Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Toàn văn Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha

Toàn văn Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha
© Vatican Media

Toàn văn Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha

‘Đọc sách Tông đồ Công vụ chúng ta thấy được cách thức Chúa Thánh Thần là vai chính trong sứ vụ của Giáo hội’

30 tháng Mười, 2019 14:14

Buổi Tiếp Kiến Chung sáng nay được tổ chức lúc 9 giờ trong Quảng trường Thánh Phê-rô, tại đây Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ các nhóm tín hữu và khách hành hương từ nước Ý khắp nơi trên thế giới.

Tiếp tục loạt giáo lý về sách Tông đồ Công vụ, trong bài huấn từ bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha tập trung phân tích về chủ đề: “Xin ông sang Ma-kê-đô-ni-a giúp chúng tôi!” (Cv 16:9). Những vùng đất đức tin Ki-tô giáo ở Châu Âu (Trích đoạn sách Thánh: trích sách Tông đồ Công vụ, 16:9-10).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các nhóm tín hữu hiện diện. Sau đau ngài lên tiếng kêu gọi cho tình hình ở Iraq, gửi lời chia buồn đến những nạn nhân của những cuộc biểu tình xảy ra trong nước.

Buổi Tiếp Kiến Chung kết thúc với bài hát Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.


* * *

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Đọc sách Tông đồ Công vụ chúng ta thấy được cách thức Chúa Thánh Thần là vai chính trong sứ vụ của Giáo hội: chính Ngài là người hướng dẫn đường đi cho các nhà rao giảng phúc âm, chỉ cho họ con đường để đi.

Chúng ta nhìn thấy điều này rõ ràng tại thời điểm Thánh Tông đồ Phaolo đến Trô-a thì nhận được một thị kiến. Một người Ma-kê-đô-ni-a khẩn khoản với ngài: “Xin ông sang Ma-kê-đô-ni-a giúp chúng tôi!” (Cv 16:9). Người dân của vùng Bắc Ma-kê-đô-ni-a tự hào về điều này, người ta rất tự hào vì mời được Phaolo để chính Phaolo là người rao giảng Đức Giê-su Ki-tô cho họ. Cha nhớ rất rõ những con người tốt lành đó đã đón nhận cha với đầy tràn sự nồng ấm: những người giữ vững Đức tin mà Phaolo đã rao giảng cho họ! Thánh Tông đồ không lưỡng lự và vội đi đến Ma-kê-đô-ni-a, quả thật chắc chắn là như vậy, Thiên Chúa là Đấng đã sai ngài đi, và ngài cập bến Phi-líp-phê, một “thuộc địa của Roma” (Cv 16:12) để rao giảng Tin mừng. Phaolo dừng lại ở đó vài ngày. Ba biến cố làm nổi bật những ngày ngài ở Phi-líp-phê, trong ba ngày đó: ba biến cố quan trọng. 1) Rao giảng phúc âm và Rửa tội cho bà Ly-đi-a và gia đình của bà; 2) ngài bị bắt cùng với Xi-la sau khi trừ quỷ cho một cô hầu gái bị bóc lột bởi những người chủ của cô ta; 3) sự hoán cải và chịu Phép Rửa của viên cai ngục và gia đình của ông ta. Chúng ta cùng nhìn đến ba biến cốnày trong cuộc đời của Thánh Phaolo.

Trước hết, quyền năng của Tin mừng được gửi đến những người phụ nữ của vùng Phi-líp-phê, đặc biệt là bà Ly-đi-a, một người buôn bán vải điều, quê thành Thy-a-ti-ra, một người tin vào Chúa với tâm hồn được Chúa mở ra để chú ý đến những lời của Phaolo” (Cv 16:14). Thật vậy, bà Ly-đi-a chào đón Đức Ki-tô, lãnh nhận Phép Rửa cùng với gia đình và đón nhận những người của Đức Ki-tô, đón Phaolo và Xi-la vào ở nhà mình. Ở đây chúng ta có bằng chứng về Ki-tô giáo tiến vào Châu Âu: khởi đầu của tiến trình hội nhập văn hóa tồn tại cho đến ngày nay. Ki-tô giáo đi vào qua ngả Ma-xê-đô-ni-a.

