dòng nước của Biển Đỏ, để tất cả chúng ta có thể đi qua theo sau Ngài. Chúa Giêsu đã ban tặng cho chúng ta lời cầu nguyện của chính Ngài, đó là cuộc đối thoại đằm thắm yêu thương của Ngài với Chúa Cha. Ngài đã ban tặng nó cho chúng ta như một hạt giống của Chúa Ba Ngôi, mà Ngài muốn nó bén rễ trong tâm hồn chúng ta. Chúng ta hãy chào đón Ngài! Chúng ta hãy chào đón ơn này, ơn cầu nguyện. Luôn luôn ở bên Ngài. Và chúng ta sẽ không lơ đãng. Cảm ơn anh chị em.

______________________________________________

LỜI KÊU GỌI

Cha xin chia sẻ nỗi đau đớn của các gia đình có những học sinh bị sát hại một cách tàn bạo hôm thứ Bảy tuần trước ở Kumba, Cameroon. Tôi thật không hiểu nổi trước một hành động tàn nhẫn và vô nghĩa như vậy, đã cướp đi những đứa trẻ vô tội ra khỏi cuộc sống khi các em đang học ở trường. Xin Chúa soi sáng những tâm hồn, để những hành động tương tự không bao giờ lặp lại, và các khu vực đau khổ thuộc miền tây bắc và tây nam của đất nước cuối cùng có thể tìm được bình yên! Tôi hy vọng rằng vũ khí sẽ im tiếng, và sự an toàn của tất cả mọi người cũng như quyền được học hành của người trẻ và tương lai có thể được đảm bảo. Cha bày tỏ tình thương mến với các gia đình, với thành phố Kumba và toàn thể nước Cameroon và cha khẩn xin sự an ủi mà chỉ Chúa mới có thể ban tặng.

___________________________________________

Lời chào đặc biệt

Cha xin chào tất cả anh chị em hành hương và du khách nói tiếng Anh cùng tham dự buổi Tiếp kiến chung hôm nay với chúng ta. Xin niềm vui và sự bình an của Chúa Giêsu Kitô đổ xuống trên anh chị em và gia đình. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em!

[Bản dịch (ND: tiếng Anh) của Vatican]


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/10/2020]


CHUYÊN MỤC: ‘Chúng ta cầu xin Thiên Chúa chịu đóng đinh ban cho chúng ta ơn hiệp nhất và huynh đệ hơn’ — Đức Giáo hoàng kêu gọi tại buổi Cầu nguyện cho Hòa bình của Sant’Egidio (3)

CHUYÊN MỤC: ‘Chúng ta cầu xin Thiên Chúa chịu đóng đinh ban cho chúng ơn hiệp nhất và huynh đệ hơn’ — Đức Giáo hoàng kêu gọi tại buổi Cầu nguyện cho Hòa bình của Sant’Egidio (3)

CHUYÊN MỤC: ‘Chúng ta cầu xin Thiên Chúa chịu đóng đinh ban cho chúng ta ơn hiệp nhất và huynh đệ hơn’ — Đức Giáo hoàng kêu gọi tại buổi Cầu nguyện cho Hòa bình của Sant’Egidio (3)

DIỄN TỪ TẠI BUỔI CẦU NGUYỆN CHO HÒA BÌNH – Nghi thức diễn ra an toàn trong Điện Capitol của Ý giữa Đại dịch

20 tháng Mười, 2020 17:02

DEBORAH CASTELLANO LUBOV

 

Trong diễn từ tại Campidoglio, Đức Giáo Hoàng bày tỏ lòng biết ơn của mình, bất kể có những khó khăn trong việc đi lại trong thời gian này, các nhà lãnh đạo đức tin khác, cùng với ngài, đều muốn tham dự vào buổi gặp gỡ cầu nguyện này. Ngài nói, Cuộc Gặp gỡ Assisi và tầm nhìn về hòa bình của nó “chứa đựng một hạt giống tiên tri, mà nhờ ơn Chúa, đã từng bước trưởng thành qua những cuộc gặp gỡ chưa từng có, những hành động xây dựng hòa bình và những sáng kiến mới mẻ của tình huynh đệ”.

CHUYÊN MỤC: ‘Chúng ta cầu xin Thiên Chúa chịu đóng đinh ban cho chúng ơn hiệp nhất và huynh đệ hơn’ — Đức Giáo hoàng kêu gọi tại buổi Cầu nguyện cho Hòa bình của Sant’Egidio (3)

Ngài thừa nhận, mặc dù những năm qua đã chứng kiến các biến cố đau đớn, “bao gồm các cuộc xung đột, khủng bố và chủ nghĩa cấp tiến, đôi khi nhân danh tôn giáo, chúng ta cũng phải công nhận những bước đi hiệu quả đã đạt được trong việc đối thoại giữa các tôn giáo. Đây là một dấu chỉ của hy vọng khuyến khích chúng ta tiếp tục hợp tác như anh chị em”. Đức Giáo hoàng lưu ý, một kết quả của cuộc đối thoại hiệu quả này đã đạt đến trong Văn kiện quan trọng về Tình huynh đệ Nhân loại vì nền Hòa bình Thế giới và Chung sống, mà ngài đã ký vào năm 2019 tại Abu Dhabi với Đức Đại Imam của Đại học Al-Azhar, Ahmad Al-Tayyeb.

