Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021

Nhà của Thánh Luca, ngục tù của Thánh Phaolô: viếng Vương cung Thánh đường Santa Maria ở via Lata

Nhà của Thánh Luca, ngục tù của Thánh Phaolô: viếng Vương cung Thánh đường Santa Maria ở via Lata

Nhà  của Thánh Luca, ngục tù của Thánh Phaolô: viếng Vương cung Thánh đường Santa Maria ở via Lata

Antoine Mekary | ALETEIA

Marinella Bandini

23/03/21


Nhà thờ Chặng Đàng Ngày 34: Những gì các bức tường này đã chứng kiến!



Aleteia mời bạn thực hiện một chuyến hành hương Mùa Chay trên internet đi qua 42 nhà thờ chặng đàng của Roma: mỗi ngày một nhà thờ, từ 17 tháng Hai đến 11 tháng Tư.


Ngày 34

Vương cung thánh đường Santa Maria in via Lata được cho là nằm trên vị trí Thánh Luca đã viết sách Công vụ Tông đồ và vẽ bức ảnh chân dung đầu tiên trong số bảy bức chân dung Đức Trinh Nữ. Bức chân dung của thế kỷ 12 trên bàn thờ chính được cho là bản sao của bức ảnh này.

Một lòng sùng kính xa xưa cho rằng nơi này là ngôi nhà nơi Thánh Phaolô đã sống hai năm trong thời gian bị giám sát, được thể hiện bởi một dòng chữ khắc tại lối vào tầng hầm — một truyền thống bị tranh cãi bởi nhà thờ San Paolo alla Regola. Dòng chữ cũng đề cập đến một vị tử đạo nào đó tên là Martialis (có lẽ là người cai ngục của Thánh Phaolô, sau này trở lại đạo?). Thánh Phêrô cũng được cho là đã đi qua đây.

Trong tầng hầm có một cột Côrinhtô mà truyền thống nói rằng Thánh Phaolô đã bị xiềng xích trói vào đó. Trên đầu cột có một câu của Thánh Phaolô viết cho Timôthê: “Verbum Dei non est alligatum” (Lời Thiên Chúa không bị xiềng xích). Những cuộc khai quật gần đây đã giúp người ta có thể tìm thấy nhiều đồ vật khác nhau, bao gồm cả một sợi dây xích sắt dài khoảng hai thước Anh (hơn 1,8 m), phù hợp với các dấu vết để lại trên cột.

Vào thế kỷ thứ 3, tòa nhà có thể được sử dụng làm nhà kho. Vào cuối thế kỷ thứ 6, nó trở thành Diaconia của Đức Giáo hoàng Sergius I, có lẽ do các tu sĩ Đông phương điều hành. Năm 1049, nhà thờ thượng được xây dựng đối diện với với hướng hầm mộ. Vương cung thánh đường ngày nay được xây dựng vào thế kỷ 15 và được trùng tu nhiều lần.

Vì Chúa đưa mắt từ toà cao thánh điện, từ trời xanh đã nhìn xuống cõi trần, để nghe kẻ tù đày rên siết thở than và phóng thích những người mang án tử. (Tv 102:20-21)

* Phối hợp với Văn phòng Truyền thông Xã hội của Khu Tông tòa Roma.

Nhà  của Thánh Luca, ngục tù của Thánh Phaolô: viếng Vương cung Thánh đường Santa Maria ở via Lata

Vương cung thánh đường Santa Maria ở Via Lata al Corso (bên ngoài). Vương cung thánh đường hiện tại được xây dựng vào thế kỷ 15.

Nhà  của Thánh Luca, ngục tù của Thánh Phaolô: viếng Vương cung Thánh đường Santa Maria ở via Lata

Vương cung thánh đường Santa Maria ở Via Lata al Corso (bên trong).

