Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

Những người lính của Giáo hoàng: Truyền thống lưu truyền của đội vệ binh Thụy sĩ Giáo hoàng ở Vatican

Những người lính của Giáo hoàng: Truyền thống lưu truyền của đội vệ binh Thụy sĩ Giáo hoàng ở Vatican

Truyền thống rất đẹp và giá trị lâu đời và niềm tin được thể hiện ngày 6 tháng Năm. Khi tuyên thệ, ba ngón tay của những vệ binh tượng trưng cho Chúa Ba Ngôi, như được thể hiện ở dưới. Đức Thánh Cha gặp gỡ những vệ binh và gia đình của họ ngày 4 tháng Năm (Ceremony photos, Daniel Ibanez/CNA; papal guard photos, Vatican Media/National Catholic Register)

10 tháng Năm, 2019

Những người lính của Giáo hoàng: Truyền thống lưu truyền của đội vệ binh Thụy sĩ Giáo hoàng ở Vatican


Một số tân vệ binh chia sẻ kinh nghiệm đặc biệt với Register bên lề của những nghi thức ngày 6 tháng Năm.

Solène Tadié

THÀNH VATICAN — Vệ binh Thụy sĩ Giáo hoàng, có nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn cho Đấng Kế nhiệm Thánh Phê-rô và Điện Tông Tòa hơn 5 thế kỷ, đã chào đón 23 tân binh nhận nhiệm vụ trong một nghi thức thường niên tại Vatican.

Chiều ngày 6 tháng Năm, 23 Vệ binh Thụy sĩ — rất dễ thấy do đồng phục sặc sỡ kiểu Trung cổ của họ — tuyên thệ trong một nghi thức diễn ra tại Sân Thánh Damasus của Vatican trước sự hiện diện của Đức ông Paolo Borgia, cố vấn của ngài quốc vụ khanh, Đức Tổng Giám mục Georg Gänswein, Tổng trưởng Nội chính Giáo hoàng, là những vị đại diện cho Đức Thánh Cha Phanxico.

Những người lính của Giáo hoàng: Truyền thống lưu truyền của đội vệ binh Thụy sĩ Giáo hoàng ở Vatican

Những người lính của Giáo hoàng: Truyền thống lưu truyền của đội vệ binh Thụy sĩ Giáo hoàng ở Vatican

Những người lính của Giáo hoàng: Truyền thống lưu truyền của đội vệ binh Thụy sĩ Giáo hoàng ở Vatican

Những người lính của Giáo hoàng: Truyền thống lưu truyền của đội vệ binh Thụy sĩ Giáo hoàng ở Vatican

Ngày diễn ra sự kiện thường niên kỷ niệm 147 Vệ binh Thụy sĩ đã hy sinh để bảo vệ Đức Thánh Cha Clementê VII trong cuộc tấn công của vua Charles V năm 1527. Đội vệ binh là một trong những đơn vị quân đội hoạt động liên tục lâu đời nhất.

“Thật là một vinh dự lớn được phục vụ Giáo hoàng, luôn ghi nhớ những điều trọng đại mà những người tiền nhiệm đã thực hiện trước chúng tôi,” Samuele Menghini, một tân binh từ Ticino, nói với Register trước buổi tuyên thệ.

Nghi thức tuyên thệ là đỉnh điểm của lễ mừng kéo dài ba ngày dành cho các tân binh và gia đình của họ, bắt đầu bằng một buổi tiếp kiến của các tân binh với Đức Thánh Cha Phanxico sáng 4 tháng Năm. Trong nghi thức đặt vòng hoa ngày 5 tháng Năm tôn vinh những người đã hy sinh năm 1527, trong Quảng trường Proto-Martyrs của Roma, nhiều vệ binh xứng đáng được tặng huân chương vinh danh sự phục vụ của họ dành cho Đức Giáo hoàng.

“Thực tại của doanh trại dạy cho những nguyên tắc về đạo đức và tinh thần phản ánh nhiều giá trị mà chúng ta cần có trong cuộc sống: đối thoại, lòng trung thành, sự ổn định trong những mối quan hệ, sự hiểu biết lẫn nhau,” Đức Thánh Cha nói trong huấn từ của ngài trước Đội Vệ binh ngày 4 tháng Năm. “Anh em có cơ hội trải nghiệm những thời gian của niềm vui, và chắc chắn có những thời gian khó khăn điển hình của kinh nghiệm tập thể.”

