Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2021

Đức Hồng y Dolan lên án việc làm bẩn ‘xấu xí và phi pháp’ mặt ngoài của nhà thờ chính tòa Thánh Patrick

Đức Hồng y Dolan lên án việc vẽ bẩn ‘xấu xí và phi pháp’ mặt ngoài của nhà thờ chính tòa Thánh Patrick

Đức Hồng y Dolan lên án việc làm bẩn ‘xấu xí và phi pháp’ mặt ngoài của nhà thờ chính tòa Thánh Patrick

Đức Hồng y Timothy Dolan tham dự buổi Diễu hành Không Căm thù, Không Sợ hãi, Đoàn kết tại Công viên Columbus, ngày 5 tháng Một, 2020. Credit: SAm ARnov/Shutterstock.


Thành phố New York, N.Y., 6 tháng Một, 2021 / 06:01 pm MT (CNA). - Đức Hồng y Timothy Dolan đã lên án việc làm xấu bẩn diện mạo của Nhà thờ Chính tòa Thánh Patrick sau khi những người phản đối phun sơn vẽ những dòng chữ ở mặt ngoài nhà thờ.

Đức Dolan nói nói trong mục ý kiến trên tờ New York Post rằng trong khi ngài đã giữ im lặng về những vụ làm xấu bẩn nhà thờ trước đây trong mùa hè này, lần này ngài quyết định đã đến lúc phải lên tiếng, theo ý kiến của một số giáo dân của ngài.

Ngài nói, “Anh chị em có thể nhớ lại sự xúc phạm tương tự đã xảy ra mùa hè năm ngoái giữa những bạo lực ảnh hưởng đến các thành phố của Mỹ. Khi đó, tôi bỏ qua, nghĩ rằng tôi không nên bỏ thêm củi vào lửa của cơn giận dữ đang cháy trên khắp đất nước.”

“Lần này thì không. Khi một người phụ nữ từ Bronx gửi email cho tôi nói rằng: ‘Thưa Đức Hồng y Dolan, đã đến lúc chúng ta phải học từ những người anh em Do thái giáo và Hồi giáo của chúng ta. Khi một hội đường hay một đền thờ bị xúc phạm, họ ngay lập tức lên án. Thống đốc và thị trưởng sẽ can thiệp. Họ làm đúng.’”

“Bà ấy đúng. Vụ tấn công vào Nhà thờ Thánh Patrick là xấu xa và phi pháp.”

Bản tin New York Post cho biết nhà thờ chính tòa bị làm dơ bẩn ngày 1 tháng Một bởi những người phản đối thuộc phong trào Black Lives Matter Brooklyn and Justice ủng hộ George. Cảnh sát tìm thấy cụm từ “ACAB,” một cụm từ xúc phạm nhắm vào cảnh sát, được xịt sơn vẽ trên nhà thờ. Đức Dolan viết rằng nhà thờ chính tòa đứng lên vì sự thánh thiêng của sự sống tất cả mọi người, “vì tất cả chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa,” và nó cũng công bố rằng “‘black lives matter’ theo một cách vô cùng mạnh mẽ” qua nhiều thừa tác vụ giúp đỡ những người nam, nữ và thiếu nhi da đen thiểu số.

Đức Dolan viết, “Điều này còn hơn cả việc nói suông bằng miệng, khi chúng tôi giúp hàng ngàn trẻ em da đen thiểu số thoát khỏi nghèo đói qua những trường học nội thành đáng được khen ngợi; khi chúng tôi cung cấp cho phụ nữ cộng đồng thiểu số cơ hội sinh các trẻ còn trong bào thai, hơn là tiếp tục cuộc diệt chủng qua việc phá thai bừa bãi; khi chúng tôi tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ sau khi sinh cho cả người mẹ và đứa con; khi chúng tôi tập trung vào việc cho người nghèo ăn, phục hồi người nghiện, hỗ trợ những người mãn hạn tù và chăm sóc sức khỏe qua các tổ chức Bác ái và Chăm sóc của Công giáo; khi chúng tôi mang đến ân sủng của các Bí tích và cộng đồng thực sự và nguồn sống đến hàng chục giáo xứ đầy sức sống nhưng đang gặp khó khăn về tài chính trong những khu vực khó khăn nhất của chúng ta.” Và hồng y kêu gọi những người phản đối thay vì vậy hãy hỗ trợ cho các thừa tác vụ đó hoặc nói lời cảm ơn, hơn là làm nhơ bẩn nhà thờ chính tòa.