Sau sự đón tiếp ấm áp tại nhà bà Li-đi-a, Phaolo và Xi-la lại phải đương đầu với vị đắng của lao tù: các ông chuyển từ trạng thái an ủi qua sự trở lại của bà Li-đi-a và gia đình bà sang trạng thái cô quạnh của nhà tù, là nơi các ông bị tống giam vì đã nhân danh Chúa Giê-su giải phóng “một đầy tớ gái bị quỷ thần ốp” và “làm lợi nhiều cho các chủ của cô ta” bằng thuật bói toán (Cv 16:16). Những người chủ của cô kiếm lợi rất nhiều và người đầy tớ gái tội nghiệp này làm những điều của các kẻ bói toán làm: cô ta đoán về tương lai của con người, xem chỉ tay — như một bài hát nói: “hãy cầm lấy bàn tay của người ghíp-xi,” và người ta trả tiền cho việc đó. Anh chị em thân mến, ngày nay cũng vậy, có những người trả tiền cho điều này. Cha còn nhớ trong giáo phận của cha, trong một công viên lớn có đặt hơn 60 cái bàn nhỏ là nơi những người bói toán ngồi và xem chỉ tay và người ta tin điều này! Và họ trả tiền. Và điều này cũng xảy ra trong thời của Thánh Phaolo. Để trả thù, những người chủ của cô gái tố cáo Phaolo và dẫn các Tông đồ đến trước các nhà chức trách với cáo buộc gây rối công cộng.

Nhưng rồi chuyện gì xảy ra? Tuy nhiên, Phaolo ở trong tù, trong thời gian ở trong tù một biến cố rất bất ngờ xảy ra. Ngài ở trong tình trạng cô độc, nhưng thay vì ca cẩm về điều đó, Phalo và Xi-la đồng thanh hát ca ngợi khen Thiên Chúa và lời ngợi khen này tạo ra một sức mạnh giải thoát các ông: trong khi cầu nguyện, một trận động đất rung chuyển nền nhà tù, các cánh cửa mở toang và xiềng xích bật tung (X. Cv 16:25-26). Cũng như lời cầu nguyện trong ngày Lễ Ngũ tuần, lời cầu nguyện trong nhà tù cũng đã có những hiệu quả phi thường.

Người cai tù, nghĩ rằng các tù nhân đã chạy trốn, liền có ý định tự tử, vì các người cai ngục phải trả bằng mạng sống của mình nếu một tù nhân trốn thoát; nhưng Phaolo lớn tiếng gọi ông ta: “Chúng tôi còn ở đây mà!” (Cv 16:27-28). Rồi người cai ngục hỏi: “Tôi phải làm gì để được cứu độ?” (c. 30). Câu trả lời là: “Hãy tin vào Chúa Giê-su, thì ông và cả nhà sẽ được cứu độ” (c. 31). Lúc này, sự thay đổi diễn ra: trong giữa đêm khuya, người cai tù lắng nghe Lời Chúa cùng với gia đình của ông, ông ta đón tiếp các Tông đồ, lau rửa các vết thương cho họ — vì các ông đã bị đánh đòn — và cùng với những người trong nhà ông đã lãnh nhận Phép Rửa; rồi “Ông và cả nhà vui mừng vì đã tin Thiên Chúa” (c. 34), rồi ông dọn một cái bàn và mời Phaolo và Xi-la cùng ngồi với họ: đó chính là thời khắc an ủi! Giữa đêm đen tâm hồn của một người cai tù vô danh, ánh sáng của Đức Ki-tô chiếu tỏa và vượt qua bóng đen: những xiềng xích tâm hồn bị đứt tung và một niềm vui chưa từng có tràn ngập lòng ông và những người thân trong gia đình. Vì thế Chúa Thánh Thần thực hiện sứ mạng: ngay từ đầu, từ ngày Lễ Ngũ Tuần và từ đó về sau Người là vai chính của sứ vụ. Và Người dẫn đưa chúng ta tiến bước; chúng ta phải trung thành với ơn gọi mà Thần Khí thúc đẩy chúng ta, để rao truyền Tin mừng.

