Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Người được Đức Thánh Cha ủy nhiệm ở Cannes: Phim là “một giáo lý thực sự về con người”

Người được Đức Thánh Cha ủy nhiệm ở Cannes: Phim là “một giáo lý thực sự về con người”

26 tháng Năm, 2017

Người được Đức Thánh Cha ủy nhiệm ở Cannes: Phim là “một giáo lý thực sự về con người”

Phỏng vấn vị Đứng Đầu Truyền thông Vatican, Đức ông Dario Viganò, tại Liên hoan Phim Cannes.

Có một điều mới lạ tại Liên hoan Phim Cannes lần thứ 70. Trong số những người tham dự có một nhân vật được Đức Thánh Cha Phanxico trao trách nhiệm hợp nhất và cải tổ Truyền thông Vatican, Đức ông Dario Viganò.
Như các ký giả và đại diện từ thế giới điện ảnh đã nhận xét, đó là một dấu hiệu cho thấy những tín hiệu của một mối quan hệ mới giữa tâm linh và nghệ thuật thứ bảy không còn tính khích bác nhau nhưng là mối quan hệ mang tính trách nhiệm chung.
Đức ông Viganò, Tổng trưởng Bộ Truyền thông của Tòa Thánh, đã có mặt tại Cannes để tham dự “Đại hội Sacré de la Beauté” [Đại hội Nét đẹp Thánh] được thúc đẩy bởi quỹ “Diaconia of Beauty.”
Aleteia ngồi toạ đàm với vị linh mục, chuyên gia điện ảnh, và người được Đức Thánh Cha ủy nhiệm, và hỏi ngài một số câu hỏi. Dưới đây là những gì ngài nói.
Phim ảnh có ý nghĩa như thế nào với Đức Thánh Cha Phanxico?
Trong chuyến đi gần đây của ngài đến Milan, Đức Thánh Cha Phanxico nói về phim và điện ảnh với những bạn trẻ đang chuẩn bị lãnh nhận bí tích thêm sức. Nhắc lại bộ phim nổi tiếng năm 1943 của Vittorio De Sica, Trẻ em đang theo dõi chúng ta [I bambini ci guardano], Đức Thánh Cha gọi bộ phim đó, và nhiều phim khác được sản xuất sau chiến tranh, là “‘giáo lý’ thực sự về con người” (Milan, 25 tháng Ba, 2017), vì sức mạnh của nó trong câu chuyện kể về sự chia sẻ gian khó cùng với niềm hy vọng, của những bất hạnh kèm theo ơn cứu độ.
Xét theo ý nghĩa này, ngài tin rằng phim ảnh có một vai trò trong xã hội?
Đúng là vậy, phim ảnh có một vai trò đặc biệt trong xã hội, cũng như truyền thông, nhưng trên hết là nghệ thuật. Phim ảnh có khả năng vẽ nên thực tại gần gũi, đi sâu vào những ngóc ngách của cuộc sống con người mà không né tránh những vấn đề phức tạp hoặc rắc rối. Nhưng phim ảnh cũng không được quên vai trò mang một tầm nhìn khác, và mở chân trời của chúng ta đến với những viễn cảnh ánh sáng vĩ đại.
Ngài đến Cannes để mang lấy chứng tá cho giá trị tâm linh trong phim ảnh …
Phim ảnh có khả năng phiêu lưu vào trong sự vô hình, và có khả năng thể hiện lòng thương xót của Chúa trong những câu chuyện của con người. Tôi nghĩ đến tác phẩm thi ca của Robert Bresson, trong phim Nhật ký của một Linh mục Miền quê (The Diary of a Country Priest (Journal d’un curé de campagne, 1951) đến Au hazard, Balthazar (1966) [Balthasar, at Random]. Trong bộ phim thứ hai, ông khám phá ra hình ảnh của Chúa Giê-su trong một con lừa tội nghiệp bị đánh và kéo lê cho đến chết như Đức Ki-tô.
Tôi cũng có thể kể ra phim La strada (1954) của Federico Fellini, một bộ phim quen thuộc của Đức Thánh Cha Phanxico. Trong phim này, sự ngây thơ của cô gái trẻ Gelsomina tỏa sáng khi cô đối mặt với cuộc sống một cách chất phác, và chống lại tính cộc cằn của Zampanò. Bộ phim có một cái nhìn vượt xa hơn, một cái nhìn mang lấy điều được ẩn giấu trong phạm vi của hình ảnh: nó cho chúng ta thấy những giới hạn của nó và thúc đẩy chúng ta vượt xa hơn những giới hạn đó.
Tại sao sự có mặt của Giáo hội tại một liên hoan như Cannes lại rất quan trọng?
Tại Liên hoan Phim Cannes, những nghệ sĩ lớn đã cung cấp cho người xem, và thế giới, những bộ phim đủ khả năng phá vỡ trạng thái u mê của cuộc sống hàng ngày, và gợi lại tầm quan trọng của sự bao dung xã hội và lòng thương xót.
Làm sao chúng ta lại không nghĩ đến người chiến thắng giải thưởng Golden Palm 2016 — Tôi, Daniel Blake, của Ken Loach — một đạo diễn người Anh, một người luôn tiên phong trong việc kể những câu chuyện bên lề của cuộc sống con người, về điều kiện của những giới lao động, tầng lớp khốn cùng đó cũng thu hút chú ý của Pier Paolo Pasolini. Trong Tôi, Daniel Blake, Loach tiên đoán một sức kháng cự chống lại bộ mặt bất nhân của tính quan liêu, nó nghiền nát những người vốn dĩ đã nghèo và không được bảo vệ. Tuy nhiên, khi kể câu chuyện này, Ken Loach cũng mang đến cho chúng ta một câu chuyện của sự hy vọng, sự hy vọng lóe sáng lên qua lòng thương xót, qua việc trao tặng cho tha nhân, vì thiện ích cho người khác.
Quan điểm tương tự cũng nổi rõ lên trong những tác phẩm của anh em Jean-Pierre và Luc Dardenne, những người đã được tôn vinh tại Liên hoan Cannes với bộ phim Rosetta (1999) và sau đó là L’Enfant (2005). Thật sự mà nói, trong những bộ phim của họ, có một bộ phim khác về Croisette mà tôi rất thích: Two Days (Hai ngày), One Night (Một đêm) (Deux jours, a nuit, 2014). Bộ phim kể những câu chuyện của các công nhân “bị loại bỏ”: của Sandra, cô bị sa thải ngay khi trở lại làm việc sau thời gian đối mặt với những suy nhược. Sandra bị cho nghỉ việc vì người ta xét thấy cô không còn hữu dụng. Cô bị cho là làm việc không còn năng suất vì cô bị bệnh, và vì vậy cô “thất bại.”
Anh em nhà Dardennes không giấu giếm tính cứng nhắc, và khi cho chúng ta thấy tất cả sự lạnh lùng của một thế giới công việc mà dần dần đánh mất tất cả tính nhân văn của nó. Tuy nhiên, đồng thời họ cũng dõi theo hành trình thăng tiến, cứu rỗi, qua vai trò quyết định của những mối dây tình cảm và gia đình, đây thực sự là một thành trì giữa phong ba. Ở đó, mọi thứ đều có một khởi đầu mới, và từ đó những sắc màu của những điều khả thi tỏa sáng mạnh mẽ.
Tại American Pavilion của Liên hoan, các ký giả và đại diện ngành công nghiệp điện ảnh công khai nhấn mạnh đến sự hiện diện của ngài tại Cannes làm thay đổi cuộc đối thoại Giáo hội-Điện ảnh: từ một tầm nhìn thường mang tính khích bác nhau tiến đến một cách nhìn tạo ra mối quan hệ hợp tác. Tất cả chúng ta cần sự hy vọng.
Đức Giáo hoàng nói đến nhu cầu khẩn thiết của việc chuyển tải niềm hy vọng trong Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền Thông Xã hội của ngài, mà chúng ta kỷ niệm vào Chúa nhật này, 28 tháng Năm.
“Chuyển tải niềm hy vọng và niềm tin trong thời đại của chúng ta” là tiêu đề được Đức thánh Cha chọn cho Ngày Thế giới Truyền thông lần thứ 51. Qua nó ngài kêu gọi mọi người hoạt động trong giới truyền thông và thông tin, toàn thể cộng đồng, hãy trở thành những người thúc đẩy cho sự thật và sự trung thực, không đánh mất niềm tin hôm nay hay ngày mai.
Như Đức Thánh Cha trình bày trong sứ điệp đó, ngài muốn “góp phần vào việc tìm kiếm một cách thức truyền thông mở và sáng tạo, không bao giờ tìm cách tán dương cái ác nhưng tập trung vào những giải pháp và khơi gợi một bước tiếp cận tích cực và đầy trách nhiệm về phía những người đón nhận. Tôi kêu gọi mọi người hãy đưa ra cho con người trong thời đại của chúng ta những cốt truyện mang ‘tin vui.’” Đây là điều chúng ta luôn mong chờ nơi những bộ phim hay.

