Thứ Hai, 31 tháng 1, 2022

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 30 tháng 1, 2022

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 30 tháng 1, 2022

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô

Quảng trường Thánh Phêrô

Chúa nhật, 30 tháng Một, 2022

_________________________


Anh chị em thân mến, buongiorno!

Trong phụng vụ hôm nay, Tin mừng tường thuật bài giảng đầu tiên của Chúa Giêsu tại thị trấn quê hương của Ngài là Nadarét. Kết quả thật cay đắng: thay vì được tán thành, Chúa Giêsu lại tìm thấy điều khó hiểu và thậm chí là thù địch (x. Lc 4:21-30). Những người đồng hương của Ngài muốn phép lạ và những dấu chỉ phi thường hơn là lời của sự thật. Chúa không thực hiện các phép lạ và họ loại bỏ Ngài, vì họ nói rằng họ đã biết Ngài từ khi còn là một đứa bé: Ngài là con của ông Giuse (x. c. 22), và nhiều điều đại loại vậy. Vì thế Chúa Giêsu thốt lên một câu trở thành cách ngôn: “không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình” (c. 24).

Những lời này tiết lộ rằng sự thất bại của Chúa Giêsu không hoàn toàn bất ngờ. Ngài biết dân tộc của Ngài, Ngài biết tâm hồn của dân tộc Ngài, Ngài biết rủi ro mà Ngài đang phải đối mặt, Ngài đã tính đến việc bị chối bỏ. Và như vậy chúng ta có thể thắc mắc: nhưng nếu chuyện như vậy, nếu Ngài đã nhìn thấy trước sự thất bại, tại sao Ngài lại về quê hương? Tại sao lại phải làm điều tốt cho những người không sẵn lòng đón nhận bạn? Đây cũng là câu hỏi chúng ta thường đặt ra cho bản thân. Nhưng nó là câu hỏi giúp chúng ta hiểu Chúa hơn. Đứng trước sự khép kín của chúng ta, Người không rút lui: Người không dừng lại trong tình yêu của Người. Đứng trước sự khép kín của chúng ta, Người vẫn tiến tới. Chúng ta nhìn thấy điều này được phản chiếu nơi những người cha người mẹ ý thức về sự vô ơn bạc nghĩa của con cái, nhưng vẫn không ngừng yêu thương chúng và làm điều tốt lành cho chúng. Thiên Chúa cũng như vậy, nhưng ở mức độ cao hơn nhiều. Và hôm nay người mời gọi chúng ta tin tưởng và điều thiện hảo, đưa ra mọi nỗ lực để làm việc thiện.

Tuy nhiên, chúng ta cũng tìm thấy một điều khác trong câu chuyện xảy ra ở Nadarét. Sự thù địch đối với Chúa Giêsu từ phía dân của Ngài đánh động chúng ta: họ không chào đón – nhưng còn chúng ta thì sao? Để kiểm tra lại điều này, chúng ta hãy nhìn vào những mẫu gương đón nhận mà Chúa Giêsu đề ra hôm nay, cho chúng ta và cho những người đồng hương của Ngài. Họ là hai người ngoại kiều: một bà góa từ Xa-rép-ta miền Si-đôn và ông Na-a-man, người Xi-ri. Cả hai người đều chào đón các ngôn sứ: đầu tiên là ngôn sứ Êlia, và thứ hai là ngôn sứ Êlisa. Nhưng đó không phải là một sự chấp nhận dễ dàng, nó phải trải qua những thử thách. Bà góa đón nhận tiên tri Êlia, bất chấp nạn đói và dù cho ngôn sứ đang bị bắt bớ (x. 1 V 17:7-16), tiên tri bị bắt bớ vì lý do chính trị và tôn giáo. Ngược lại, ông Na-a-man, dù là một người ở cấp bậc cao nhất, đã chấp nhận lời yêu cầu của ngôn sứ Êlisa, người khiến ông hạ mình xuống, để tắm bảy lần trong dòng sông (x. 2 V 5:1-14), như thể ông là một đứa trẻ ngây ngô. Tóm lại, bà góa và ông Na-a-man đã chấp nhận với sự sẵn sàng và lòng khiêm nhường. Con đường đón nhận Chúa luôn luôn là sẵn sàng chào đón Người và khiêm nhường. Đức tin đến qua sự sẵn sàng và khiêm nhường. Người đàn bà góa và ông Na-a-man không chối bỏ con đường của Chúa và các ngôn sứ; họ ngoan ngoãn, không cứng nhắc và khép kín.

Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu cũng đi con đường của các ngôn sứ: Ngài giới thiệu bản thân theo cách chúng ta không ngờ. Ngài không được tìm thấy bởi những người đi tìm các phép lạ – nếu chúng ta tìm kiếm phép lạ, chúng ta sẽ không tìm thấy Chúa Giêsu – bởi những người tìm kiếm những tin giật gân mới, những điều lạ lẫm; bởi những người tìm kiếm một đức tin kết hợp giữa sức mạnh và những dấu chỉ bề ngoài. Không, họ sẽ không tìm thấy Ngài. Thay vì vậy, Ngài sẽ được tìm thấy bởi những người chấp nhận con đường và những thách đố của Ngài, không phàn nàn, không nghi ngờ, không chỉ trích và mang khuôn mặt chảy dài thườn thượt. Nói cách khác, Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta chấp nhận Ngài trong thực tại hằng ngày chúng ta sống; trong Giáo hội hôm nay, trong những người gần gũi với chúng ta hằng ngày; trong thực tại của những người thiếu thốn, trong các vấn đề của gia đình, trong cha mẹ, con cái, cháu chắt của chúng ta, để chào đón Thiên Chúa ở đó. Người ở đó, mời gọi chúng ta thanh tẩy mình trong dòng sông sẵn sàng và trong nhiều lần tắm khiêm nhường. Phải có lòng khiêm nhường để gặp gỡ Thiên Chúa, để cho phép bản thân được Chúa gặp gỡ.

Và còn chúng ta, chúng ta chào đón hay chúng ta cũng giống như những người đồng hương của Ngài tin rằng họ đã biết mọi điều về Ngài? “Tôi đã học thần học, tôi đã tham gia khóa giáo lý … Tôi biết mọi điều về Chúa Giêsu!” Vâng, giống như một người khờ dại! Đừng khờ dại, bạn không biết Chúa Giêsu. Có thể sau nhiều năm là người có lòng tin, chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết rõ Chúa, bằng những ý tưởng và những phán đoán của chúng ta, thường là vậy. Sự rủi ro đó là chúng ta trở nên quen với Chúa Giêsu. Và theo cách này, chúng ta phát triển sự quen thuộc như thế nào? Chúng ta khép kín, chúng ta khép kín trước sự mới mẻ của Ngài, trước thời điểm Ngài gõ cửa nhà chúng ta và yêu cầu chúng ta một điều gì đó mới mẻ, và muốn đi vào cuộc đời chúng ta. Chúng ta phải ngừng bám chặt vào vị trí của mình. Và khi một người có tâm trí rộng mở, một tâm hồn đơn sơ, người đó có khả năng ngạc nhiên, kinh ngạc. Chúa luôn làm chúng ta ngạc nhiên: đây là vẻ đẹp của cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Thay vào đó, Chúa yêu cầu chúng ta có tâm trí rộng mở và tâm hồn đơn sơ. Xin Đức Mẹ là mẫu gương của sự khiêm nhường và sẵn sàng, chỉ cho chúng ta con đường chào đón Chúa Giêsu.

____________________________________

Sau Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến,

Hôm nay là Ngày Thế giới Phòng chống Bệnh phong. Tôi bày tỏ sự gần gũi với những người chịu đựng căn bệnh này, và tôi hy vọng rằng sẽ không thiếu sự hỗ trợ tinh thần và sự hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Điều cần thiết là cùng nhau làm việc hướng tới sự hòa nhập trọn vẹn những người này, vượt qua mọi hình thức phân biệt đối xử liên quan đến căn bệnh vẫn đang làm khổ sở nhiều người, đặc biệt là trong những bối cảnh xã hội thiệt thòi nhất.

Hai ngày tới, ngày 1 tháng Hai, Năm Mới Âm lịch sẽ được mừng ở vùng Viễn Đông, cũng như nhiều nơi khác trên thế giới. Tôi xin gửi lời chào thân ái, và bày tỏ mong ước rằng trong Năm Mới mọi người đều được hưởng nền hòa bình, sức khỏe và một đời sống bình an và an toàn. Thật đẹp biết bao khi gia đình tìm được cơ hội đoàn viên và tận hưởng những giây phút yêu thương và niềm vui! Thật đáng buồn, nhiều gia đình sẽ không thể đoàn tụ trong năm nay vì đại dịch. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ sớm thoát ra khỏi thử thách này. Cuối cùng, tôi hy vọng rằng, nhờ thiện chí của các cá nhân và tình liên đới của các dân tộc, toàn gia đình nhân loại sẽ có thể đạt được những mục tiêu mới cho sự thịnh vượng về vật chất và tinh thần.

Vào tối trước lễ Thánh Gioan Bosco, tôi xin gửi lời chào các tu sĩ Dòng Salêdiêng Don Bosco, những người làm quá nhiều điều tốt đẹp trong Giáo hội. Tôi tham dự Thánh Lễ được cử hành tại Đền thánh Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu [ở Turin] bởi Bề Trên Cả Ángel Fernández Artime, tôi cùng với ngài cầu nguyện cho mọi người. Chúng ta hãy suy nghĩ về vị đại Thánh này, là người cha và người thầy của giới trẻ. Ngài không nhốt mình trong phòng áo lễ, ngài không khép kín trong những điều của riêng ngài. Ngài bước ra ngoài đường phố để tìm kiếm những thanh thiếu niên, với tính sáng tạo là đặc điểm riêng của ngài. Xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả các tu sĩ Salêdiêng!

Cha chào tất cả anh chị em tín hữu Roma và anh chị em hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, cha gửi lời chào các tín hữu của Torrejón de Ardoz, ở Tây Ban nha, và các sinh viên đến từ Murça, Bồ Đào nha.

