Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Ngày Khánh nhật Truyền giáo

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Ngày Khánh nhật Truyền giáo
© Vatican Media

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Ngày Khánh nhật Truyền giáo

‘Tất cả các môn đệ của Chúa Giê-su được kêu gọi trở thành những chứng nhân của Tin mừng trong thời đại của chúng ta’

20 tháng Mười, 2019 15:18

Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay trước và sau giờ Kinh Truyền Tin buổi trưa với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.


* * *

Trước Kinh Truyền Tin:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Bài đọc hai của phụng vụ hôm nay đưa đến cho chúng ta những lời thúc đẩy mà Thánh Tông đồ Phaolo gửi cho người cộng tác trung thành của ngài là Ti-mô-thê: “Hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (2 ™ 4:2). Tinh thần đó chạm vào tâm hồn: Ti-mô-thê tự mình cảm thấy trách nhiệm phải rao giảng Lời Chúa, đón lấy cam kết dứt khoát, nó không loại trừ bất kỳ ranh giới cuộc sống nào. Những cảm xúc này của Thánh Phaolo phải là cảm xúc của mọi người môn đệ của Chúa Giê-su, được kêu gọi để trở thành những chứng nhân của Tin mừng trong thời đại chúng ta, trong nhân loại mà có những lúc rất mâu thuẫn nhưng hoàn toàn được Thiên Chúa yêu thương.

Ngày Khánh nhật Truyền giáo, được kỷ niệm hôm nay, là một cơ hội thích hợp cho mọi người được rửa tội có một ý thức sâu sắc hơn về tính cần thiết phải cộng tác trong việc rao giảng phúc âm của Nước Thiên Chúa qua cam kết được đổi mới. Để tạo sức đẩy mới cho trách nhiệm thừa sai của toàn Giáo hội, Đức Giáo hoàng Benedict XV, một trăm năm trước, công bố Tông thư Maximum Illud. Ngài nhận thấy sự cần thiết phải nâng cao việc truyền giáo trên thế giới để nó được thanh tẩy thoát khỏi mọi lớp vỏ thuộc địa và thoát khỏi những sự đồng hóa của các chính sách bành trướng của những quốc gia Châu Âu.

Trong bối cảnh thay đổi hôm nay, thông điệp của Đức Benedict XV một lần nữa trở nên hợp thời và thúc đẩy chúng ta vượt qua cám dỗ co cụm vào mình và mọi hình thức bi quan mục vụ, để mở lòng đón nhận tính mới mẻ đầy tràn niềm vui của Tin mừng. Trong thời đại của chúng ta, được đánh dấu bởi sự toàn cầu hóa đáng lẽ phải đoàn kết và tôn trọng tính riêng biệt của các dân tộc, nhưng thay vì vậy lại một lần nữa gánh chịu tính tiêu chuẩn và những xung đột quyền lực, nó đổ thêm nhiên liệu cho các cuộc chiến tranh và tàn phá hành tinh. Người tín hữu được kêu gọi mang Tin mừng đến mọi nơi với sức đẩy mới, để trong Chúa Giê-su lòng thương xót sẽ vượt qua tội, niềm hy vọng vượt qua nỗi sợ hãi, tình huynh đệ vượt qua sự thù địch. Đức Ki-tô là sự bình an của chúng ta, và trong Ngài mọi chia rẽ được giải quyết; chỉ nơi Ngài mới có ơn cứu độ cho mọi người và mọi dân tộc.

Có một điều kiện không thể thiếu được để sống sứ mạng một cách trọn vẹn: cầu nguyện, một sự cầu nguyện liên lỷ và nhiệt thành, phù hợp với giáo huấn của Chúa Giê-su cũng được công bố trong Tin mừng hôm nay, trong đó Ngài kể dụ ngôn “để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí” (Lc 18:1). Cầu nguyện là sự hỗ trợ đầu tiên của Dân Chúa cho các nhà truyền giáo, đậm tình yêu thương và lòng tri ân đối với trách vụ khó khăn của họ đi loan báo và đem ánh sáng và ơn sủng của Tin mừng đến cho những người chưa đón nhận được nó. Hôm nay cũng là một cơ hội tốt để tự hỏi bản thân chúng ta: tôi có cầu nguyện cho các nhà truyền giáo hay không? Tôi có cầu nguyện cho những người đi rất xa để đem Lời Chúa đến bằng chứng tá của họ không? Chúng ta hãy suy nghĩ về điều đó.

