Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Cuộc ngừng bắn của Giáng sinh năm 1914

Cuộc ngừng bắn của Giáng sinh năm 1914


Khi những địch thù của Cuộc Đại Chiến đến với nhau mừng Giáng sinh của Đức Ki-tô

The Christmas Truce of 1914

AP Photo
Một trăm lẻ hai năm trước, vào đêm Vọng Giáng sinh năm 1914, một biến cố không thể tin được đã xảy ra trên Chiến tuyến phía Tây của nước Pháp trong cuộc Đại Chiến Thế giới thứ I. Sau một đêm tuyết rơi phủ kín chiến trường bằng một màu trắng thanh bình, những ánh sáng khác thường bắt đầu xuất hiện suốt các phòng tuyến của Đức.
Trại lính của Anh không hiểu chuyện gì xảy ra và họ nghĩ người Đức đang chuẩn bị một cuộc tấn công. Tuy nhiên, thay vì âm thanh của pháo kích họ nghe thấy âm thanh của bài ca vang vọng qua vùng đất không người – vùng đất trải rộng ngăn cách giữa hai chiến hào của hai bên.
Vô cùng ngạc nhiên, binh lính Đức đang hát bài hát nổi tiếng của Giáng sinh – “Stille Nacht” (“Đêm Thánh Vô Cùng”). Binh lính Anh, không chịu đứng im, đáp lại bằng những bài hát Giáng sinh truyền thống của họ. Một sự lạ lùng và tôn trọng lẫn nhau đi vào tâm hồn của các binh sĩ ở cả hai trại và họ bắt đầu vỗ tay hoan hô nhau sau khi mỗi bên hát.
Được niềm vui hân hoan tức thời thúc đẩy, một sĩ quan Đức xuất hiện và bước ra giữa vùng đất không người và một sĩ quan Anh bước ra gặp giữa những tiếng reo hò hoan hô của cả hai trại. Khi họ gặp nhau họ trịnh trọng chào nhau và bắt tay. Đó là một câu chuyện chưa từng nghe thấy trong lịch sử biên niên của quân sự.
Cuộc ngừng bắn theo cảm hứng trong đêm Giáng sinh đã tạo cơ hội cho cả hai trại chôn cất những tử sĩ. Theo một số chuyện kể, sau khi hầu hết tử sĩ đã được chôn, chiến binh của cả hai bên tập trung chào tiễn biệt các bạn tử sĩ và đọc một đoạn Kinh Thánh – Thánh vịnh 23:
CHÚA là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi. Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của Người. Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm. Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù. Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm, ly rượu con đầy tràn chan chứa. Lòng nhân hậu và tình thương CHÚA ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời, và tôi được ở đền Người những ngày tháng, những năm dài triền miên.
Một sử gia bình luận rằng biến cố được gọi là Cuộc ngừng bắn Giáng sinh là một cú hích cuối cùng của thế kỷ 19. Nó là một cử chỉ hy vọng cuối cùng con người đang trở nên tốt hơn khi họ đang xuôi theo dòng lịch sử dài theo cách nói về thay đổi và tiến bộ của phép biện chứng Hegel. Tuy nhiên, thế kỷ 20 với hai cuộc Đại Chiến đã chứng mình rằng sự tiến bộ của loài người, ngoại trừ Thiên Chúa, tạo ra một thế giới có đầy đủ mọi thứ ngoại trừ “sự trở nên tốt hơn.”
Bây giờ chúng ta đang ở giữa thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, và những thế hệ đã trải qua hai cuộc Đại Chiến Thế Giới I và II đã chìm dần vào lịch sử, những bài học từ hai cuộc chiến kinh hoàng này không còn trong ký ức tập thể quốc gia nữa. Một trăm năm sau trong một thế giới thế tục hiện đại, thật trớ trêu, thế giới quan “Thiên Chúa đã chết” của triết gia Nietzsche lại đang đạt được đà tiến và đang tạo ra cái chết của cái rất “nhân văn” về nhân vị – thái độ luân lý và đạo đức.
