Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

Cái thang “không thể di chuyển” của Nhà thờ Mộ Thánh Chúa Giê-su: Tại sao không ai di chuyển nó từ năm 1757?

Cái thang “không thể di chuyển” của Nhà thờ Mộ Thánh Chúa Giê-su: Tại sao không ai di chuyển nó từ năm 1757?

Cái thang “không thể di chuyển” của Nhà thờ Một Thánh Chúa Giê-su: Tại sao không ai di chuyển nó từ năm 1757?
©Aleteia

09 tháng Tám, 2019

Cũng còn được gọi là “status quo ladder,” (cái thang giữ nguyên trạng) nó cùng dưới sự kiểm soát của sáu nhà thờ.

Một cái thang bằng gỗ rất cũ nằm ở mé ngoài cửa sổ bên phải mặt chính điện của Nhà thờ Mộ Thánh Chúa. Người ta gọi nó là “thang không thể di chuyển.” Lần cuối nó được di chuyển ra khỏi mé nhà đó năm 1757. Có người tìm cách lấy trộm nó năm 1981 (người đó ngay lập tức bị cảnh sát Israel bắt). Rồi năm 1997, có người tìm cách giấu nó trong ít tuần lễ, nhưng cuối cùng cái thang được tìm thấy và trả lại vị trí cũ của nó. Cuối cùng, các công nhân tham gia việc bảo tồn và phục chế tháp chuông của nhà thờ phải chuyển nó ra để đặt giàn giáo.

Ngoài chuyện đó ra, cái thang đã ở đó từ giữa thế kỷ 18.

Cũng như hầu hết các nhà thờ ở Đất Thánh, Nhà thờ Mộ Thánh Chúa là một nơi thờ phượng của nhiều nền tảng tuyên xưng Ki-tô giáo khác nhau. Trong thế kỷ 18, dưới triều đại của Quốc vương Thổ Nhĩ Kỳ Osman II, Hiệp ước Status Quo được ký kết. Ngoài việc phân chia Giê-ru-sa-lem thành những khu vực khác nhau, Quốc vương cũng ra chiếu chỉ nói rằng bất cứ ai kiểm soát một khu vực đã được phân chia trong thành, sẽ được quyền kiểm soát nó vô hạn định trong tương lai.

Tuy nhiên, thỏa ước này cũng có một điều khoản đặc biệt: nếu có nhiều nhóm cùng có quyền kiểm soát trên một khu vực nhất định, tất cả họ phải nhất trí đồng ý về bất kỳ một thay đổi nào đối với khu vực, dù là nhỏ. Và dù sắc lệnh này chứng minh là hữu ích để tránh việc áp đặt của một nhóm nào đó đối với các nhóm khác, nó cũng làm khó khăn cho việc bảo tồn một cách xứng đáng đối với một số địa điểm hành hành hương này: nếu tất cả các bên không đồng ý với từng chi tiết nhỏ nhặt nhất thì chẳng có thể làm được điều gì.

Điều này giải thích vì sao cái thang vẫn chưa được di chuyển kể từ đó. Cho đến gần đây, sáu nhà thờ Ki-tô giáo có quyền quản lý Nhà thờ Mộ Thánh, và chẳng ai biết rõ rằng người nào sở hữu mé cửa sổ đặc biệt chỗ đặt cái thang đó. Thậm chí còn hơn thế, chẳng biết ai là người chính thức sở hữu cái thang đó (dù rằng một số người tuyên bố nó thuộc về Giáo hội Tông đồ Armenia).

Rõ ràng, nhiều thế kỷ trôi qua và cái thang đã có một ý nghĩa quan trọng đối với chính nó. Trong chuyến viếng thăm Đất thánh giữa thập niên 1960, Đức Giáo hoàng Phaolo VI hiểu được tại sao cái thang, một biểu tượng của Thỏa ước Status Quo, cũng đã trở thành một bằng chứng đáng buồn cho những chia rẽ giữa người Ki-tô hữu. Giáo hội Công giáo Roma là một trong sáu nhóm phải đưa ra quyết định cho những thay đổi trong Nhà thờ Mộ Thánh, ngài ra sắc chỉ nói rằng không được di chuyển cái thang cho đến khi nào những chia rẽ giữa người Ki-tô hữu chưa được giải quyết. Thật ra, một gia đình Hồi giáo theo lịch sử được trao nhiệm vụ giữ chìa khóa của Nhà thờ Mộ Thánh. Những chìa khóa này được liên tục truyền lại cho thế hệ tiếp nối.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 12/8/2019]