Xin Mẹ Maria, Mẹ của mọi dân tộc, đồng hành và bảo vệ các nhà thừa sai của Tin mừng mỗi ngày.

© Libreria Editrice Vatican

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]



Sau Kinh Truyền Tin:

Anh chị em thân mến,

Hôm qua tại Crema đã tuyên phong Chân phước cho vị tử đạo là Cha Alfredo Cremonesi, linh mục thừa sai thuộc Dòng Truyền giáo nước ngoài của Học viện Giáo hoàng. Bị sát hại ở Miến Điện năm 1953, ngài là một người tông đồ không mệt mỏi của hòa bình và là một chứng nhân đầy nhiệt thành của Tin mừng, đến mức đổ máu mình ra. Ước mong tấm gương của ngài thúc đẩy chúng ta trở thành những người kiến tạo tình huynh đệ và những nhà thừa sai dũng cảm trong mọi môi trường; nguyện xin sự can thiệp của ngài hỗ trợ cho tất cả những người ngày nay miệt mài gieo Tin mừng trên thế giới. Chúng ta cùng vỗ tay hoan hô Chân phước Alfredo!

Và bây giờ cha xin gửi lời chào nồng ấm đến tất cả anh chị em, những khách hành hương đến từ nước Ý và từ nhiều quốc gia khác. Đặc biệt, cha xin chào và chúc lành cho cộng đoàn Peru ở Roma, đến họp mặt tại đây với bức linh ảnh Senor de los Milagros [Lord of the Miracles] — hãy luôn giữ vững niềm tin và các truyền thống của dân tộc anh chị em! –; các Nữ tu y tá của Addolorata đang họp Tổng Công nghị; các tham dự viên trong cuộc diễu hành “We Remain Human,” là những người trong các tháng vừa qua đã đi qua các thành phố và địa hạt của nước Ý, để thúc đẩy sự giải quyết mang tính xây dựng cho các chủ đề về sự bao gồm và tính hiếu khách. Cảm ơn anh chị em vì sáng kiến rất đẹp này!

Cha gửi lời chào đặc biệt đến thanh thiếu niên của Công giáo Tiến hành, đến đây cùng với các nhà giáo từ tất cả mọi giáo phận của ý, nhân dịp 50 năm của ACR. Thanh thiếu niên nam nữ chúng con thân yêu, chúng con là những vai chính trong việc rao giảng phúc âm, đặc biệt giữa các bạn bè đồng trang lứa với chúng con. Giáo hội vững tin vào chúng con; hãy tiến bước với niềm vui và lòng quảng đại!

Cha chúc tất cả anh chị em một Chúa nhật hạnh phúc. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và tạm biệt.

© Libreria Editrice Vatican

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 21/10/2019]


Những con số thống kê về Công giáo

Những con số thống kê về Công giáo
St. Peter's Square / Pixabay CC0 - Tama66, Public Domain

Những con số thống kê về Công giáo

Thống kê Giáo hội Công giáo – 2019

19 tháng Mười, 2019 21:49

Nhân ngày Khánh nhật Truyền giáo, năm nay kỷ niệm năm thứ 93, vào Chúa nhật 20 tháng Mười trong bối cảnh của Tháng Truyền giáo Ngoại thường Tháng Mười 2019, được Đức Thánh Cha Phanxico công bố để đánh dấu 100 năm Tông thư Maximum Illud của Đức Giáo hoàng Benedict XV, Fides News Service cung cấp một vài thống kê để đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về Giáo hội truyền giáo trên khắp thế giới. Những con số được lấy từ phiên bản mới nhất của quyển “Thống kê Giáo hội” xuất bản (cập nhật đến ngày 31 tháng Mười Hai năm 2017) liên quan đến số thành viên của Hội thánh, các cấu trúc giáo hội, chăm sóc sức khỏe, công tác xã hội, và giáo dục. Xin lưu ý rằng những con số khác nhau, tăng hoặc giảm, xuất hiện trong so sánh của riêng chúng tôi với những con số năm trước, được đánh dấu “+” hoặc “–” trong ngoặc đơn.

Dân số thế giới

Ngày 31 tháng Mười Hai năm 2017, dân số thế giới là 7.408.374.000 tăng 56.085.000 so với năm trước. Sự gia tăng dân số, gần một nửa so với năm trước, được ghi nhận ở mọi châu lục, bao gồm Châu Âu trong năm thứ ba gia tăng sau sự giảm sút trong những năm trước: sự gia tăng được ghi nhận nhiều nhất ở Châu Phi (+ 33.572.000) và Châu Á (+ 11.975.000), tiếp theo là Châu Mỹ (+ 8.738.000), Châu Âu (+ 1.059.000) và Châu Đại dương (+ 741.000).