Những người lính của Giáo hoàng: Truyền thống lưu truyền của đội vệ binh Thụy sĩ Giáo hoàng ở Vatican

Những người lính của Giáo hoàng: Truyền thống lưu truyền của đội vệ binh Thụy sĩ Giáo hoàng ở Vatican

Những người lính của Giáo hoàng: Truyền thống lưu truyền của đội vệ binh Thụy sĩ Giáo hoàng ở Vatican

Những người lính của Giáo hoàng: Truyền thống lưu truyền của đội vệ binh Thụy sĩ Giáo hoàng ở Vatican

Những người lính của Giáo hoàng: Truyền thống lưu truyền của đội vệ binh Thụy sĩ Giáo hoàng ở Vatican

Lời của Đức Giáo hoàng dường như phản ánh những thách đố mà Đội Vệ binh Giáo hoàng gần đây đang trải qua do vấn đề gia tăng nhân sự, vì khối lượng công việc nhiều hơn.

Theo Đại tá Christoph Graf, chỉ huy trưởng vệ binh, năm nay con số tân binh thấp hơn 30% so với năm 2018, mặc dù gần đây Đức Giáo hoàng đã đồng ý tăng quân số từ 110 lên 135. Với 23 tân binh vừa gia nhập năm nay, cần thêm 40 người nữa để đủ số tăng, vì hầu hết vệ binh đều xuất ngũ sau hai năm phục vụ.

Yêu cầu của Vatican

Một trong các tiêu chuẩn thì những cấp bậc của Vệ binh Thụy sĩ phải đáp ứng những yêu cầu của Vatican: Mỗi ứng viên phải là một người đàn ông Thụy sĩ Công giáo nhiệt thành tuổi từ 19 đến 30.

Cho dù đây là một đội quân theo truyền thống, nhưng các phương pháp mới đang được áp dụng để động viên các tân binh.

Các chương trình truyền thông được khởi động trong các trường học và truyền thông đại chúng tiếp cận trực tiếp hơn với các ứng viên tiềm năng của tương lai.

“Chúng tôi sẵn sàng thay đổi niềm tin rằng trở thành một Vệ binh Thụy sĩ chỉ có nghĩa là đứng im giữ một ngọn kích,” Đại tá Graf nói.

Trong khi nhiệm vụ đó có thể là điều quen thuộc nhất đối với mọi người, nhưng ông cho thấy tại một cuộc họp báo ngày 4 tháng Năm rằng có rất nhiều nhiệm vụ an ninh quan trọng được trao phó cho các vệ binh, họ là những người đi theo Đức Thánh Cha khắp nơi, kể cả những chuyến đi nước ngoài. Sự phục vụ như vậy có thể đưa đến những cơ hội khác. Chẳng hạn, phó hạ sĩ Didier Grandjean, người là một thành viên của Đội Vệ binh Thụy sĩ trong bảy năm, được thăng cấp lên hạ sĩ sau ba năm phục vụ.

“Càng ở lâu trong Đội Vệ binh thì sứ mạng càng thú vị,” Grandjean nói với Register.

Chiến lược tuyển dụng mới gồm có các tiêu chuẩn khác, chẳng hạn khả năng cho phép các vệ binh được kết hôn và có con trong khi đang phục vụ Giáo hoàng — được cho phép lần đầu tiên cách đây ba năm.

Một trong những nét đặc trưng chính trong các nỗ lực tuyển dụng mới, năm 2017 Vệ binh công bố những kế hoạch nâng cấp khu doanh trại, là một tòa nhà từ thế kỷ 19 không còn phù hợp cho những nhu cầu hiện tại của vệ binh, đặc biệt cho những người có gia đình.

Một chiến dịch gây quỹ sẽ được khởi động trong những năm sắp tới qua một quỹ đặc biệt để có được 50 triệu euro cần thiết để sắp xếp lại những không gian sinh sống.

Lời kêu gọi đóng góp sẽ mở rộng đến với người Công giáo trên khắp thế giới và đặc biệt là người Công giáo và không Công giáo ở Thụy sĩ là những người muốn duy trì truyền thống lưu truyền của Đội Vệ binh Thụy sĩ.

“Những bạn trẻ còn do dự chưa gia nhập với chúng tôi nên xem lại quan điểm, vì là người Thụy sĩ và có thể đến được Vatican là một vinh dự mà rất nhiều người muốn có,” phó hạ sĩ Théophane Gaillard, người đã gia nhập hai năm trước, nói với Register. “Nhiều người bạn trong quân đội mang những quốc tịch khác muốn trở thành một thành viên của Đội Vệ binh Giáo hoàng nhưng họ không thể. Cần phải khuyến khích nhiều người hơn ở Thụy sĩ tham gia với chúng tôi.”