Cha thân ái chào các thiếu niên nam nữ của hội Công giáo Tiến hành thuộc giáo phận Roma! Các con đang có mặt ở đây theo nhóm. Các con thân mến, năm nay cũng được đồng hành bởi cha mẹ, các nhà giáo và các linh mục hỗ trợ, các con đến đây – một nhóm nhỏ, do đại dịch – vào cuối cuộc Caravan for Peace. Khẩu hiệu của các con là “Hãy tu sửa hòa bình”. Đó là một khẩu hiệu hay! Nó quan trọng! Rất cần phải “tu sửa”, bắt đầu từ các mối tương quan cá nhân của chúng ta, cho đến mối tương quan giữa các quốc gia. Cảm ơn các con! Hãy tiếp tục tiến bước! Và bây giờ các con sẽ thả bóng bay như một dấu hiệu của hy vọng…! Đó là dấu hiệu hy vọng mà người trẻ của Roma mang đến cho chúng ta hôm nay, “caravan for peace”.

Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật phúc lành. Và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng, và arrivederci!


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 31/1/2022]


Thánh Antôn Cả sửa lại câu chuyện những Dấu chân

Thánh Antôn Cả sửa lại câu chuyện Những Dấu chân

Thánh Antôn Cả sửa lại câu chuyện những Dấu chân

By Openfinal | Shutterstock

Tom Hoopes

17/01/22


Vị Ẩn tu Sa mạc vĩ đại đã có một ý tưởng khác về bài thơ nổi tiếng, từ thế kỷ thứ 3.

Thánh Antôn Cả không phải là Thánh Antôn mà chúng ta thường nghĩ đến. Ngài không phải là vị thánh người Ý được yêu mến, người tìm thấy những thứ bị mất và rao giảng cho các loài cá. Ngài là một ẩn sĩ Ai Cập vào thế kỷ thứ ba, người được coi là Cha đẻ của Đời sống Ẩn tu.

Nhưng có lẽ ngài có thể đưa ra một tuyên bố thậm chí còn được yêu mến hơn Thánh Antôn Padua. Có thể ngài là người đầu tiên truyền bá tình cảm mà chúng ta nghe thấy trong câu chuyện Những Dấu chân — phiên bản của ngài thậm chí còn mạnh mẽ hơn.

Bạn đã nhìn thấy những áp phích và thẻ ảnh Kitô giáo về “Những Dấu chân trên cát”.

Câu chuyện thay đổi theo các lần kể khác nhau, nhưng về cơ bản là như sau: Nếu bạn xem lại cuộc bộ hành của đời mình với Chúa Giêsu, được thể hiện bằng những dấu chân trên bãi biển, bạn sẽ rất vui khi thấy hai cặp dấu chân cạnh nhau: của Chúa Giêsu và của bạn. Nhưng rồi bạn có thể nhận thấy rằng vào những thời điểm khó khăn nhất trong cuộc đời, chỉ có một căp dấu chân duy nhất.

Bạn có thể đặt câu hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra? Thưa Chúa Giêsu, Người đã bỏ rơi con rồi sao?”

Trong một phiên bản nổi tiếng của bài thơ, Chúa Giêsu trả lời như sau: “Trong những lúc thử thách và đau khổ, / khi con chỉ nhìn thấy một cặp dấu chân, / chính lúc đó Ta đang bồng ẵm con.”

Phiên bản mà chúng ta biết có thể bắt nguồn từ những nhà thơ tôn giáo của thế kỷ 20, chẳng hạn Mary Stephenson hoặc Burrell Webb. Nhưng chi tiết truyền cảm này lâu đời hơn nhiều. Có thể là từ thời Thánh Antôn Cả.

Mọi chuyện bắt đầu khi một ngày nọ Thánh Antôn đi Lễ và nghe thấy trong Tin Mừng tiếng gọi của Đức Kitô hãy bỏ mọi thứ và đi theo Ngài.

Thánh Antôn đã áp dụng những lời đó cho bản thân, trao tặng tất cả những gì thánh nhân có cho người nghèo, và đi vào sa mạc để bắt đầu những cuộc chiến đấu đầy tính hùng ca với ma quỷ, ngài đã chiến đấu bằng cầu nguyện, ăn chay và bố thí.

Trong quyển sách Cuộc đời Thánh Antôn, Thánh Athanasius đã mô tả về vị siêu anh hùng đức tin này:

Thánh Antôn giữ cảnh giác đến mức ngài thường tiếp tục cả đêm không ngủ; và điều này không phải một lần mà là thường xuyên, trước sự kinh ngạc của những người khác. Mỗi ngày ngài ăn một bữa sau mặt trời lặn. … Lương thực của ngài chỉ là bánh mì và muối, thức uống của ngài chỉ là nước. … Một chiếc chiếu cói là thứ để ngài nằm ngủ trên đó, nhưng phần lớn ngài nằm trên mặt đất trống.

Những con quỷ không cho ngài nghỉ ngơi. “Thay đổi hình thức của sự dữ là dễ dàng đối với quỷ, vì thế trong đêm chúng đã làm một trận kinh hoàng đến nỗi cả chỗ đó dường như bị rung chuyển vì một trận động đất, và những con quỷ như thể phá vỡ bốn bức tường của nơi cư ngụ, dường như tiến vào xuyên qua những bức tường, tiến đến như những con dã thú và những thứ kinh dị,” Thánh Athanasius viết.

Cơn Cám dỗ của Thánh Antôn đã trở thành một chủ đề phổ biến trong nghệ thuật thời trung cổ, với một số kết quả kinh hoàngkỳ lạ. Nhưng một điều mà Thánh Antôn luôn có thể cậy dựa vào là sự hiện diện của Chúa. Thánh Athanasius viết: “Thiên Chúa không quên cuộc chiến đấu của Thánh Antôn, nhưng luôn sẵn sàng trợ giúp ngài.”

Thánh Antôn thấy mình có thể trông cậy vào Chúa Giêsu. Cho đến khi thánh nhân phát hiện ra rằng ngài không thể.

Một đêm kia, Chúa Giêsu “vắng mặt” khi Thánh Antôn vật lộn với quỷ suốt đêm. Cuối cùng, sau nhiều giờ, Chúa Giêsu đã xuất hiện. “Những con quỷ đột nhiên biến mất và cơn đau trên thân thể thánh nhân ngay lập tức chấm dứt.”

Thánh Antôn hơi khó chịu. “Chúa đã ở đâu?” thánh nhân hỏi Chúa. “Tại sao Chúa không xuất hiện ngay từ đầu để làm cho cơn đau của con chấm dứt?”

Chúa Giêsu trả lời: “Antôn, Ta đã ở đây, nhưng Ta chờ xem cuộc chiến đấu của con. Ta sẽ luôn là một người trợ giúp cho con.”

Ở một khía cạnh nào đó, điều này ngược lại với câu chuyện Những Dấu chân.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói hãy nghĩ đến câu chuyện này của Thánh Antôn khi Chúa Giêsu dường như vắng mặt trong cuộc sống của bạn, và ghi nhớ.

Thiên Chúa luôn gần gũi. Có thể là khi đối mặt với sự buồn phiền hoặc một giai đoạn khó khăn, chúng ta nghĩ rằng chúng ta chỉ có một mình, ngay cả sau tất cả thời gian chúng ta ở cùng Chúa. Nhưng trong những giây phút đó, khi Người có thể không can thiệp ngay lập tức, Người đi bên cạnh chúng ta.

Nói cách khác, có thể câu chuyện là sai. Không phải Chúa Giêsu ở bên cạnh chúng ta, ngoại trừ trong những lúc khó khăn khi Ngài bồng ẵm chúng ta.

Trên thực tế, chỉ có một cặp dấu chân duy nhất trong suốt cuộc đời của chúng ta, vì Chúa Giêsu bồng ẵm chúng ta — qua các bí tích của Người, qua những người xung quanh chúng ta, và qua sự quan phòng mà Người phủ đầy trong cuộc sống của chúng ta.

Những lúc chúng ta nhìn thấy hai đôi dấu chân là những thời điểm khó khăn, khi Chúa Giêsu đặt chúng ta một mình trong một thời gian ngắn để nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta rất cần Ngài.

Nhưng ngay cả trong những lúc đó, Ngài vẫn luôn luôn ở bên cạnh chúng ta.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/1/2022]


Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2022

Đức Thánh Cha nói đùa về chứng viêm ở đầu gối; mời gọi đọc ‘Kinh Lạy Cha’’cho Ukraine; tưởng nhớ Holocaust

Đức Thánh Cha nói đùa về chứng viêm ở đầu gối; mời gọi đọc ‘Kinh Lạy Cha’’cho Ukraine; tưởng nhớ Holocaust

Antoine Mekary | ALETEIA

Kathleen N. Hattrup

26/01/22


“Họ nói điều này chỉ xảy đến với người già, và cha không biết tại sao nó lại đến với cha!”

Sau phần suy tư về Thánh Giuse trong buổi tiếp kiến chung ngày 26 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến một vài ý chỉ cầu nguyện cụ thể, và nói bông đùa về sức khỏe của ngài.

Ngài lưu ý rằng ngày 27 tháng Một là Ngày Quốc tế Tưởng nhớ Nạn nhân của nạn Diệt chủng Đức quốc xã.

Cần phải ghi nhớ sự tiêu diệt hàng triệu người Do Thái, và những người thuộc các quốc tịch và tín ngưỡng khác nhau. Sự ác độc khôn xiết kể này không bao giờ được lặp lại. Tôi kêu gọi mọi người, đặc biệt là các nhà giáo dục và các gia đình, hãy phát triển nhận thức về sự kinh hoàng của trang lịch sử đen tối này nơi các thế hệ trẻ. Không được lãng quên nó, để chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi phẩm giá con người không còn bị chà đạp dưới chân.


Ngài kêu gọi đọc ‘Kinh Lạy Cha’ cho Ukraine

Hôm Chủ nhật, sau giờ đọc Kinh Truyền tin buổi trưa, Đức Thánh Cha yêu cầu rằng hôm nay là Ngày Cầu nguyện cho Hòa bình, và đặc biệt cho tình hình ở Ukraine. Hôm nay, ngài kêu gọi, “Xin đừng thêm chiến tranh nữa.”