Người Công giáo

Trong cùng ngày 31 tháng Mười Hai năm 2017, người Công giáo trên thế giới đạt con số 1.313.278.000 với sự gia tăng chung là 14.219.000, gần bằng với năm trước. Sự gia tăng diễn ra trong mọi châu lục, bao gồm Châu Âu (+ 259.000), sau sự giảm sút trong ba năm liên tục. Những số gia tăng được ghi nhận nhiều nhất ở Châu Phi (+ 5.605.000) và Châu Mỹ (+ 6.083.000) tiếp theo là Châu Á (+ 2.080.000) và Châu Đại dương (+ 191.000).

Tỷ lệ người Công giáo Thế giới tăng 0,06 %, ổn định ở mức 17,73%. Tính theo Châu lục; sự gia tăng được ghi nhận ở Châu Mỹ (+ 0,05) và Châu Á (+ 0,03), giảm ở Châu Phi (- 0,07), Châu Âu (- 0,02) và Châu Đại dương (- 0,01).

Tỷ lệ người và người Công giáo trên mỗi linh mục

Năm nay số người tính trên số linh mục trên toàn thế giới tăng lên 132, tỷ lệ trung bình là 14,468. Tỷ lệ phân chia theo châu lục: số tăng ở Châu Phi (+ 49), Châu Mỹ (+ 69), Châu Âu (+ 75) và Châu Đại dương (+ 337). Số giảm duy nhất trong năm nay là ở Châu Á (- 887).

Số người Công giáo tính theo số linh mục trên thế giới tăng 38, tỷ lệ trung bình là 3,168. Số tăng ở Châu Mỹ (+ 48), Châu Âu (+ 29) và Châu Đại dương (+ 87). Cũng như năm trước, số giảm được ghi nhận ở Châu Á (- 15), và Châu Phi (- 9).

Các giáo khu và giáo điểm

Con số các giáo khu tăng thêm 1 so với năm trước, với 3.017 các giáo khu được xây dựng ở Châu Á (+2), trong khi ở Châu Mỹ con số giảm là 1 (-1). Con số ở các châu lục khác giữ nguyên không đổi.

Các giáo điểm có linh mục thường trú là 2.659 (+ 519). Số giảm được ghi nhận trong năm thứ hai liên tiếp ở Châu Phi (- 47), cùng với Châu Âu (- 44) trong khi số tăng được ghi nhận ở Châu Mỹ (+ 460), Châu Á (+ 133) và Châu Đại dương (+ 17).

Các giáo điểm không có linh mục thường trú giảm trong tất cả các châu lục, với con số hiện tại 4.696. Tỷ lệ theo châu lục: Châu Phi (- 1.448), Châu Mỹ (- 1.333), Châu Á (- 1.899), Châu Âu (- 13), và Châu Đại dương (- 3).

Giám mục

Tổng số giám mục trên thế giới tăng trong năm nay tới 5.389. Cả giám mục giáo phận và giám mục dòng đều tăng. Giám mục giáo phận với con số 4.116 (+ 26), trong khi giám mục dòng tăng 1.273 (+10).

Số tăng giám mục giáo phận được ghi nhận ở tất cả các châu lục, với một chút giảm duy nhất ở Châu Phi (- 1): Châu Mỹ (+ 18), Châu Á (+ 1), Châu Âu (+ 5) và Châu Đại dương (+ 3). Số giám mục dòng tăng ở Châu Phi là (+ 7) và Châu Mỹ (+ 5), trong khi số giảm được ghi nhận ở Châu Á (- 2) và con số giữ không thay đổi ở Châu Âu và Châu Đại dương.

Linh mục

Tổng số linh mục trên thế giới cũng giảm trong năm nay, 414.582 (- 387). Các châu lục ghi nhận sự giảm sút lặp lại ở Châu Âu (- 2.946) và Châu Đại dương (- 97). Số tăng được ghi nhận ở Châu Phi (+ 1.192), Châu Mỹ (+ 40) và Châu Á (+ 1.424) không thay đổi.

Linh mục giáo phận giảm 21, với tổng số 281.810 và số giảm lặp lại ở Châu Âu (- 2.048) và Châu Đại dương (- 36). Số tăng được ghi nhận ở Châu Phi (+ 959), Châu Mỹ (+ 404) và Châu Á (+ 700).