Ngài nói thêm rằng ngài cũng “vinh dự” được liên kết với Phòng Cảnh sát New York, những người “cống hiến hết mình để phục vụ tất cả người dân New York, thường mạo hiểm cả sức khỏe, sự an toàn, hay thậm chí mạng sống của họ.”

Ngài Dolan so sánh những người phản đối làm nhơ bẩn với những người thuộc đảng “Know-Nothings” của những năm 1850, “những người thổi bùng sự căm thù của họ đối với người Công giáo, Do thái, người da đen và nhập cư, công khai thề rằng sẽ thiêu rụi tòa nhà mà bây giờ chúng ta gọi là ‘Nhà thờ Chính tòa Thánh Patrick cũ’’ ở Hạ Manhattan.”

Đức hồng y viết, “Câu trả lời của vị tiền nhiệm của tôi là Đức Tổng Giám mục John Hughes: ‘Thách các anh dám làm điều đó: Một ngàn người vũ trang đang bảo vệ các nhà thờ của chúng tôi. Hãy thử xem,’ ngài thách họ. (Kết cục: họ không dám làm điều đó,). Tôi không theo gương của đức ‘Dagger John,’ dù tôi hiểu rõ vị trí của ngài. Không, như Đức Thánh Cha Phanxicô và các truyền thống tôn giáo lớn của thế giới, gồm cả Hồi giáo và Do thái giáo và những vị như Tiến sĩ Martin Luther King Jr. và Mahatma Gandhi, dạy chúng ta rằng lý trí, yêu thương, đối thoại là con đường, không phải là súng đạn, bom xăng hay xịt sơn bẩn. Đó cũng là điều Chúa Giêsu dạy chúng ta, và Ngài đã phải đứng trước điều còn tồi tệ hơn sơn vẽ bẩn nhiều.”



[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 8/1/2021]


HUẤN TỪ KINH TRUYỀN TIN CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ NGÀY 3 THÁNG MỘT NĂM 2021

HUẤN TỪ KINH TRUYỀN TIN CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ NGÀY 3 THÁNG MỘT NĂM 2021

HUẤN TỪ KINH TRUYỀN TIN CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ NGÀY 3 THÁNG MỘT NĂM 2021

Thư viện Điện Tông tòa


***** 


Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Vào Chúa nhật thứ hai sau Giáng sinh, Lời Chúa không cung cấp cho chúng ta một chương trong cuộc đời của Chúa Giêsu, nhưng Lời lại cho chúng ta biết về Người trước khi Ngài sinh ra. Lời đưa chúng ta ngược trở lại để tỏ lộ một điều gì đó về Chúa Giêsu trước khi Người đến giữa chúng ta. Lời làm điều đó một cách đặc biệt trong phần mở đầu của Tin mừng theo Thánh Gioan, bắt đầu rằng: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời” (Ga 1:1). Lúc khởi đầu: là những từ ngữ đầu tiên của Kinh Thánh, đó cũng chính là những lời mà trình thuật về tạo dựng bắt đầu: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất” (St 1:1). Hôm nay Tin mừng nói rằng Chúa Giêsu, Đấng mà chúng ta chiêm ngắm Ngài khi sinh ra, là một hài nhi, đã có từ trước: trước khi mọi sự bắt đầu, trước cả vũ trụ, trước tất cả mọi sự. Người đã có trước không gian và thời gian. “Ở nơi Người là sự sống” (Ga 1:4), trước khi sự sống bắt đầu.

