Thứ Ba, 23 tháng 3, 2021

Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các tham dự viên cuộc họp trực tuyến “Tình yêu hằng ngày của chúng ta,” để khai mạc Năm “Gia đình Amoris Laetitia”

Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các tham dự viên cuộc họp trực tuyến “Tình yêu hằng ngày của chúng ta,” để khai mạc Năm “Gia đình Amoris Laetitia”

Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các tham dự viên cuộc họp trực tuyến “Tình yêu hằng ngày của chúng ta,” để khai mạc Năm “Gia đình Amoris Laetitia

 ***** 

Anh chị em thân mến!

Tôi xin chào tất cả anh chị em đang tham gia Hội thảo Nghiên cứu về “Tình yêu hằng ngày của chúng ta”. Suy nghĩ của tôi đặc biệt hướng đến Đức Hồng Y Kevin Joseph Farrell, Tổng trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, đến Đức Hồng y Angelo De Donatis, đại diện giáo phận Rôma, và Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, Đại Chưởng ấn của Viện Thần học Giáo hoàng Gioan Phaolô II về Khoa học Hôn nhân và Gia đình.

Năm năm trước, Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Amoris laetitia về vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu hôn nhân và gia đình đã được công bố. Vào dịp kỷ niệm này, tôi mời gọi anh chị em dành một năm để đọc lại tài liệu và suy ngẫm về chủ đề này, cho đến khi kỷ niệm Ngày Gia đình Thế giới lần thứ mười, theo ý Chúa, sẽ diễn ra tại Roma vào ngày 26 tháng Sáu năm 2022. Tôi cảm ơn anh chị em vì những sáng kiến anh chị em đã thực hiện cho mục đích này và vì sự đóng góp mà từng cá nhân anh chị em thực hiện trong lĩnh vực công việc riêng của mình.

Trong năm năm vừa qua, Amoris laetitia đã vạch ra sự khởi đầu của một hành trình, cố gắng thúc đẩy một cách tiếp cận mục vụ mới đối với hoàn cảnh gia đình. Mục đích chính của tài liệu là truyền đạt rằng ngày nay cần có một cái nhìn mới về gia đình từ phía Giáo hội, trong một thời gian và trong một nền văn hóa đã thay đổi sâu sắc: việc nhắc lại giá trị và tầm quan trọng của giáo lý là không đủ, nếu chúng ta không trở thành những người bảo vệ vẻ đẹp của gia đình và nếu chúng ta không thương xót chăm sóc những yếu đuối và những vết thương của gia đình.

Hai khía cạnh này là trọng tâm của mọi hoạt động chăm sóc mục vụ gia đình: tính trực tiếp của việc loan báo Tin Mừng và sự dịu dàng của việc đồng hành.

Thật vậy, một mặt, chúng ta loan báo cho các cặp vợ chồng, những đôi bạn đời và gia đình một Lời giúp họ nắm bắt được ý nghĩa thực sự của sự kết hợp và tình yêu của họ, một dấu chỉ và hình ảnh của tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa và giao ước giữa Chúa Kitô và Giáo hội. Đó là Lời luôn mới mẻ của Tin Mừng, từ đó tất cả giáo lý, ngay cả giáo lý về gia đình, có thể thành hình. Và đó là một Lời đòi hỏi nghiêm túc, Lời tìm cách giải phóng những mối tương quan của con người thoát khỏi ách nô lệ vốn thường làm méo mó chúng và khiến chúng trở nên không bền vững: sự độc đoán của những cảm xúc, sự tán dương những thứ chóng qua cản trở cam kết suốt đời, sự thống trị của chủ nghĩa cá nhân, nỗi sợ hãi về tương lai. Trước những khó khăn này, Giáo hội nhắc lại cho các đôi vợ chồng Kitô hữu giá trị của hôn nhân là chương trình của Thiên Chúa, là hoa trái của Ân sủng của Người, và là lời kêu gọi sống thủy chung và vô vị lợi đến mức tuyệt đối. Đây là con đường để các mối tương quan, mặc dù chúng có thể đi qua con đường mang dấu ấn của những thất bại, vấp ngã và thay đổi, mở ra tiến đến sự viên mãn của niềm vui và sự thực hành của con người, và trở thành men cho tình huynh đệ và tình yêu thương trong xã hội.