Hôm nay chúng ta cũng xin Chúa Thánh Thần mở rộng tâm hồn, nhạy cảm với Thiên Chúa và hiếu khách với tha nhân, như bà Li-đi-a, và một đức tin táo bạo, như đức tin của Phaolo và Xi-la, và sự mở rộng tâm hồn, như người cai tù đã cho phép bản thân mình được chạm đến bởi Chúa Thánh Thần.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]



Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, cha day dứt về Iraq thân yêu, nơi những cuộc biểu tình xảy ra trong tháng này đã làm cho nhiều người chết và bị thương. Tôi xin gửi lời chia buồn đến các nạn nhân và tình liên đới đến các gia đình của họ và những người bị thương, tôi mời gọi các nhà Chức trách hãy lắng nghe tiếng kêu của người dân cầu xin một đời sống xứng đáng và yên bình hơn. Tôi kêu gọi tất cả người dân Iraq, cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, đi theo con đường đối thoại và hòa giải để tìm ra những giải pháp công bằng trước những thách thức và vấn đề của đất nước. Tôi cầu nguyện để dân tộc tử đạo có thể tìm được nền hòa bình và ổn định sau quá nhiều năm chiến tranh và bạo lực vì nó đã phải gánh chịu quá nhiều.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]

© Libreria Editrice Vatican



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 31/10/2019]


Cập nhật chương trình chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Thái Lan và Nhật Bản

Cập nhật chương trình chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Thái Lan và Nhật Bản
© Vatican Media

Cập nhật chương trình chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Thái Lan và Nhật Bản

19-26 tháng Mười Một, 2019

28 tháng Mười, 2019 14:49
Ngày 28 tháng Mười, 2019, Vatican công bố chương trình cập nhật chuyến tông du đến Thái Lan và Nhật Bản từ ngày 19-26 tháng Mười Một của Đức Thánh Cha.
Thứ Ba 19 Tháng Mười Một 2019

ROMA-BANGKOK
19:00Khởi hành từ Sân bay Rome-Fiumicino đi Bangkok




Thứ Tư 20 Tháng Mười Một 2019

ROMA-BANGKOK
12:30Hạ cánh tại Cổng 2 Sân bay Quân sự Bangkok

12:30NGHI THỨC CHÀO ĐÓN CHÍNH THỨC tại Cổng 2 Sân bay Quân sự Bangkok

Thứ Năm 21 Tháng Mười Một 2019

BANGKOK
09:00NGHI THỨC CHÀO ĐÓN trong Sân Nhà Chính phủ

09:15GẶP GỠ THỦ TƯỚNG trong phòng “Inner Ivory Room” của Nhà Chính phủ

09:30GẶP GỠ CÁC NHÀ CHỨC TRÁCH, XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ NGOẠI GIAO ĐOÀN trong khán phòng “Inner Santi Maitri” của Nhà Chính phủDiễn từ của Đức Thánh Cha
10:00THĂM TRƯỞNG LÃO TĂNG GIÀ tại Chùa Wat Ratchabophit Sathit Maha SimaramLời chào của Đức Thánh Cha
11:15GẶP GỠ BAN NHÂN VIÊN NHÀ THƯƠNG THÁNH LOUISLời chào của Đức Thánh Cha
12:00GẶP GỠ RIÊNG NHỮNG NGƯỜI ĐAU YẾU VÀ KHUYẾT TẬT tại Nhà thương Thánh Louis


Dùng bữa trưa tại Tòa Khâm sứ

17:00GẶP GỠ RIÊNG ĐỨC VUA MAHA VAJIRALONGKORN “RAMA X” tại Cung điện Amphorn

18:00THÁNH LỄ trong Sân Vận động Quốc giaBài giảng của Đức Thánh Cha
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2019