Thánh Gioan gọi Người là Logos, nghĩa là Ngôi Lời. Thánh nhân có ý gì khi sử dụng từ ngữ này? Từ đó được sử dụng để truyền đạt rằng: con người không nói một mình, con người nói với một người. Người ta luôn nói với một người. Khi chúng ta ở trên phố và chúng ta nhìn thấy có người độc thoại với bản thân, chúng ta liền nói: “Người này, có gì đó xảy ra với họ rồi …” Không, chúng ta luôn luôn nói với một người. Bây giờ, trước sự thật rằng Chúa Giêsu là Ngôi Lời từ lúc khởi đầu có nghĩa là ngay từ ban đầu Thiên Chúa đã muốn truyền đạt với chúng ta, Người muốn nói với chúng ta. Người Con duy nhất của Chúa Cha (xem câu 14) muốn nói với chúng ta về vẻ đẹp của việc là con cái của Thiên Chúa; Người là “ánh sáng thật” (câu 9) và muốn xua tan bóng tối sự dữ khỏi chúng ta. Người là “sự sống” (câu 4), Đấng biết về sự sống của chúng ta và muốn nói với chúng ta rằng Người mãi luôn yêu thương họ. Người yêu thương tất cả chúng ta. Đây là thông điệp phi thường của hôm nay: Chúa Giêsu là Ngôi Lời của Thiên Chúa, Ngôi Lời đời đời của Thiên Chúa, Đấng luôn nghĩ đến chúng ta và muốn thông truyền với chúng ta.

Và để làm điều đó, Người vượt xa hơn cả lời nói. Thật vậy, trung tâm của Tin mừng hôm nay chúng ta được nghe rằng “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (câu 14). Ngôi Lời đã trở nên người phàm: tại sao Thánh Gioan lại sử dụng cách diễn tả “người phàm” này? Sao thánh nhân không nói theo một cách tao nhã hơn là Ngôi Lời đã trở nên con người? Không, thánh nhân sử dụng từ người phàm vì nó chỉ về tình trạng con người của chúng ta với tất cả những yếu đuối của nó, với tất cả những mỏng giòn của nó. Thánh nhân kể cho chúng ta rằng Thiên Chúa đã trở nên mong manh để Người có thể đụng chạm trực tiếp đến sự mong manh của chúng ta. Vì thế, từ thời khắc Ngôi Lời trở nên người phàm, chẳng còn điều gì về cuộc sống của chúng ta là xa lạ với Người. Người chẳng còn khinh rẻ điều gì, chúng ta có thể chia sẻ với Người mọi điều, mọi điều. Thưa anh chị em, Thiên Chúa trở nên người phàm để nói với chúng ta, để nói với anh chị em rằng Người yêu thương chúng ta như vậy, trong sự mỏng giòn của chúng ta, trong sự mong manh của chúng ta; ngay ở đó, nơi chúng ta cảm thấy xấu hổ nhất, nơi chúng ta cảm thấy thẹn thùng nhất. Điều này thật táo bạo, quyết định của Thiên Chúa thật táo bạo: Người mặc lấy xác phàm chính tại nơi mà chúng ta thường cảm thấy xấu hổ nhất; Người đi vào sự xấu hổ của chúng ta, trở nên người anh của chúng ta, để chia sẻ con đường sự sống.

Người đã trở nên người phàm và không bao giờ bước trở lại. Người không mặc lấy nhân tính của chúng ta giống như một chiếc áo có thể mặc vào và cởi ra. Không, Người không bao giờ tách Người khỏi xác phàm của chúng ta. Và Người sẽ không bao giờ rời khỏi nó: bây giờ và mãi mãi Người ở trên nước Thiên Đàng với thân thể của Người đã biến thành xác thể con người. Người đã mãi mãi liên kết bản thân Người với nhân tính của chúng ta; chúng ta có thể nói rằng Người “đã kết hôn” bản thân Người với nhân tính. Cha thích suy nghĩ rằng khi Chúa Giêsu dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha cho chúng ta, Người không chỉ đơn thuần dùng lời nói: Người cho Chúa Cha xem thấy các vết thương của thân xác, Người cho Chúa Cha nhìn thấy những vết thương Người đã chịu vì chúng ta. Đó là Chúa Giêsu: Người là Đấng chuyển cầu với thân thể của Người, Người thậm chí muốn mang những dấu thương. Chúa Giêsu, với thân thể của Người, ở trước mặt Chúa Cha. Thật vậy, Tin mừng nói rằng Người đã đến để cư ngụ giữa chúng ta. Người không đến để thăm chúng ta, rồi bỏ đi; Người đến để cư ngụ với chúng ta, để ở lại với chúng ta. Vậy Người ao ước điều gì nơi chúng ta? Người ao ước một sự mật thiết chặt chẽ, Người muốn chúng ta chia sẻ với Người những niềm vui và đau khổ, những khao khát và sợ hãi, những hy vọng và thống khổ, con người và hoàn cảnh. Chúng ta hãy làm điều này, với sự vững tin: chúng ta hãy mở tâm hồn ra với Người, chúng ta hãy kể cho Người nghe mọi sự. Chúng ta hãy dừng lại thinh lặng trước máng cỏ để cảm nhận sự dịu dàng của Thiên Chúa đã trở nên gần gũi, đã trở thành xác thể. Và đừng sợ hãi, hãy mời Người đến giữa chúng ta, vào nhà chúng ta, vào trong gia đình chúng ta. Và kể cả mời Người bước vào những mỏng giòn của chúng ta - mọi người đều biết điều này rất rõ. Chúng ta hãy mời Người, để Người có thể nhìn thấy những vết thương của chúng ta. Người sẽ đến và sự sống sẽ thay đổi.