Kiệt tác vĩ đại nhất của Raphael: Sự Biến hình

Kiệt tác vĩ đại nhất của Raphael: Sự Biến hình
(Raphael, “Sự Biến hình”, 1516-1520)
6 tháng Tám, 2019

Kiệt tác vĩ đại nhất của Raphael: Sự Biến hình

Nhân ngày Lễ Chúa Biến hình, chúng ta lại được nhắc nhớ tới phép lạ vĩ đại này — được ghi nhớ trong nghệ thuật và lịch sử.


Phê-rô, Gia-cô-bê, và Gioan cùng lên núi cầu nguyện với Chúa Giê-su; và các ông được chứng kiến một sự tỏ lộ vinh quang nước trời của Đức Ki-tô. Phép lạ Biến hình giúp củng cố đức tin cho các Tông đồ, cho thấy rằng Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật. Nó cũng là một sự động viên cho tất cả mọi người Ki-tô hữu, và cũng cho chúng ta niềm hy vọng sẽ được chung hưởng vinh quang trong nước trời.

Nhân ngày Lễ Biến hình, năm nay được cử hành ngày 6 tháng Tám, chúng ta được nhắc nhớ đến phép lạ vĩ đại này — được ghi nhớ trong nghệ thuật và lịch sử.


TUYỆT TÁC CỦA RAPHAEL

Vào Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1520, người họa sĩ và kiến trúc sư lỗi lạc người Ý, Raffaello Sanzio da Urbino (thường được gọi đơn sơ bằng tên “Raphael”) qua đời ở tuổi 37. Ông để lại một gia tài đồ sộ các tác phẩm bao gồm hội họa, các bức tranh trong nhà thờ, các tác phẩm điêu khắc, và các bức vẽ phác họa … và một bức tranh sơn dầu chưa hoàn tất trên gỗ, có tên là Sự Biến hình.

Raphael, rất bận rộn với những công trình khác, đã làm việc với bức trnh Sự Biến hình trong 4 năm — nhưng ông chết khi tuổi còn trẻ trước khi nó được hoàn tất. Tác phẩm được hoàn tất bởi học trò của Raphael là Giulio Romano sau đám tang của họa sĩ. Có một sự khác biệt đáng chú ý trong các chi tiết tinh tế ở trên đỉnh và dưới đáy, có thể vì bàn tay của họa sĩ bậc Thầy không còn uyển chuyển.

Cho dù nó ở trong tình trạng chưa hoàn tất, nhưng Raphael xem Sự Biến hình là tuyệt tác lớn nhất của ông. Quả thật, ông rất tự hào về nó đến mức nó được trưng bày phía cuối giường lâm chung của ông.

Có hai cảnh trong Tin mừng theo Thánh Mát-thêu được mô tả trong Sự Biến hình của Raphael:
  • Phần trên, Đức Ki-tô lên núi Ta-bo với các Tông đồ, và tại đó Ngài được biến hình — xuất hiện trong thân xác vinh quang của Người, bên cạnh có ông Môi-sê (đại diện cho Lề luật) và Ê-li-a (đại diện cho các ngôn sứ).
  • Nhưng ở phía dưới của bức họa, các Tông đồ đang cố gắng chữa lành một đứa trẻ bị bệnh. Chỉ khi Đức Ki-tô biến hình xuất hiện giữa họ thì đứa trẻ mới được chữa lành.
Bức họa gốc hiện đang được lưu giữ trong Bảo tàng Vatican. Một tác phẩm tranh ghép phỏng theo Sự Biến hình, được tác tạo bởi một nhóm các họa sĩ mất chín năm làm việc với những chi tiết tinh tế, được đặt trong Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô năm 1774.



[Nguồn: ncregister]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 8/8/2019]