BANGKOK
10:00GẶP GỠ CÁC LINH MỤC, TU SĨ, CHỦNG SINH VÀ GIÁO LÝ VIÊN trong Giáo xứ thánh Phê-rôHuấn từ của Đức Thánh Cha
11:00GẶP GỠ CÁC GIÁM MỤC THÁI LAN VÀ FABC tại Đền thờ Chân phước Nicholas Boonkerd KitbamrungHuấn từ của Đức Thánh Cha
11:50Gặp gỡ riêng với các thành viên Dòng Tên trong khán phòng sát bên Đền thờ


Dùng bữa trưa tại Tòa Khâm sứ

15:20GẶP GỠ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO THUỘC CÁC GIÁO PHÁI KI-TÔ VÀ TÔN GIÁO KHÁC tại Đại học ChulalongkornDiễn từ của Đức Thánh Cha
17:00THÁNH LỄ GIỚI TRẺ trong Nhà thờ Chính tòa Lên trờiBài giảng của Đức Thánh Cha
Thứ bảy 23 Tháng Mười Một 2019

BANGKOK-TOKYO
09:15NGHI THỨC TẠM BIỆT tại Cổng 2 Sân bay Quân sự Bangkok

09:30Khởi hành đi Tokyo

17:40Đáp Sân bay Haneda của Tokyo

17:40NGHI THỨC CHÀO ĐÓN tại Sân bay Tokyo-Haneda

18:30GẶP GỠ CÁC GIÁM MỤC tại Tòa Khâm sứHuấn từ của Đức Thánh Cha
Chúa nhật 24 Tháng Mười Một 2019

TOKYO-NAGASAKI-HIROSHIMA-TOKYO
07:00Khởi hành đi Nagasaki

09:20Đáp Sân bay Nagasaki

10:15THÔNG ĐIỆP VỀ VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ tại Công viên tưởng niệm vụ Ném bom Nguyên tửThông điệp của Đức Thánh Cha
10:45TÔN VINH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO tại Đài Tử đạo – Đồi NishizakaLời chào của Đức Thánh Cha

Kinh Truyền Tin

Dùng bữa trưa tại Tòa Giám mục

14:00THÁNH LỄ trong Sân Bóng chàyBài giảng của Đức Thánh Cha
16:35Khởi hành đi Hiroshima

17:45Đáp sân bay Hiroshima

18:40GẶP GỠ HÒA BÌNH tại Đài Kỷ niệm Hòa bìnhThông điệp của Đức Thánh Cha
20:25Khởi hành về Tokyo

21:50Đáp Sân bay Tokyo-Haneda

Thứ Hai 25 Tháng Mười Một 2019

TOKYO
10:00GẶP GỠ CÁC NẠN NHÂN 3 CUỘC THẢM HỌA tại “Bellesalle Hanzomon”Huấn từ của Đức Thánh Cha

GẶP GỠ RIÊNG HOÀNG ĐẾ NARUHITO tại Hoàng cung

11:45GẶP GỠ GIỚI TRẺ tại Nhà thờ Chính tòa Holy MaryHuấn từ của Đức Thánh Cha

Dùng bữa trưa với đoàn Tháp tùng Giáo hoàng trong Tòa Khâm sứ

16:00THÁNH LỄ trong Sân vận động Tokyo DomeBài giảng của Đức Thánh Cha

GẶP GỠ THỦ TƯỚNG tại Kantei


GẶP GỠ CÁC NHÀ CHỨC TRÁCH VÀ NGOẠI GIAO ĐOÀN tại KanteiDiễn từ của Đức Thánh Cha
Thứ Ba 26 Tháng Mười Một 2019

TOKYO-ROME
07:45Thánh Lễ riêng với các Thành viên Dòng Tên trong Nhà nguyện Kulturzentrum của Đại học Sophia


Dùng bữa sáng và gặp gỡ riêng với Collegium Maximum tại Đại học Sophia

00:40THĂM CÁC LINH MỤC CAO TUỔI VÀ ĐAU YẾU tại Đại học Sophia

10:00THĂM ĐẠI HỌC SOPHIADiễn từ của Đức thánh Cha
11.20NGHI THỨC TẠM BIỆT tại Sân bay Tokyo-Haneda