Cùng một sự “chống tiến bộ” của thế kỷ 19 hiện đang lộ ra trong thời đại của chúng ta. Ngày nay, con số rất nhiều người trên khắp thế giới tìm được rất ít thời gian cho Thiên Chúa, tuy nhiên lại tìm được không biết bao nhiêu giờ đồng hồ trước màn hình TV hoặc internet. Cha mẹ thấy khó khăn có được những cuộc chuyện trò có ý nghĩa với con cái vì họ, hoặc vì con của họ, đơn giản thích giải trí hơn và dễ bị xao lãng chuyện hơn.
Về nhiều mặt xã hội đang thoái lui trở về kỷ nguyên giống như thời Caesar Augustus, khi mà sự giáng sinh của Đấng Mê-xi-a chỉ là điều quan tâm của ba nhà thông thái.
Chính trong sự tối tăm đó mà Đức Mẹ Đồng Trinh đã sinh ra Đấng Cứu độ trần gian. Và trong sự tối tăm, trong đêm thinh lặng đó của chuồng bò, con số nhiều vô kể các thiên thần ca vang tung hô sự hạ sinh của Đấng Mê-xi-a, Đấng giải thoát của nhân loại.
Chúng ta có thể cầu xin sự giải phóng gì? Giải phóng khỏi tội lỗi và ý nghĩa hão huyền rằng chúng ta có thể đạt được bình an, công bằng, hoặc niềm vui mà không cần có Thiên Chúa.
Các thiên thần loan báo Tin Vui cho Mẹ Maria và Thánh Giu-se, trong một thế giới bị ngập chìm trong sự sợ hãi, ích kỷ, và chiến tranh.
“Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân” (Lc 2:10).
Chính Đức Ki-tô mang đến an bình cho tâm hồn và tinh thần con người vì chỉ có Ngài sống lại từ cõi chết và chiến thắng được tội lỗi và sự chết; chỉ có Ngài thổi hơi Chúa Thánh Thần vào trong chúng ta để chúng ta biết yêu nhau bằng tình yêu Thiên Chúa của Ngài – không phải bằng tình yêu có giới hạn của riêng chúng ta. Nếu không có tình yêu và sự bình an của Đức Ki-tô thống trị tâm hồn chúng ta, mọi nỗ lực hòa bình sẽ nhanh chóng qua đi. Cho dù chiến tranh đang nổi cơn ba đào ở Trung Đông, và những chia rẽ trong dân tộc của chúng ta, hoặc trong gia đình của chúng ta (hữu hình hay tinh thần), Đức Giê-su Ki-tô sẽ làm bình lặng cơn bão và dẫn đưa chúng ta đến bến bờ bình yên.
Ngày 26 tháng 12, 1914 lúc 8:30 sáng, hơn 24 tiếng đồng hồ sau cuộc ngừng bắn như phép lạ, trung tá chỉ huy quân đội Anh bắn ba phát súng lên trời và giương cao lá cờ với dòng chữ “Chúc mừng Giáng sinh” viết trên đó. Lính Đức trả lời bằng một lá cờ tương tự – “Cảm ơn.” Cả hai vị chỉ huy xuất hiện trên bờ công sự, cúi đầu và chào nhau. Cuối cùng hai phát súng được bắn lên không trung và báo điềm xấu dọc trên vùng đất không người. Chiến tranh tiếp tục trở lại; địa ngục trên trần gian lại bắt đầu trở lại.
Với những người đã tử chiến trên sa trường sau đó, có một sự chắc chắn rằng vào đêm Vọng Giáng sinh 1914, trong cuộc Đại Chiến đó, Đức Giê-su Ki-tô đã ngự trị qua một niềm tin chung biến kẻ thù thành anh em – ít nhất trong một thời gian ngắn trước khi hành động của con người phá hủy tình huynh đệ đó.
Vì lý do này mà chúng ta phải giữ Đức Ki-tô trong ngày Giáng sinh; trong mùa Giáng sinh này và mãi mãi.
(Cha Avelino Gonzalez là một linh mục của Tổng giáo phận Washington và là linh mục xứ Thánh Gabriel ở NW, Washington, DC.)