Những người lính của Giáo hoàng: Truyền thống lưu truyền của đội vệ binh Thụy sĩ Giáo hoàng ở Vatican

Những người lính của Giáo hoàng: Truyền thống lưu truyền của đội vệ binh Thụy sĩ Giáo hoàng ở Vatican

Giữa Đức tin và Truyền thống

Đội Vệ binh Thụy sĩ được thành lập năm 1506 bởi Đức Giáo hoàng Julius II và luôn giữ vững danh tiếng xuất sắc. Quả thật, những người lính Thụy sĩ từng được xem là những chiến binh thiện chiến và trung thành nhất trên thế giới. Di sản của lòng tin tưởng của giáo hoàng đối với người Thụy sĩ vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

“Chúng tôi vẫn không thay đổi,” Robi Curkovic, một tân binh, nói với Register. “Người Thụy sĩ chúng tôi có thể giữ bí mật nghiệp vụ tốt hơn bất kỳ ai. Sự thận trọng, cùng với tính chính xác và hiệu quả, cho phép chúng tôi giữ được sự tin tưởng của các giáo hoàng suốt nhiều thế kỷ.”

Truyền thống ái quốc và gia đình là những động cơ bền bỉ cho các thanh niên Thụy sĩ ghi danh vào đội quân tinh nhuệ của giáo hoàng. Thật vậy, nhiều người thanh niên này quyết định đến Vatican để noi theo những bước chân của cha ông tiền nhân. Chẳng hạn hai anh em Théophane và Timothée Gaillard quyết định phục vụ Đức Thánh Cha suốt hơn 20 năm sau người cha của hai anh.

“Ngày nay, gắn kết với Đức Giáo hoàng không chỉ có nghĩa là bảo vệ sự an toàn của ngài về thể xác, nhưng còn bảo vệ những điều ngài trình bày và niềm tin của ngài, Timothée Gaillard nói, người tuyên thệ ngày 6 tháng Năm, hai năm sau người anh trai của anh. Anh nói với Register rằng cam kết đó cũng là một cách để trả lại cho Giáo hội mọi điều anh đã đón nhận từ Giáo hội, đặc biệt việc học hành của anh ở Morges. Theo Théophane Gaillard, sứ mạng đặc biệt của Vệ binh Thụy sĩ khó có thể thi hành nếu không có kiến thức vững chắc về niềm tin Công giáo.

“Tôi ở đây như một người lính của Đức Ki-tô, vì Đức Giáo hoàng đại diện cho Đức Ki-tô trên trần gian, và nó cho tôi sức mạnh để không bao giờ đầu hàng,” anh nói.

Cũng nhờ niềm tin đã đưa Grandjean đến Vatican bảy năm trước. Trong giáo phận Fribourg của mình, anh đã từng là một lễ sinh và là người đọc sách trong Thánh Lễ, và niềm tin của anh được củng cố mạnh mẽ ở Vatican.

“Đức tin của tôi lớn lên ở đây theo một cách rất riêng tư, đến mức cuối năm nay, tôi sẽ vào chủng viện,” anh nói, và giải thích rằng nhiều khoảng thời gian thinh lặng trong thanh bình mà anh trải nghiệm khi đứng gác tại Điện Tông tòa đã cho anh cơ hội quý báu để suy ngẫm về cuộc đời và nơi Chúa dẫn dắt anh đi.

“Người ta đến đây với nhiều động cơ khác nhau, và một số người có thể không có đức tin vững mạnh,” anh nói. “Nhưng họ sẽ tìm được nó ở đây — tôi nhìn thấy điều đó xảy ra nhiều lần.”

Tất cả những Vệ binh Thụy sĩ được Register phỏng vấn dường như đều đồng ý rằng trải nghiệm phục vụ Giáo hoàng của họ sẽ có một ảnh hưởng lâu dài đối với họ.

Vệ binh Robi Curkovic, người dự định không ở lại lâu hơn thời gian hai năm quy định, tin rằng kinh nghiệm này sẽ luôn là một nguồn mạch tạo cảm hứng lớn cho cuộc sống của anh khi trở về Thụy sĩ.

Anh nói: “Nó sẽ ghi dấu ấn trong ký ức của tôi mãi mãi. Nó đã củng cố đức tin của tôi vượt ra ngoài sự mong chờ, và tôi chắc chắn rằng nó sẽ có ích lớn cho nghề nghiệp tương lai của tôi.”

Phóng viên Châu Âu Solène Tadié viết từ Roma.