[Nguồn: aleteia]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/05/2017]


Đức Thánh Cha: ‘Hãy học ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần’

Đức Thánh Cha: ‘Hãy học ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần’

Đức Thánh Cha: ‘Hãy học ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần’
Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ trong nhà nguyện Thánh Marta
29/05/2017 14:59
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico thúc giục người Ki-tô hữu hãy gắn kết với Thánh Thần, và mở rộng cửa tâm hồn cho Thánh Thần trước những quyết định quan trọng.
Trình bày trong bài giảng Lễ sáng tại nhà nguyện Thánh Marta, Đức Thánh Cha giải thích rằng chính Thần Khí, thúc đẩy tâm hồn chúng ta, khơi nguồn hứng khởi cho chúng ta và làm dâng trào lên những cảm xúc.
Hướng tới ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Đức Thánh Cha nói rằng Giáo hội kêu gọi cầu nguyện khẩn xin Thần Khí ngự vào trong tâm hồn chúng ta, ngự vào trong các giáo xứ và trong các hội đoàn của chúng ta.
Lấy ý từ bài đọc Một trong ngày trình bày điều có thể được gọi là “Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống của cộng đoàn Ê-phê-xô,” ngài giải thích rằng dù cộng đoàn ở Ê-phê-xô đã đón nhận đức tin, nhưng cộng đoàn thậm chí vẫn chưa biết có Thần Khí hiện diện.
“Họ là những người tốt lành, những con người của đức tin,” Đức Thánh Cha nói, nhưng họ vẫn chưa ý thức được món quà này của Chúa Cha: “Khi Phao-lô đặt tay trên họ thì Thánh Thần ngự xuống trên họ và họ bắt đầu nói tiếng lạ.”
Thánh Thần thúc đẩy tâm hồn
Đức Thánh Cha nói, Thánh Thần thúc đẩy tâm hồn chúng ta như chúng ta đọc Tin mừng kể về nhiều người được thúc đẩy để tìm đến với Chúa Giê-su, như Ni-cô-đê-mô, như người phụ nữ bị băng huyết suốt 12 năm, như người Sa-ma-ri, như người tội nhân. Vì thế Đức Thánh Cha mời gọi người tín hữu hãy tự hỏi mình: ‘Thánh Thần có vị trí như thế nào trong đời sống của tôi?’
"Tôi có thể nghe thấy Thánh Thần không? Tôi có thể khẩn xin nguồn ơn soi dẫn trước khi đưa ra quyết định hoặc làm một việc gì đó không? Hay tâm hồn tôi câm lặng, thiếu cảm xúc và bị xáo động?” ngài nói.
Và ngài bình luận trước sự thật rằng “nếu thực hiện một cuộc đo điện tim trên một số trái tim, kết quả chắc sẽ là một đường thẳng – hoàn toàn thiếu cảm xúc.”
Ngài nói rằng thậm chí trong các sách Tin mừng vẫn có những trái tim “đứng im”: “Chúng ta hãy nghĩ đến các luật sĩ, họ tin Chúa, họ học biết mọi điều răn, nhưng tâm hồn của họ khép kín, họ “đứng im,” họ chẳng có một chút cảm xúc.”
Hãy để chúng ta được gắn kết bởi Thánh Thần
Đức Thánh Cha thúc giục các tín hữu hãy để tâm hồn họ “được thúc đẩy,” nghĩa là xin Thánh Thần giúp họ nhận thức chứ không phải một “đức tin theo ý thức hệ”:
“Hãy để tâm hồn anh chị em được thúc đẩy bởi Thánh Thần: ‘À, tôi cảm nhận điều này … Nhưng thưa cha, thấy nó ủy mị quá!’ - ‘Không, có thể là vậy, nhưng không. Nếu anh chị em đang đi đúng đường, anh chị em không ủy mị.” Anh chị em phải cảm nhận được sự thúc đẩy tiến bước và đến thăm những người bệnh hoặc thay đổi cuộc sống của anh chị em …” ngài nói.
Đức Thánh Cha nói rằng Thánh Thần là bậc thầy về nhận thức. Một người không có sự xao động này trong tâm hồn sẽ không nhận thức được việc gì đang xảy ra; người đó “là một người có đức tin lạnh giá, một đức tin theo ý thức hệ.”
Hãy tự hỏi mình về mối quan hệ của chúng ta với Thánh Thần
Đức Thánh Cha Phanxico nói “thảm kịch” của những luật sĩ là những người căm giận Chúa Giê-su xuất phát từ sự thật rằng tâm hồn họ khóa chặt trước Chúa Thánh Thần.
“Hãy xin Thánh Thần hướng dẫn anh chị em trên hành trình sự sống và đời sống mỗi ngày. Hãy xin Thánh Thần ban cho anh chị em ơn sủng biết phân biệt điều thiện tách biệt khỏi những điều ít thiện hơn, vì nếu chỉ phân biệt thiện với ác thì dễ” ngài nói.
Đức Thánh Cha kết luận bằng sự thúc giục các tín hữu hãy nhìn vào tâm hồn của họ và mở cửa lòng ra cho Thánh Thần.
Trong sách Khải huyền, Đức Thánh Cha nói, Thánh Tông đồ Gio-an mở đầu bằng sự mời gọi “Bảy Hội thánh” - bảy giáo phận lúc đó - hãy lắng nghe Thần Khí:
“Chúng ta hãy cầu xin ơn sủng có khả năng nghe thấy những gì Thần Khí nói với Giáo hội chúng ta, với cộng đoàn chúng ta, với giáo xứ, với gia đình, và xin ơn sủng học được ngôn ngữ giúp chúng ta hiểu được,” ngài nói.
[Nguồn: radiovaticana]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/05/2017]


Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Tổng thống Trump và Đức Giáo hoàng Phanxico cùng nhau ủng hộ tự do tôn giáo

Tổng thống Trump và Đức Giáo hoàng Phanxico cùng nhau ủng hộ tự do tôn giáo

Ngài Bergoglio không mỉm cười khi buổi gặp gỡ bắt đầu, nhưng Tòa Bạch Ốc nói: “Có sự đồng thuận rất mạnh về việc bảo vệ nhân quyền”

Tổng thống Trump và Đức Giáo hoàng Phanxico cùng nhau ủng hộ tự do tôn giáo
Ông Trump và phu nhân Melania thăm Điện Sistine
Pubblicato il 25/05/2017
Ultima modifica il 25/05/2017 alle ore 19:31
ANDREA TORNIELLI
VATICAN CITY
Còn hơn cả các nội dung của cuộc phỏng vấn điều thực sự được quan tâm là cuối cùng Đức Thánh Cha Phanxico và Tổng thống Donald Trump gặp nhau và có cơ hội lắng nghe nhau. Cuộc gặp gỡ mặt đối mặt diễn ra sáng hôm qua trong Vatican, bắt đầu vào một giờ khác thường là 8.30 để không làm cản trở buổi tiếp kiến chung của thứ Tư ("Trước tiên là con người" Ngài Phanxico thường lặp lại trong những dịp như vậy), nói chung là rất tốt, dù đó là lần gặp gỡ trực tiếp đầu tiên giữa ngài Phanxico và ông Donald.
Ngoài “sự hài lòng” vì những mối quan hệ tốt đẹp giữa Tòa thánh và Hoa kỳ, các điểm trong buổi gặp gỡ là “cam kết chung liên quan đến sự sống và sự tự do thờ phụng và tự do lương tâm.” Rồi, theo số báo phát hành của Vatican, cả hai bên mong muốn có một “sự hợp tác bình thường giữa Chính phủ và Giáo hội Công giáo ở Hoa kỳ, gắn kết trong việc phục vụ con người trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục và hỗ trợ người nhập cư” cho thấy rằng đã có những căng thẳng khi Giáo hội Công giáo Hoa kỳ chỉ trích các quyết định của tân nội các của Mỹ về di trú.
Bản tin của Tòa Thánh tiếp tục bằng trích dẫn “sự trao đổi quan điểm” về một số chủ điểm liên quan đến những vấn đề quốc tế và thúc đẩy hòa bình trên thế giới thông qua đàm phán chính trị và đối thoại tôn giáo, với sự quan tâm đặc biệt đến tình hình Trung Đông và việc bảo vệ những cộng đoàn Ki-tô hữu.” Trong cuộc đối thoại với Đức Giáo hoàng có nói đến vấn đề hòa bình và nhiều cuộc bùng nổ đe dọa nền hòa bình. Mọi người đều biết rõ rằng Ngài Phanxico từ lâu đã nói đến một “Thế Chiến Thứ Ba theo từng vùng.” Trong cuộc đối thoại tiếp theo với Đức Hồng y Pietro Parolin và ngài Bộ trưởng ngoại giao Vatican Richard Gallagher, Tổng thống Trump giữ vững ý kiến về vấn đề đối thoại liên tôn. Ngài Parolin, từng có lần nói với người đồng cấp của Mỹ, Bộ trưởng ngoại giao Rex Tillerson, yêu cầu tổng thống không từ bỏ những cam kết của Hoa kỳ tại hội nghị Paris về khí hậu. Ông Trump không cam kết và “không đưa ra một quyết định.”
Nhà Trắng nói rằng tổng thống có nói đến cam kết chung để chống lại chủ nghĩa khủng bố: “Hoa kỳ và Tòa Thánh có chung nhiều giá trị nền tảng và tìm cam kết chung để thúc đẩy nhân quyền toàn cầu, chống lại sự đau khổ của con người và bảo vệ tự do tôn giáo.” Ông Trump tái lập lại cam kết của Hoa kỳ chống lại nạn đói trên thế giới, với hơn 300 triệu dollar cấp vốn cho cuộc khủng hoảng ở Yemen, Sudan, Somalia và Nigeria.
Buổi tiếp kiến bắt đầu lúc 8.31, sau khi Tổng thống và Đệ nhất Phu nhân đi qua các phòng thời Phục hưng của Điện Tông truyền, hướng mắt nhìn ngắm các trần nhà được vẽ tranh. Bà Melania phu nhân của ông và con gái Ivanka mặc toàn màu đen với khăn voan trùm đầu, theo một nghi thức ngoại giao ngày càng ít được sử dụng. Đức Thánh Cha và Tổng thống Trump bắt tay nhau lần đầu tiên bên ngoài Thư viện. Căng thẳng đều thể hiện trên khuôn mặt của hai vị. Đức Phanxico nói, “Xin chào mừng.” Ông Trump đáp lời, “Rất hân hạnh.” Trong phòng tiếp khách, hai nhà lãnh đạo đứng cạnh nhau chụp hình theo nghi thức. Ông Trump mỉm cười, ngài Bergoglio cười ít hơn. “Đó là nghi thức ngoại giao,” Đức Thánh Cha nói thầm với vị khách, dường như là xin lỗi. “Tôi nói tiếng Tây Ban nha,” đức Phanxico nói sau khi ngồi xuống bàn. Khi buổi gặp gỡ kết thúc, phái đoàn Mỹ vào thăm Thư viện. Phu nhân Melania xin Đức Giáo hoàng làm phép Tràng Chuỗi Mân côi. Ngài Phanxico hài hước hỏi bà có cho chồng bà dùng món "potizza," không, một món bánh ngọt truyền thống của Slovenia. Đệ nhất Phu nhân không hiểu câu hỏi nên trả lời: “Thưa vâng, pizza. Rất ngon.”
Ông Trump tặng Đức Thánh Cha một rương đựng các tác phẩm của Martin Luther King. Đức Thánh Cha tặng tổng thống một huy chương bằng đồng chạm nổi mô tả một cây dầu ô-liu. “Có một chỗ gãy - ngài nói - điều đó có nghĩa là sự chia rẽ do chiến tranh. Hình ảnh này nói lên “khát khao hòa bình của tôi.” Tôi tặng cho ngài để ngài có thể trở thành một khí cụ của hòa bình.” Chúng ta có thể sử dụng hòa bình, chúng ta cần hòa bình,” ông Trump nói. Ngài Phanxico cũng tặng cho Tổng thống những Tông huấn của ngài, trong đó có Tông huấn Laudato si’,” nói về việc bảo vệ tạo vật. Ông Trump chào tạm biệt Đức Thánh Cha bằng câu: “Xin chúc ngài may mắn, chúc ngài may mắn. Tôi sẽ không quên những gì ngài nói.” Gia đình ông Trump sau đó tiếp tục đi thăm Điện Sistine và Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô. “Chúng tôi đã có một buổi gặp gỡ tuyệt vời,” là lời bình luận cuối cùng của tổng thống.
Sau buổi gặp gỡ, Tổng thống đến Cung điện Quirinale lúc 11 giờ sáng để thăm ngoại giao Tổng thống Sergio Mattarella. Ở đây cuộc gặp gỡ trực tiếp kéo dài nửa giờ đồng hồ tập trung vào cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố. Trước khi đi Brussels, nhà lãnh đạo Hoa kỳ tiếp Thủ tướng Ý, Paolo Gentiloni, tại Villa Taverna, khu Đại sứ quán Hoa kỳ, và cảm ơn ông vì cam kết của Ý trong việc ổn định tình hình Libya và cuộc chiến chống lại nhà nước Hồi giáo.
[Nguồn: vaticaninsider]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 26/05/2017]