[Nguồn: aleteia]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 25/12/2016]



GIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Lễ Thánh Stê-pha-nô

GIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Lễ Thánh Stê-pha-nô

‘Để có không gian trong tâm hồn chúng ta cho Con Thiên Chúa Đấng trao tặng chính bản thân cho chúng ta trong ngày Giáng sinh, chúng ta hãy canh tân ý chí hân hoan và dũng cảm để trung thành tiến bước theo Ngài là người dẫn đường duy nhất …’
26 tháng 12, 2016
GIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Lễ Thánh Stê-pha-nô
CTV Screenshot
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài giảng huấn của Đức Thánh Cha Phanxico trước và sau Kinh Truyền tin với các tín hữu trong Quảng trường Thánh Phê-rô chiều thứ Hai, ngày lễ Thánh Stê-pha-nô:
* * *
TRƯỚC KINH TRUYỀN TIN
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Niềm vui Giáng sinh cũng ngập tràn tâm hồn chúng ta hôm nay, khi Phụng vụ cho chúng ta mừng kính sự tử đạo của Thánh Stê-pha-nô, vị tử đạo tiên khởi, mời gọi chúng ta đón nhận lấy chứng tá mà ngài để lại cho chúng ta bằng sự hy sinh chính thân. Quả thật đó là chứng tá vinh quang của sự tử đạo của người Ki-tô hữu, chịu đau khổ vì tình yêu cho Chúa Giê-su Ki-tô – sự tử đạo vẫn tiếp tục hiện hữu trong lịch sử của Giáo hội, bắt đầu từ Thánh Stê-pha-nô đến ngày hôm nay của chúng ta.
Tin mừng hôm nay kể cho chúng ta nghe về chứng tá này (Mt 10:17-22). Chúa Giê-su đã thông báo trước cho các tông đồ của ngài về sự chối bỏ và bách hại mà các ông sẽ gặp: “Vì danh thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét” (c. 22). Nhưng tại sao thế gian lại bách hại người Ki-tô hữu? Thế gian thù ghét người Ki-tô hữu cũng như họ thù ghét Chúa Giê-su, vì Ngài mang đến ánh sáng của Thiên Chúa nhưng thế gian lại thích bóng tối hơn để giấu giếm những hành động tội lỗi của nó. Chúng ta nhớ lại trong Bữa Tiệc Ly, chính Chúa Giê-su đã cầu nguyện với Chúa Cha xin cho ngài bảo vệ được chúng ta khỏi tinh thần thế gian tội lỗi. Đi theo Chúa Giê-su có nghĩa là bước theo ánh sáng của Ngài, đó là ánh sáng đã bừng sáng lên trong đêm đen tại Bê-lem, và từ bỏ bóng tối của thế gian.
Thánh Stê-pha-nô tử đạo tiên khởi, tràn đầy Chúa Thánh Thần, bị ném đá vì ngài tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa. Người Con duy nhất đi vào trần gian này để mời gọi mọi người tin theo chọn con đường ánh sáng và sự sống. Đây là ý nghĩa của việc Ngài đến giữa chúng ta. Yêu mến Thiên Chúa và vâng nghe lời Người, thầy phó tế Stê-pha-nô đã chọn Đức Ki-tô, Sự sống và Ánh sáng cho mọi người. Chọn sự thật, ngài đồng thời trở thành nạn nhân của những bí ẩn của tội lỗi hiện hữu trong thế gian. Tuy nhiên, Thánh Stê-pha-nô đã chiến thắng trong Đức Ki-tô.
Ngày nay cũng vậy, để có thể thể hiện chứng tá ánh sáng và sự thật, Giáo hội đang trải qua những cuộc bách hại gắt gao ở nhiều nơi trên thế giới, tới những thử thách tột đỉnh của sự tử đạo. Không biết bao nhiêu anh chị em trong đức tin của chúng ta đang phải chịu đau khổ vì những ngược đãi, bạo lực và thù hận vì Chúa Giê-su! Cha kể cho anh chị em điều này, con số những vị tử đạo hôm nay lớn hơn nhiều so với những thế kỷ đầu. Khi chúng ta đọc lịch sử của những thế kỷ đầu, ngay ở đây tại Roma, chúng ta đọc thấy quá nhiều sự hung bạo đối với người Ki-tô hữu; cha nói với anh chị em, cùng một sự hung bạo như vậy nhắm vào người Ki-tô hữu hôm nay, và với con số lớn hơn nhiều. Hôm nay chúng ta hãy nghĩ đến những người chịu đau khổ vì bách hại, và hãy thể hiện sự gần gũi với họ trong tình thân ái, trong lời cầu nguyện và trong cả những giọt nước mắt của chúng ta. Hôm qua, ngày Lễ Giáng sinh, những Ki-tô hữu bị bách hại ở Iraq đã mừng Giáng sinh trong ngôi Thánh đường bị tàn phá của họ; đó là mẫu gương về sự trung thành với Tin mừng. Bất kể những thử thách và hiểm nguy, họ làm chứng nhân anh dũng cho sự gắn kết của họ với Đức Ki-tô và họ sống Tin mừng bằng sự cam kết với người bé mọn nhất, người bị chối bỏ, làm việc thiện cho tất cả mọi người không phân biệt, từ đó làm chứng nhân bác ái trong sự thật.
Để có không gian trong tâm hồn chúng ta cho Con Thiên Chúa Người trao tặng chính bản thân cho chúng ta trong ngày Giáng sinh, chúng ta hãy canh tân ý chí hân hoan và dũng cảm để trung thành tiến bước theo Ngài như là người dẫn đường duy nhất, bền chí trong cách sống theo tinh thần tin mừng và từ bỏ tinh thần quyền lực của thế gian này.
Chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện lên Mẹ Maria Đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa và Nữ vương của các Thánh Tử đạo, nguyện xin Mẹ hướng dẫn và luôn luôn trợ giúp chúng ta trên con đường đi theo Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng mà chúng ta chiêm ngắm trong máng cỏ trong hang đá và Đấng là Chứng nhân trung thành của Chúa Cha.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý] [bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