[Nguồn: ncregister]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 11/5/2019]


‘Cha có được sức khỏe của cha từ đâu?’ Đức Thánh Cha Phanxico: ‘Từ Chúa’

‘Cha có được sức khỏe của cha từ đâu?’ Đức Thánh Cha Phanxico: ‘Từ Chúa’
Copyright: Vatican Media

‘Cha có được sức khỏe của cha từ đâu?’ Đức Thánh Cha Phanxico: ‘Từ Chúa’

Cuộc họp báo trên máy bay của Đức Thánh Cha từ Bulgaria & Bắc Macedonia trở về (Toàn văn)

09 tháng Năm, 2019 17:49

Dưới đây là bản dịch của Zenit (tiếng Anh) cuộc họp báo trên máy bay mà Đức Giáo hoàng Phanxico tổ chức trên chuyến bay từ Bắc Macedonia trở về Roma, cuối chuyến Tông du đến Bulgaria và Bắc Macedoniato của ngài 5-7 tháng Năm, 2019. Phóng viên của ZENIT, Deborah Castellano Lubov, tháp tùng chuyến đi của ngài đến Bulgaria:


***

Chuyến Tông du của Đức Thánh Cha Phanxico đến

Bulgaria và Bắc Macedonia

5-7 tháng Năm, 2019

Họp báo của Đức Thánh Cha trên chuyến bay trở về từ Skopje

Chuyến bay Giáo hoàng

Thứ Ba, 7 tháng Năm, 2019

[Multimedia]

Gisotti:

Xin chào (buổi tối) mọi người! Xin kính chào Đức Thánh Cha, và xin cảm ơn người ở đây để chia sẻ suy nghĩ, suy tư về chuyến đi rất nhiều cảm xúc và đẹp — sau một ngày dày đặc công việc, sau những ngày dày đặc sự kiện như vậy. Một chuyến đi ngắn, và rõ ràng là một cuộc họp báo ngắn, mà con không có lời nào khác ngoài lời này: Thưa Đức Thánh Cha, quả thật hôm nay người đã bước theo những bước chân của Mẹ Teresa, một chứng nhân vĩ đại của tình yêu Ki-tô, và tất cả chúng ta đều xúc động – như cha đã biết, chúng ta biết – trước cái chết của ông Jean Vanier, một người bạn, một người anh em của những người bé mọn nhất, là một chứng nhân vĩ đại khác. Trước khi trả lời các câu hỏi, con xin phép hỏi cha có muốn chia sẻ suy nghĩ về Jean Vanier.

ĐTC Phanxico:

Tôi biết căn bệnh của ông Jean Vanier; Sơ Genevieve có thông báo cho tôi. Tuần trước tôi có gọi điện thoại cho ông; ông nghe tôi nhưng ông gặp khó khăn khi nói. Tôi muốn bày tỏ lòng tri ân về chứng tá này: một con người có thể đọc được hiệu quả [sự màu mỡ] của Ki-tô giáo trong mầu nhiệm của sự chết, của thập giá, của bệnh tật, trong mầu nhiệm của của những người ở trong tình trạng bị khinh rẻ và bị loại bỏ trên thế giới. Ông đã làm việc, không những cho những người bé mọn nhất nhưng cho cả những người có nguy cơ bị kết án tử trước khi chào đời. Cuộc đời của ông đi theo con đường đó. Cảm ơn ông và cảm tạ Chúa vì đã ban cho chúng ta con người này với chứng tá cao vời của ông.

Gisotti:

Xin cảm ơn Đức Thánh Cha. Câu hỏi đầu tiên của Bigana Zherevska, thuộc đài truyền hình Macedonia.

Bigana Zherevska thuộc đài Macedonian TV MRT:

Thưa Đức Thánh Cha, thật là một niềm hân hoan được đón người trong đất nước của chúng con và chúng con rất vinh dự được người viếng thăm. Điều làm chúng con thích thú là muốn được nghe từ người những gì đã chạm đến người mạnh mẽ nhất trong hai quốc gia này? Điều gì gây ấn tượng nhất đối với người? Một con người? Một sự vật? Bầu khí? Đức Thánh Cha sẽ nhớ điều gì về hai đất nước này khi người trở về Roma?