Nhà  của Thánh Luca, ngục tù của Thánh Phaolô: viếng Vương cung Thánh đường Santa Maria ở via Lata

Vương cung thánh đường Santa Maria ở Via Lata al Corso (cung thánh). Theo truyền thống, vương cung thánh đường được xây dựng trên vị trí Thánh Luca đã vẽ bức ảnh chân dung đầu tiên trong số bảy bức chân dung Đức Trinh Nữ Maria, trong đó bức ảnh của thế kỷ 12 trên bàn thờ chính được cho là một bản sao.

Nhà  của Thánh Luca, ngục tù của Thánh Phaolô: viếng Vương cung Thánh đường Santa Maria ở via Lata

Vương cung thánh đường Santa Maria ở Via Lata al Corso. Ở giữa gian cung thánh là hình ảnh cổ xưa của Đức Mẹ, Đấng bênh vực, với dòng chữ “Fons Lucis Stella Maris,” tác phẩm của “Petrus pictor,” có niên đại vào thế kỷ 12.

Nhà  của Thánh Luca, ngục tù của Thánh Phaolô: viếng Vương cung Thánh đường Santa Maria ở via Lata

Vương cung thánh đường Santa Maria ở Via Lata al Corso. Lối vào các khu khai quật. Dòng chữ đề cập đến nhà nguyện của Thánh Phaolô Tông đồ, Thánh sử Luca, và Martialis, một vị tử vì đạo.

Nhà  của Thánh Luca, ngục tù của Thánh Phaolô: viếng Vương cung Thánh đường Santa Maria ở via Lata

Vương cung thánh đường Santa Maria ở Via Lata al Corso (khu khai quật). Khu vực này được xác định là phòng của Thánh Luca và nhà tù của Thánh Phaolô, một tuyên bố bị tranh cãi bởi nhà thờ San Paolo alla Regola.

Nhà  của Thánh Luca, ngục tù của Thánh Phaolô: viếng Vương cung Thánh đường Santa Maria ở via Lata

Vương cung thánh đường Santa Maria ở Via Lata al Corso (khu khai quật). Cột trụ nơi Thánh Phaolô được cho là đã bị xiềng xích trói vào.

Nhà  của Thánh Luca, ngục tù của Thánh Phaolô: viếng Vương cung Thánh đường Santa Maria ở via Lata

Vương cung thánh đường Santa Maria ở Via Lata al Corso khu (khu khai quật). Một câu trích trong thư thứ hai của Thánh Phaolô gửi cho Timôthê được khắc vào cột: “Verbum Dei non est alligatum” (“Lời Thiên Chúa không bị xiềng xích”).

Nhà  của Thánh Luca, ngục tù của Thánh Phaolô: viếng Vương cung Thánh đường Santa Maria ở via Lata

Vương cung thánh đường Santa Maria ở Via Lata al Corso (khu khai quật). Các cuộc khai quật gần đây giúp người ta có thể phát hiện ra nhiều đồ vật khác nhau, trong số đó có một sợi xích sắt dài khoảng 2 thước Anh (hơn 1,8 m), phù hợp với các dấu vết để lại trên cột.

Nhà  của Thánh Luca, ngục tù của Thánh Phaolô: viếng Vương cung Thánh đường Santa Maria ở via Lata

Vương cung thánh đường Santa Maria ở Via Lata al Corso (khu khai quật). Bức tường màu sáng hơn có từ thế kỷ 1.

Nhà  của Thánh Luca, ngục tù của Thánh Phaolô: viếng Vương cung Thánh đường Santa Maria ở via Lata

Vương cung thánh đường Santa Maria ở Via Lata al Corso (khu khai quật). Từ cuối thế kỷ thứ 6 đã có những ghi chép về một diaconia (một trung tâm bác ái) do các tu sĩ Đông phương quản lý. Khu vực này có lẽ đã được sử dụng như một nhà nguyện.