Giáo huấn Kinh Truyền Tin: Chúa Lên Trời

Giáo huấn Kinh Truyền Tin: Chúa Lên Trời

Lên án những vụ tấn công ở Manchester và Ai-cập, kể về chuyến viếng thăm Genoa và Ngày Truyền thông Xã hội
28 tháng Năm, 2017
Giáo huấn Kinh Truyền Tin: Chúa Lên Trời
Angelus / PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Dưới đây là bản dịch của ZENIT giáo huấn Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay trước và sau khi đọc Kinh Truyền Tin với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.
* * *
Trước Kinh Truyền Tin:
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Hôm nay, ở Ý và nhiều quốc gia khác, Lễ Chúa Giê-su Lên Trời, 40 ngày sau Phục sinh, được mừng trọng thể. Với phần kết thúc của Tin mừng Mát-thêu hôm nay (x. Mt 28: 16-20), chúng ta được trình bày cho thấy giây phút chia tay của Thiên Chúa Phục sinh với các môn đệ của Ngài. Cảnh tượng diễn ra ở Ga-li-lê, nơi Chúa Giê-su đã kêu gọi các ông đi theo Ngài và thành lập nhóm đầu tiên trong cộng đoàn mới của Ngài. Bây giờ những môn đệ đó đã bước qua “những cảm xúc mạnh mẽ” của Cuộc Thương Khó và sự Phục sinh; đứng trước Thiên Chúa Phục sinh, các ông đã cúi mình trước Ngài, một vài người vẫn còn hoài nghi. Với cộng đoàn còn run sợ này, Chúa Giê-su để lại một trách nhiệm vô cùng lớn lao là rao giảng tin mừng cho thế giới; và để cụ thể hóa công việc này, ngài bảo các ông giảng dạy và rửa tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần (x. c. 19).
Như vậy, việc Lên Trời của Chúa Giê-su là kết thúc sứ vụ của Chúa Con đã nhận từ Chúa Cha và bắt đầu sự tiếp nối sứ vụ này của Giáo hội. Quả thật, từ giây phút đó sự hiện hữu của Đức Ki-tô trên trần gian được thể hiện qua các môn đệ của Người, qua những người tin vào Người và công bố danh Người. Sứ vụ này sẽ kéo dài đến tận cùng lịch sử và sẽ nhận được sự trợ giúp của Thiên Chúa Phục sinh mỗi ngày, Đấng đã bảo đảm: “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (c. 20).
Sự hiện hữu của Người đem đến sức mạnh trong những khi bị bắt bớ, nguồn an ủi những khi đau khổ, hỗ trợ trong những hoàn cảnh khó khăn để hoàn thành sứ mạng và loan báo Tin mừng. Chúa Lên Trời nhắc chúng ta nhớ đến sự trợ giúp của Chúa Giê-su và của Thần Khí Người trao ban sự vững tin và an toàn cho chứng tá của người Ki-tô hữu trên trần gian. Người tỏ lộ cho chúng ta biết tại sao có Giáo hội hiện hữu: Giáo hội hiện hữu để loan báo Tin mừng, chỉ một việc đó thôi! Cũng vậy, niềm vui của Giáo hội là để loan báo Tin mừng. Tất cả chúng ta được rửa tội bởi Giáo hội. Hôm nay chúng ta được mời gọi để hiểu rõ hơn rằng Thiên Chúa đã ban cho chúng ta phẩm giá và trách nhiệm lớn lao là loan báo Tin mừng cho thế giới, để làm cho Tin mừng tiến đến được với nhân loại. Đó là phẩm giá của chúng ta, đây là niềm vinh dự lớn lao cho mỗi chúng ta, cho tất cả những người được rửa tội!
Trong ngày Chúa Lên Trời này, khi cái nhìn của chúng ta hướng về trời, nơi Đức Ki-tô đã ngự lên và ngồi bên hữu Chúa Cha, chúng ta được vững mạnh trong những bước đi trên trần gian để tiếp tục với lòng nhiệt thành và can đảm trên hành trình của chúng ta, sứ mạng làm chứng tá và sống Tin mừng trong mọi môi trường của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta ý thức rất rõ rằng điều này không tùy thuộc chính vào sức mạnh của chúng ta, không tùy thuộc vào những kỹ năng tổ chức và nguồn nhân sự của chúng ta. Chỉ với ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần thì chúng ta mới có thể hoàn thành một cách hiệu quả sứ mạng của chúng ta là làm cho tình yêu và lòng nhân từ của Chúa Giê-su ngày càng được nhiều người biết đến và trải nghiệm nhiều hơn.
Chúng ta hãy xin Mẹ Maria Đồng Trinh giúp chúng ta biết chiêm ngắm những sự tốt lành của nước trời mà Thiên Chúa đã hứa ban cho chúng ta, và ngày càng trở nên những chứng nhân trung tín hơn cho Sự Phục Sinh của Người, cho Sự Sống Thật.