ĐTC Phanxico:

Đây là hai quốc gia hoàn toàn khác nhau. Bulgaria là một quốc gia với truyền thống lâu đời. Macedonia có một truyền thống lâu đời nhưng lại không phải như một quốc gia, như một đất nước, mà cuối cùng đã thành công trong việc xây dựng thành một dân tộc: một cuộc chiến rất đẹp. Đối với người Ki-tô hữu chúng tôi, Macedonia là một biểu tượng cho cánh cổng của Ki-tô giáo đi vào phương Tây. Ki-tô giáo tiến vào Châu Âu qua các bạn, là người Macedonia đã xuất hiện trong thị kiến của Thánh Phaolô: “Mời ông sang, mời ông sang với chúng tôi!” (x. Cv 16:9). Ngài, [Thánh Phaolô] đã đi qua Châu Á, tiếng gọi đó là một sự nhiệm mầu. Và người Macedonia tự hào về điều này, họ không đánh mất cơ hội nói với chúng ta rằng: “Ki-tô giáo đi vào Châu Âu qua chúng tôi, qua cánh cửa của chúng tôi, vì Thánh Phaolô đã được kêu gọi bởi một người Macedonia.” Bulgaria đã phải chiến đấu rất nhiều cho bản sắc là một dân tộc của mình. Năm 1877, 200.000 lính người Nga đã hy sinh để giành lại sự độc lập từ tay người Thổ. Chúng ta hãy nghĩ con số 200.000 có ý nghĩa như thế nào! Đã có rất nhiều cuộc chiến đấu giành độc lập, quá nhiều máu, tinh thần quá lớn để củng cố bản sắc của mình. Macedonia đã có bản sắc của mình và bây giờ đất nước đã củng cố thành một dân tộc, cũng có những vấn đề nhỏ, như là vấn đề tên gọi và những điều mà tất cả chúng ta đã biết. Trong cả hai quốc gia đều có những cộng đồng Ki-tô hữu Chính Thống giáo và Công giáo, và cả Hồi giáo. Tỷ lệ phần trăm người Chính thống giáo là rất lớn trong cả hai nước, đó là cộng đồng mạnh nhất: cộng đồng Hồi giáo thì nhỏ hơn; và cộng đồng Công giáo là nhỏ nhất ở Macedonia, ở Bulgaria thì lớn hơn. Tuy nhiên, một điều tôi nhìn thấy ở cả hai quốc gia đó là những mối quan hệ tốt đẹp giữa các nền tảng Tuyên Tín khác nhau, giữa các Niềm Tin khác nhau. Chúng tôi nhìn thấy điều đó ở Bulgaria với lời cầu nguyện cho hòa bình. Đây là một điều bình thường đối với người Bulgaria, vì họ có những mối quan hệ tốt đẹp: mọi người đều có quyền bày tỏ tôn giáo của mình và quyền được tôn trọng. Điều này làm tôi rất ngưỡng mộ! Rồi cuộc đối thoại với Đức Thượng phụ Neofit là một nét đẹp … Ngài là người của Chúa! Ngài đã làm cho tôi sáng tỏ nhiều điều, một con người tuyệt vời của Chúa. Ở Macedonia tôi rất ấn tượng trước câu nói của ngài Tổng thống nói với tôi: “Ở đây không có sự khoan dung đối với tôn giáo, chỉ có sự tôn trọng.” Có sự tôn trọng. Và ngày nay, điều này quá thiếu trên thế giới — chúng ta hãy nghĩ đến sự tôn trọng nhân quyền, sự tôn trọng nhiều điều khác, và cả tôn trọng trẻ em, tôn trọng người cao tuổi –, người ta ấn tượng trước tinh thần của một quốc gia là sự tôn trọng. Nó làm tôi thật vui. Không biết là tôi trả lời được câu hỏi chưa, có phần nào đó tổng hợp một chút. Xin cảm ơn 

Gisotti:

Thưa Đức Thánh Cha, bây giờ là Petas Nanev thuộc đài TV BTV của Bulgaria đặt một câu hỏi.

Petas Nanev, TV BTV của Bulgaria:

Xin kính chào cha. Đây là một câu hỏi khá riêng tư: thưa Đức Thánh Cha, con thắc mắc là Đức Thánh Cha, cũng là một con người, vậy mà cha có được sức mạnh về thể xác, về tinh thần … của cha từ đâu?

ĐTC Phanxico:

Trước hết, tôi phải nói với anh rằng tôi không đi học làm phép thuật đâu! Thật sự tôi không biết. Đó là một ơn của Chúa. Khi tôi đến một quốc gia là tôi quên hết mọi sự, nhưng không phải vì tôi muốn quên; việc tôi quên nó đến một cách tự nhiên, và tôi đến đó. Và rồi việc này giúp cho tôi có sức bền. Tôi không thấy mệt trên các chuyến đi. Rồi sau đó tôi mới thấy mệt — sau đó. Nhưng tôi có được sức khỏe từ đâu? Tôi tin là Chúa ban cho tôi. Chẳng có cách giải thích nào cả. Tôi cầu xin Chúa cho tôi được trung thành, để phục vụ Người trong công việc của những chuyến đi, để các chuyến đi không trở thành cuộc du lịch, tôi xin điều này. Và còn lại là ơn sủng đến từ Người. Tôi cũng chả có điều gì khác nữa để trả lời cho anh … Nhưng … tôi không làm quá nhiều việc!