Dưới đây là văn bản của Vatican (ND: bản tiếng Anh) toàn văn diễn từ của Đức Thánh Cha tại Buổi Cầu nguyện cho Hòa bình tại Campidoglio:

***

DIỄN TỪ TẠI BUỔI CẦU NGUYỆN CHO HÒA BÌNH – Piazza del Campidoglio

Anh chị em thân mến,

Tôi vui mừng và tạ ơn Chúa vì tại đây trên Đồi Capitoline này, trung tâm của thành phố Roma, tôi có thể gặp gỡ các bạn là những nhà lãnh đạo tôn giáo cao quý, các vị chức trách dân sự và rất nhiều bạn bè yêu chuộng hòa bình. Chúng ta đã cầu nguyện cho hòa bình bên nhau. Tôi xin kính chào ngài Sergio Mattarella đáng kính là Tổng thống nước Cộng hòa Ý. Tôi vô cùng hạnh phúc vì một lần nữa tôi được gặp Đức Thượng phụ Đại kết, là Đức Bartholomewolins. Điều tôi biết ơn nhất đó là cho dù có những khó khăn trong việc đi lại trong những ngày này, ngài và các nhà lãnh đạo khác đều đến tham dự buổi gặp gỡ cầu nguyện này. Theo tinh thần của Cuộc gặp gỡ Assisi do Thánh Gioan Phaolô II kêu gọi vào năm 1986, Cộng đoàn Sant’Egidio tổ chức hàng năm tại các thành phố khác nhau, giờ cầu nguyện và đối thoại cho hòa bình giữa các tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau.

Cuộc Gặp gỡ Assisi và tầm nhìn về hòa bình của nó chứa đựng một hạt giống tiên tri, mà nhờ ơn Chúa, đã từng bước trưởng thành qua những cuộc gặp gỡ chưa từng có, những hành động xây dựng hòa bình và những sáng kiến mới mẻ của tình huynh đệ. Mặc dù những năm qua đã chứng kiến các biến cố đau đớn, bao gồm các cuộc xung đột, khủng bố và chủ nghĩa cấp tiến, đôi khi nhân danh tôn giáo, nhưng chúng ta cũng phải công nhận những bước đi hiệu quả đã đạt được trong việc đối thoại giữa các tôn giáo. Đây là một dấu chỉ của hy vọng khuyến khích chúng ta tiếp tục hợp tác như anh chị em. Theo cách này, chúng tôi đã tiến đến được Tài liệu quan trọng về Tình huynh đệ của Nhân loại vì nền Hòa bình Thế giới và sự Chung sống, mà tôi đã ký với Đức Ahmad Al-Tayyeb, Đại Imam của Đại học Al-Azhar, vào năm 2019.

Thật vậy, “điều răn về hòa bình được khắc sâu trong các truyền thống tôn giáo” (Tông huấn Fratelli Tutti, 284). Các tín đồ đã hiểu rằng sự khác biệt tôn giáo không biện minh cho sự thờ ơ hay thù hằn. Đúng hơn, trên nền tảng niềm tin tôn giáo của mình, chúng ta có khả năng trở thành những người kiến tạo hòa bình, thay vì bị động đứng trước cái ác của chiến tranh và hận thù. Các tôn giáo đứng lên phục vụ cho hòa bình và tình huynh đệ. Vì lý do này, cuộc họp mặt hiện tại của chúng ta cũng thể hiện một sự khích lệ cho các nhà lãnh đạo tôn giáo và tất cả các tín đồ nhiệt thành cầu nguyện cho hòa bình, không bao giờ cam chịu chiến tranh, nhưng làm việc với sức mạnh nhẹ nhàng của đức tin để chấm dứt xung đột.

Chúng ta cần hòa bình! Hòa bình nhiều hơn! “Chúng ta không thể thờ ơ. Ngày nay thế giới vô cùng khát khao hòa bình. Ở nhiều quốc gia, con người đang phải gánh chịu đau khổ do chiến tranh và nó luôn là nguyên nhân của đau khổ và nghèo đói, mặc dù thường bị lãng quên” (Diễn từ trước những người tham gia Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Hòa bình, Assisi, 20 tháng Một năm 2016). Thế giới, đời sống chính trị và công luận đều có nguy cơ ngày càng trở nên quen thuộc với sự ác của chiến tranh, coi nó đơn giản như là một phần của lịch sử nhân loại. “Chúng ta đừng sa lầy vào các cuộc tranh luận mang tính lý thuyết, mà hãy chạm vào da thịt bị thương tổn của các nạn nhân… Chúng ta hãy nghĩ đến những người tị nạn và di tản, những người chịu ảnh hưởng của bức xạ nguyên tử hoặc các cuộc tấn công hóa học, những bà mẹ mất con, và những bé trai và bé gái bị tàn tật hoặc bị tước đoạt mất tuổi thơ” (Tông huấn Fratelli Tutti, 261). Ngày nay, những đau khổ của chiến tranh càng trở nên trầm trọng hơn bởi những đau khổ do coronavirus gây ra, và không có khả năng tiếp cận với sự chăm sóc cần thiết ở nhiều quốc gia.

Trong khi đó, các cuộc xung đột vẫn tiếp diễn, mang đến cho họ đau khổ và cái chết. Chấm dứt chiến tranh là một nhiệm vụ trọng đại trước mặt Chúa đối với tất cả những người nắm giữ trách nhiệm chính trị. Hòa bình là ưu tiên của mọi nền chính trị. Chúa sẽ hỏi trách nhiệm nơi những người thất bại trong việc tìm kiếm hòa bình, hoặc những người tạo ra căng thẳng và xung đột. Người sẽ bắt họ phải giải thích về tất cả những ngày, tháng và năm của chiến tranh mà các dân tộc trên thế giới phải gánh chịu!