[Văn bản chính: Tiếng Ý] [Bản dịch của Deborah Castellano Lubov]

Sau Kinh Truyền Tin:
Anh chị em thân mến,
Tôi xin bày tỏ tình thân hữu với hiền huynh của tôi, Đức Giáo Chủ Chính thống Cốp-tíc Tawadros II và Cộng đoàn Chính thống Cốp-tíc ở Ai-cập, hai ngày trước đã phải hứng chịu một hành động bạo lực tàn ác khác. Những nạn nhân, các tín hữu, trong đó có trẻ em, đang trên đường đến một thánh điện để cầu nguyện, và đã bị giết khi họ không chịu chối bỏ đức tin Ki-tô giáo của họ. Thiên Chúa sẽ đón nhận những chứng nhân anh dũng này trong sự bình an của Người, và nguyện xin Người hoán cải những tâm hồn của các kẻ bạo lực.
Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho những nạn nhân của vụ tấn công khủng khiếp ở Manchester thứ Hai vừa qua, nhiều mạng sống trẻ đã bị cướp mất một cách hung tàn. Chúng ta tỏ tình thân ái với những gia đình và những người phải khóc vì những sự mất mát đó.
Hôm nay, chúng ta mừng Ngày Truyền thông Xã hội, với chủ đề “Đừng sợ vì ta ở cùng ngươi” (Is 43.5). Truyền thông xã hội tạo ra cơ hội để chia sẻ và phổ biến tin tức nhanh chóng; những bản tin như vậy có thể tốt hoặc xấu, đúng hoặc sai; Hãy cầu nguyện cho truyền thông, dưới mọi hình thức của nó, mang tính xây dựng thực sự, trong việc phục vụ sự thật qua cách chối bỏ những thiên kiến và bằng cách làm lan truyền hy vọng và niềm tin trong thời đại của chúng ta.
Tôi xin chào tất cả các anh chị em người Roma và khách hành hương: các gia đình, nhóm giáo xứ, hội đoàn, trường học.
Đặc biệt tôi xin chào các tín hữu đến từ Colorado; các nhóm người vùng Bavaria đến tham dự buổi đại diễu hành mừng một trăm năm thánh Bổn mạng của Bavaria; và các tín hữu Ba lan, và phép lành cho tất cả những người tham dự chuyến hành hương đến Đền thờ Piekary.
Tôi xin chào Hội Thừa sai Comboni, kỷ niệm 150 năm thành lập; Chuyến hành hương của các Nữ tu Ascoli Piceno; các nhóm đến từ Naples, Scandicci, Thiesi, Nonantola, và học sinh của trường “Thánh Tâm Ngôi Lời Nhập Thế” của Palermo.
Xin gửi tình cảm và lời động viên đặc biệt đến các đại diện của những hiệp hội thiện nguyện thúc đẩy việc hiến tặng các cơ quan nội tạng, “hành động cao quý và đáng tán dương” (Giáo lý, số 2296). Tôi cũng xin gửi lời chào đến nhóm công nhân của Mediaset Roma, hy vọng rằng tình hình công việc của họ có thể được giải quyết, với mục đích nhận ra được thiện chí của công ty, không vì lợi nhuận, nhưng tôn trọng quyền của tất cả mọi người có liên quan.
Tôi xin kết thúc bằng những lời chào trân trọng đến người dân Genoa và chân thành cảm ơn anh chị em vì sự chào đón nồng hậu mà tôi nhận được hôm qua. Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn dồi dào, và nguyện xin Đức Bà phù hộ bảo vệ họ.
Tôi xin chúc mọi người một Chúa nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt!
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Deborah Castellano Lubov]

[Nguồn: zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/05/2017]


Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Được sinh ra trong một phòng phá thai: Cô Gianna Jessen sống sót nói rằng cô được Chúa Giê-su cứu

Được sinh ra trong một phòng phá thai: Cô Gianna Jessen sống sót nói rằng cô được Chúa Giê-su cứu

22 tháng Năm, 2017

Được sinh ra trong một phòng phá thai: Cô Gianna Jessen sống sót nói rằng cô được Chúa Giê-su cứu
EMPhotos

Nói chuyện tại Roma, Gianna có một câu hỏi “nhẹ nhàng” với nữ giới, lời khuyên khôn ngoan cho giới trẻ, và một thông điệp hùng hồn cho nam giới. (PHOTOS & VIDEO)