Quý vị đọc về truyền thống của các nhà thờ chặng đàng ở đây. Và xem các nhà thờ trước đây trong cuộc hành hương ở đây.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/4/2021]


Phát biểu của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin trong sự kiện trực tuyến cấp cao về: Tình huynh đệ, Chủ nghĩa đa phương và Hòa bình: trình bày Tông huấn “Fratelli tutti” của Đức Thánh Cha Phanxicô, 15.04.2021

Phát biểu của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin trong sự kiện trực tuyến cấp cao về: Tình huynh đệ, Chủ nghĩa đa phương và Hòa bình: trình bày Tông huấn “Fratelli tutti” của Đức Thánh Cha Phanxicô, 15.04.2021

Phát biểu của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin trong sự kiện trực tuyến cấp cao về: Tình huynh đệ, Chủ nghĩa đa phương và Hòa bình: trình bày Tông huấn “Fratelli tutti” của Đức Thánh Cha Phanxicô, 15.04.2021

Sau đây là bài phát biểu của Đức Hồng y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin chiều nay tại sự kiện trực tuyến cấp cao về: Tình huynh đệ, Chủ nghĩa đa phương và Hòa bình: trình bày Tông huấn “Fratelli tutti” (Geneva, ngày 15 tháng 4 năm 2021):


Phát biểu của Đức Hồng y Pietro Parolin

FRATELLI TUTTI, CHỦ NGHĨA ĐA PHƯƠNG VÀ HÒA BÌNH

Kính thưa quý ngài,

Kính thưa các nhà chức trách tôn quý,

Thưa quý ông quý bà,

Thưa các bạn.

Tôi đặc biệt cảm ơn lời mời phát biểu tại cuộc họp suy tư về Thông điệp “Fratelli tutti” (Tất cả là anh em), với sự tham gia của một số tổng giám đốc lỗi lạc có mặt trong Hội nghị Quốc tế Geneva. Cam kết của quý vị đối với chủ nghĩa đa phương, giống như cam kết của các vị đại sứ ưu tú nhất hiện diện tại đây, là một cách thức đặc biệt để thúc đẩy ích chung của gia đình nhân loại và phát triển các ý tưởng ban đầu và chiến lược đổi mới, “để có thể tìm ra những giải pháp mới và bền vững với sự táo bạo và sự sáng tạo cao hơn”. [1]

Để hiểu rõ khái niệm tình anh em và việc áp dụng nó trong hoạt động ngoại giao đa phương của Tòa thánh, có thể hữu ích khi quay trở lại lúc bắt đầu triều đại Giáo hoàng của Đức Giáo hoàng Phanxicô. Quý vị sẽ nhớ lại rằng, hơn tám năm trước, tình anh em là chủ đề đầu tiên mà Đức Giáo Hoàng đề cập đến trong ngày bầu chọn ngài khi ngài bày tỏ ước muốn này: “Chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho nhau. Chúng ta hãy cầu nguyện cho toàn thế giới, để có thể có được một tinh thần huynh đệ cao thượng”. [2] Tất cả các hành động và hoạt động tiếp theo của triều đại giáo hoàng của ngài là kết quả tự nhiên và nhất quán của một hành trình hướng về điều này.

Nhìn lại một năm kể từ khi bắt đầu đại dịch, chúng ta thấy tiêu chí chương trình này có ý nghĩa quyết định như thế nào nếu chúng ta muốn vượt qua sự lưỡng phân hiện tại giữa “nguyên tắc hiệu quả” và “nguyên tắc đoàn kết”. [3] Trên thực tế, tình anh em dẫn đưa chúng ta bước tới một “nguyên tắc” thậm chí còn đòi hỏi nhiều hơn và bao gồm hơn: “Thật vậy, trong khi đoàn kết là nguyên tắc hoạch định xã hội cho phép người bất bình đẳng trở nên bình đẳng; tình huynh đệ là điều cho phép những con người khác nhau trở nên bình đẳng. Tình huynh đệ cho phép con người bình đẳng về bản chất, phẩm giá, sự tự do và các quyền căn bản của họ để tham gia theo nhiều cách khác nhau vào ích chung tùy theo khả năng, chương trình cuộc sống, ơn gọi, công việc hoặc đặc sủng phục vụ của họ”.[4]