Mặt khác, sự loan báo này không thể và không bao giờ được đưa ra từ trên cao và từ bên ngoài. Giáo Hội hiện thân trong thực tại lịch sử, cũng như Thầy của mình, và ngay cả khi loan báo Tin Mừng về gia đình, Giáo hội cũng hòa mình vào cuộc sống thực, trước hết biết được những gian khó hằng ngày của những người vợ chồng và cha mẹ, các vấn đề và những đau khổ của họ, tất cả những hoàn cảnh lớn nhỏ đó đè nặng và đôi khi cản trở hành trình của họ. Đây là bối cảnh thực sự mà tình yêu hằng ngày phải trải qua. Đây là chủ đề hội nghị của anh chị em: “Tình yêu hằng ngày của chúng ta”. Nó là một lựa chọn đầy ý nghĩa. Đó là về tình yêu được sinh ra bởi sự giản dị và công việc âm thầm của cuộc sống lứa đôi, bởi sự cam kết hàng ngày và đôi khi rất mệt mỏi của những người vợ chồng, mẹ, cha và con cái. Nếu Tin Mừng được trình bày như một giáo lý từ trên đưa xuống, và không đi vào “xác thịt” của đời sống hàng ngày, thì nó sẽ có nguy cơ chỉ còn là một lý thuyết đẹp, và đôi khi được trải nghiệm như một nghĩa vụ luân lý. Chúng ta được mời gọi để đồng hành, để lắng nghe, và chúc phúc cho hành trình của các gia đình; không chỉ vạch ra hướng đi, mà còn thực hiện hành trình cùng với họ; để đi vào gia đình với sự khôn ngoan và tình yêu thương, để nói với những người vợ chồng rằng: Hội Thánh đồng hành cùng anh chị, Chúa ở gần anh chị, chúng tôi muốn giúp anh chị bảo vệ món quà mà anh chị đã được đón nhận.

Loan báo Tin Mừng bằng cách đồng hành với con người và dấn thân phục vụ cho hạnh phúc của họ: bằng cách này, chúng ta có thể giúp các gia đình thực hiện hành trình theo cách đáp lại ơn gọi và sứ mệnh của họ, ý thức vẻ đẹp của các mối ràng buộc và nền tảng của họ trong tình yêu của Thiên Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Khi gia đình sống dưới dấu chỉ của sự Hiệp thông nước trời này, điều mà tôi muốn nói rõ trong những khía cạnh hiện sinh của nó trong Amoris laetitia, thì nó trở thành một lời sống động của Tình yêu-Thiên Chúa, nói với thế giới và cho thế giới. Thật vậy, quy tắc ngôn ngữ của các mối tương quan trong gia đình - đó là tình vợ chồng, tình mẫu tử, tình cha con, lòng hiếu thảo và tình huynh đệ - là cách mà ngôn ngữ tình yêu được truyền tải, mang lại ý nghĩa cho cuộc sống và phẩm chất con người cho tất cả các mối tương quan. Nó là một ngôn ngữ không chỉ được tạo thành bằng lời nói, mà còn bằng những thái độ của con người, cách chúng ta nói, ngoại hình, cử chỉ, thời gian và không gian của mối tương quan của chúng ta với người khác. Các đôi vợ chồng biết rõ điều này, cha mẹ và con cái học biết điều đó hàng ngày trong ngôi trường yêu thương đó là gia đình. Đây cũng là nơi diễn ra sự truyền giao niềm tin giữa các thế hệ: nó được truyền tải qua ngôn ngữ của những mối quan hệ tốt đẹp và lành mạnh được sống thi hành hàng ngày trong gia đình, nhất là khi cùng nhau đối mặt với những mâu thuẫn và khó khăn.