ROMA — Gianna Jessen, người Mỹ còn sống sót sau một ca phá thai thất bại bằng cách tiêm nước muối sinh lý (saline abortion), cho một chứng tá hùng hồn trong Thành phố Trường tồn hôm thứ Bảy, 20 tháng Năm, tại cuộc Diễu hành Vì Sự sống Roma lần thứ bảy.
Cuộc Diểu hành bắt đầu từ Piazza Repubblica và đi theo lộ trình qua những con phố của Roma đến Piazza Venezia, tại đây các đám đông lắng nghe nhiều chứng ngôn.
Một phụ nữ trẻ đã một lần phá thai nói về con đường chị đã tìm được sự chữa lành. Giáo sư Stephane Mercier, thuộc Đại học Công giáo Louvain ở Bỉ, làm chứng về việc đứng lên bảo vệ sự sống, sau khi gần như bị mất việc vì gọi phá thai là “giết người” trong một lớp học của ông. Và một nam thanh niên đã sống sót sau một vụ tai nạn xe nhưng bị các bác sĩ để cho chết, lên tiếng chống lại cái chết êm ái.
Trong chứng ngôn của mình, Gianna Jessen đưa ra một chứng tá anh dũng cho đức tin. Chị cũng đưa ra một câu hỏi “nhẹ nhàng” cho phái nữ, gửi một thông điệp chân thành đến những phụ nữ đã phá thai, cho lời khuyên khôn ngoan đối với giới trẻ, và có một thông điệp hùng hồn cho nam giới.
Nói chuyện tại Piazza Venezia của Roma, Gianna nói trước đám đông:
Tôi sẽ nói tóm tắt về cuộc sống của tôi. Nó rất phức tạp. Nhưng trước hết tôi muốn cảm ơn những người can đảm trình bày đã nói trước tôi. Tôi vô cùng thán phục vì những gì các bạn đang làm và đã làm. Tôi bị chứng bại não vì tôi sống sót sau một ca phá thai. Tôi không bị phá bỏ; tôi đã sống sót qua một lần phá thai. Mẹ đẻ của tôi mang thai bảy tháng rưỡi và bà đi thực hiện phá thai bằng tiêm muối sinh lý. Cách phá thai này làm bỏng thai nhi. Nó làm bỏng thai nhi cả bên trong và bên ngoài, làm mù và làm ngạt thở đứa bé, và rồi đứa bé được sinh ra và chết trong 24 giờ. Nhưng thay vì chờ cái chết đến, tôi đến được với sự sống, trong một phòng phá thai, không phải một bệnh viện.
Vì vậy tội rất muốn nói lên điều này: tôi được sống là nhờ quyền  năng của Chúa Giê-su Ki-tô. Tôi không xấu hổ về Chúa Giê-su và tôi lớn tiếng kêu Danh Ngài trong các đường phố của Roma để mọi người có thể nghe thấy: Gesu, Gesu, Gesu [Giê-su, Giê-su, Giê-su]. Tôi biết điều này khác thường. Đôi khi những người bảo vệ sự sống thậm chí không thích nói về Chúa Giê-su, nhưng tôi đang nói với các bạn: tôi không xấu hổ vì Thiên Chúa Người đã cứu mạng sống tôi. Làm sao tôi có thể là tôi? Đây là một cuộc chiến đấu giữa sự sống và cái chết, và chúng ta cần sự trợ giúp của Chúa. Đây là một thế giới tan vỡ, và con người tan vỡ cần những câu trả lời thực sự đến từ Thiên Chúa.
Bệnh án của tôi viết rằng: sinh từ ca phá thai bằng phương pháp tiêm muối sinh lý, 6 giờ sáng ngày 6 tháng Tư năm 1977. Bệnh án tiếp tục viết thai được 29 tuần rưỡi, và tôi chỉ cân nặng 2 pound (= 0,907 kg). Người y tá gọi một xe cứu thương vì bác sĩ phá thai chưa đi làm. Nếu ông ta tới, ông ta đã kết thúc mạng sống của tôi bằng cách bóp cổ, làm ngạt,hoặc để tôi nằm đó cho tới chết.
Các bạn có thể thắc mắc tại sao không thấy vết bỏng nào trên người tôi, hoặc tại sao tôi không bị mù, và nó chỉ có một câu trả lời rất đơn giản: Chúa Giê-su. Nhưng tôi bị bại não, và tôi không bao giờ được rời khỏi giường; tôi không bao giờ được nâng đầu dậy. Nó do nguyên nhân thiếu ô-xi não sau khi sống sót từ một ca phá thai. Vì vậy tôi chỉ xin những chị em phụ nữ đang lắng nghe, kể cả trên internet, trực tiếp trên Facebook, hoặc trong thính phòng: nếu phá thai chỉ đơn thuần là quyền của phụ nữ, vậy quyền của tôi là gì?
Để kết luận, tôi chỉ có vài điều nữa để nói, và đây là những gì tôi muốn nói: sau đó tôi được nhận làm con nuôi. Như tôi vừa nói với các bạn, tôi được yêu cầu không bao giờ được bước đi. Nhưng điều tôi muốn nói với các bạn là không con người nào có thể bảo số phận của bạn là gì. Chỉ Thiên Chúa có thể. Và tôi cũng muốn nói với các bạn: tôi đã gặp người mẹ ruột của tôi, và tôi nói: “Con là một người Công giáo, và con tha thứ cho mẹ.”
Tôi cũng muốn nói với bất kỳ ai đã từng một lần phá thai, hoặc hơn một lần phá thai, hay bất cứ người đàn ông nào đã từng trả tiền cho một hay nhiều ca phá thai, hay bất cứ ai không tin Thiên Chúa hoặc Chúa Giê-su: sự tự do duy nhất chúng ta có thể tìm được để thoát khỏi tội của chúng ta là Đức Giê-su. Hãy dâng lên cho Ngài tội phá thai đó; hãy xin lỗi Ngài, và xin Ngài tha thứ, và Ngài sẽ giải thoát cho bạn. Và nếu bạn không tin Giê-su, hãy nói với Ngài rằng bạn không tin Giê-su và Ngài sẽ trả lời cho bạn. Cứ tâm sự với Giê-su và Ngài sẽ thay đổi cuộc đời bạn.
Và điều cuối cùng với các bạn trẻ đang lắng nghe: hãy nghe tôi, có một niềm vinh dự lớn lao biết tôn vinh căn phòng uyên ương. Phụ nữ, những cô gái: các bạn được tạo dựng để được yêu thương và được tôn trọng. Chúng ta không phải sinh ra để được sử dụng và để những người đàn ông bước qua cuộc đời chúng ta.
Thưa nam giới: các bạn được tạo dựng để sống dũng và sống xứng đáng. Các bạn được được sinh ra để sống trung thủy và tử tế. Và hãy đoán xem điều gì: tôi nghĩ đàn ông rất tuyệt vời. Tôi yêu đàn ông. Tôi không ghét đàn ông như nhiều phụ nữ. Tôi nghĩ đàn ông rất vĩ đại. Thiên Chúa chúc phúc cho người đàn ông! Thưa các ông và các anh: các bạn chỉ có thể sống dũng khi các bạn biết mình là ai, và các bạn được tạo dựng theo hình ảnh của Chúa, cũng như phụ nữ. Vì vậy hãy đứng lên và sống đúng con người của mình: là người bảo vệ cho phụ nữ và trẻ em, và hãy sống xứng đáng.
Chúa chúc lành cho các bạn! Ciao, ciao.
Xem những giây phút cảm xúc mạnh mẽ chứng tá của Gianna dưới đây. (Video của Edward Pentin.)



Diễu hành vì Sự sống
Các gia đình trẻ, người lớn tuổi, bác sĩ, linh mục và chủng sinh, nữ tu, diễu hành bảo vệ sự sống và gia đình. Người con gái mà Thánh Gianna Berretta Molla đã hy sinh sự sống của mình, Gianna Emanuela Molla, cũng có mặt trong số những người diễu hành. Đức Hồng y người Mỹ Raymond Burke, Tổng Giám mục Carlo Maria Vigano, cựu khâm sứ tại Hoa kỳ, và các tu sĩ Norcia cũng diễu hành ủng hộ.
Được sinh ra trong một phòng phá thai: Cô Gianna Jessen sống sót nói rằng cô được Chúa Giê-su cứu
Được sinh ra trong một phòng phá thai: Cô Gianna Jessen sống sót nói rằng cô được Chúa Giê-su cứuĐược sinh ra trong một phòng phá thai: Cô Gianna Jessen sống sót nói rằng cô được Chúa Giê-su cứuĐược sinh ra trong một phòng phá thai: Cô Gianna Jessen sống sót nói rằng cô được Chúa Giê-su cứuĐược sinh ra trong một phòng phá thai: Cô Gianna Jessen sống sót nói rằng cô được Chúa Giê-su cứuĐược sinh ra trong một phòng phá thai: Cô Gianna Jessen sống sót nói rằng cô được Chúa Giê-su cứuĐược sinh ra trong một phòng phá thai: Cô Gianna Jessen sống sót nói rằng cô được Chúa Giê-su cứuĐược sinh ra trong một phòng phá thai: Cô Gianna Jessen sống sót nói rằng cô được Chúa Giê-su cứu