SAU KINH TRUYỀN TIN
Tôi xin gửi lời thành tâm chia buồn trước tin dữ của chiếc máy bay của Nga bị rơi ở Biển Đen. Nguyện xin Thiên Chúa an ủi dân tộc Nga thân yêu và những gia đình của các hành khách trên chuyến bay: các nhà báo, phi hành đoàn, và ban hợp xướng của dàn nhạc giao hưởng của lực lượng quân sự. Nguyện xin Mẹ Maria Đồng Trinh Đầy Ơn Phúc trợ giúp cho công việc tìm kiếm được kết quả. Năm 2004 Ban hợp xướng đã trình diễn tại lễ kỷ niệm 26 năm triều đại của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II tại Vatican: chúng ta hãy cầu nguyện cho họ.
Anh chị em thân mến, trong không khí Giáng sinh tràn đầy niềm vui chiếu tỏa từ sự Giáng trần của Chúa Giê-su, cha xin chào tất cả anh chị em và cảm ơn anh chị em đang hiện diện nơi đây. Cha xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất cho sự hòa bình và bình an tới anh chị em đến từ Ý và nhiều quốc gia khác nhau: Nguyện xin những ngày này trở thành những ngày của niềm vui và tình huynh đệ cho anh chị em và cho anh em họ hàng. Cha xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả những người có tên Stê-pha-nô và Stê-pha-ni!
Trong những ngày qua, tôi nhận được rất nhiều lời chúc đẹp từ mọi nơi trên thế giới. Tôi không thể trả lời từng lời chúc một, hôm nay tôi xin bày tỏ lòng tri ân chân thành đến tất cả mọi người, đặc biệt những món quà bằng lời cầu nguyện. Xin chân thành cảm ơn! Nguyện xin Thiên Chúa trả công cho anh chị em theo sự rộng lượng của Ngài!
Xin chúc ngày lễ hạnh phúc! Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Xin chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và chào tạm biệt.
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 27/12/2016]

GIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Lễ Thánh Stê-pha-nô
GIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Lễ Thánh Stê-pha-nô
GIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Lễ Thánh Stê-pha-nô
GIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Lễ Thánh Stê-pha-nô
GIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Lễ Thánh Stê-pha-nô
GIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Lễ Thánh Stê-pha-nô
GIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Lễ Thánh Stê-pha-nô