Trong thời gian đại dịch, giữa rất nhiều khó khăn về tâm lý, kinh tế và sức khỏe, tất cả những điều này đã trở nên rõ ràng: các mối quan hệ gia đình đã và đang bị thử thách gắt gao, nhưng đồng thời chúng vẫn là điểm quy chiếu vững chắc nhất, sự hỗ trợ bền chặt nhất, là người giám hộ không thể thay thế của toàn cộng đồng nhân loại và xã hội.

Vì vậy chúng ta hãy hỗ trợ gia đình! Chúng ta hãy bảo vệ nó khỏi những điều làm tổn hại đến vẻ đẹp của nó. Chúng ta hãy tiếp cận với mầu nhiệm tình yêu này với sự kinh ngạc, khôn ngoan và dịu dàng. Và chúng ta hãy cam kết bảo vệ những mối dây liên kết quý giá và mong manh của nó: con cái, cha mẹ, ông bà ... Chúng ta cần những mối dây ràng buộc này sống và sống mạnh khỏe, để làm cho nhân loại trở nên huynh đệ hơn.

Do đó, năm dành riêng cho gia đình, bắt đầu từ hôm nay, sẽ là thời điểm thuận lợi để chúng ta tiếp tục suy tư về Tông huấn Amoris laetitia. Và vì vậy, tôi chân thành cảm ơn, vì biết rằng Viện Gioan Phaolô II có thể đóng góp bằng nhiều cách cho việc phát triển sự quan tâm về con người, về tính thiêng liêng và mục vụ trong việc hỗ trợ gia đình, qua sự đối thoại với các cơ sở học thuật và mục vụ khác. Tôi xin phó thác anh chị em và công cuộc của anh chị em cho Gia đình Thánh Nadarét; và tôi xin anh chị em cũng làm như vậy cho tôi và sứ vụ của tôi.


Roma, Đền thánh Gioan Lateran, 19 tháng Ba, 2021
Đại Lễ Thánh Giuse, khai mạc Năm Gia đình Amoris laetitia

Phanxicô


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 21/3/2021]


Cầu nguyện tại Vương cung Thánh đường 12 Thánh Tông đồ, Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê

Cầu nguyện tại Vương cung Thánh đường 12 Thánh Tông đồ, Thánh Philipphê và Thánh GiacôbêCầu nguyện tại Vương cung Thánh đường 12 Thánh Tông đồ, Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê

Antoine Mekary | ALETEIA
Nhà thờ thuộc về "Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý”

Marinella Bandini

26/02/21

Nhà thờ Chặng đàng Ngày 10: Trong ngày hôm nay của Mùa Chay cần có một nhà thờ lớn. Nhà thờ này có tác phẩm nghệ thuật phía sau bàn thờ lớn nhất Roma.


Aleteia mời bạn thực hiện một chuyến hành hương Mùa Chay trên internet đi qua 42 nhà thờ chặng đàng của Roma: mỗi ngày một nhà thờ, từ 17 tháng Hai đến 11 tháng Tư.


Ngày 10

Ngày xưa, Thứ Sáu trong tuần đầu tiên của Mùa Chay là một ngày liên quan đến việc chuẩn bị cho những người được truyền chức phó tế và tư tế, được gọi là “sự điều tra”. Cần có những nhà thờ lớn, đó là lý do tại sao Vương cung Thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ được chọn làm “nhà thờ chặng đàng”.

Cấu trúc ban đầu của vương cung thánh đường có từ thế kỷ thứ 6. Nhà thờ được cung hiến cho các Thánh Tông đồ Philipphê và Giacôbê, thánh tích của các ngài vẫn còn được lưu giữ trong hầm mộ lớn. Một trận động đất mạnh đã phá hủy nhà thờ (1348) và nhà thờ được xây dựng lại vào thế kỷ 15. Kể từ đó, nhà thờ được cung hiến cho tất cả các tông đồ, với tượng của các ngài đứng thành hàng trên lan can bên ngoài.