Những lời Chúa Giêsu nói với Phêrô thật sâu sắc và đầy khôn ngoan: “Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm” (Mt 26:52). Những ai sử dụng gươm, có thể vì tin rằng nó sẽ giải quyết các tình huống khó khăn một cách nhanh chóng, sẽ biết được cái chết do thanh gươm mang lại trong cuộc sống của chính họ, trong cuộc sống của những người thân, và đời sống của đất nước họ. “Đủ rồi!” Chúa Giêsu nói (Lc 22,38), khi các môn đệ đưa ra hai thanh gươm trước cuộc Khổ nạn. “Đủ rồi!” Đó là phản ứng rất rõ ràng của Ngài trước bất kỳ hình thức bạo lực nào. Một lời duy nhất đó của Chúa Giêsu vang vọng qua nhiều thế kỷ và đến với chúng ta một cách mạnh mẽ trong thời đại của chúng ta: đã đủ gươm giáo rồi, đủ vũ khí, bạo lực và chiến tranh rồi!

Thánh Phaolô VI đã lặp lại lời đó trong lời kêu gọi của ngài tại Liên Hợp Quốc năm 1965: “Chiến tranh đã đủ rồi!” Đây là lời khẩn cầu của chúng tôi, và của tất cả những người nam và nữ thiện chí. Đó là ước mơ của tất cả những ai nỗ lực và làm việc vì hòa bình khi nhận ra rằng “mọi cuộc chiến tranh đều khiến thế giới của chúng ta trở nên tồi tệ hơn trước” (Tông huấn Fratelli Tutti, 261).

Tình huynh đệ, được sinh ra từ nhận thức rằng chúng ta là một gia đình nhân loại duy nhất, phải thấm nhập vào đời sống của các dân tộc, các cộng đồng, các nhà lãnh đạo chính phủ và hội đồng quốc tế. Điều này giúp tất cả mọi người hiểu rằng chúng ta chỉ có thể được cứu thoát cùng nhau thông qua việc gặp gỡ và đối thoại, gạt bỏ những xung khắc và theo đuổi hòa giải, làm dịu bớt ngôn ngữ chính trị và tuyên truyền, và phát triển những con đường hòa bình thực sự (x. Fratelli Tutti, 231).

Chúng ta tập trung tối nay, với tư cách là những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau, để gửi đi một thông điệp hòa bình. Để cho thấy rõ ràng rằng các tôn giáo không muốn chiến tranh, và thực sự không công nhận những kẻ nuôi dưỡng bạo lực. Các tôn giáo yêu cầu mọi người cầu nguyện cho sự hòa giải và cố gắng tạo điều kiện cho tình huynh đệ có thể mở ra những con đường hy vọng mới. Thật vậy, với sự trợ giúp của Thiên Chúa, chúng ta sẽ có thể xây dựng một thế giới hòa bình, và nhờ đó được cứu thoát cùng nhau.

***

ON THE NET:
FOLLOW LIVE, on WEBSITE OF COMMUNITY OF SANT’EGIDIO:


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/10/2020]


Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

CHUYÊN MỤC: ‘Chúng ta cầu xin Thiên Chúa chịu đóng đinh ban cho chúng ơn hiệp nhất và huynh đệ hơn’ — Đức Giáo hoàng kêu gọi tại buổi Cầu nguyện cho Hòa bình của Sant’Egidio (1)

CHUYÊN MỤC: ‘Chúng ta cầu xin Thiên Chúa chịu đóng đinh ban cho chúng ơn hiệp nhất và huynh đệ hơn’ — Đức Giáo hoàng kêu gọi tại buổi Cầu nguyện cho Hòa bình của Sant’Egidio (1)

CHUYÊN MỤC: ‘Chúng ta cầu xin Thiên Chúa chịu đóng đinh ban cho chúng ơn hiệp nhất và huynh đệ hơn’ — Đức Giáo hoàng kêu gọi tại buổi Cầu nguyện cho Hòa bình của Sant’Egidio (1)

LỜI KÊU GỌI HÒA BÌNH - Nghi thức diễn ra an toàn trong Điện Capitol của Ý giữa Đại dịch

20 tháng Mười, 2020 17:02

DEBORAH CASTELLANO LUBOV

 

Lời Kêu gọi bắt đầu bằng lưu ý rằng những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau hiện diện đã tập hợp lại để gửi thông điệp hòa bình.

“Để cho thấy rõ ràng rằng các tôn giáo không muốn chiến tranh, và thực sự không công nhận những kẻ nuôi dưỡng bạo lực.” Họ cũng kêu gọi mọi người cầu nguyện cho sự hòa giải và cố gắng tạo điều kiện cho tình huynh đệ có thể mở ra những con đường hy vọng mới.

Họ hứa, “Chúng tôi long trọng cam kết biến Lời kêu gọi Hòa bình này thành lời của riêng chúng tôi và đề xuất nó lên những nhà lãnh đạo các quốc gia và công dân trên thế giới.” Trong những thời điểm bấp bênh này, khi chúng ta cảm nhận các tác động của đại dịch Covid-19 đe dọa nền hòa bình bằng cách làm tăng thêm sự bất bình đẳng và nỗi sợ hãi, họ thừa nhận, “chúng tôi khẳng định chắc chắn rằng không ai có thể được cứu thoát một mình: không dân tộc nào, không có cá nhân nào!”