Trong hành động đa phương, tình huynh đệ chuyển thành lòng can đảm và lòng quảng đại một cách tự do để thiết lập các mục tiêu chung đã xác định và sự tuân thủ các chuẩn mực thiết yếu nhất định trên toàn thế giới, theo cách nói của tiếng Latinh là pacta sunt servanda, theo đó người ta tìm cách giữ lòng tin với ý chí được thể hiện một cách hợp pháp, để giải quyết các tranh cãi thông qua những cơ cấu ngoại giao, đàm phán, đa phương và mong muốn rộng lớn hơn để đạt được “ích chung phổ quát thực sự và bảo vệ các quốc gia yếu hơn” [5]

Trên cơ sở tiền đề ngắn gọn về tình huynh đệ này, tôi muốn nhân cơ hội này chia sẻ một số suy tư về các chủ đề chính trong khả năng của các Tổ chức mà quý vị đại diện, và những ưu tiên của Tòa thánh trong lĩnh vực này: tiếp cận sức khỏe, người tị nạn, lao động, luật nhân đạo quốc tế và giải trừ quân bị.

Trong lĩnh vực y tế, năm qua, gia đình nhân loại đã có kinh nghiệm về một mối ràng buộc không thể chia cắt “ngay lập tức đã làm sống lại ý thức rằng chúng ta là một cộng đồng toàn cầu, tất cả cùng chung trên một con thuyền, trong đó vấn đề của một người là vấn đề của tất cả mọi người”.[6] Cảm giác của con người khi đối mặt với điều chưa biết đã ngay lập tức nhường chỗ cho một cuộc chạy đua về vaccine và cách điều trị ở cấp quốc gia, điều này làm lộ rõ khoảng cách trong việc tiếp cận với sự chăm sóc căn bản giữa các nước phát triển và những nước còn lại của thế giới.[7] Đứng trước với một vấn đề mang tính hệ thống như những rào cản trong việc tiếp cận với sự chăm sóc, đã trở nên trầm trọng hơn do tình trạng khẩn cấp hiện tại, Tòa Thánh đã đưa ra một bộ hướng dẫn để giải quyết vấn đề này, lấy cảm hứng từ niềm tin vào tầm quan trọng của tình anh em. Tại mọi thời điểm, chúng ta phải tập trung vào nguyên tắc nền tảng là phục vụ lợi ích chung. Cách tiếp cận này được Thánh Gioan Phaolô II nêu gương mạnh mẽ và ngài nhấn mạnh đến “sự thế chấp xã hội” là điều khẳng định nguyên tắc về đích điểm của của cải”. [8] Ghi nhớ điều này, cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ bảo đảm rằng mọi loại vaccine và phương pháp điều trị COVID-19 đều phải an toàn, luôn có sẵn, phù hợp về giá và có thể tiếp cận được đối với tất cả những người cần nó.