Cha mời gọi anh chị em đọc Kinh Lạy Cha cầu xin hòa bình cho Ukraine, ngay lúc này và trong suốt ngày hôm nay. Chúng ta hãy xin Chúa ban ơn cho đất nước có thể phát triển tinh thần huynh đệ, và vượt qua được mọi đau thương, sợ hãi và chia rẽ.

Chúng ta đã nói về Holocaust. Nhưng chúng ta cũng hãy suy nghĩ rằng [ở Ukraine] hàng triệu người đã thiệt mạng [1932-1933]. Họ là một dân tộc đã từng đau khổ; họ đã phải chịu đói, gánh chịu nhiều sự tàn ác và họ xứng đáng có được hòa bình. Xin cho những lời cầu nguyện và sự khẩn nài hôm nay dâng lên trời cao sẽ đánh động trí óc và tâm hồn của các nhà lãnh đạo thế giới, để đối thoại có thể thắng thế và ích chung được đặt lên trên lợi ích đảng phái. Xin đừng thêm chiến tranh nữa.


Điều này chỉ xảy ra với người già …

Đức Giáo hoàng cũng nói rằng ngài sẽ không đi dọc theo lối đi của Khán phòng để chào mọi người, vì ngài bị chứng viêm ở đầu gối. Ngài biến nó thành một câu bông đùa về tuổi tác của mình:

Và cho phép cha giải thích với anh chị em rằng hôm nay cha không thể đi giữa anh chị em để chào từng người, vì cha có vấn đề với cái chân phải của cha; dây chằng ở đầu gối cha bị viêm. Nhưng cha sẽ đi xuống và chào anh chị em ở dưới đó [ở cuối khán đài] và anh chị em có thể đi ngang qua để chào. Rồi nó cũng qua. Họ nói điều này chỉ xảy đến với người già và cha không biết tại sao nó lại đến với cha, nhưng… cha không biết.

Cha chúc lành cho tất cả anh chị em.

Đức Thánh Cha nói đùa về chứng viêm ở đầu gối; mời gọi đọc ‘Kinh Lạy Cha’’cho Ukraine; tưởng nhớ Holocaust


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/1/2022]


Lucca, Ý, một điểm hành hương nổi tiếng trong thời trung cổ và hiện đại

Lucca, Ý, một điểm hành hương nổi tiếng trong thời trung cổ và hiện đại

Lucca, Ý, một điểm hành hương nổi tiếng trong thời trung cổ và hiện đại

ermess | Shutterstock

Bret Thoman, OFS

20/01/22


Thành phố từng là điểm dừng chân chính cho những người hành hương đến Roma trong suốt thời Trung cổ trên tuyến đường hành hương Via Francigena và ngày nay thu hút những người đến viếng thánh tích của Thánh Gemma Galgani.

Có thể dễ dàng đến thăm thành phố Lucca nổi tiếng của vùng Tuscany qua một chuyến đi trong ngày xuất phát từ thành phố Florence lớn hơn. Vào thời Trung cổ, thành phố phát triển thịnh vượng trong lĩnh vực buôn bán tơ lụa (sánh ngang với Byzantium) và sau này là ngân hàng. Được biết đến như một thành phố của nghệ thuật, Lucca thu hút khách du lịch, họ kinh ngạc trước trung tâm lịch sử được bảo tồn rất tốt và đặc biệt là những bức tường thành từ kỷ nguyên Phục hưng của thành phố.

Lucca, Ý, một điểm hành hương nổi tiếng trong thời trung cổ và hiện đại

Thành phố Lucca

Lucca cũng có những truyền thống tôn giáo quan trọng. Nó từng là điểm dừng chân chính cho người hành hương đến Roma trong thời Trung cổ trên đường Via Francigena, là tuyến đường hành hương chính đến Roma từ Miền Bắc. Thật ra Lucca được biết đến là “thành phố của hàng trăm nhà thờ”, do số lượng rất nhiều nhà thờ trong nội vi tường thành, cũng như vô số nhà nguyện tráng lệ trong các tòa nhà tư nhân.

Ngày nay vẫn có thể đến viếng nhiều thánh tích mà những người hành hương đã cầu nguyện trước đây vào thời trung cổ. Các nhà thờ truyền thống quan trọng nhất là Nhà thờ Chính tòa San Martino, Vương cung Thánh đường San Frediano, và San Michele ở Foro.

Lucca, Ý, một điểm hành hương nổi tiếng trong thời trung cổ và hiện đại

Nhà thờ chính tòa San Martino of Lucca

Nhan Thánh Chúa Giêsu

Trong nhà thờ chính tòa có một bức tượng quan trọng. Được biết đến với cái tên Nhan Thánh Chúa Giêsu, tượng được điêu khắc từ gỗ tuyết tùng. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đến thăm Lucca năm 1989 và để lại một lời cầu nguyện rất hay dành riêng cho thành phố.

Theo truyền thuyết, tượng được tạc bởi ông Nicôđêmô, người đã hỗ trợ Thánh Giôxếp Arimathê đặt Chúa Kitô vào trong ngôi mộ. Người ta tin rằng tượng đã đến Lucca trong tình huống huyền diệu năm 782. Trên thực tế, phương pháp xác định niên đại cổ vật trên cơ sở cacbon đối với gỗ và sơn dầu đã khẳng định tượng có từ năm 770–880. Khẳng định này làm cho nó trở thành bức tượng gỗ lâu đời nhất ở Châu Âu.

Tượng Nhan Thánh Chúa ở trong một nhà nguyện hình bát giác được điêu khắc bằng đá cẩm thạch Carrara. Nhà nguyện được gọi là tempietto, hay “ngôi đền nhỏ”, được điêu khắc gia Matteo Civitali xây dựng năm 1484. (Tuy có thu phí tham quan nhà thờ, nhưng khách hành hương có thể vào tempietto miễn phí [ở gian giữa bên trái]).

Lucca, Ý, một điểm hành hương nổi tiếng trong thời trung cổ và hiện đại

Tượng Nhan Thánh Chúa, Nhà thờ Chính tòa Lucca

Những điểm nổi bật của “thành phố 100 nhà thờ”

Nhà thờ cũng lưu giữ các thánh tích của một trong những thánh bổn mạng của Lucca, Thánh Regolo. Rất ít điều được biết về ngài, ngoại trừ việc ngài là một giám mục ở thế kỷ thứ 3, gốc Phi Châu, và chịu tử đạo, có thể là ở L’Aquila thuộc miền Trung nước Ý. Hài cốt của ngài sau đó đã được chuyển đến Lucca.

Cách nhà thờ không xa là Vương cung Thánh đường San Frediano (Thánh Fridianus). Ngài là giám mục của Lucca, người gốc Ireland, phục vụ vào nửa đầu thế kỷ thứ 6, và là thánh bổn mạng khác của thành phố Lucca. Thánh tích của ngài được bảo quản bên dưới bàn thờ chính.

Một nhà thờ khác được biết đến với kiến trúc và nghệ thuật ấn tượng: nhà thờ San Michele ở Foro. Cung hiến cho Thánh Michael Tổng lãnh Thiên thần, nhà thờ này được xây dựng trên Roman Forum cổ đại ít nhất là vào thế kỷ thứ 8. Nhà thờ được chú ý với mặt tiền có từ thế kỷ 13, với nét đặc trưng là một loạt tác phẩm điêu khắc và khảm tinh xảo.

Lucca, Ý, một điểm hành hương nổi tiếng trong thời trung cổ và hiện đại

Nhà thờ San Michele in Foro

Thánh Gemma Galgani

Trong thời hiện tại, một vị thánh hiện đại đã được thêm vào lộ trình hành hương Luccan: Thánh Gemma Galgani (1878-1903). Thánh nhân sinh ngày 12 tháng Ba năm 1878, là con thứ năm trong gia đình có tám người con, và có một cuộc đời khó khăn.

Lucca, Ý, một điểm hành hương nổi tiếng trong thời trung cổ và hiện đại

Chi tiết ảnh Thánh Gemma Galgani, 1901

Khi lên hai tuổi, Gemma được đưa vào nhà trẻ sau khi thân mẫu thánh nhân mắc bệnh lao. Ba anh chị em của thánh nhân sau đó đã qua đời, và sau khi công việc kinh doanh của thân phụ thất bại, họ đã rơi vào cảnh nghèo khó. Thân mẫu thánh nữ mất khi ngài 18 tuổi.

Theo một cuốn tiểu sử được viết bởi vị linh hướng của thánh nữ, Đấng Đáng kính Germanus Ruoppolo, CP, Năm 21 tuổi Gemma bắt đầu có dấu hiệu của các Dấu Thánh. Thánh nữ được biết đến với những trải nghiệm thần bí, bao gồm những lần xuất thần và báo cáo về những cuộc bay lên. Thánh nữ cũng có những cuộc nói chuyện thiêng liêng với thiên thần bản mệnh của ngài, với Chúa Giêsu, Đức Trinh Nữ Maria và các vị thánh khác, từ đó thánh nữ đã nhận được những thông điệp đặc biệt về các biến cố hiện tại hoặc tương lai.

Thánh Gemma qua đời vì bệnh lao khi ngài 25 tuổi. Thánh nữ được Đức Giáo hoàng Piô XI phong chân phước vào năm 1933, và được Đức Giáo hoàng Piô XII tuyên phong thánh năm 1940. Lễ kính thánh nữ là ngày 11 tháng Tư.

Thánh nữ được an táng trong tu viện Dòng Thương khó cung hiến cho thánh nữ, nằm không xa bên ngoài thành cổ và những bức tường. Nhà thờ và tu viện liên kết đều được xây dựng vào giữa thế kỷ 20. Thánh tích của nữ thánh được bảo tồn bên dưới bàn thờ chính.