Gisotti:

Thưa Đức Thánh Cha, bây giờ Silvije Tomasevic, thuộc đài truyền hình và báo chí Croatia, tờ “Vecernji list”, xin hỏi cha một câu — chúng ta ở Đông Âu.

Silvije Tomasevic, thuộc đài truyền hình và báo chí Croatia, tờ báo “Vecernji list”:

Thưa Đức Thánh Cha, trong các Giáo hội Chính thống quốc gia họ không luôn luôn thống nhất với nhau: chẳng hạn, họ không công nhận Giáo hội của Macedonia. Tuy nhiên, khi phải chỉ trích Giáo hội Công giáo, họ lại nhất trí với nhau: chẳng hạn Giáo hội Serbia không muốn Đức Hồng y Stepinac được phong thánh. Xin cha cho ý kiến về tình hình này … 

ĐTC Phanxico:

Nói chung, các mối quan hệ là tốt; chúng rất tốt và có thiện chí. Tôi có thể nói với anh một cách chân thành rằng, nơi các Đức Thượng phụ, tôi tìm được những con người của Chúa. Đức Neofit là một con người của Chúa. Và rồi điều tôi ghi khắc trong lòng là Đức Elia II của Georgia: ngài là một con người của Chúa, ngài đã đón tiếp tôi quá chân tình. Đức Bartholomew là một người của Chúa. Đức Kirill là một người của Chúa … Các ngài là những Thượng phụ vĩ đại làm chứng tá. Nhưng anh có thể nói với tôi rằng: nhưng vị này có khuyết điểm này; vị này chính trị quá, vị này có khuyết điểm khác … Nhưng tất cả chúng ta đều có những điểm đó, tôi cũng có. Tuy nhiên, trong các Đức Thượng phụ tôi tìm thấy những người anh em; và trong một vài vị, thật sự — tôi không có ý phóng đại — nhưng tôi muốn sử dụng chữ này: là thánh, là người của Chúa. Và điều này rất quan trọng. Có những điểm lịch sử, những điểm lịch sử về các Giáo hội của chúng ta, một số là rất cổ. Chẳng hạn, hôm nay ngài Tổng thống [của Bắc Macedonia] nói với tôi rằng sự ly khai giữa Đông phương và Tây phương bắt đầu ở đây, ở Macedonia. Có phải Đức Giáo hoàng bây giờ đến đây để ráp nối lại sự ly khai này không? Tôi không biết, nhưng chúng tôi là anh em, vì chúng ta không thể nào tôn thờ Chúa Ba Ngôi nếu không có những bàn tay hiệp nhất của anh em. Sự tin chắc này không chỉ của tôi, nhưng của của các Đức Thượng phụ — tất cả các ngài. Đây là một điều tuyệt vời. Rồi có một điểm lịch sử này: anh có phải là người Croatia không? [Ông ta trả lời: phải]. Tôi nghĩ vậy do cái mùi … [cười] cái mùa của người Croatia. Đây là vấn đề lịch sử: việc phong thánh của ngài Stepinac. Đức Stepinac là một người đạo đức, vì vậy Giáo hội tuyên phong ngài là Chân phước. Chúng ta có thể cầu khẩn với ngài, ngài là Chân phước. Tuy nhiên, tại một bước trong tiến trình phong thánh có những điểm không rõ ràng, những điểm thuộc lịch sử. Tôi là người chịu trách nhiệm phải ký sắc phong đã cầu nguyện, suy tư, đã xin lời khuyên và tôi thấy rằng tôi đã xin Đức Thượng phụ Irenaeus của Serbia trợ giúp, ngài là một Thượng phụ vĩ đại. Và Đức Irenaeus đã giúp. Chúng tôi cùng thiết lập một Ủy ban Lịch sử và chúng tôi cùng làm việc với nhau để Đức Irenaeus biết rằng điều khiến tôi quan tâm nhất là sự thật, để không phạm sai lầm. Việc tuyên phong thánh có ích gì nếu sự thật không được rõ ràng? Nó chẳng có ích gì cho mọi người. Chúng ta biết rằng [Đức Hồng y Stepinac] là một người tốt lành và ngài là Chân phước, nhưng để thực hiện bước đi này tôi tìm sự trợ giúp của Đức Irenaeus để biết được sự thật. Và nó đang được nghiên cứu. Ủy ban đã được thiết lập từ ban đầu; họ đưa ra ý kiến của họ. Tuy nhiên, có những điểm khác hiện đang được nghiên cứu, phản ánh thêm về một điểm để sự thật được rõ ràng. Tôi không e sợ sự thật, tôi không sợ. Tôi chỉ sợ phán xét của Chúa. Cảm ơn anh.