Sự quan tâm đến những người khó khăn nhất và những người trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương, đặc biệt là những người tị nạn, người di cư và người di tản trong nước, không chỉ là bằng chứng cho tình anh em, nhưng còn là sự thừa nhận về nhu cầu thực sự của chị em chúng ta. Những lời kêu gọi liên tục của Đức Giáo hoàng gửi tới các nhà lãnh đạo và các cơ quan quốc tế về một sự toàn cầu hóa mới của tình liên đới có khả năng thay thế cho tính thờ ơ là điều ngài thường xuyên nói, và được lặp lại một cách có hệ thống trong Tông huấn. Người tị nạn luôn là một phần của lịch sử. Thật không may, ngay cả ngày nay con số và sự đau khổ của họ vẫn tiếp tục là một vết thương trong kết cấu xã hội của cộng đồng quốc tế. Trong năm đánh dấu 70 năm thành lập Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR), chúng ta đau đớn ghi nhận rằng số lượng người tìm kiếm sự bảo vệ tiếp tục tăng lên không ngừng. Điều này bao hàm những vấn đề xã hội và nhân đạo sâu sắc.[9] Về mặt này, Tòa Thánh hoan nghênh tầm nhìn ưu tiên của Hiệp ước Toàn cầu về Người tị nạn, nhằm mục đích tăng cường sự hợp tác quốc tế thông qua việc chia sẻ trách nhiệm một cách công bằng hơn và có thể dự đoán, đồng thời nhắc lại rằng giải pháp lâu dài lý tưởng và toàn diện nhất là bảo đảm quyền của tất cả mọi người được sống và phát triển trong phẩm giá, hòa bình và an ninh tại quốc gia quê hương của họ.

Trong những tháng gần đây, các chiến lược ngăn chặn đại dịch toàn cầu đã có tác động đáng kể đến người lao động, bao gồm cả lao động phi chính thức, doanh nghiệp nhỏ và thương nhân, những người nhìn thấy khoản tiết kiệm của họ bị hao mòn và thường phải đối mặt với những rào cản theo hệ thống khi tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản. Trong thế giới ngày nay, vì ích lợi của các tiến trình xây dựng hòa bình, hình thức đối thoại xã hội truyền thống phải được mở rộng hơn và trở nên bao quát hơn. Sự tham gia của các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động là rất quan trọng, nhưng cần được bổ sung bởi các bên đại diện cho nền kinh tế phi chính thức và các mối quan tâm về môi trường. Như Tông huấn Fratelli tutti nhắc nhở chúng ta, “Điều cần ở đây là một mô hình tham gia xã hội, chính trị, và kinh tế “có thể bao gồm các phong trào đại chúng và những cơ cấu quản trị quốc tế, quốc nội, và địa phương đầy năng động, với nguồn năng lực đạo đức phát xuất từ việc bao gồm những người bị loại bỏ trong công cuộc kiến tạo một định mệnh chung”.[10]