Lucca, Ý, một điểm hành hương nổi tiếng trong thời trung cổ và hiện đại

Thánh địa tu viện Thánh Gemma Galgani, nơi an táng thánh nữ

Một địa điểm quan trọng khác liên quan đến cuộc đời thánh nữ được biết đến là Casa Giannini, hay Nhà Giannini. Thánh Gemma muốn trở thành một nữ tu, nhưng không có tu viện nào ở Lucca nhận vì tình trạng sức khỏe đau bệnh của thánh nữ. Năm 21 tuổi, thánh nhân được chào đón vào gia đình Giannini là một gia đình khá giả, nơi thánh nữ sống bốn năm cuối đời. Tại đây, người hành hương có thể đến thăm phòng ngủ của thánh nữ và các căn phòng khác, nơi thánh nhân đã trải qua những kinh nghiệm thiêng liêng và các Dấu thánh.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 21/1/2022]


Thứ Năm, 27 tháng 1, 2022

Tiếp Kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 26 tháng 01, 2022

Tiếp Kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 26 tháng 01, 2022

Tiếp Kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô, 26.01.2022

*****

Buổi Tiếp kiến chung sáng nay diễn ra trong Khán phòng Phaolô VI, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các nhóm khách hành hương và tín hữu đến từ khắp nơi trên thế giới.

Trong huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh Giuse, tập trung vào chủ đề: “Thánh Giuse, người của những ‘giấc mơ’” (Bài đọc Kinh Thánh: Mt 2:19-23).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha ngỏ lời chào đặc biệt đến các nhóm tín hữu tham dự. Sau đó ngài đưa ra lời kêu gọi cho Ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân Do Thái (Holocaust) sẽ diễn ra vào ngày mai, và trước khi đọc Kinh Lạy Cha, ngài mời gọi cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine.

Buổi Tiếp kiến chung kết thúc với Kinh Lạy Cha và Phép lành Tòa Thánh.

____________________________________


Bài Giáo lý về Thánh Giuse: 9. Thánh Giuse, người của những “giấc mơ”

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay cha muốn tập trung vào hình ảnh của Thánh Giuse là một người của những giấc mơ. Trong Kinh thánh, cũng như trong những nền văn hóa của các dân tộc cổ đại, giấc mơ được coi là một phương tiện để Thiên Chúa tỏ lộ chính mình. Giấc mơ tượng trưng cho đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, là không gian nội tâm mà mỗi chúng ta được mời gọi vun đắp và canh giữ, là nơi Thiên Chúa bày tỏ và thường nói với chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải nói rằng bên trong mỗi chúng ta không chỉ có tiếng nói của Thiên Chúa: còn có nhiều tiếng nói khác. Chẳng hạn, tiếng nói của nỗi sợ hãi của chúng ta, tiếng nói của những kinh nghiệm trong quá khứ, tiếng nói của hy vọng; và cũng có những tiếng nói của sự dữ muốn lừa dối và làm cho chúng ta hoang mang. Do đó, điều quan trọng là có khả năng nhận ra tiếng nói của Thiên Chúa giữa những tiếng nói khác. Thánh Giuse chứng tỏ rằng ngài biết cách vun đắp sự im lặng cần thiết, và trên hết là cách làm thế nào để đưa ra những quyết định đúng đắn trước Lời Chúa nói với ngài trong tâm hồn. Hôm nay, sẽ rất tốt cho chúng ta xét đến bốn giấc mơ trong Tin mừng trong đó ngài là vai chính, để hiểu cách đặt mình trước sự mặc khải của Thiên Chúa. Tin Mừng cho chúng ta biết bốn giấc mơ của thánh Giuse.

Trong giấc mơ thứ nhất (x. Mt 1:18-25), thiên thần giúp thánh Giuse giải quyết vấn đề đang tấn công ngài khi biết tin Mẹ Maria mang thai: “Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.” (câu 20-21). Và ngài đáp lời ngay lập tức: “Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà” (câu 24). Cuộc sống thường đặt chúng ta vào những tình huống mà chúng ta không hiểu và dường như không có giải pháp. Cầu nguyện trong những thời khắc này — điều đó có nghĩa là để cho Chúa chỉ cho chúng ta điều đúng đắn phải làm. Quả thật, nhiều lúc chính lời cầu nguyện cho chúng ta một trực giác về lối thoát. Anh chị em thân mến, Chúa không bao giờ cho phép một vấn đề nảy sinh mà không cho chúng ta sự trợ giúp cần thiết để giải quyết nó. Ngài không quăng chúng ta vào lửa một mình. Ngài không bỏ mặc chúng ta giữa các mãnh thú. Không. Khi Chúa cho chúng ta thấy một vấn đề, hoặc tiết lộ một vấn đề, Ngài luôn ban cho chúng ta trực giác, sự giúp đỡ, sự hiện diện của Ngài, để thoát ra khỏi nó, để giải quyết nó.

Và giấc mơ mặc khải thứ hai của Thánh Giuse đã đến khi tính mạng của Hài nhi Giêsu đang gặp nguy hiểm. Thông điệp rất rõ ràng: “Dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!” (Mt 2:13). Thánh Giuse vâng lời không chút do dự: “Ông Giuse liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và ở đó cho đến khi vua Hêrôđê băng hà” (câu 14-15). Trong cuộc sống tất cả chúng ta đều trải qua những mối nguy hiểm đe dọa cuộc sống của mình hay cuộc sống của những người chúng ta yêu thương. Trong những tình huống này, cầu nguyện có nghĩa là lắng nghe tiếng nói có thể mang đến cho chúng ta lòng can đảm như Thánh Giuse, đối mặt với khó khăn mà không chịu khuất phục.

Tại Ai Cập, Thánh Giuse chờ đợi một dấu hiệu từ Thiên Chúa để ngài có thể trở về quê hương, và đây là nội dung của giấc mơ thứ ba. Thiên thần tiết lộ cho ngài biết rằng những kẻ muốn giết Hài Nhi đã chết và ra lệnh cho ngài phải rời đi cùng với Mẹ Maria và Chúa Giêsu và trở về quê hương (x. Mt 2:19-20). Tin mừng cho biết Thánh Giuse “trỗi dậy, đưa Hài Nhi và Mẹ Người về đất Israel” (c. 21). Nhưng trong cuộc hành trình trở về, “vì nghe biết Ác-khê-lao đã kế vị vua cha là Hê-rô-đê, cai trị miền Giu-đê, nên ông sợ không dám về đó” (câu 22). Đến đây là lần mặc khải thứ tư: “được báo mộng, ông lui về miền Ga-li-lê, và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét” (câu 22-23). Sợ hãi cũng là một phần của cuộc sống và nó cần lời cầu nguyện của chúng ta. Thiên Chúa không hứa với chúng ta rằng chúng ta sẽ không bao giờ sợ hãi, nhưng với sự trợ giúp của Người, nó sẽ không phải là tiêu chí cho các quyết định của chúng ta. Thánh Giuse đã trải qua nỗi sợ hãi, nhưng Thiên Chúa đã hướng dẫn ngài vượt qua nó. Sức mạnh của lời cầu nguyện mang ánh sáng đến cho những hoàn cảnh tối tăm.

Ngay lúc này cha đang nghĩ đến rất nhiều người, những người đang bị đè bẹp bởi sức nặng của cuộc sống và không còn có thể hy vọng hay cầu nguyện. Xin Thánh Giuse giúp họ mở lòng đối thoại với Chúa để tìm được ánh sáng, sức mạnh và sự bình an.

Và cha cũng đang nghĩ đến các bậc cha mẹ khi đối mặt với những vấn đề của con cái: những đứa con mắc nhiều chứng bệnh, những đứa con ốm đau, thậm chí mang những căn bệnh vĩnh viễn — không biết bao nhiêu đau đớn! — những cha mẹ nhận thấy các khuynh hướng tình dục khác nhau nơi con cái của họ; đối mặt với vấn đề này như thế nào và đồng hành với con cái chứ không ẩn mình trong thái độ lên án. Những cha mẹ nhìn thấy con cái của họ ra đi vì một căn bệnh, — và thậm chí còn buồn hơn, chúng ta đọc về nó hàng ngày trên báo — những đứa con lêu lổng và kết thúc bằng một tai nạn xe hơi. Những cha mẹ thấy con mình học hành không tiến bộ nhưng không biết làm thế nào ... Rất nhiều vấn đề của người làm cha làm mẹ. Chúng ta hãy nghĩ về nó: làm cách nào để giúp họ. Và với những bậc cha mẹ này, cha nói: đừng sợ. Đúng, có đau đớn. Rất nhiều. Nhưng hãy nghĩ đến Chúa, hãy nghĩ đến cách mà Thánh Giuse đã giải quyết các vấn đề và xin Thánh Giuse trợ giúp anh chị em. Đừng bao giờ lên án con cái.

Một câu chuyện làm cha dâng trào lòng thương cảm — chuyện xảy ra ở Buenos Aires — khi cha lên xe buýt và nó đi qua trước một nhà tù. Có một hàng dài người xếp để vào thăm các tù nhân. Và có những bà mẹ ở đó. Và cha thật xúc động trước người mẹ khi đứng trước vấn đề của đứa con phạm lỗi lầm và đang ở trong tù, bà đã không bỏ mặc con, hướng mặt về phía trước và đồng hành cùng con. Sự can đảm này; lòng can đảm của một người cha, người mẹ luôn luôn đồng hành cùng con cái của họ. Chúng ta hãy xin Chúa ban sự can đảm này cho tất cả những người cha và người mẹ, như Người đã ban cho Thánh Giuse. Và cầu nguyện. Cầu nguyện để Chúa sẽ trợ giúp chúng ta trong những giây phút này.

Tuy nhiên, cầu nguyện không bao giờ là một cử chỉ trừu tượng hoặc thuần túy trong lòng, giống như những phong trào theo thuyết duy linh mang tính ngộ đạo hơn Kitô giáo. Không, không phải như thế. Cầu nguyện luôn gắn bó chặt chẽ với lòng bác ái. Chỉ khi chúng ta kết hợp việc cầu nguyện với tình yêu, tình yêu đối với con cái trong những trường hợp cha vừa đề cập, hoặc tình yêu thương đối với người lân cận, thì chúng ta mới có thể hiểu được các thông điệp của Chúa. Thánh Giuse cầu nguyện, làm việc và yêu thương — ba điều thật đẹp đối với cha mẹ: cầu nguyện, làm việc và yêu thương — và vì vậy mà ngài luôn nhận được những gì cần thiết để đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Chúng ta hãy phó thác cho ngài và sự chuyển cầu của ngài.