Họ nói và giải thích, “Đã đến lúc phải mạnh dạn mơ ước một lần nữa rằng hòa bình là có thể, rằng một thế giới không có chiến tranh không phải là điều hoang tưởng. Đây là lý do tại sao chúng tôi muốn nói lên một lần nữa: “Đã đủ chiến tranh rồi!” Họ mời những nhà lãnh đạo của các quốc gia cùng nhau làm việc để xây dựng một kiến trúc hòa bình mới.

CHUYÊN MỤC: ‘Chúng ta cầu xin Thiên Chúa chịu đóng đinh ban cho chúng ơn hiệp nhất và huynh đệ hơn’ — Đức Giáo hoàng kêu gọi tại buổi Cầu nguyện cho Hòa bình của Sant’Egidio (1)

Lời kêu gọi thúc giục, “Chúng ta cùng hợp lực để thăng tiến cuộc sống, sức khỏe, giáo dục và hòa bình. Chúng ta không lãng phí thời gian!” lời kêu gọi yêu cầu, và đề nghị: “Chúng ta hãy bắt đầu với những mục tiêu có thể đạt được: chúng ta ngay lập tức hợp chung tất cả mọi nỗ lực để ngăn chặn sự lây lan của virus cho đến khi có một loại vaccine phù hợp và có sẵn cho tất cả mọi người. Đại dịch đang nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là anh chị em ruột thịt”. Kêu gọi tất cả các tín đồ, và những người thiện chí hãy trở thành những nghệ nhân sáng tạo của hòa bình, tình bằng hữu và đối thoại, lời kêu gọi nhấn mạnh rằng không ai có thể cảm thấy được miễn trừ khỏi điều này, và lưu ý rằng tất cả chúng ta đều có trách nhiệm chung.

Lời Kêu gọi Hòa bình kết luận bằng lời cầu nguyện: “Xin Thượng Đế khơi dậy trong chúng ta sự cam kết với những lý tưởng này và với hành trình mà chúng ta đang cùng nhau thực hiện. Xin Người chạm đến mọi tâm hồn và làm cho chúng ta trở thành những sứ giả của hòa bình.”

Dưới đây là văn bản của Vatican (ND: bản tiếng Anh) toàn văn Lời Kêu gọi Hòa bình của các nhà lãnh đạo tôn giáo:

***

LỜI KÊU GỌI HÒA BÌNH:

Tập hợp tại Roma, trong “tinh thần Assisi”, và được hợp nhất trong tinh thần với các tín đồ trên toàn thế giới và tất cả những người có thiện chí, chúng tôi cùng nhau cầu nguyện để xin cho thế giới của chúng ta món quà hòa bình. Chúng tôi nhớ đến những vết thương của nhân loại, chúng tôi được hợp nhất với những lời cầu nguyện thầm lặng của rất nhiều anh chị em đau khổ của chúng ta, thường thường tất cả họ đều là vô danh và không được nghe thấy. Giờ đây, chúng tôi long trọng cam kết chọn lấy làm của riêng mình và đề xuất lên các nhà lãnh đạo của các quốc gia và công dân trên thế giới Lời Kêu gọi Hòa bình này.

Trên Đồi Capitoline này, sau cuộc xung đột lớn nhất trong lịch sử, các quốc gia từng tham chiến đã lập một hiệp ước đặt nền tảng trong ước mơ hiệp nhất mà sau này đã trở thành hiện thực: giấc mơ về một Châu Âu thống nhất. Ngày nay, trong những thời điểm bấp bênh này, khi chúng ta cảm nhận các tác động của đại dịch Covid-19 đe dọa nền hòa bình bằng cách làm tăng thêm sự bất bình đẳng và nỗi sợ hãi, chúng tôi khẳng định chắc chắn rằng không ai có thể được cứu thoát một mình: không một dân tộc nào, không một cá nhân nào! Chiến tranh và hòa bình, đại dịch và chăm sóc sức khỏe, nạn đói và khả năng tiếp cận lương thực, nhiệt độ nóng lên toàn cầu và sự phát triển bền vững, sự di dời dân cư, loại bỏ các mối đe dọa nguyên tử và giảm bớt những bất bình đẳng: đây không phải là những vấn đề chỉ liên quan đến từng quốc gia. Ngày nay, chúng ta hiểu điều này rõ hơn, trong một thế giới được kết nối trọn vẹn, nhưng lại thiếu ý thức về tình huynh đệ. Tất cả chúng ta đều là anh chị em của nhau! Chúng ta hãy cầu nguyện với Đấng Tối Cao rằng sau thời gian thử thách này, có thể không còn “những người khác”, mà thay vào đó là một “chúng ta” vĩ đại, phong phú và đa dạng. Đã đến lúc mạnh dạn mơ ước một lần nữa rằng hòa bình là có thể, rằng một thế giới không có chiến tranh không phải là điều hoang tưởng. Đây là lý do tại sao chúng tôi muốn nói lên một lần nữa: “Đã đủ chiến tranh rồi!”

Thật đáng buồn, đối với nhiều người, một lần nữa chiến tranh dường như là một trong những phương tiện khả thi để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Không phải vậy. Trước khi quá muộn, chúng tôi xin nhắc mọi người rằng chiến tranh luôn làm cho thế giới tồi tệ hơn trước. Chiến tranh là một sự thất bại của chính trị và của nhân loại.

Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo chính phủ gạt bỏ ngôn ngữ chia rẽ, thường xuất phát từ sợ hãi và ngờ vực, và tránh đi vào những con đường không thể quay lại. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn đến các nạn nhân. Quá nhiều xung đột hiện đang diễn ra.

Đối với những nhà lãnh đạo của các quốc gia, chúng tôi nói rằng: chúng ta hãy cùng nhau làm việc để kiến tạo một kiến trúc hòa bình mới. Chúng ta hãy hợp lực để thăng tiến đời sống, sức khỏe, giáo dục và hòa bình. Đã đến lúc phải chuyển hướng các nguồn tài nguyên được sử dụng để sản xuất vũ khí hủy diệt và chết chóc hơn bao giờ hết sang việc chọn sự sống và chăm sóc cho nhân loại và ngôi nhà chung của chúng ta. Chúng ta đừng lãng phí thời gian! Chúng ta hãy bắt đầu với những mục tiêu có thể đạt được: chúng ta ngay lập tức hợp chung tất cả mọi nỗ lực để ngăn chặn sự lây lan của virus cho đến khi có một loại vaccine phù hợp và có sẵn cho tất cả mọi người. Đại dịch đang nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là anh chị em ruột thịt

Đối với tất cả các tín đồ, và những người nam và nữ thiện chí, chúng tôi nói rằng: hãy trở thành những nghệ nhân sáng tạo của hòa bình, chúng ta hãy xây dựng tình bằng hữu xã hội, chúng ta hãy xây dựng văn hóa đối thoại. Đối thoại trung thực, kiên trì và can đảm là thuốc giải cho sự ngờ vực, chia rẽ và bạo lực. Đối thoại phá bỏ ngay từ đầu những lập luận cho các cuộc chiến tranh phá hủy tình huynh đệ mà gia đình nhân loại chúng ta được kêu gọi.

Không ai có thể được miễn trừ khỏi điều này. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm chung. Tất cả chúng ta cần phải tha thứ và được tha thứ. Những bất công của thế giới và lịch sử không thể được chữa lành bằng oán hận và báo thù, nhưng bằng đối thoại và tha thứ.

Xin Thượng Đế khơi dậy trong chúng ta sự cam kết với những lý tưởng này và với hành trình mà chúng ta đang cùng nhau thực hiện. Xin Người chạm đến mọi tâm hồn và làm cho chúng ta trở thành những sứ giả của hòa bình.

Roma, Đồi Capitoline, 20 Tháng Mười 2020.

[Văn bản chính: tiếng Ý]

***

ON THE NET:
FOLLOW LIVE, on WEBSITE OF COMMUNITY OF SANT’EGIDIO:


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/10/2020]


CHUYÊN MỤC: ‘Chúng ta cầu xin Thiên Chúa chịu đóng đinh ban cho chúng ơn hiệp nhất và huynh đệ hơn’ — Đức Giáo hoàng kêu gọi tại buổi Cầu nguyện cho Hòa bình của Sant’Egidio (2)

CHUYÊN MỤC: ‘Chúng ta cầu xin Thiên Chúa chịu đóng đinh ban cho chúng ơn hiệp nhất và huynh đệ hơn’ — Đức Giáo hoàng kêu gọi tại buổi Cầu nguyện cho Hòa bình của Sant’Egidio (2)

CHUYÊN MỤC: ‘Chúng ta cầu xin Thiên Chúa chịu đóng đinh ban cho chúng ơn hiệp nhất và huynh đệ hơn’ — Đức Giáo hoàng kêu gọi tại buổi Cầu nguyện cho Hòa bình của Sant’Egidio (2)

BÀI GIẢNG GIỜ CẦU NGUYỆN KITÔ GIÁO - Nghi thức diễn ra an toàn trong Điện Capitol của Ý giữa Đại dịch

20 tháng Mười, 2020 17:02

DEBORAH CASTELLANO LUBOV

 

“Chúng ta cầu xin Thiên Chúa chịu đóng đinh ban cho chúng ta ơn hiệp nhất và huynh đệ hơn …”

Hôm nay, ngày 20 tháng Mười, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích điều này khi tham dự Buổi gặp gỡ Quốc tế năm nay về chủ đề “Không ai được cứu thoát một mình. Hòa bình và Tình Huynh đệ,” do Cộng đoàn Sant’Egidio tổ chức. Hàng năm, Cuộc Gặp gỡ nhắc lại Ngày Cầu nguyện cho Hòa bình lịch sử do Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tổ chức tại Assisi vào năm 1986, với đại diện của tất cả các tôn giáo trên thế giới.

CHUYÊN MỤC: ‘Chúng ta cầu xin Thiên Chúa chịu đóng đinh ban cho chúng ơn hiệp nhất và huynh đệ hơn’ — Đức Giáo hoàng kêu gọi tại buổi Cầu nguyện cho Hòa bình của Sant’Egidio (2)

Chủ đề của Cuộc gặp gỡ năm nay được lấy cảm hứng từ lời nói của Đức Giáo hoàng Phanxico trong nghi thức Ban Phép lành Urbi et Orbi Ngoại thường vào ngày 27 tháng Ba tại Quảng trường Thánh Phêrô, xin chấm dứt coronavirus. Cuộc gặp gỡ năm 2020 này đánh dấu lần thứ hai Đức Thánh Cha Phanxicô tham dự cuộc gặp gỡ, sau chuyến công du tới Assisi cho sự kiện này vào năm 2016.