Có lẽ nhiều người không biết rằng ông Henry Dunant (1828-1910), người sáng lập Hội Hồng Thập Tự, người bị tác động rất mạnh bởi bạo lực và sự thiếu tổ chức trong việc cung cấp viện trợ cho những người bị thương, cũng đã sử dụng câu “Tất cả chúng ta anh em!” để thuyết phục người dân địa phương và các tình nguyện viên thực hiện việc giúp đỡ bất kể nạn nhân thuộc phe nào.[11] Chính nhờ kết quả của những kinh nghiệm đặc biệt này mà ông Dunant đã thành lập Hội Hồng Thập tự. Thật đáng tiếc, ngày nay nhu cầu đẩy mạnh việc truyền bá và thúc đẩy sự tôn trọng luật nhân đạo là vô cùng cấp thiết. Mục đích của luật nhân đạo là bảo vệ những nguyên tắc nền tảng của nhân loại trong một bối cảnh, như chiến tranh tự bản thân nó đã là vô nhân đạo và phi nhân tính, bằng cách bảo vệ dân thường và cấm các loại vũ khí gây ra những đau khổ vừa tàn khốc vừa vô nghĩa. Cũng có thể nói rằng tính phổ quát của Công ước Geneva năm 1949 thể hiện sự ngầm thừa nhận về mối ràng buộc của tình anh em liên kết các dân tộc, và tối thiểu đó là sự cần thiết phải đặt ra các giới hạn cho những cuộc xung đột. Hơn nữa, ý thức về những thiếu sót và thiếu quyết đoán, Tòa Thánh hy vọng rằng các chính phủ có thể đạt được sự phát triển hơn nữa về luật nhân đạo quốc tế, để có sự cân nhắc phù hợp về đặc điểm của các cuộc xung đột vũ trang hiện tại và những đau khổ về thể chất, đạo đức và tinh thần đi kèm với họ,[12] với mục đích chấm dứt các cuộc xung đột. Quả thật, khao khát về hòa bình, an ninh và ổn định là một trong những khao khát sâu xa nhất của tâm hồn con người, vì nó bắt nguồn từ Đấng Tạo Hóa, Đấng làm cho mọi dân tộc trở thành thành viên trong gia đình nhân loại. Khát vọng này không bao giờ có thể được thỏa mãn bằng riêng các phương tiện quân sự, và thậm chí còn ít hơn nữa đối với việc sở hữu vũ khí nguyên tử và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác.[13] Xung đột luôn gây ra đau khổ cho những người gánh chịu chúng là đương nhiên, nhưng cả những người chống lại chúng. Không hề cường điệu khi nói rằng chiến tranh là hoàn toàn đối lập với tình anh em. Với suy nghĩ này, Tòa thánh mạnh mẽ khuyến khích các Chính phủ cam kết trong lĩnh vực giải trừ quân bị và kiểm soát vũ khí hướng tới các thỏa thuận bền lâu trên con đường tiến tới hòa bình, và đặc biệt là trên mặt trận giải trừ vũ khí nguyên tử. Nếu tuyên bố rằng tất cả chúng ta là anh chị em là có giá trị, thì làm sao chiến lược răn đe bằng vũ khí nguyên tử có thể là nền tảng của đạo đức về tình huynh đệ và sự chung sống hòa bình giữa các dân tộc? Có một số dấu hiệu đáng khích lệ, chẳng hạn như Hiệp ước Cấm vũ khí Nguyên tử có hiệu lực gần đây. Tuy nhiên, số tiền khổng lồ và nguồn nhân lực được phân bổ cho các loại vũ khí trang bị khiến người ta phải dừng lại để suy nghĩ. Liên kết an ninh quốc gia với việc tích lũy vũ khí là một luận lý phản tác dụng. Sự bất cân xứng giữa các nguồn tài nguyên vật chất và nhân tài dành cho việc phụng sự cái chết và nguồn lực dành cho việc phục vụ sự sống là một điều đáng hổ thẹn. Cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau, và đây phải là những điều ưu tiên của các quốc gia.[14]

Thưa quý ngài, thưa quý ông quý bà,

Những gì tôi vừa nêu ra chỉ là một vài dấu hiệu về phương pháp và những thách thức mà gia đình nhân loại đang phải đối mặt. Những dấu hiệu và mục tiêu mà Tòa thánh, theo quan điểm của Đức Giáo hoàng Phanxicô trong Tông huấn “Fratelli tutti”, coi là cần thiết cho một hành động nhằm mục đích trở nên thích đáng và đi đầu liên quan đến các tiến trình đang diễn ra trong cộng đồng thế giới. Chúng tôi nhận thức rằng để đối mặt với viễn cảnh nêu trên, việc tuyên bố cam kết hoặc giới hạn mình trong những nỗ lực đáng khích lệ, nhắc lại những nhiệm vụ hoặc góp sức cho hành động để trả lời cụ thể cho những thách thức lớn là chưa đủ.[15]

Do đó, điều cần thiết không phải là đối phó, nhưng là chuẩn bị một kế hoạch có thể ứng phó với những gì xảy ra tiếp theo.[16] Từ góc độ này, hệ thống pháp luật không chỉ dừng lại ở các quy tắc thông thường, nhưng còn phải có hiệu lực và hiệu quả đối với các hoàn cảnh hiện tại. Yếu tố cần thêm vào là trách nhiệm cá nhân và khả năng cảm nhận rằng chúng ta là anh em, nghĩa là, lấy nhu cầu của người khác là nhu cầu của chính mình thông qua sự tương hỗ của các mối tương quan gạt bỏ tính cô lập và bao gồm các quốc gia, các cá nhân và các tổ chức quốc tế. Đức Giáo hoàng Phanxicô đòi hỏi sự hiện diện và sự chỉ đạo phù hợp với tình trạng hiện tại của những mối tương quan giữa các quốc gia và giữa các dân tộc, đặc biệt khi thái độ loại bỏ tầm nhìn về ích chung dường như đang thắng thế.