Lạy Thánh Giuse, ngài là người của những giấc mơ,

xin dạy chúng con phục hồi đời sống thiêng liêng

như không gian trong lòng nơi Chúa mặc khải Người và cứu độ chúng con.

Xin cất khỏi chúng con ý nghĩ rằng cầu nguyện là vô ích;

xin giúp mỗi người chúng con biết sống phù hợp với những gì Chúa tỏ cho chúng con.

Xin cho lập luận của chúng con được soi sáng bởi ánh sáng của Thánh Thần,

tầm hồn chúng con được cổ vũ bởi sức mạnh của Người

và những nỗi sợ hãi của chúng con được giải thoát bởi lòng thương xót của Người. Amen.

_________________________________________


Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha

Ngày mai là Ngày Quốc tế Tưởng niệm Holocaust. Cần phải ghi nhớ sự tiêu diệt hàng triệu người Do Thái, và những người thuộc các quốc tịch và tín ngưỡng khác nhau. Không bao giờ được lặp lại sự ác độc khôn xiết kể này. Tôi kêu gọi mọi người, đặc biệt là các nhà giáo dục và các gia đình, hãy phát triển nhận thức về sự kinh hoàng của trang lịch sử đen tối này nơi các thế hệ trẻ. Không được lãng quên nó, để chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi phẩm giá con người không còn bị chà đạp dưới chân.

Mời gọi cầu nguyện cho Ukraine

Cha mời gọi anh chị em đọc Kinh Lạy Cha cầu xin hòa bình cho Ukraine, ngay lúc này và trong suốt ngày hôm nay. Chúng ta hãy xin Chúa ban ơn cho đất nước có thể phát triển tinh thần huynh đệ, và vượt qua được mọi đau thương, sợ hãi và chia rẽ. Chúng ta đã nói về Holocaust. Nhưng chúng ta cũng hãy suy nghĩ rằng [ở Ukraine] hàng triệu người đã thiệt mạng [1932-1933]. Họ là một dân tộc đã từng đau khổ; họ đã phải chịu đói, gánh chịu nhiều sự tàn ác và họ xứng đáng có được hòa bình. Xin cho những lời cầu nguyện và sự khẩn nài hôm nay dâng lên trời cao sẽ đánh động trí óc và tâm hồn của các nhà lãnh đạo thế giới, để đối thoại có thể thắng thế và ích chung được đặt lên trên lợi ích đảng phái. Xin đừng thêm chiến tranh nữa.


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/1/2022]


Đức Thánh Cha Phanxicô gây bất ngờ cho cha mẹ nuôi của hai đứa trẻ khuyết tật bằng một cuộc gọi điện thoại

Đức Thánh Cha Phanxicô gây bất ngờ cho cha mẹ nuôi của hai đứa trẻ khuyết tật bằng một cuộc gọi điện thoại

Đức Thánh Cha Phanxicô gây bất ngờ cho cha mẹ nuôi của hai đứa trẻ khuyết tật bằng một cuộc gọi điện thoại


Zelda Caldwell

25/01/22


Đôi vợ chồng đã viết thư cho Đức Thánh Cha và kèm theo số điện thoại di động của họ trong thư.

Khi điện thoại của Caterina đổ chuông sau 5 giờ chiều Chủ nhật, ngày 23 tháng Một, chị gần như không muốn trả lời. Màn hình hiển thị “số riêng”, nhưng sau một lúc chị quyết định nhận cuộc gọi.

“Alô, cha là là Giáo hoàng Phanxicô,” giọng nói ở đầu dây bên kia cất lên.

“Ôi chúa ơi!” là phản ứng đầu tiên của Caterina, theo bản tin trên trang web tin tức Avvenire.it của Ý.

Đức Thánh Cha trấn an chị, “Không, không phải mamma mia đâu ... Cha thật sự là Giáo hoàng Phanxicô đây!”

Khi Caterina nhớ lại rằng vài ngày trước chị đã gửi một lá thư cho đức giáo hoàng về gia đình của mình, chị nghĩ rằng đó thật sự là ngài.

Caterina và chồng của chị là anh Bruno, ở Turin, Ý, là cha mẹ nuôi của hai đứa trẻ khuyết tật nặng, Giorgia và Marcel. Vài ngày trước, một số bạn bè của hai vợ chồng nói với họ rằng họ sắp được gặp đức giáo hoàng và đề nghị Caterina và Bruno viết một lá thư cho ngài, kể cho ngài nghe về gia đình thêm thành viên của họ.

Caterina đồng ý viết thư và viết với tên con gái nuôi của chị là Giorgia.

“Con không đi được, không nói được bằng giọng của mình, nhưng con giao tiếp bằng đôi mắt. Con được ghép ốc tai điện tử giúp con nghe được âm nhạc, là điều mà con đam mê, và giọng nói của những người thân yêu và bạn bè của con. Năm ngoái, con đã phải trải qua một cuộc giải phẫu vì con bị trật khớp hông và con đã phải chịu đựng rất nhiều, nhưng cảm tạ Chúa, bây giờ con đã khá hơn,” lá thư viết, theo bản tin trên Avvenire.it.

Lá thư tiếp tục kể cho Đức Thánh Cha về hai đứa con ruột, và con trai nuôi của họ là Marcel, “một cậu bé to xác 26 tuổi mắc chứng tự kỷ”.

Caterina đã gửi kèm một tấm ảnh chụp Giorgia và Marcel đang theo dõi giờ Kinh Truyền tin của Đức Giáo hoàng Phanxicô trên TV, và…. số điện thoại di động của chị.

Chị nói, “Nhưng tôi không ngờ rằng ngài lại gọi cho tôi, và thậm chí chỉ hai ngày sau khi người quen của chúng tôi gửi cho ngài lá thư của chúng tôi,” chị nói.

Khi Caterina tin chắc đó thật sự là đức giáo hoàng đang nói trên điện thoại, ngài nói với chị rằng ngài đã đọc thư của chị và hỏi thăm Giorgia và Marcel như thế nào.

Nó giống như nói chuyện với một “người bạn”, chị nói với Avvennire.it. “Ngài muốn biết thêm chi tiết về câu chuyện của các đứa con.”

Theo bản tin, kể từ năm 2003 chị Caterina và anh Bruno đã mở cửa nhà của họ cho mười lăm trẻ vị thành niên. Caterina đảm nhận vai chính trong dự án “Take Me Home” chuẩn bị cho các gia đình chào đón các trẻ vị thành niên bị bỏ rơi khi mới sinh.

Đức Thánh Cha nói với chị: “Cha cảm ơn các con vì những gì các con làm cho những đứa trẻ này.”


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/1/2022]


Thứ Ba, 25 tháng 1, 2022

Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông lần thứ 56 của Đức Thánh Cha Phanxicô, 24.01.2022

Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông lần thứ 56 của Đức Thánh Cha Phanxicô, 24.01.2022

Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông lần thứ 56 của Đức Thánh Cha Phanxicô, 24.01.2022

*****

Sau đây là toàn văn Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông lần thứ 56 của Đức Thánh Thánh Phanxicô, sẽ được tổ chức ngày 29 tháng 5 năm 2022, với chủ đề: “Lắng nghe bằng con tim”:

___________________________________

Sứ điệp của Đức Thánh Cha

Lắng nghe bằng con tim

Anh chị em thân mến,

Năm ngoái, chúng ta đã suy tư về sự cần thiết của việc “Hãy đến và xem” để khám phá thực tế và có thể tường thuật lại nó bắt đầu từ những biến cố trải nghiệm và sự gặp gỡ mọi người. Tiếp tục với nguồn cảm hứng này, bây giờ tôi muốn hướng sự chú ý đến một từ khác, “lắng nghe”, là từ mang tính quyết định trong quy tắc ngôn ngữ truyền thông và là điều kiện để đối thoại chân thực.

Trên thực tế, chúng ta đang mất khả năng lắng nghe những người trước mặt, trong những mối tương quan hàng ngày và khi tranh luận về các vấn đề quan trọng nhất của đời sống dân sự. Đồng thời, lắng nghe đang trải qua một bước phát triển mới quan trọng trong lĩnh vực truyền thông và thông tin thông qua các bản tin ghi âm và thông điệp thu âm khác nhau có sẵn nhằm khẳng định rằng lắng nghe vẫn là điều cần thiết trong giao tiếp của con người.

Một bác sĩ đáng kính, thường chữa trị những vết thương tâm hồn, từng được hỏi rằng nhu cầu lớn nhất của con người là gì. Ông trả lời: “Khát khao vô bờ bến để được lắng nghe”. Một mong muốn thường bị che giấu, nhưng điều đó thách thức bất cứ ai được ơn gọi trở thành nhà giáo dục hoặc nhà đào tạo, hoặc những người thực hiện vai trò truyền thông: cha mẹ và các thầy cô giáo, các mục tử và nhân viên mục vụ, chuyên gia truyền thông và những người phục vụ xã hội hoặc chính trị .

Lắng nghe bằng con tim

Từ các trang Kinh thánh, chúng ta biết rằng lắng nghe không chỉ có nghĩa là tiếp nhận âm thanh, mà về bản chất được liên kết với mối tương quan đối thoại giữa Thiên Chúa và con người. “Shema’ Israel - Nghe đây, hỡi Israel” (Đnl 6:4), lời mở đầu của điều răn thứ nhất trong Ngũ kinh, liên tục được nhắc lại trong Kinh thánh, đến mức Thánh Phaolô khẳng định rằng “có đức tin là nhờ nghe giảng”. (xem Rm 10:17). Thật vậy, sáng kiến đó là của Thiên Chúa, Đấng nói chuyện với chúng ta và chúng ta đáp lại bằng cách lắng nghe Người. Sau cùng, sự lắng nghe này cũng xuất phát từ ân sủng của Người, như trường hợp của đứa trẻ sơ sinh đáp lại ánh mắt và giọng nói của mẹ hoặc cha mình. Trong năm giác quan, giác quan được Thiên Chúa ưu ái dường như là thính giác, có lẽ vì nó ít lấn át hơn, kín đáo hơn thị giác, và do đó để cho con người được tự do hơn.