Thông thường tại các cuộc họp, hàng trăm nhà lãnh đạo và đại diện các tôn giáo quy tụ từ hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới. Năm nay, để an toàn trong bối cảnh đại dịch COVID, Nghi thức Cầu nguyện cho Hòa bình sẽ diễn ra vào buổi chiều tại Campidoglio biểu tượng của Roma với các nhà lãnh đạo liên tôn và các nhà chức trách quan trọng, gồm có ông Sergio Mattarella, Tổng thống nước Cộng hòa Ý, và Đức Thượng phụ Đại kết Constantinople Bartholomew I.

CHUYÊN MỤC: ‘Chúng ta cầu xin Thiên Chúa chịu đóng đinh ban cho chúng ơn hiệp nhất và huynh đệ hơn’ — Đức Giáo hoàng kêu gọi tại buổi Cầu nguyện cho Hòa bình của Sant’Egidio (2)

Phóng viên Cao cấp Vatican của ZENIT đã có mặt tại Campidoglio hôm nay vì cuộc họp năm nay diễn ra ở Roma.

CHUYÊN MỤC: ‘Chúng ta cầu xin Thiên Chúa chịu đóng đinh ban cho chúng ơn hiệp nhất và huynh đệ hơn’ — Đức Giáo hoàng kêu gọi tại buổi Cầu nguyện cho Hòa bình của Sant’Egidio (2)

Trước sự kiện, chị đã phỏng vấn ông Marco Impagliazzo, Chủ tịch Cộng đoàn Sant'Egidio, ông lưu ý rằng Nghi thức Cầu nguyện cho Hòa bình lần thứ 34 năm nay được tổ chức tuân thủ đầy đủ tất cả các quy tắc vệ sinh và sức khỏe, “vì trong thời điểm khó khăn này, đang cất cần những lời bình an và hy vọng, cho thấy một tương lai cho nhân loại đang bị đè nặng bởi đại dịch.”

Sau khi chủ sự phút cầu nguyện đại kết cho hòa bình với các nền tảng tuyên xưng Kitô giáo khác tại Vương cung Thánh đường Santa Maria ở Aracoeli chiều nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham dự nghi thức với đại diện của các tôn giáo lớn trên thế giới tại Quảng trường Piazza của Campidoglio, tại đây Đức Thánh Cha đã phát biểu.

Có một phút mặc niệm để tưởng nhớ các nạn nhân đại dịch và tất cả các cuộc chiến tranh, ngay sau đó là phần đọc Lời kêu gọi Hòa bình của Roma 2020. Một số thiếu nhi đã nhận được văn bản lời kêu gọi từ các nhà lãnh đạo tôn giáo và chuyển nó đến các đại sứ và đại diện của chính trị quốc gia và quốc tế có mặt.

Cuối buổi gặp gỡ, sau phần thắp nến hòa bình của Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo tôn giáo và trao cho nhau dấu chỉ bình an, nhưng không tiếp xúc trực tiếp.

Đức Thánh Cha đã có một bài giảng rất xúc động trong giờ Cầu nguyện của các Kitô hữu, trong đó ngài suy tư về việc trước khi bị đóng đinh, nhiều người đã nói với Người rằng hãy tự cứu mình.

CHUYÊN MỤC: ‘Chúng ta cầu xin Thiên Chúa chịu đóng đinh ban cho chúng ơn hiệp nhất và huynh đệ hơn’ — Đức Giáo hoàng kêu gọi tại buổi Cầu nguyện cho Hòa bình của Sant’Egidio (2)

Ngài nói, “Khi chúng ta bị cám dỗ đi theo đường lối của thế gian này, ước mong chúng ta nhớ lại lời của Chúa Giê-su: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Mc 8,35).

Ngài nói: “Điều bị coi là mất mát trong con mắt thế gian thì đối với chúng ta là ơn cứu độ.”

Đức Phanxicô mời gọi các Kitô hữu hãy học nơi Chúa, “Đấng cứu thoát chúng ta bằng cách từ bỏ chính mình và trở thành người khác,” nhấn mạnh rằng “là Thiên Chúa, Ngài đã trở thành người phàm; từ thần khí, Ngài trở nên xác thịt: từ một vị vua, Ngài trở thành nô lệ.”

Ngài nhắc nhở, “Người yêu cầu chúng ta cũng làm như vậy, hạ mình xuống, để ‘trở thành một người khác’ để tiến đến với người khác. Càng trở nên gần gũi với Chúa Giêsu, chúng ta càng rộng mở và “phổ quát” hơn, vì chúng ta cảm thấy có trách nhiệm với tha nhân”. Ngài lưu ý rằng tha nhân sẽ trở thành phương cách cho ơn cứu rỗi của chúng ta, tất cả những người khác.

CHUYÊN MỤC: ‘Chúng ta cầu xin Thiên Chúa chịu đóng đinh ban cho chúng ơn hiệp nhất và huynh đệ hơn’ — Đức Giáo hoàng kêu gọi tại buổi Cầu nguyện cho Hòa bình của Sant’Egidio (2)

Ngài cầu nguyện, “Xin Chúa giúp chúng ta cùng đồng hành trên con đường huynh đệ, và nhờ đó trở thành những chứng nhân khả tín của Thiên Chúa thật.”