Gisotti:

Thưa Đức Thánh Cha, con tin rằng cha sẵn sàng trả lời câu hỏi khác, chắc cha đồng ý: Joshua McElwee, thuộc National Catholic Reporter.

Joshua McElwee, National Catholic Reporter:

Xin cảm tạ Đức Thánh Cha. Ở Bulgaria Đức Thánh Cha đến thăm một cộng đồng Chính Thống giáo vẫn tiếp tục một truyền thống lâu đời là phong chức Phó tế cho phụ nữ để loan báo Tin mừng. Trong vài ngày sắp tới người sẽ gặp gỡ Liên đoàn Quốc tế các Bề trên Tổng quyền là ủy ban ba năm trước đã yêu cầu một Ủy ban nghiên cứu về lịch sử của Phó tế nữ. Đức Thánh Cha có thể nói cho chúng con biết cha đã biết được những gì từ báo cáo của Ủy ban nghiên cứu về thừa tác vụ của phụ nữ trong những năm đầu của Giáo hội? Cha đã có quyết định gì chưa?

ĐTC Phanxico:

Ủy ban đã được thiết lập; đã làm việc được gần hai năm. Tất cả họ đều rất khác nhau, tất cả là “rospi di diversi pozzi,” tất cả suy nghĩ khác nhau, nhưng họ làm việc với nhau để đi đến một sự thống nhất, đến một điểm chung. Tuy nhiên, mỗi người họ có quan điểm riêng của mình, và nó không hợp với quan điểm của người khác, và họ đã dừng Ủy ban ở đó, và từng người đang nghiên cứu cách tiếp tục. Về vấn đề phó tế nữ: có một cách để hiểu về nó không cùng với cái nhìn về phó tế nam. Chẳng hạn, theo Ủy ban, những thể thức của việc truyền chức phó tế cho đến bây giờ cho thấy không giống như việc truyền chức phó tế nam, và những thể thức đó phần nào giống như ngày nay là việc ban phép cho một Nữ Đan viện trưởng. Đây là kết quả đưa ra của một số người. Tôi nói đây là theo trí nhớ. Những người khác thì nói: không phải, đây là thể thức thuộc chức phó tế … Nhưng rồi họ tranh luận; nó chẳng có gì rõ ràng. Đã có những phó tế nữ lúc đầu, nhưng đó có phải là việc Truyền chức thuộc bí tích hay không? Có sự tranh luận về vấn đề này, không thấy điều gì rõ ràng. Đúng, họ có giúp, chẳng hạn trong phụng vụ, trong Bí tích Rửa tội: Bí tích Rửa tội được thực hiện bằng việc ngâm mình, khi một phụ nữ được rửa tội thì Phó tế nữ giúp; cũng như việc xức dầu thân xác phụ nữ. Rồi một tài liệu xuất hiện trong đó người ta tìm thấy rằng những Phó tế nữ được gọi bởi Giám mục khi có một vụ tranh cãi về hôn nhân, về sự tháo cởi hôn nhân, hoặc ly dị hay ly thân. Khi một phụ nữ tố cáo người chồng hành hạ mình, các Phó tế nữ được Giám mục gửi đến để xem xét những vết bầm tím trên thân thể người phụ nữ, và họ chứng thực cho phán quyết. Đây là những điều tôi nhớ. Tuy nhiên, căn bản là không có gì chắc chắn rằng đó là một sự Truyền chức với cùng thể thức và cùng mục đích như việc Truyền chức nam. Một số người nói: có những điều còn hoài nghi, chúng ta tiếp tục nghiên cứu. Tôi không e ngại việc nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, việc Truyền chức cho phụ nữ là chưa được. Rồi điều lạ lùng là nơi có các Phó tế nữ thì hầu như tùy thuộc vùng địa lý, đặc biệt ở Syria, và ở những nơi khác thì ít hoặc chẳng có. Tôi đã nhận được tất cả những điều này từ Ủy ban. Mỗi người lại tiếp tục nghiên cứu. Họ đã làm được một điều tốt vì họ đạt đến được một vài điểm chung, và đây có thể là điều hữu ích như là nền tảng để bước tới trong việc nghiên cứu và đưa ra câu trả lời dứt khoát là có hoặc không, tùy theo đặc điểm thời gian. Một điều thú vị: một số người — bây giờ thì không còn ai nói nữa — một số nhà thần học ba mươi năm về trước nói rằng trước đây chẳng có Phó tế nữ vì phụ nữ ngồi trên một máy bay thứ hai trong Giáo hội và không chỉ có trong Giáo hội. Tuy nhiên, điều lạ lùng là vào thời gian đó có rất nhiều nữ thầy cúng ngoại giáo, chức pháp sư nữ trong các giáo phái là cấp bậc của thời đó. Và người ta có thể giải thích như thế nào, khi có chức pháp sư nữ, pháp sư ngoại giáo, mà điều đó lại không có trong Ki-tô giáo? Đây cũng là điều đang được nghiên cứu. Chúng tôi đã đi đến được một điểm chung nào đó, và bây giờ mọi người trong thành viên đang nghiên cứu vấn đề theo luận án của họ. Điều này là tốt. Varietas delectat.