Lắng nghe tương tự như phong cách khiêm nhường của Thiên Chúa. Đó là hành động cho phép Thiên Chúa mặc khải Người là Đấng, bằng cách nói, đã tạo ra người nam và người nữ theo hình ảnh của Người, và bằng cách lắng nghe, công nhận họ là người đối tác trong cuộc đối thoại của Người. Thiên Chúa yêu thương loài người: đó là lý do tại sao Người ngỏ lời với họ, và tại sao Người “nghiêng tai” để lắng nghe họ.

Ngược lại, con người có xu hướng trốn tránh mối tương quan, quay lưng lại và “bịt tai” để họ không phải lắng nghe. Việc từ chối lắng nghe thường dẫn đến thái độ hung hăng đối với người kia, như đã xảy ra với những người lắng nghe Phó tế Stêphanô, họ bịt tai lại, và nhất tề xông vào ông (xem Cv 7:57).

Vì vậy, một mặt, Thiên Chúa luôn luôn tỏ lộ chính mình bằng sự truyền đạt cách tự do; và mặt khác, con người phải chú ý, sẵn sàng lắng nghe. Thiên Chúa rõ ràng kêu gọi con người đến với giao ước tình yêu, để họ có thể trở thành chính con người của họ cách trọn vẹn: theo hình ảnh và giống Thiên Chúa trong khả năng lắng nghe, chào đón, nhường không gian cho người khác. Về cơ bản, lắng nghe là một chiều kích của tình yêu.

Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ đánh giá chất lượng việc lắng nghe của họ. “Hãy để ý tới cách thức anh em nghe” (Lc 8:18): đây là điều Người dạy họ làm sau khi kể dụ ngôn người gieo giống, để mọi người hiểu rằng chỉ nghe thôi là chưa đủ, mà cần phải lắng nghe thật chăm chú. Chỉ những ai đón nhận Lời với tấm lòng “cao thượng và quảng đại” và trung thành tuân giữ thì mới sinh hoa kết quả là sự sống và ơn cứu độ (x. Lc 8:15). Chỉ bằng cách chú ý đến người mà chúng ta lắng nghe, những điều chúng ta lắng nghe và cách chúng ta lắng nghe, thì chúng ta mới có thể phát triển trong nghệ thuật giao tiếp, trọng tâm của nó không phải là một lý thuyết hay kỹ thuật, mà là “sự rộng mở tâm hồn làm cho sự gần gũi trở nên khả thi” (xem Tông huấn Evangelii Gaudium, 171).

Tất cả chúng ta đều có đôi tai, nhưng nhiều khi ngay cả những người có thính giác hoàn hảo cũng không thể nghe thấy người khác. Quả thật, có một căn bệnh điếc trong lòng còn tồi tệ hơn cả bệnh điếc thể chất. Thật vậy, việc lắng nghe liên quan đến toàn bộ con người, không chỉ là thính giác. Vị trí thật sự của sự lắng nghe là con tim. Dù còn rất trẻ, Vua Salomon đã chứng tỏ mình khôn ngoan vì ông xin Chúa ban cho ông một “tâm hồn biết lắng nghe” (xem 1 V 3:9). Thánh Augustinô đã từng khuyến khích chúng ta lắng nghe bằng con tim (corde audire), tiếp nhận những lời nói không phải bằng đôi tai ở bề ngoài, nhưng bằng tinh thần trong tâm hồn chúng ta: “Đừng đặt con tim trong tai, nhưng hãy đặt đôi tai trong con tim”. [1] Thánh Phanxicô Assisi đã khuyến khích anh em của ngài “hãy nghiêng đôi tai của tâm hồn [2]

Do đó, khi tìm kiếm sự truyền thông thật sự, hình thức lắng nghe cần được tái khám phá trước tiên là lắng nghe chính mình, lắng nghe những nhu cầu chân thật nhất của một người, những nhu cầu được ghi khắc trong hữu thể sâu thẳm của mỗi người. Và chúng ta chỉ có thể bắt đầu bằng cách lắng nghe những gì làm cho chúng ta trở nên độc nhất trong tạo vật: khát khao được ở trong mối tương quan với người khác. Chúng ta không được tạo dựng để sống như các nguyên tử, nhưng cùng với nhau.

Lắng nghe là một điều kiện của truyền thông tốt

Có một hình thức nghe nhưng không thật sự là lắng nghe, mà ngược lại: nghe lén. Thật vậy, nghe lén và dò xét, khai thác người khác cho lợi ích riêng của chúng ta, là một cám dỗ luôn tồn tại và ngày nay dường như đã trở nên gay gắt hơn trong thời đại của mạng xã hội. Đúng hơn, điều làm cho truyền thông trở nên tốt đẹp và hoàn toàn mang tính nhân văn là lắng nghe người đối diện với chúng ta, mặt đối mặt, lắng nghe người khác mà chúng ta tiếp cận với sự cởi mở công bằng, tự tin và trung thực.

Thật đáng buồn, việc thiếu sự lắng nghe mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hàng ngày cũng thể hiện rõ trong đời sống công, nơi thay vì lắng nghe nhau, chúng ta thường “mạnh ai nấy nói.” Đây là một triệu chứng của thực tế rằng, thay vì tìm kiếm sự thật và điều tốt, người ta tìm kiếm sự đồng thuận; thay vì lắng nghe, người ta chú ý đến cử tọa. Ngược lại, truyền thông tốt không cố gắng gây ấn tượng với công chúng bằng một câu trích dẫn với mục đích chế giễu người kia, mà hãy chú ý đến lý do của người kia và cố gắng hiểu thấu được tính phức tạp của thực tế. Thật đáng buồn, ngay cả trong Giáo hội những liên kết về ý thức hệ được hình thành và sự lắng nghe biến mất, để lại sự chống đối phía sau.

Trên thực tế, trong nhiều cuộc đối thoại chúng ta không có một chút giao tiếp. Chúng ta chỉ đơn giản là đợi người kia nói xong để áp đặt quan điểm của mình. Trong những tình huống này, như nhà triết học Abraham Kaplan lưu ý, [3] đối thoại (dialogue) là một cuộc “song tấu” (duologue): một cuộc độc thoại bằng hai giọng nói. Tuy nhiên, trong giao tiếp thực sự, “tôi” và “bạn” đều “bước ra ngoài”, tiến đến với nhau.

Vì vậy, lắng nghe là thành phần đầu tiên không thể thiếu của đối thoại và truyền thông tốt. Truyền thông không thể diễn ra nếu sự lắng nghe không diễn ra, và sẽ không có báo chí tốt nếu không có khả năng lắng nghe. Để cung cấp thông tin chắc chắn, công bằng và đầy đủ, cần phải lắng nghe trong một thời gian dài. Để kể lại một biến cố hoặc mô tả trải nghiệm trong bản tin, điều cần thiết là phải biết cách lắng nghe, sẵn sàng thay đổi suy nghĩ của mình, để sửa đổi những giả định ban đầu của mình.

Chỉ bằng cách gạt bỏ những lời độc thoại sang một bên mới có thể đạt được sự hòa hợp của các tiếng nói bảo đảm cho truyền thông thật. Lắng nghe từ nhiều nguồn, “không dừng lại ở quán rượu đầu tiên” — như các chuyên gia trong lĩnh vực này dạy chúng ta — bảo đảm độ tin cậy và nghiêm túc của thông tin chúng ta truyền tải. Lắng nghe nhiều tiếng nói, lắng nghe lẫn nhau, ngay cả trong Giáo hội, giữa các anh chị em, cho phép chúng ta thực hành nghệ thuật phân định, nó luôn xuất hiện như khả năng định hướng bản thân trong một bản giao hưởng của các giọng.

Nhưng tại sao phải cố gắng lắng nghe? Một nhà ngoại giao lớn của Tòa thánh, Đức Hồng y Agostino Casaroli, đã từng nói đến việc cần phải có “sự tử đạo của lòng kiên nhẫn” để lắng nghe và được lắng nghe trong các cuộc đàm phán với các bên khó khăn nhất, để đạt được lợi ích lớn nhất có thể trong điều kiện tự do hạn chế. Nhưng ngay cả trong những tình huống ít khó khăn hơn, việc lắng nghe luôn đòi hỏi đức kiên nhẫn, cùng với khả năng cho phép bản thân ngạc nhiên trước sự thật, dù chỉ là một phần nhỏ của sự thật, nơi người mà chúng ta đang lắng nghe. Chỉ có sự ngạc nhiên mới mang lại kiến thức. Tôi nghĩ đến sự tò mò bất tận của đứa trẻ luôn nhìn thế giới xung quanh với đôi mắt mở to. Lắng nghe với trạng thái tâm trí này — sự kinh ngạc của một đứa trẻ trong nhận thức của người lớn — luôn luôn làm phong phú bởi vì sẽ luôn có một điều gì đó, dù là nhỏ, mà tôi có thể học hỏi từ người khác và cho phép đơm hoa kết trái trong cuộc sống của tôi.

Khả năng lắng nghe xã hội có giá trị hơn bao giờ hết tại thời điểm đang bị tổn thương bởi đại dịch kéo dài này. Quá nhiều sự nghi ngờ chồng chất trước đây đối với “thông tin chính thức” cũng đã gây ra một “bệnh dịch thông tin”, trong đó thế giới thông tin ngày càng phải đấu tranh để trở nên đáng tin cậy và minh bạch. Chúng ta cần phải chăm chú và lắng nghe cách sâu sắc, đặc biệt là đối với sự bất an xã hội tăng cao do sự suy thoái hoặc ngừng hoạt động của nhiều hoạt động kinh tế.

Thực tại của tình trạng di cư cưỡng bức cũng là một vấn đề phức tạp, và không ai có sẵn một đơn thuốc để giải quyết nó. Tôi xin nhắc lại rằng, để vượt qua những định kiến về người di cư và làm tan chảy sự chai đá của con tim chúng ta, chúng ta phải cố gắng lắng nghe những câu chuyện của họ. Hãy đặt cho họ mỗi người một tên gọi và một câu chuyện. Nhiều nhà báo giỏi đã làm điều này. Và nhiều người khác cũng muốn làm điều đó, nếu họ có thể. Chúng ta hãy khuyến khích họ! Chúng ta lắng nghe những câu chuyện này! Rồi mọi người sẽ tự do ủng hộ các chính sách di cư mà họ cho là phù hợp nhất đối với đất nước của họ. Nhưng trong mọi trường hợp, trước mắt chúng ta không phải là những con số, không phải những kẻ xâm lăng nguy hiểm, mà là những khuôn mặt và câu chuyện, những ánh mắt, những mong đợi và đau khổ của những con người thật để lắng nghe.