Đức Thánh Cha Phanxicô rất gần gũi với Cộng đoàn, thường xuyên đến các sự kiện của cộng đoàn và cộng tác hoặc thúc đẩy những sáng kiến khác nhau, cho người vô gia cư, di dân và người tị nạn, và cầu nguyện cho hòa bình. Ngài cũng đã làm việc với các sáng kiến hòa bình của Cộng đoàn ở Mozambique, Lesbos, và thậm chí từ Roma, liên quan đến Nam Sudan.

CHUYÊN MỤC: ‘Chúng ta cầu xin Thiên Chúa chịu đóng đinh ban cho chúng ơn hiệp nhất và huynh đệ hơn’ — Đức Giáo hoàng kêu gọi tại buổi Cầu nguyện cho Hòa bình của Sant’Egidio (2)


Dưới đây là văn bản của Vatican (ND: bản tiếng Anh) toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha trong giờ cầu nguyện của Kitô giáo, diễn từ của ngài tại Campidoglio, và văn bản Lời Kêu gọi Hòa bình của các nhà lãnh đạo tôn giáo:


***

BÀI GIẢNG GIỜ CẦU NGUYỆN KITÔ GIÁO

Được cầu nguyện cùng nhau là một ơn. Tôi xin chào thân ái tất cả các bạn, và đầy lòng tri ân, đặc biệt là huynh đệ của tôi là Đức Thượng Phụ Đại Kết Bartholomew và Đức Giám Mục Heinrich, Chủ Tịch Hội Đồng Hội Thánh Tin Lành Đức.

Trích đoạn trong trình thuật về Cuộc Thương Khó của Chúa mà chúng ta vừa nghe diễn ra ngay trước khi Chúa Giêsu chết. Nó nói về sự cám dỗ mà Ngài đã trải qua giữa khổ hình thập giá. Tại giây phút tột cùng của đau khổ và tình yêu của Ngài, nhiều người giữa những người có mặt đã chế nhạo Ngài một cách tàn nhẫn bằng câu nói: “Hãy tự cứu mình!” (Mc 15:30). Đây là một cám dỗ lớn. Nó không tha cho một ai, kể cả người Kitô hữu chúng ta. Sự cám dỗ chỉ nghĩ đến việc cứu lấy bản thân, và quỹ đạo của riêng mình. Chỉ tập trung vào các vấn đề và lợi ích của riêng chúng ta, coi như chẳng có gì khác đáng quan tâm. Đó là một bản năng con người, nhưng là sai lầm. Đó là sự cám dỗ cuối cùng của Thiên Chúa bị đóng đinh.

Hãy tự cứu mình. Những lời này được nói trước hết bởi “kẻ qua người lại” (câu 29). Họ là những người bình thường, những người đã nghe Chúa Giêsu giảng dạy và đã chứng kiến những phép lạ của Ngài. Bây giờ họ nói với Ngài, “Hãy tự cứu lấy mình, hãy xuống khỏi thập giá”. Họ không có lòng thương hại, họ chỉ muốn phép lạ; họ muốn nhìn thấy Chúa Giêsu bước xuống khỏi thập giá. Đôi khi chúng ta cũng thích một vị thần làm điều kỳ lạ hơn là một vị thần đầy lòng từ bi, một vị thần quyền năng trong con mắt thế gian, là người thể hiện sức mạnh của mình và dẹp tan những kẻ mong muốn điều xấu cho chúng ta. Nhưng đây không phải là Thiên Chúa, mà là sự sáng tạo của chính chúng ta. Chúng ta thường muốn một vị thần theo hình ảnh của chúng ta, thay vì trở nên giống như hình ảnh của chính Ngài. Chúng ta muốn một vị thần giống như chúng ta, hơn là làm cho bản thân mình trở nên giống Chúa. Theo cách này, chúng ta thích tôn thờ bản thân mình hơn là thờ phượng Thiên Chúa. Sự tôn thờ như vậy được nuôi dưỡng và phát triển bằng thái độ thờ ơ đối với tha nhân. Những người qua kẻ lại kia chỉ quan tâm đến Chúa Giêsu để thỏa mãn những mong muốn của riêng họ. Chúa Giêsu, bị ruồng bỏ và bị treo trên thập giá, không còn đáng quan tâm đối với họ nữa. Ngài đang ở trước mắt họ, nhưng lại rất xa với trái tim của họ. Sự thờ ơ khiến họ xa cách dung nhan thật của Chúa.

Hãy tự cứu mình đi. Những người tiếp theo nói lời đó là các thượng tế và kinh sư. Họ là những người đã lên án Chúa Giêsu, vì họ coi Ngài là kẻ nguy hiểm. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều là những chuyên gia đóng đinh người khác để tự cứu mình. Nhưng Chúa Giêsu đã tự để mình bị đóng đinh, để dạy chúng ta đừng gạt sự ác sang người khác. Các thượng tế buộc tội Ngài chính vì những gì Ngài đã làm cho người khác: “Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình!” (câu 31). Họ biết Chúa Giêsu; họ nhớ đến những phép lạ chữa lành và giải thoát mà Ngài đã thực hiện, nhưng họ đã đưa ra một kết luận đầy ác ý. Đối với họ, cứu người khác, giúp đỡ người khác, là vô ích; Chúa Giêsu, Đấng tự hiến thân mình cho người khác, đã đánh mất chính mình! Giọng điệu chế giễu của lời buộc tội được khoác lên bằng ngôn ngữ tôn giáo, hai lần sử dụng động từ cứu thoát. Nhưng “phúc âm” của việc tự cứu mình không phải là Phúc âm của ơn cứu độ. Đó là điều sai lạc trong các phúc âm ngụy tác, bắt người khác phải vác thập giá. Trong khi đó, Phúc Âm đích thực nói chúng ta hãy vác lấy thập giá của người khác.

