Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020

Những chứng ngôn trong Buổi họp trực tuyến trước Đại hội Thánh Thể Quốc tế

Những chứng ngôn trong Buổi họp trực tuyến trước Đại hội Thánh Thể Quốc tế

Photo - IEC 2020

Những chứng ngôn trong Buổi họp trực tuyến trước Đại hội Thánh Thể Quốc tế

‘Thế giới đã đóng cửa, tâm hồn chúng ta đã mở ra’

24 tháng Chín, 2020 01:09

JIM FAIR


“Thế giới đã đóng cửa, tâm hồn chúng ta đã mở ra” – là tiêu đề của buổi họp trực tuyến do Thư ký của Đại hội Thánh Thể Quốc tế (IEC) lần thứ 52 tổ chức, đại hội được hoãn lại đến tháng Chín năm sau. Tín hữu đáng lẽ đã được tham dự đại hội Công giáo thế giới từ ngày 13 đến 20 tháng Chín tại Budapest. Tuy nhiên, đại dịch đã ghi đè lên các kế hoạch, và sự kiện sẽ được tổ chức vào tháng Chín năm 2021.

Với sự quan tâm rất lớn – vào tháng Ba năm nay đã ghi nhận khoảng 60.000 người tham gia đã đăng ký – trong tuần lễ theo dự kiến ban đầu của Đại hội, theo lời mời của Đức Hồng y Péter Erdő, nhiều diễn giả khách mời đã trình bày chứng ngôn, chia sẻ suy tư của họ về đại dịch, tác động của nó đối với đức tin, cũng như về Bí tích Thánh Thể, trên kênh YouTube của sự kiện thế giới, trong các thông điệp video.




Các đoạn video ngắn đến từ 5 châu lục và thông qua chúng, một cuộc họp đặc biệt sẽ diễn ra trước, dù chỉ là họp trực tuyến. Trong tuần này, người xem có thể nghe thấy những thông điệp thương tâm từ Nigeria đang gánh chịu cả nạn đói và sự đàn áp tôn giáo, hay thông điệp đến từ Iraq vừa bừng tỉnh sau cú sốc của chiến tranh. Một số diễn giả hồi tưởng lại kinh nghiệm đào sâu đức tin trong thời gian cách ly. Trước các video ngắn là phần giới thiệu rất riêng tư và cảm động của Đức Hồng Y Péter Erdő.


Đức ông Piero Marini đã gửi thông điệp của ngài đến Budapest từ Roma. Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về các Đại hội Thánh Thể Quốc tế nhấn mạnh rằng coronavirus đã mở ra sự hiểu biết về những gì là quan trọng thật sự: Các Thánh lễ chưa bao giờ dừng lại trong thời kỳ đại dịch, nhưng thay vào đó, được thể hiện trong tình liên đới được linh hứng bởi Thánh Thể. Đức ông Marini cũng kêu gọi chúng ta hãy hoán cải sinh thái, vì với hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, chúng ta có trách nhiệm đối với hành tinh cũng như đối với đồng loại của mình. Đức Hồng y Timothy Dolan, Tổng giám mục New York làm nổi bật bật những hướng dẫn của đức giáo hoàng, theo đó “không có sự đổi mới nào trong Giáo hội nếu không có sự đổi mới trong đức tin của chúng ta”. Cha Konstantin Szabó, một linh mục Công giáo người Hy Lạp, nói về kinh nghiệm kính sợ Chúa của mình, và về việc đào sâu đức tin mà cha đã trải qua trong thời gian cách ly. Trong thông điệp của mình, cha nhấn mạnh rằng “điều quan trọng nhất là chúng ta có thể vượt qua giai đoạn thử thách này bằng tình yêu.”

Theo chiều dài lịch sử của các Đại hội Thánh Thể Quốc tế từ năm 1881, chưa bao giờ xảy ra một đại dịch ngăn trở việc cử hành một trong những sự kiện Công giáo lớn nhất. Cũng chưa bao giờ một cuộc họp trực tuyến diễn ra trước sự kiện thế giới này.



Đức Thánh Cha Phanxico, người cũng sẽ tham dự Thánh lễ Bế mạc Đại hội Thế giới tại Budapest, đã gửi lời chào mừng. Hôm nay, sau giờ Kinh Truyền tin Chúa nhật thường lệ, Đức Giáo hoàng đã gửi lời chào Hungary, các vị mục tử, các tín hữu, và tất cả những ai đang mong đợi Đại hội Thánh Thể Quốc tế Budapest với niềm tin và niềm vui. Đức Thánh Cha Phanxico yêu cầu mọi người: “Hãy hiệp nhất trong tinh thần, chúng ta hãy tiếp tục công việc chuẩn bị, tìm kiếm nguồn mạch sự sống và sứ mạng của Giáo hội trong Bí tích Thánh Thể”.