[Nguồn: aleteia]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 24/05/2017]

Lào: “Trụ cột chính của Giáo hội là sự đau khổ của những Giáo hội địa phương”

Lào: “Trụ cột chính của Giáo hội là sự đau khổ của những Giáo hội địa phương”

Đức ông Ling Mangkhanekhoun, Hồng y tiên khởi của đất nước
26 tháng Năm, 2017
Lào: “Trụ cột chính của Giáo hội là sự đau khổ của những Giáo hội địa phương”
Screenshot - Salt And Light Television
“Trụ cột chính của Giáo hội là sự đau khổ của những Giáo hội địa phương,” Đức ông Louis Marie Ling Mangkhanekhoun nói, ngài trích dẫn lời của Đức Thánh Cha. Đức ông Ling là Giám mục ở Pakse và là Giám quản Tông tòa của giáo phận Viêng Chăn, thủ đô của Lào. Ngài sẽ được phong Hồng y ngày 28 tháng Sáu, 2017; tên ngài đã được Đức Thánh Cha công bố, cùng với tên của bốn vị khác ngày 21 tháng Năm vừa rồi, trong buổi đọc Kinh Truyền tin.
Đức Giám mục ở Pakse đồng ý có cuộc phỏng vấn với ZENIT tháng Hai vừa qua, trong chuyến Viếng Thăm ad Limina của các Giám mục Lào và Campuchia đến Roma. Ngài miêu tả tình hình khó khăn của đất nước, đang sống dưới thể chế Cộng sản, cố gắng đối thoại của Giáo hội Lào với chính phủ, những chương trình giảng dạy cho chủng sinh và và sự động viên các Giám mục Châu Á nhận được từ Đức Giáo hoàng tại Roma.
“Sức mạnh của Giáo hội trên toàn thế giới là sự đau khổ của những Giáo hội địa phương,” Đức ông Ling trích dẫn lại lời của Đức Thánh Cha, đã được nói trong bài giảng ngày 30 tháng Một, 2017. “Ngài lặp lại câu nói đó,” Đức ông Linh nhấn mạnh. “Sức mạnh và quyền bính của Giáo hội nằm trong sự đau khổ của những Giáo hội địa phương. Đức Thánh Cha nói điều này trong nhà nguyện Thánh Marta … đây quả thực là một sự động viên cho chúng tôi. Nhờ vào những Giáo hội địa phương, nhờ vào những đau khổ của họ, mà chúng ta sống ở đây trong sự yên bình,” Đức Phanxico nói.
Phong thánh các vị tử đạo của Lào
Đức ông Ling tin rằng “có một tinh thần thần học thực sự” trong thông điệp này của Đức Thánh Cha, ngài đã ám chỉ đến việc Phong Chân phước cho 17 vị tử đạo của Lào — trong đó có 11 vị thừa sai người Pháp –, ngày 11 tháng Mười Hai, 2016, tại Viêng Chăn. Chính phủ Lào chấp nhận Lễ Phong Chân phước này: “Đối với tôi, nó vẫn là một phép lạ,” Đức ông Ling thừa nhận. “Vì đó là một bước tiến đã thực hiện được, một tiến trình chọn từ ngữ, cách trình bày nó cho chính phủ, để chính phủ có thể hiểu và chấp nhận.”
Đức Hồng y Orlando Quevedo người Philippine, OMI, Tổng Giám mục giáo phận Cotabato, đại diện Đức Thánh Cha Phanxico, chủ tế Lễ Phong Chân phước, trước sự hiện diện của 6000 người, trong đó có 15 giám mục người Lào, Campuchia, Thái lan và Việt nam.
“Mọi người mong chờ một Đức Hồng y thay mặt cho Đức Giáo hoàng, nhưng ngài phải là người Châu Á, và trên hết phải thật gần gũi với chúng tôi, ngài hiểu được chúng tôi. Vì vậy tên của Đức Hồng y Orlando Quevedo được đề cử, vì tôi có biết ngài trong một thời gian. Tôi gặp ngài ở Manila, ở Hàn quốc và ở Việt nam, vì trong những cuộc họp của chúng tôi, chúng tôi luôn gần nhau … Ngài hiểu những vấn đề của chúng tôi, ngài cũng có cùng những vấn đề chúng tôi đang gặp phải,” Đức ông Ling giải thích.
“Khi chuẩn bị cho sự kiện này, một danh sách khách mời được đưa ra. Tôi trình lên nhà nước để xin cấp visa đặc biệt. Chính phủ nói: việc này không cần thiết,” Đức ông Ling tiếp tục. Các linh mục đến Lào bằng visa du lịch, một số Hồng y của Châu Á không cần visa, “việc đó làm chúng tôi dễ dàng hơn,” Đức ông Ling nói. “Từ Tây Âu có MEPs (Hội Thừa sai Nước ngoài Paris), các Hiến sĩ, vì trong số những vị tử đạo có sáu Hiến sĩ dòng Mẹ Maria Vô nhiễm (OMI) và năm thành viên của Hội Thừa sai Nước ngoài Paris, tất cả đều người Pháp. Các ngài bị giết, bị hành hình hoặc bị chết vì kiệt sức trong suốt thời du kích Cộng sản giữa những năm 1954 và 1970.
Một đại diện của chính phủ Lào tham dự trong Lễ. “Ông ta được mời. Ông ta nói vài điều rất tích cực. Thực sự, mọi người đều hạnh phúc … Sau đó, tôi cùng đi với Đức Hồng y Quevedo đến cám ơn [chính phủ] vì sự cho phép của họ sự hỗ trợ của họ,” Đức ông Ling giải thích. Vị Giám mục vùng Pakse tin rằng đó là “một hướng mở cho đối thoại” với chính quyền.
Lễ mừng tại Paris: “Cầu nguyện dâng lên các vị tử đạo”
Cũng có một lễ tạ ơn rất lớn cho Lễ Phong Chân phước lần này ngày 5 tháng Hai, 2017 tại Nhà thờ Đức Bà Paris với Đức Hồng y Andre Vingt-Trois. Đức Hồng y Vingt-Trois nói: “Chúng ta phải tạ ơn những vị đã xây dựng Giáo hội bằng máu của họ,” Đức ông Ling nói thêm.
“Đó là một lễ tạ ơn, nghĩa là: tạ ơn từ tận sâu thẳm tâm hồn. Như đã được nói trong Thánh vịnh: Hãy tạ ơn CHÚA vì Chúa nhân từ. Lời đã thực sự được gieo vào trong tâm hồn để nó lớn lên và trổ sinh hoa trái,” Đức ông Ling tiếp tục.