Gisotti:

Xin cảm ơn, Đức thánh Cha, vì sự sẵn sàng của người: cuộc họp báo đến đây là kết thúc, vì chuyến bay ngắn và bữa ăn nhẹ sắp được phục vụ. Vì vậy, cảm ơn tất cả quý vị, và cả những công việc tuyệt vời đã được thực hiện trong những ngày qua, với đồng hồ báo thức để trong đêm cho các chuyến bay. Xin cảm ơn Đức Thánh Cha.

ĐTC Phanxico:

Tuy nhiên, tôi muốn nói đôi điều với anh chị em về chuyến đi — những gì tôi thấy an ủi nhất, và những gì tạo cảm xúc sâu sắc cho tôi về chuyến đi: Hai kinh nghiệm “giới hạn”: một kinh nghiệm với người nghèo ở đây hôm nay, ở Macedonia, tại Đài Tưởng niệm Mẹ Teresa. Có quá nhiều người nghèo, nhưng cần phải nhìn thấy sự dịu dàng của những chị Nữ tu đó: họ chăm sóc người nghèo mà không có một chút thái độ kẻ cả, giống như họ là con cái vậy. Sự dịu dàng của họ và cả khả năng chăm sóc người nghèo. Lòng nhân từ, lòng nhân từ của những Nữ tu này! Ngày nay chúng ta quen với việc lăng mạ người khác: một nhà chính trị lăng mạ người khác, một người hàng xóm lăng mạ người khác, trong gia đình họ cũng lăng mạ nhau. Tôi không dám nói là có một văn hóa lăng mạ, nhưng sự lăng mạ là một thứ vũ khí sẵn trên tay, kể cả việc nói xấu người khác, vu khống, phỉ báng … Và nhìn thấy những Nữ tu này chăm sóc mọi người dường như người đó là Chúa Giê-su vậy, điều đó làm tôi rất xúc động. Một người trẻ tiến đến với tôi và chị Bề trên nói với tôi: Anh này tốt lắm,” và chị chăm sóc anh ta và nói trước mặt anh ta: “Xin cha cầu nguyện cho cậu vì cậu uống rượu nhiều lắm!” — nhưng bằng sự dịu dàng của một người mẹ, và điều này làm tôi cảm thấy Giáo hội như một người Mẹ. Nhìn thấy tình mẫu tử của Giáo hội là một trong những điều đẹp nhất. Hôm nay tôi đã cảm nhận được ở đó và tôi cảm ơn người Macedonia vì có kho báu này trong thành phố Skopje.

Và một kinh nghiệm “giới hạn” khác là buổi Rước Lễ Lần Đầu ở Bulgaria. Thật vậy; tôi rất xúc động vì ký ức của tôi quay trở lại ngày 8 tháng Mười năm 1944, ngày Rước Lễ Lần Đầu của tôi, lúc chúng tôi tiến vào và hát “Ôi bàn thánh, được các Thiên Thần bảo vệ,” bài hát xa xưa đó chắc chắn một số người anh chị em nhớ. Tôi nhìn thấy những thiếu nhi đó mở lòng ra trước sự sống bằng một bí tích. Giáo hội bảo vệ trẻ em, các bé còn nhỏ. Các bé phải lớn lên, các bé là một lời hứa, và tôi sống giây phút đó đầy cảm xúc. Tôi cảm nhận rằng giây phút đó 245 thiếu nhi là tương lai của Giáo hội, các bé là tương lai của Bulgaria.

Đây là hai điều mà tôi sống đầy cảm xúc. Tôi muốn chuyển tải đến anh chị em. Và xin cảm ơn anh chị em rất nhiều! Hãy cầu nguyện cho tôi.

[Bản dịch (tiếng Anh) toàn văn của Vatican]



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 10/5/2019]