Hãy tự cứu mình. Cuối cùng, những kẻ bị đóng đinh cùng với Chúa Giêsu cũng tham gia vào việc chế nhạo Ngài. Thật dễ dàng biết bao khi chỉ trích, nói lời chống lại người khác, chỉ ra cái xấu của người khác chứ không phải của chính mình, thậm chí đổ lỗi cho những người cô thế và bị ruồng bỏ! Nhưng tại sao họ khó chịu với Chúa Giêsu? Vì Ngài đã không đưa họ xuống khỏi thập giá. Họ nói với Ngài: “Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi nữa!” (Lc 23, 39). Họ tìm đến Chúa Giêsu chỉ để giải quyết các vấn đề của họ. Tuy nhiên, Thiên Chúa không chỉ đến để giải thoát chúng ta khỏi những vấn đề luôn có mỗi ngày, nhưng để giải thoát chúng ta khỏi vấn đề cốt lõi, đó là thiếu tình yêu. Đây là nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh cá nhân, xã hội, quốc tế và môi trường của chúng ta. Chỉ nghĩ cho bản thân mình: đây là cha đẻ của mọi căn bệnh. Tuy nhiên, một trong những kẻ trộm sau đó nhìn lên Chúa Giêsu và thấy nơi Ngài một tình yêu khiêm nhường. Anh ta lên thiên đàng bằng cách làm một việc duy nhất: chuyển mối quan tâm từ mình sang cho Chúa Giêsu, từ chính bản thân anh ta sang người bên cạnh (xem câu 42).

Anh chị em thân mến, đồi Canvê là địa điểm diễn ra cuộc “song đấu” (“duel”) lớn giữa Thiên Chúa là Đấng đến để cứu thoát chúng ta, và con người là những kẻ chỉ muốn cứu riêng bản thân mình; giữa niềm tin vào Thiên Chúa và sự tôn thờ cái tôi; giữa con người là kẻ buộc tội và Thiên Chúa là người bào chữa. Cuối cùng, chiến thắng của Thiên Chúa được tỏ bày; lòng thương xót của Người tỏa xuống thế gian. Từ trên Thánh giá, sự tha thứ tuôn đổ và tình yêu huynh đệ được tái sinh: “Thập giá làm cho chúng ta trở nên anh chị em” (Đức BENEDICT XVI, Diễn từ tại Chặng đàng Thánh giá tại Đấu trường Colosseum, ngày 21 tháng Ba năm 2008). Đôi cánh tay của Chúa Giêsu dang ra trên thập giá đánh dấu bước ngoặt, vì Chúa không chỉ ngón tay vào bất kỳ người nào, nhưng thay vào đó là ôm lấy tất cả. Vì chỉ có tình yêu mới có thể dập tắt hận thù, chỉ có tình yêu sau cùng mới có thể chiến thắng sự bất công. Chỉ có tình yêu mới biết nhường không gian cho người khác. Chỉ có tình yêu mới là con đường dẫn đến sự hiệp thông trọn vẹn giữa chúng ta.

Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa chịu đóng đinh ban cho chúng ta ơn hiệp nhất và huynh đệ hơn. Khi chúng ta bị cám dỗ đi theo đường lối của thế gian này, ước mong chúng ta nhớ lại lời của Chúa Giê-su: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Mc 8,35). Điều bị coi là mất mát trong con mắt thế gian thì đối với chúng ta là ơn cứu độ. Ước mong rằng chúng ta học được nơi Chúa, là Đấng cứu thoát chúng ta bằng cách trút bỏ chính mình (x. Phl 2:7) và trở thành người khác: từ Thiên Chúa, Ngài đã trở thành người phàm; từ thần khí, Ngài trở nên xác thịt: từ một vị vua, Ngài trở thành nô lệ. Người yêu cầu chúng ta cũng làm theo như vậy, hạ mình xuống, để “trở thành một người khác” để tiến đến với người khác. Càng trở nên gần gũi với Chúa Giêsu, chúng ta càng rộng mở và “phổ quát” hơn, vì chúng ta cảm thấy có trách nhiệm với tha nhân. Và tha nhân sẽ trở thành phương cách cho ơn cứu rỗi của chúng ta, tất cả những người khác, tất cả mọi nhân vị, bất kể lịch sử và tín ngưỡng của người đó. Bắt đầu với những người nghèo là những người giống Chúa Giêsu nhất. Đức Tổng Giám Mục vĩ đại của Constantinople là Thánh John Chrysostom, đã từng viết: “Nếu không có người nghèo, phần lớn sự cứu độ của chúng ta sẽ bị lật đổ” (Trong Thư Thứ Hai gửi Côrinhtô, XVII, 2). Xin Chúa giúp chúng ta cùng đồng hành trên con đường huynh đệ, và nhờ đó trở thành những chứng nhân khả tín của Thiên Chúa thật.

[Văn bản chính: Tiếng Ý]

***

ON THE NET:
FOLLOW LIVE, on WEBSITE OF COMMUNITY OF SANT’EGIDIO:


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/10/2020]