“Cầu nguyện cùng những vị tử đạo của chúng tôi, vì chúng tôi cần sự hỗ trợ của các ngài cho việc Phong Hiển Thánh. Cần phải cầu nguyện để có một phép lạ, để người ta có thể nói rằng: đó, đó là một phép lạ của các vị tử đạo của Lào,” Đức ông Ling nói. Lễ trong lịch phụng vụ của các vị tử đạo của Lào “sẽ là ngày 16 tháng Mười Hai,” Đức Giám mục vùng Pakse nói rõ.
Lào, một quốc gia đã khác
Lào khác biệt với những quốc gia Châu Á khác. “Lào rất khác. Trước hết, là một quốc gia dưới chính thể Cộng sản. Vì thế sự tự do tôn giáo và những hoạt động mục vụ bị giới hạn,” Đức ông Ling nhấn mạnh.
Không có truyền thông hay phương tiện phát thanh. “Những hoạt động xã hội” khó có thể khởi động. Những người Công giáo ở khu Tông tòa Thakhek-Savannakhet tổ chức một nhà trẻ tại Trung tâm Lào. “Trong Khu Tông tòa này những lớp tiểu học đang được bắt đầu, Đức ông Ling giải thích, “trong khi ở những nơi khác không có gì.”
Trong bốn khu Tông tòa của Lào (Thakhek-Savannakhet tại Trung tâm Lào, Viêng Chăn và Luang Prabang ở miền Bắc và Pakse ở miền Nam) chỉ những người Công giáo Lào có thể hoạt động: không có những nhà thừa sai nước ngoài.
“Ở Campuchia, trên hết là có các nhà thừa sai, đặc biệt là người nước ngoài. Trong khi ở Lào tất cả đều là người Lào,” ngài tiếp tục. Năm 1975 “Tất cả các nhà thừa sai đều được cảm ơn và bị gửi trở lại quốc gia của họ”, khi Lào trở thành một nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, đứng đầu là Đảng Cách mạng Nhân dân, một đảng duy nhất theo hệ Mác-Lê.
“Chúng tôi không được chuẩn bị” vì sự ra đi của khoảng 200 nhà thừa sai,” Đức ông Ling than thở. Lúc đó có “không đến 20 nhà thừa sai người Lào” trên toàn đất nước.”
Lào có khoảng 6 triệu dân, 40-50 ngàn người là người Công giáo, ít hoặc nhiều hơn gì đó. “Chúng tôi không thể có con số thống kê chính xác, vì có rất nhiều vấn đề” liên quan đến việc này.
Liên quan đến các tu sĩ nam nữ, “Cộng đoàn nữ tu đông nhất là Dòng Nữ tử Bác ái - trên dưới 50 người, có lẽ 60. Sau đó có các Nữ tu Yêu mến Thánh giá: đó là Cộng đoàn thứ hai, có khoảng 30 người. Và rồi có các dòng khác. Trong dòng Nữ tử Bác ái, của Philippine, có bốn chị,” ngài tiếp tục giải thích.
“Chính phủ Lào chấp thuận” cho các nữ tu làm việc “trong trung tâm cải huấn cho người khuyết tật.” Chính phủ chấp thuận vì đó là một sự thật. Một trung tâm khác được thành lập ở miền Đông, trong tỉnh Sekong, một trung tâm phục hồi chức năng cho người khuyết tật. Các nữ tu xin có một cha tuyên úy.” Chính phủ chấp thuận nhưng nói linh mục “phải là người Lào.”
“Với giới trẻ cũng tương tự như vậy. Có ít nhất hai Cộng đoàn mở được chính phủ chấp thuận.” Dòng Nữ tu Salesian Viêt nam được mời sang Lào để hoạt động với giới trẻ. “Các nữ tu Salesians Việt nam được chấp thuận ở Lào. Hôm nọ tôi có nhìn thấy hai hay ba chị ở Thakhek.”
Đào tạo linh mục tương lai
Việc đào tạo linh mục tương lai là một vấn đề quan trọng cho Lào. Đức ông Ling gửi hai chủng sinh sang Pháp, đến Ars, nhưng sự khác biệt văn hóa quá lớn cho hai người, nó thậm chí “đánh bật” họ ra. “Tuy nhiên họ là những người khá thông minh; ở Chủng viện họ rất được yêu quý, đến mức Bề trên đã đến Lào để gặp gỡ họ sau khi xong các khóa học,” ngài thổ lộ.
Đức ông Ling muốn gửi các chủng sinh sang các nước Châu Á hơn, chẳng hạn Philippine hay Việt nam. “Việc đào tạo ở Philippine được ưu tiên hơn. Không có rào cản ngôn ngữ vì mọi người ở đó nói tiếng Anh. Bài giảng bằng tiếng Anh; việc chuẩn bị cho các chủng sinh được thực hiện vào tiếng Anh.”
Ở Việt nam, Học viện Công giáo chính thức mở cửa ngày 20 tháng Chín, 2016. “Năm 2016 tôi đã bắt đầu đưa ra các khóa học. Tuy nhiên, nếu anh muốn tôi gửi các chủng sinh hay linh mục … việc cần thiết là phải dạy họ trực tiếp bằng tiếng Anh, vì nếu buộc họ phải học tiếng Việt, phải mất nhiều thời gian … Ngay từ đầu, không có các linh mục, nhưng khi tôi nói điều đó, Đức ông Nguyễn (Đức ông Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt nam, NDLR) rất nhiệt tình.
“Giáo hội Việt nam có ảnh hưởng, vì trong số 90-95 triệu dân có ít nhất 8 triệu người Công giáo. Điều đó có nghĩa là họ chiến 6 đến 7% … điều đó rất quan trọng,” Đức ông Ling giải thích.
“Nếu anh em muốn phê bình tôi, xin cứ nói,” Đức Thánh Cha nói
Đức ông Ling cũng nói đôi lời về cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxico trong chuyến viếng thăm ad Limina của các giám mục Campuchia và Lào. “Lần này rất khác so với chuyến viếng thăm ad Limina khác mà chúng tôi thực hiện năm 2007 với Đức Giáo hoàng Benedict XVI. Lần này tất cả chúng tôi gặp gỡ nhau, chúng tôi dành trọn thời gian với Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha mời gọi chúng tôi lên tiếng. Ngài nói rất thẳng thắn: “Cứ nói bất cứ điều gì anh em muốn nói, nếu anh em muốn phê bình tôi, xin cứ nói. Điều đó khá mạnh mẽ!” Đức ông Ling cười, nói.
Anita Bourdin tổng hợp

[Nguồn: zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 27/05/2017]