11:35Khởi hành về Sân bay Fiumicino của Roma

17:15Đáp Sân bay Fiumicino của Roma



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/10/2019]


Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

CHUYÊN MỤC: Phụ nữ, các nữ tu, liều mạng sống của họ trên các tiền tuyến … ‘Hôm nay chúng ta ở đây để vinh danh họ’

CHUYÊN MỤC: Phụ nữ, các nữ tu, liều mạng sống của họ trên các tiền tuyến … ‘Hôm nay chúng ta ở đây để vinh danh họ’
Photo Courtesy Of The US To The Holy See

CHUYÊN MỤC: Phụ nữ, các nữ tu, liều mạng sống của họ trên các tiền tuyến … ‘Hôm nay chúng ta ở đây để vinh danh họ’

Một sự kiện được tổ chức bởi Đại sứ quán Hoa kỳ tại Tòa Thánh, với bà Đại sứ, các nữ tu, và các viên chức Vatican

17 tháng Mười, 2019 15:00
Chúng ta đến đây để vinh danh công cuộc của các nữ tu trên những tiền tuyến ...


Lời tán dương này được bà Callista Gingrich, Đại sứ Hoa kỳ tại Tòa Thánh bày tỏ, bà đồng chủ trì và tổ chức sự kiện với Đại sứ quán ở đó hôm thứ Tư, 16 tháng Mười, 2019, để nhắc lại “Những người phụ nữ trên các tiền tuyến,” hội nghị chuyên đề thường niên lần thứ hai của họ để cho thấy cách thức các chính phủ, xã hội dân sự, và các cá nhân có thể đạt được những mục tiêu của họ hiệu quả hơn trong các cộng đồng và khu vực dễ bị xúc phạm bằng cách kết hợp với các nữ tu hoạt động trên các tiền tuyến.

Các diễn giả phát biểu bao gồm Sơ Orla Treacy, thuộc Dòng Đức Bà Đồng trinh Diễm phúc, hoạt động ở Sudan; Sơ Crescencia Sun, thuộc Dòng Religieuses Notre Dame Des Missions (RNDM), hoạt động ở Ấn Độ; và Sơ Anne Falola, thuộc Dòng Thừa sai Đức Bà của các Tông đồ (OLA).




#WomenOnTheFrontlines: Religious Sisters who risk lives to help those whose voices aren’t heard.

‘Today we’re here to applaud them,’ says @CallyGingrich at @USinHolySee event w/Sisters of #SouthSudan, #Nigeria, #India. Vatican’s Fr Limoncelli: ‘Wow’‘Thank you’ (@DeborahLubov)

CHUYÊN MỤC: Phụ nữ, các nữ tu, liều mạng sống của họ trên các tiền tuyến … ‘Hôm nay chúng ta ở đây để vinh danh họ’

CHUYÊN MỤC: Phụ nữ, các nữ tu, liều mạng sống của họ trên các tiền tuyến … ‘Hôm nay chúng ta ở đây để vinh danh họ’

CHUYÊN MỤC: Phụ nữ, các nữ tu, liều mạng sống của họ trên các tiền tuyến … ‘Hôm nay chúng ta ở đây để vinh danh họ’


Sơ Orla Treacy, người được vinh danh là người Phụ nữ Quốc tế Gan dạ 2019 bởi Bộ Ngoại giao Hoa kỳ, được đề cử nhận giải thưởng bởi bà Đại sứ Gingrich công nhận công cuộc của Sơ nâng cao đời sống của phụ nữ và thiếu nữ ở Rumbek, Nam Sudan.

Sơ Patricia Murray, Thư ký Điều hành của Liên đoàn Bề trên Tổng quyền Quốc tế (UISG) và Đại sứ Gingrich đọc phát biểu khai mạc, và Phil Pullella, phóng viên cấp cao tại Ý và Vatican của Reuters, điều phối. Cả ba Sơ đều đã hoặc đang hoạt động trong các cộng đồng tại vùng xung đột hoặc hậu xung đột trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe, và phát triển.