Lắng nghe trong Giáo hội

Trong Giáo Hội cũng vậy, rất cần lắng nghe và nghe lẫn nhau. Đó là món quà cuộc sống quý giá nhất mà chúng ta có thể dành cho nhau. “Người Kitô hữu đã quên rằng thừa tác vụ lắng nghe đã được giao cho họ bởi chính Người là Đấng lắng nghe vĩ đại và họ cần phải chia sẻ công việc của Người. Chúng ta phải lắng nghe bằng tai của Thiên Chúa để có thể nói lời của Chúa” [4]. Vì thế, nhà thần học Tin lành Dietrich Bonhoeffer nhắc nhở chúng ta rằng sự phục vụ đầu tiên mà chúng ta nợ người khác trong tình hiệp thông bao gồm việc lắng nghe họ. Ai không biết lắng nghe anh chị em mình thì chẳng bao lâu cũng sẽ không có khả năng lắng nghe Thiên Chúa. [5]

Nhiệm vụ quan trọng nhất trong hoạt động mục vụ là “hoạt động tông đồ của đôi tai” – lắng nghe trước khi nói, như Thánh Tông đồ Giacôbê dạy: “Mỗi người phải mau nghe, đừng vội nói” (1:19). Tự do dành một chút thời gian của riêng mình để lắng nghe người khác là hành động đầu tiên của đức ái.

Tiến trình thượng hội đồng vừa được bắt đầu. Chúng ta hãy cầu nguyện rằng đó sẽ là một cơ hội tuyệt vời để lắng nghe lẫn nhau. Thực ra, sự hiệp thông không phải là kết quả của các chiến lược và chương trình, nhưng được xây dựng trên sự lắng nghe lẫn nhau giữa các anh chị em. Như trong một ca đoàn, sự thống nhất không đòi hỏi sự đồng nhất, sự đơn điệu, mà là số đông và nhiều giọng khác nhau, sự đa âm. Đồng thời, mỗi giọng trong ca đoàn hát lên trong khi lắng nghe các giọng khác và dẫn đến sự hòa hợp của tổng thể. Sự hòa hợp này được hình thành bởi người sáng tác, nhưng việc thực hiện nó phụ thuộc vào sự hòa âm của từng giọng hát.

Với ý thức rằng chúng ta thông phần vào sự hiệp thông đi trước và bao gồm chúng ta, chúng ta có thể tái khám phá một Giáo hội hòa hợp, trong đó mỗi người có thể hát bằng chính giọng hát của mình, đón nhận giọng hát của người khác như một món quà để biểu lộ sự hòa hợp của tổng thể mà Chúa Thánh Thần tạo nên.

Roma, Đền thánh Gioan Lateran, 24 tháng Một, 2022, Lễ Kính Thánh Phanxicô de Sales.

Phanxicô

___________________________________________

[1] “ Nolite habere cor in auribus, sed aures in corde” ( Sermo 380, 1: Nuova Biblioteca Agostiniana 34, 568).

[2] “Lettera a tutto l’Ordine”: Fonti Francescane, 216.

[3] Cf. “The life of dialogue”, in J.D. Roslansky, ed., Communication. A discussion at the Nobel Conference, North-Holland Publishing Company, Amsterdam, 1969, pp. 89-198.

[4] D. Bonhoeffer, La vita comune, Queriniana, Brescia 2017, 76.

[5] Cf. ibid., 75.


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/1/2022]


Khám phá lại địa điểm Chúa Giêsu chịu phép rửa

Khám phá lại địa điểm Chúa Giêsu chịu phép rửa


Khám phá lại địa điểm Chúa Giêsu chịu phép rửa

I, Producer | CC BY-SA 3.0

Jordan Tourism Board N.A.

15/01/22


Trên bờ phía đông của sông Gio-đan, chỉ cách Biển Chết 9 km về phía bắc, người ta tìm thấy vị trí Chúa Giêsu chịu phép rửa.

Al-Maghtas (có nghĩa là “dìm mình” và nói rộng ra là “phép rửa” trong tiếng Ả Rập) là tên được đặt cho nơi kể từ thời kỳ Byzantine đã được coi là địa điểm chịu phép rửa của Chúa Giêsu. Đây cũng là khu vực Thánh Gioan Tẩy Giả đã sống và thi hành sứ vụ, và là nơi truyền thống cho rằng Tiên tri Êlia được đưa về trời. Al-Maghtas, còn được gọi là Bethany-Beyond-the-Jordan, rõ ràng là có bề dày kéo dài hàng ngàn năm liên quan đến Kinh thánh, truyền thống và lịch sử. Do đó, nó là thánh địa cho tất cả các tôn giáo của tổ phụ Abraham — và cho những người Kitô giáo nói riêng.

Nằm trên bờ phía đông của sông Gio-đan, chỉ cách Biển Chết 9 km về phía bắc, địa điểm này bao gồm hai vùng rộng lớn. Một là Jabar Mar-Elias, “Đồi Êlia”. Đây là nơi truyền thống cho rằng tiên tri Êlia đã được cất lên trời vào thế kỷ thứ 9 trước Chúa Giáng sinh. Sách thánh nói rằng tiên tri Êlia sẽ trở lại trước khi đấng Cứu thế đến, vì vậy khi Gioan Tẩy giả bắt đầu làm phép rửa cho người dân trong vùng, dân làng đến để hỏi xem ông có phải là đấng Cứu thế hay không. Một trong nhiều hang động gần địa điểm làm phép rửa được cho là nơi Thánh Gioan Tẩy giả đã sống. Một tu viện được xây dựng quanh địa điểm đó vào thế kỷ thứ 5, tu viện đầu tiên trên bờ phía đông của con sông.

Khu vực còn lại chính là địa điểm của phép rửa, nơi chúng ta tìm thấy nhà thờ Thánh Gioan Tẩy giả gần với con sông hơn. Đây là nơi các nhà khảo cổ tìm thấy di tích của một nhà thờ và tu viện lớn thời Byzantine, được xây dựng dưới triều đại Hoàng đế Anastasius (491-518). Theo các nguồn tư liệu lịch sử, nhà thờ từng được coi là nhà thờ kính nhớ Thánh Gioan Tẩy giả đáng chú ý nhất ở bên này sông. Các chứng thực trong đó có chứng thực của Thánh Theodosius the Cenobiarch (một tu sĩ, tu viện trưởng và vị thánh thời kỳ đầu) viết rằng:

“Cách Biển Chết 5 dặm về phía bắc tại nơi Chúa chịu phép rửa có một cây cột trụ và trên cột có gắn một cây thánh giá bằng sắt, còn có nhà thờ Thánh Gioan Tẩy giả do Hoàng đế Anastasius xây dựng”.

Mặc dù cây cột đánh dấu địa điểm này vẫn chưa được phát hiện, nhưng các di tích khảo cổ và kiến trúc phù hợp với miêu tả của Thánh Theodosius.

Chúa Giêsu chịu phép rửa là một trong những chủ đề được lặp đi lặp lại trong nghệ thuật Kitô giáo. Khó có thể tìm thấy một bậc thầy vĩ đại chưa từng miêu tả chủ đề đó, tất cả đều cố gắng tái tạo lại hầu hết các đặc điểm được tìm thấy trong bối cảnh Kinh thánh: khi Thánh Gioan làm phép rửa cho Chúa Giêsu ở sông Giođan, bầu trời mở ra và Chúa Thánh Thần, dưới hình chim bồ câu, bay là là trên mặt nước, nhắc đến sự Tạo dựng trời đất vạn vật và Đại hồng thủy. Nước rửa tội của con sông tượng trưng cho sự hỗn loạn và một vũ trụ mới, cái chết của tội lỗi và tái sinh sự sống mới. Tại Al-Maghtas, tất cả hình ảnh trong đoạn Kinh thánh này đều trở nên sống động. Nhưng làm sao chúng ta biết đây đúng là địa điểm đó?

Truyền thống, và bản đồ Madaba nổi tiếng, có câu trả lời.


Tìm địa điểm của phép rửa

Cách thủ đô Amman của Jordan nửa giờ về phía nam, chúng ta tiến đến Madaba. Thành phố này là quê hương của cộng đoàn Kitô giáo lớn nhất cả nước, nói theo tỷ lệ: cả người Công giáo và Chính thống giáo Hy Lạp cộng lại chiếm khoảng 10% tổng dân số của thành phố. Thành phố từng nằm trên biên giới của đế quốc Moab, nhưng dưới thời cai trị của người La Mã (và sau đó là Byzantine), nó thuộc về Tỉnh Ả Rập rộng lớn, do hoàng đế Trajan thành lập để thay thế Vương quốc Nabatean. Cộng đồng Kitô giáo được thành lập trong những thế kỷ đó, từ thế kỷ thứ 2 đến thứ 7. Thật vậy, người ta đã tìm thấy “Medaba” được đề cập như một tòa giám mục sớm nhất trong các điều khoản của Công đồng Chalcedon vào thế kỷ thứ 5.

Nhà thờ Thánh George của Chính thống giáo Hy Lạp ở Madaba, Jordan, là nơi có những ảnh thánh đẹp nhất trong khu vực. Nhưng nó cũng là nơi sở hữu Bản đồ Madaba nổi tiếng, một bức tranh khảm trên sàn nhà có niên đại vào thế kỷ thứ 6. Đây là bức vẽ bản đồ lâu đời nhất về Đất Thánh được lưu giữ cho đến ngày nay. Nó bao phủ hầu như toàn khu vực, từ Li Băng đến đồng bằng sông Nile, từ Bắc xuống Nam, và từ Địa Trung Hải đến Sa mạc phía Đông, từ Tây sang Đông. Trong đó thể hiện hơn 150 thị trấn, làng mạc, thành quách và địa điểm tham quan, kể cả một số biểu tượng thú vị. Các học giả đã khám phá ra một trong những biểu tượng đó là địa điểm rửa tội.