Xin Rất Thánh Mẹ Thiên Chúa, là Đấng Ngôi Lời trở thành xác thể trong lòng, giúp chúng ta chào đón Chúa Giêsu, Đấng đến gõ cửa tâm hồn chúng ta để cư ngụ với chúng ta.

________________________________________________

Sau giờ Kinh Truyền tin với các tín hữu, Đức Thánh Cha tiếp tục:

Anh chị em thân mến,

Một lần nữa cha gửi đến tất cả anh chị em những lời Chúc tốt đẹp nhất cho Năm Mới vừa bắt đầu. Là người Kitô hữu, chúng ta tránh xa thuyết định mệnh và pháp thuật; chúng ta biết rằng những điều chúng ta cải thiện, với sự trợ giúp của Chúa, đạt mức độ chúng ta cùng làm việc với nhau vì ích chung, đặt những người yếu đuối nhất và thiệt thòi nhất vào trung tâm. Chúng ta không biết năm 2021 mang đến cho chúng ta điều gì, nhưng điều mà mỗi người chúng ta, và tất cả chúng ta cùng nhau có thể làm là quan tâm đến nhau và chăm sóc tạo vật, ngôi nhà chung của chúng ta.

Đúng là chúng ta bị cám dỗ chỉ quan tâm đến những ích lợi của riêng chúng ta, chẳng hạn để tiếp tục gây chiến, chỉ tập trung vào khía cạnh kinh tế, để sống khoái lạc, tức là chỉ tìm cách để thỏa mãn khoái cảm của riêng mình … có sự cám dỗ đó. Cha có đọc bản tin trong các báo làm cha rất buồn: ở một đất nước kia, cha quên là nước nào, hơn 40 máy bay rời đi để cho người ta có thể trốn khỏi lệnh phong tỏa và tận hưởng những ngày nghỉ. Nhưng những người đó, những người giỏi giang đó, họ lại không nghĩ về những người phải ở nhà hay sao, về những vấn đề kinh tế nhiều người đang phải đối mặt, những người đã bị kiệt quệ vì phong tỏa, về những người bệnh hay sao? Họ chỉ nghĩ về việc đi nghỉ vì thú vui cho riêng họ. Điều này làm cha rất đau buồn.

Cha gửi lời chào đặc biệt đến những anh chị em bắt đầu năm mới với những khó khăn lớn hơn, các bệnh nhân, người bị mất việc, những người sống trong hoàn cảnh bị áp bức hay bóc lột. Và với sự thương mến, cha gửi những lời cầu chúc đến tất cả các gia đình, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ hoặc đang mang thai. Một sự chào đời luôn luôn là một lời hứa hy vọng. Cha gần gũi với những gia đình đó: xin Chúa chúc lành cho anh chị em!

Cha chúc tất cả anh chị em một Chúa nhật ơn phúc, hãy luôn nhớ đến Chúa Giêsu là Đấng đã trở thành người phàm chính là để cư ngụ với chúng ta, trong cả những lúc tốt đẹp và tồi tệ, luôn luôn. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa ăn ngon miệng, và arrivederci!


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 4/1/2021]