Cha Henry Lemoncelli, thuộc Bộ Tu sĩ đọc diễn văn bế mạc.

Bà Đại sứ Gingrich tán dương các nữ tu là “những người cộng tác quan trọng” trong việc bảo đảm hòa bình và thấu hiểu” và “thúc đẩy và thăng tiến giáo dục, sức khỏe, và phát triển, thường ở trong các vùng xung đột và những khu vực nguy hiểm khác trên thế giới.”

Nhấn mạnh rằng họ rất “quan trọng,” “làm việc không mệt mỏi để thăng tiến nhân phẩm và sự tự do” và thường liều mạng sống của họ, Bà Đại sứ than phiền rằng “công việc của họ thường xuyên không được nhận biết, không được trân trọng.”

“Các nữ tu là những ngọn đèn soi dẫn hy vọng cho hàng triệu người trên khắp thế giới,” bà nhấn mạnh, đặc biệt “cho những người chưa bao giờ có một tiếng nói.”

Phil Pullella, cựu phóng viên Vatican của Reuters, khi điều phối đã ca tụng các nữ tu là những người có ảnh hưởng trên đời sống của ông.

“Nếu không có các Sơ tại Dòng Đức Bà Pompeii ở Làng Greenwich, chắc tôi đã không có mặt ở đây. Các Sơ đã làm công việc kỳ diệu để giúp cho những người nhập cư, như tôi đây …”

Sơ Orla bắt đầu chuyển sang những lời chào từ trẻ em ở Nam Sudan, nói rằng các em mong ước các em cũng được đến. Kể chi tiết về những khó khăn ở Nam Sudan, người nữ tu nói: “Cho dù có những thách thức và tàn phá, chúng tôi phải giữ niềm hy vọng sống động.”

Sơ than phiền rằng Nam Sudan là quốc gia bị mù chữ nhiều nhất, và cho biết rằng số người tới trường rất ít, đặc biệt là các em gái.

“Trong một đất nước với 4,3 triệu trẻ em ở độ tuổi đến trường, trong đó chỉ có 2,1 triệu trẻ em thật sự đi học,” Sơ nói. Sơ cũng chỉ trích rằng khuynh hướng cưỡng hôn ngày càng tăng, nói rằng khi một cô gái từ chối kết hôn, người đó sẽ bị đánh đòn và bị lạm dụng. Đây không phải là trường hợp hiếm, Sơ nói.

Nói về tầm quan trọng của việc giáo dục đối với những người đau khổ này, Sơ nói: “Trường của chúng tôi [trường nội trú nơi Sơ và các Sơ chị em điều hành] không thể đóng cửa được, nó là một nơi để trú ngụ an toàn.”

Khen ngợi về lòng can đảm Sơ nhìn thấy mỗi ngày từ những người phụ nữ Nam Sudan, Sơ lưu ý rằng “là các nữ tu và các nhà giáo chúng tôi ở đó để đi một chặng đường dài.”

Sơ nói: “Chúng tôi tin vào sự hy vọng.”

Sơ Sun hoạt động ở khắp Ấn Độ trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thừa tác vụ mục vụ, và phát triển xã hội. Sơ than phiền rằng khi thuốc điều trị tới, thậm chí khi hầu hết mọi chi phí đã được chi trả cho vận chuyển và giao hàng, nhưng giá vẫn bị đẩy lên rất cao.

Sơ Sun làm nổi bật vẻ đẹp những lời của Mẹ Teresa rằng tất cả chúng ta đều có thể làm những điều vĩ đại với tình yêu vĩ đại.

Nói về lý do bệnh sốt rét lây lan quá nhanh, Sơ than phiền rằng người ta “quá quen với việc bị sốt đến mức khi họ mắc bệnh sốt rét, họ không nhận ra được vấn đề. Họ uống thuốc, thấy đỡ một chút, không điều trị bệnh, và rồi mọi việc trở nên xấu hơn.”