Buổi họp kết thúc bằng thông điệp của Đức Hồng y Péter Erdő. Vị Hồng y của Hungary phát biểu tại Quảng trường Anh hùng, từ địa điểm mà Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52 sẽ được bế mạc với Thánh Lễ Statio Orbis vào ngày 20 tháng Chín - theo kế hoạch ban đầu - với sự tham dự của Đức Giáo hoàng Phanxico. Và cũng là nơi Đại hội Công giáo Thế giới năm 1938 được tổ chức tại thủ đô Hungary, khai mạc và bế mạc. Đức Péter Erdő đã gửi thông điệp của ngài từ chính quảng trường, nơi Hungary đã chào đón Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II năm 1991, với tư cách là một quốc gia vừa được giải phóng khỏi chế độ cộng sản độc tài, và là nơi Đức Giáo hoàng đã cùng cầu nguyện với hơn nửa triệu tín hữu. Theo Đức Hồng Y Péter Erdő, đại dịch đã mang lại cho chúng ta những bài học sâu sắc. Như ngài nói: “Khao khát Thánh Thể đã tăng cao trong năm nay. Xin Chúa ban cho năm tới cũng vào thời điểm này chúng ta có thể thực sự cùng nhau cử hành với các tín hữu đến từ khắp nơi trên thế giới."


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/9/2020]


Cuộc thăm dò cho thấy đa số người Công giáo Hoa Kỳ sẽ tham dự Thánh lễ thường xuyên hơn so với trước đại dịch

Cuộc thăm dò cho thấy đa số người Công giáo Hoa Kỳ sẽ tham dự Thánh lễ thường xuyên hơn so với trước đại dịch

Cuộc thăm dò cho thấy đa số người Công giáo Hoa Kỳ sẽ tham dự Thánh lễ thường xuyên hơn so với trước đại dịch

lev radin | Shutterstock

 

J-P Mauro

23 tháng Chín, 2020


Trong số các câu hỏi hướng về vấn đề bầu cử, người Công giáo cho thấy mức độ ảnh hưởng của lệnh phong tỏa đối với đức tin của họ.

Một cuộc thăm dò mới do EWTN News phối hợp với RealClear Opinion Research thực hiện đã tiết lộ những con số ấn tượng cho thấy nhiều người Công giáo đã trải qua một sự đổi mới đức tin trong những tháng dài bị phong tỏa. Trong khi cuộc thăm dò chủ yếu tập trung vào các khuynh hướng chính trị và những mô hình bỏ phiếu tiềm năng, kết quả thú vị nhất lại được tìm thấy trong các câu hỏi liên quan đến những tác động của đại dịch thế giới COVID-19 đối với tôn giáo.

Theo kết quả do EWTN cung cấp, hơn 7/10 người Công giáo (71%) cảm thấy buồn phiền khi không thể đến tham dự Thánh lễ trong thời gian quá lâu, con số này đã tăng lên 80% đối với những người Công giáo thường xuyên đi lễ trước khi có lệnh phong tỏa. Cuộc thăm dò cho thấy rằng sự buồn phiền này đã tác động mạnh đến khao khát được thực hành đức tin, vì hơn một nửa số người được hỏi (52%) cho biết họ rất muốn tham dự Thánh lễ thường xuyên hơn so với trước đại dịch.

Cùng với mong muốn tham dự Thánh lễ thường xuyên hơn, đa số người Công giáo được thăm dò ý kiến (58%) cho biết họ cảm thấy an toàn khi trở lại nhà thờ hàng tuần vào thời điểm này. Có thể nhìn thấy mức chênh lệch hẹp nhất trong câu hỏi này, vì 42% nói rằng họ cảm thấy chưa an toàn để trở lại với Thánh lễ. Catholic News Agency lưu ý rằng mức độ an tâm cao nhất đối với việc tham dự Thánh lễ trở lại được tìm thấy nơi người Công giáo ở miền Trung Tây, trong khi mức thấp nhất được tìm thấy trong các khu vực phía Tây.

Cuộc thăm dò cho thấy người Công giáo đã có sự suy tư rất sâu sắc trong suốt những tháng bị khóa cửa, với hơn 6/10 (61%) người cho biết rằng giờ đây họ có suy nghĩ khác về đức tin của mình. 79% nói rằng đại dịch đã đưa họ đến gần Chúa hơn, và 93% nói rằng giờ đây họ gần gũi với gia đình hơn.

Trong cuộc thăm dò do EWTN tài trợ, John Della Volpe, Giám đốc Bộ phận Khảo sát thuộc Viện Chính trị Đại học Harvard, là người giám sát cuộc thăm dò cho RealClear Opinion Research, nhận xét rằng những vấn đề mà người Công giáo cân nhắc khi quyết định bỏ phiếu đã thay đổi do đại dịch. Ông lưu ý rằng kết quả thăm dò cho thấy những mối quan tâm truyền thống, chẳng hạn các vấn đề liên quan đến tự do tôn giáo, phá thai và Tòa án Tối cao, đã phần nào bị lu mờ trước những lo ngại về kinh tế và chăm sóc sức khỏe.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/9/2020]