Trong các đợt trùng tu khác nhau mà nhà thờ đã trải qua, mái cổng chín vòm và mặt tiền của kiến trúc sư Valadier đã được thêm vào, cũng như những tác phẩm nghệ thuật khác nhau. Bàn thờ, mô tả “sự tử đạo của các Thánh Tông đồ Philipphê và Giacôbê”, là bàn thờ lớn nhất ở Roma.

Gian bên trái của vương cung thánh đường giáp với tòa nhà tu viện. Dọc theo bức tường là hàng loạt các ngôi mộ, trong đó có mộ của Michelangelo Buonarroti, người đầu tiên được chôn cất ở đây vào năm 1564 (ngày nay di hài của ông được đặt tại Vương cung thánh đường Santa Croce ở Florence).

Hãy quẳng khỏi các ngươi mọi tội phản nghịch các ngươi đã phạm. Hãy tạo cho mình một trái tim mới và một thần khí mới! (Ed 18:31)

* Phối hợp với Văn phòng Truyền thông Xã hội của Khu Tông tòa Roma.

Cầu nguyện tại Vương cung Thánh đường 12 Thánh Tông đồ, Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê

Vương cung Thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ (mặt tiền). Được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 và sau đó bị phá hủy bởi một trận động đất, nhà thờ được xây dựng lại vào thế kỷ 15. Vương cung Thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.

Cầu nguyện tại Vương cung Thánh đường 12 Thánh Tông đồ, Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê

Tượng 12 Thánh Tông đồ tại Vương cung Thánh đường Mười Hai Thánh Tông đồ trên ban công của mặt tiền nhà thờ. Vương cung Thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.

Cầu nguyện tại Vương cung Thánh đường 12 Thánh Tông đồ, Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê

Vương cung Thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ(bên trong). Vương cung Thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.

Cầu nguyện tại Vương cung Thánh đường 12 Thánh Tông đồ, Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê

Vương cung Thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ (cung thánh và gian cung thánh). Vương cung Thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.

Cầu nguyện tại Vương cung Thánh đường 12 Thánh Tông đồ, Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê

Bàn thờ của Vương cung Thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ là bàn thờ lớn nhất ở Roma và mô tả “sự tử đạo của các Thánh Tông đồ Philipphê và Giacôbê. Vương cung Thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.

Cầu nguyện tại Vương cung Thánh đường 12 Thánh Tông đồ, Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê

Tượng bán thân của Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê trên lan can của bàn thờ chính trong Vương cung Thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ. Vương cung Thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.

Cầu nguyện tại Vương cung Thánh đường 12 Thánh Tông đồ, Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê

Vương cung Thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ (hầm mộ nhìn từ phía trên). Vương cung Thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.

Cầu nguyện tại Vương cung Thánh đường 12 Thánh Tông đồ, Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê

Hầm mộ của Vương cung Thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ lưu giữ những thánh tích của hai Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê. Vương cung Thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.

Cầu nguyện tại Vương cung Thánh đường 12 Thánh Tông đồ, Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê

Thánh tích của Thánh Philipphê và Giacôbê trong hầm mộ của Vương cung Thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ. Vương cung Thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.

Cầu nguyện tại Vương cung Thánh đường 12 Thánh Tông đồ, Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê

Thánh tích của các Thánh Philipphê và Giacôbê. Vương cung Thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.

Cầu nguyện tại Vương cung Thánh đường 12 Thánh Tông đồ, Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê

Vương cung Thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ, nhìn từ dưới hầm mộ. Vương cung Thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.

Quý vị đọc về truyền thống của các nhà thờ chặng đàng ở đây. Và xem các nhà thờ trước đây trong cuộc hành hương ở đây.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 21/3/2021]