Tôi hy vọng rằng sự kiện này sẽ là một bước tiến cho tất cả chúng ta trong việc dấn bước trên con đường phong phú và đầy gian khó của tình anh em.

Chân thành cảm ơn quý vị.

___________________________________________


[1] Francis, Address to Members of the Diplomatic Corps accredited to the Holy See, 11 January 2016.

[2] Francis, First greeting, 13 March 2013, at w2.vatican.va.

[3] Francis, Message to Professor Margaret Archer, President of the Pontifical Academy of Social Sciences, on the occasion of the Plenary, 24 April 2017.

[4] Ivi.

[5] Francis, Encyclical Letter Fratelli tutti, 174.

[6] Ivi, 32.

[7] As Dr. Ghebreyesus, Director General of the World Health Organisation, recalled at the Executive Committee last January, and also since then, “the world is on the brink of a catastrophic moral failure - and the price of this failure will be paid with lives and livelihoods in the world’s poorest countries”. Dr. Tedros Adhanom Ghebreyesus, Address to the 148th Meeting of the WHO Executive Board, 18 January 2021.

[8] “The goods of this world are originally meant for all. The right to private property is valid and necessary, but it does not nullify the value of this principle. Private property, in fact, us under a “social mortgage”, which means that it has an intrinsically social function, based upon and justified precisely by the principle of the universal destination of goods”, Saint John Paul II, Sollicitudo rei socialis, 42.

[9] The Holy See, Member State of the UNHCR Executive Committee, was among the first 26 countries to participate in the Conference of Plenipotentiaries in July 1951, which gave rise to one of the most important Conventions for the international community: the Convention regarding the status of refugees. This Convention, which will celebrate its seventieth anniversary this year, has contributed to protecting and giving hope to many people, victims of conflicts or persecutions. In a certain sense, the recognition and granting of international protection presupposes an implicit recognition that we are brothers and sisters, members of the same human family.

[10] Francis, Encyclical Letter Fratelli tutti, 169.

[11] See H. Dunant, Un souvenir de Solferino (1859).

[12] See Francis, Address to participants in the Conference on International Humanitarian Law, 28 October 2017.

[13] See Francis, Message to the Vienna Conference on the Humanitarian impact of nuclear weapons, 7 December 2014.

[14] In this regard, as Pope Francis has affirmed, “The current state of our planet requires a serious reflection on how its resources can be employed in light of the complex and difficult implementation of the 2030 Agenda for Sustainable Development, in order to achieve the goal of an integrated human development”, Address on nuclear arms, Nagasaki, 24 November 2019.

[15] To this end, we have a sign from the Pope that may be of solid guidance: “We need, then, to reject the culture of waste and to care for individuals and peoples labouring under painful disparities through patient efforts to favour processes of solidarity over selfish and contingent interests”, Address to participants in the International Symposium on Disarmament promoted by the Dicastery for Promoting Integral Human Development, 10 November 2017.

[16] “The crisis of politics and of democratic values is reflected also on the international level, with repercussions on the entire multilateral system and the obvious consequence that Organisations designed to foster peace and development – on the basis of law and not on the “law of the strongest” – see their effectiveness compromised. To be sure, we cannot ignore that the multilateral system has also, in recent years, shown some limitations. The pandemic is a precious opportunity to devise and implement structural reforms so that international Organisations can rediscover their essential vocation to serve the human family by protecting individual lives and peace”. Address to Members of the Diplomatic Corps accredited to the Holy See, 8 February 2021.

___________________________________________


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 17/4/2021]