Ở Ấn Độ, Sơ nói thêm, thường có các nạn nhân bị rắn cắn, nói rằng chi phí cho loại thuốc chống nọc rắn cũng là một vấn đề nghiêm trọng cho các nạn nhân. Sơ cũng cảm thán về nhiều người bị suy dinh dưỡng.

Sơ Falola chia sẻ kinh nghiệm riêng của Sơ trong việc bảo vệ cho quyền của phụ nữ ở Nigeria.

Với những vụ đụng độ trong nước và nhóm khủng bố Boko Haram, “quá nhiều người phải di tản khỏi nhà cửa để tìm những nhu cầu căn bản cho sự sống,” Sơ nói, nhấn mạnh đến con số không biết bao nhiêu người phải di tản trong nước vì hậu quả này, đặc biệt trong các thành phố ở miền bắc.

“Chúng tôi đến đó để trở thành bạn bè của họ, để hỗ trợ và trợ giúp họ.” Năm 2014, lúc đỉnh điểm của khủng hoảng, chúng tôi bắt đầu đến các trại. Năm 2016, Sơ giải thích về cách họ bắt đầu một trường học, để cải thiện chất lượng của cuộc sống, xây dựng tình bạn hữu và những kỹ năng sống. Họ đón nhận các tôn giáo khác nhau, người Ki-tô hữu và Hồi giáo, để họ sống với nhau như anh chị em.

Sơ nói, một số vấn đề lớn nhất là những con số người tị nạn khổng lồ, các gia đình bị ly tán, nhiều người rơi vào nạn mại dâm, và buôn người. Sơ than phiền rằng những con số lớn các bà mẹ đơn thân và góa phụ và việc thiếu trường học.

Sơ thừa nhận: “Lúc đầu, rất khó để nở nụ cười.”

Cha Lemoncelli, viên chức Vatican, có phản ứng mạnh mẽ về bài phát biểu của các nữ tu.

“Tôi nghĩ tôi có thể nói thay cho những người ở đây rằng: tuyệt vời và cảm ơn!” cha nói và nhận một tràng vỗ tay thật lớn. Sau đó cha tiếp tục cho họ tám lời khuyên để giúp trong sứ mạng.

Tuy nhiên, trước đó, cha phản ánh về sự cảm kích riêng của cha dành cho các nữ tu, điều thậm chí trở nên sâu sắc hơn nữa trong những năm cha làm việc tại Vatican.

Cha nói: “Lòng cảm kích của tôi dành cho các nữ tu không bắt đầu từ đó, nhưng đâu đó từ năm 1955, khi tôi gặp Sơ Mary Ann.

“Tôi có những kỷ niệm rất trìu mến về sáu trong số tám giáo viên tôi học trong trường,” cha hài hước.

Cha nói tiếp: “Các nữ tu là những người cho đi bản thân một cách không mệt mỏi.”

Trong những đề nghị của ngài về cách tốt nhất để sống sứ mạng của một người, cha nhấn mạnh rằng mọi công việc với sứ mạng, phải được hỗ trợ bằng lời cầu nguyện, và chỉ bằng cách như vậy thì chúng ta mới thành công.

Cha cũng nhấn mạnh rằng chúng ta được kêu gọi để có sự bình an với chính mình. “Chỉ khi chúng ta có điều này, thì chúng ta mới có thể trao tặng bình an cho người khác.” Hơn nữa, chúng ta được kêu gọi thương xót và tha thứ, thậm chí tới 77 lần.

Cha phản ánh: “Đừng bao giờ chán ngán làm việc tốt. Chúng ta không bao giờ hoàn thành sứ mạng của chúng ta cho đến khi chúng ta nhắm mắt xuôi tay, và ngay cả khi đó, chúng ta vẫn có lời cầu nguyện thinh lặng.”

“Hãy chăm sóc cho bản thân!” cha nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc có sức khỏe thể lý, tâm lý, và tinh thần, để chúng ta có thể làm những điều chúng ta được kêu gọi để làm.”


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/10/2019]