Bản đồ này cho thấy hai con cá bơi đối diện nhau. Một con dường như đang bơi, trong sông Giođan, trở về từ phía Biển Chết, trong khi con cá kia đang bơi tiến về phía Biển Chết. Chúng ta đều biết rằng cá không thể sống sót trong Biển Chết (nó không được gọi là “Biển Chết” cách vô cớ). Hầu hết các nhà sử học và khảo cổ giải thích rằng đây là tượng trưng cho điểm gặp gỡ của người Kitô giáo (con cá tượng trưng cho Chúa Kitô trong nghệ thuật Kitô giáo thời kỳ đầu). Hai con cá trong bản đồ gặp nhau tại chính nơi diễn ra phép rửa của Chúa Giêsu: Al-Maghtas.

Độc giả xem loạt ảnh để khám phá 10 địa điểm hành hương cổ đại mà bạn có thể đến thăm ở Jordan.


Khám phá lại địa điểm Chúa Giêsu chịu phép rửa

1. Madaba

Lái xe trên đường King’s Highway nửa giờ về phía nam của thủ đô Amman, chúng ta đến thành phố Madaba, ngày nay là quê hương của khoảng 60.000 người. Thành phố này, từng thuộc về người Moab, người Nabateans, người La Mã, Byzantine, Rashidun và Umayyad trong suốt lịch sử, hiện là nơi sinh sống của cộng đồng Kitô giáo lớn nhất ở Jordan, nói theo tỷ lệ. Nhà thờ Thánh George của Chính thống giáo Hy Lạp ở Madaba, Jordan, không chỉ là nơi có một số ảnh thánh đẹp nhất trong khu vực. Nhà thờ cũng sở hữu Bản đồ Madaba, một bức tranh khảm trên sàn nhà tinh xảo có từ thế kỷ thứ 6, là bức vẽ bản đồ lâu đời nhất về Đất Thánh được bảo tồn cho đến ngày nay.

Khám phá lại địa điểm Chúa Giêsu chịu phép rửa

2. Tel Mar Elias, nơi sinh của tiên tri Êlia

Tel Mar Elias, nơi sinh của Tiên tri Êlia, nằm ở Bắc Jordan, trong vùng Gilead trong Kinh thánh. Gần di tích Listib lịch sử (được gọi là Tít-be trong sách Các Vua 1 17: 1), hai nhà thờ Byzantine được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 6, và người ta vẫn có thể nhìn thấy một số tranh khảm còn lại. Tại đây, những người hành hương của ba tôn giáo thuộc tổ phụ Abraham buộc những dải ruy băng đỏ vào một cây sồi, bày tỏ sự tôn kính đối với vị ngôn sứ.

Khám phá lại địa điểm Chúa Giêsu chịu phép rửa

3. Bờ Biển Chết thuộc Jordan

Một trong những nét đặc biệt thú vị nhất của Bản đồ Madaba là hình ảnh cho thấy hai con cá bơi đối diện nhau. Một con dường như đang bơi, trong sông Giođan, trở vềtừ phía Biển Chết, trong khi con cá kia đang tiến về phía Biển Chết. Chúng ta đều biết rằng cá không thể sống sót trong Biển Chết. Nó không được gọi là “Biển Chết” cách vô cớ. Hầu hết các nhà sử học và khảo cổ giải thích rằng đây là tượng trưng cho điểm gặp gỡ của người Kitô giáo. Ngày nay, người thuộc mọi tín ngưỡng ở lại vài ngày thư giãn trong nhiều spa và khu nghỉ dưỡng nằm bên bờ biển.

Khám phá lại địa điểm Chúa Giêsu chịu phép rửa

4. Sa mạc Wadi Rum

Trước thời kỳ cai trị của Nhà Rashidun, sa mạc Wadi Rum ban đầu thuộc về vương quốc Nabatean, sau đó thuộc về đế quốc La Mã và cuối cùng là của người Byzantine. Rõ ràng, tên gọi hiện nay của nó có từ thời kỳ cuối cùng này: cư dân của sa mạc — chủ yếu là các bộ lạc Bedouin thờ cúng các vị thần của La Mã hoặc đã trở thành người Kitô giáo — đề cập đến các cộng đồng ẩn tu và khổ tu Kitô giáo được thành lập trong khu vực “Rum,” có nghĩa là “người Roma”, một từ ngữ áp dụng cho những người thuộc Đế quốc Đông La Mã (tức là người Byzantine) và người Hy Lạp.

Khám phá lại địa điểm Chúa Giêsu chịu phép rửa

5. Biển Đỏ

Trong khi truyền thống cho rằng ông Môsê tiến vào Jodan qua Biển Đỏ ở phía nam, và lên đường về phía bắc đến Núi Nebo, điều mà ông Môsê và anh trai Aaron của ông chẳng bao giờ mơ ước là được đi lặn biển ở Biển Đỏ, và bây giờ là một trong những lý do chính khiến du khách đổ xô đến phía nam thành phố Aqaba. Những rặng san hô tuyệt đẹp đang chờ đợi những ai lao xuống độ sâu của nó, thay vì vượt qua biển.

Khám phá lại địa điểm Chúa Giêsu chịu phép rửa

6. Đường mòn Jordan

Được chính thức ra mắt vào tháng Tư năm 2017, con đường mòn này chạy qua các tuyến đường trong Kinh thánh cổ xưa, gần như huyền thoại, cũng như tuyến đường mà người La Mã sử dụng để đi suốt con đường từ phía bắc màu mỡ của Jordan đến phía nam, bắt đầu từ Garada (Um Qais) và qua thành phố Jerash đầy ấn tượng của người La Mã, đến thành phố cảng Aqaba giàu có, ngay bên Biển Đỏ. Kéo dài 400 dặm, Đường mòn Jordan đi qua 52 ngôi làng, bốn loại cảnh quan khác nhau (từ sa mạc cát đỏ lạnh giá đến thung lũng xanh màu mỡ với các dòng nước nóng), và một số tuyến đường hành hương và thương mại cổ đại.

Khám phá lại địa điểm Chúa Giêsu chịu phép rửa

7. Petra.

Trái ngược với những gì nhiều người có thể giả định, Petra thực sự là một địa điểm trong Kinh thánh. Tuy nhiên, thành cổ Nabatean không được nhắc đến trong Kinh thánh bằng cái tên đó; đúng hơn nó được gọi bằng tên Sela (Xe-la) theo tiếng Do Thái, trong Isaia 16: 1 và 2 Các Vua 14: 7. Cả hai tên, Petra và Sela, đều có nghĩa là “đá”, rõ ràng chỉ về thực tế phần lớn ngôi thành đáng kinh ngạc này được đục đẽo vào các vách đá sa thạch. Một trong những vách đá này, Jabal Harun, được cho là mộ của ông Aaron. Theo truyền thống Kinh thánh, Petra ở trong vùng đất của người Ê-đôm, hậu duệ của Ê-sau là con trai của Isaac. Hơn 150 sách giấy cói (papyrus) từng được tìm thấy trong Nhà thờ Byzantine nổi tiếng của Petra, được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 2. Bị hỏa hoạn phá hủy vào thế kỷ thứ 7, những di tích của ngôi nhà thờ vẫn còn rất ấn tượng.

Khám phá lại địa điểm Chúa Giêsu chịu phép rửa

8. Địa điểm của phép rửa

Được biết đến với cái tên Al-Maghtas (có nghĩa là “dìm mình” và nói rộng ra là “phép rửa” trong tiếng Ả Rập), địa điểm này từ thời Byzantine đã được coi là địa điểm Chúa Giêsu chịu phép rửa, khu vực Thánh Gioan Tẩy giả đã sống và thừa tác vụ, và cũng là nơi Tiên tri Êlia được cất lên trời. Nằm trên bờ đông của sông Gio-đan, cách Biển Chết 9 km về phía bắc, địa điểm khảo cổ này bao gồm hai khu vực: Jabal Mar-Elias (Đồi Êlia) và khu vực nhà thờ Thánh Gioan Tẩy giả ở gần sông. Trong cả hai địa điểm, nhiều di tích của người La Mã và Byzantine được tìm thấy, bao gồm nhà thờ, nhà nguyện và các hang động mà các nhà ẩn tu từng sống.

Khám phá lại địa điểm Chúa Giêsu chịu phép rửa

9. Jabal Al-Qal’a, “The Citadel.”

Là một di tích lịch sử ở trung tâm thủ đô của quốc gia, The Citadel tọa lạc trên đỉnh một trong bảy ngọn đồi tạo nên thành phố. Đây là một trong những nơi có người sinh sống liên tục lâu đời nhất trên thế giới: có bằng chứng về con người sống ở đó từ thời kỳ đồ đá mới. Ngọn đồi sau đó trở thành thủ đô của vương quốc Ammon trong Kinh thánh, và sau đó bị chiếm đóng bởi người Babylon, người Ptolemies, người Seleukos, người La Mã, người Byzantine và người Ummayad. Ngày nay, du khách vẫn có thể tham quan những di tích còn lại của ngôi đền Hercules của La Mã chưa hoàn thiện, nhà thờ Byzantine và Cung điện Ummayad.

Khám phá lại địa điểm Chúa Giêsu chịu phép rửa

10. Machaerus

Ở phía đông Biển Chết, và cách cửa sông Jordan khoảng 16 dặm về phía đông nam, chúng ta tìm thấy đỉnh đồi nơi từng có cung điện kiên cố Mukawir (“Maxairous” trong tiếng Hy Lạp; “Machaerus” trong tiếng Latinh). Chỉ còn lại một vài cột đá cẩm thạch và những bức tường đá, nhưng từ trên đỉnh đồi, người ta có thể nhìn thấy nhiều hang động nhỏ nơi các nhà ẩn sĩ, ẩn tu, và các tu sĩ đã đục đẽo vào đá sa thạch để sống cuộc đời cầu nguyện trong khu vực gần với địa điểm Thánh Gioan Tẩy giả bị chặt đầu, theo nhà sử học Flavius Josephus.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/1/2022]