Số linh mục dòng giảm 366 với tổng số là 132.772. Như các năm gần đây, số tăng được ghi nhận ở Châu Phi (+ 233) và Châu Á (+ 724), trong khi con số giảm ở Châu Mỹ (- 364), Châu Âu (- 898) và Châu Đại dương (- 61).

Phó tế vĩnh viễn

Phó tế vĩnh viễn tăng trên toàn thế giới là 582 với tổng số 46.894. Số tăng nhiều nhất được ghi nhận lặp lại ở Châu Mỹ (+ 408) tiếp theo là Châu Âu (+ 142), Châu Á (+ 28) và Châu Đại dương (+ 11). Số giảm duy nhất được ghi nhận năm nay ở Châu Phi (- 7).

Có 46.192 phó tế giáo phận vĩnh viễn trên toàn thế giới, con số tăng chung là 583. Con số tăng trên mọi châu lục ngoại trừ Châu Phi (- 3): Châu Mỹ (+434), Châu Á (+5), Châu Âu (+140) và Châu Đại dương (+7).

Phó tế dòng vĩnh viễn có 702, giảm 1 so với năm trước. Số giảm ở Châu Phi (- 4) và Châu Mỹ (- 26), và tăng ở Châu Á (+23), Châu Âu (+2) và Châu Đại dương (+4).

Tu sĩ nam nữ

Số tu sĩ giảm trong 5 năm liên tiếp là 1.090 với tổng số 51.535. Số giảm được ghi nhận ở mọi châu lục ngoại trừ Châu Phi (+ 48): Châu Mỹ (- 403), Châu Á (-127), Châu Âu (-525) và Châu Đại dương (-83).

Năm nay cũng có sự giảm sút tổng số nữ tu là 10.535, tổng số là 648.910. Số tăng được ghi nhận ở Châu Phi (+1.489) và Châu Á (+1.118), giảm ở Châu Mỹ (- 4.893), Châu Âu (- 7.960) và Châu Đại dương (-289).

Thành viên tu hội tông đồ, nam và nữ

Thành viên của các tu hội tông đồ với con số 585 giảm (-33) trong hai năm liên tục, trong tất cả các châu lục ngoại trừ Châu Đại dương năm nay vẫn giữ nguyên không thay đổi: Châu Phi (- 8), Châu Mỹ (- 6), Châu Á (- 7) và Châu Âu (- 12).

Thành viên các tu hội tông đồ nữ giảm 343 trong năm nay còn 22.057 thành viên. Số tăng được ghi nhận ở Châu Phi (+37) và Châu Á (+58), trong khi số giảm được ghi nhận ở Châu Mỹ (- 51), Châu Âu (- 385) và Châu Đại dương (-2).

Thừa sai giáo dân và giáo lý viên

Số thừa sai giáo dân trên toàn thế giới là 355.800, với số tăng chung là 1.057, đặc biệt ở Châu Âu (+836), Châu Mỹ (+691), Châu Á (+454) và Châu Đại dương (+23). Số giảm được ghi nhận ở Châu Phi (- 947).

Số giáo lý viên trên toàn thế giới tăng 34.032, đạt con số tổng là 3.120.321. Số giảm được ghi nhận duy nhất ở Châu Âu (- 2.897). Số tăng được ghi nhận ở Châu Phi (+ 11.405), Châu Mỹ (+ 22.532), Châu Á (+2.699) và Châu Đại dương (+293).

Đại chủng sinh

Số đại chủng sinh, cả địa phận và dòng tu đều tăng trong năm nay. Trên toàn thế giới tăng 832, đạt con số 115.328. Số tăng được ghi nhận ở Châu Phi (+786) và Châu Đại dương (+ 21), trong khi số giảm được ghi nhận ở Châu Mỹ (- 853), Châu Á (- 385) và Châu Âu (- 401). Số đại chủng sinh giáo phận là 70.706 (- 411 so với năm trước) và đại chủng sinh dòng là 44.622 (- 421). Số đại chủng sinh giáo phận tăng ở Châu Phi (+505) và Châu Đại dương (+17), trong khi giảm ở Châu Mỹ (- 376), Châu Á (- 202) và Châu Âu (- 355). Số chủng sinh dòng giảm ở Châu Phi (+281) và Châu Đại dương (+4), đồng thời giảm ở Châu Mỹ (- 477), Châu Á (-183), và Châu Âu (- 46).

Tiểu chủng sinh

Số tiểu chủng sinh, giáo phận và dòng tu trong năm nay đều giảm trong hai năm liên tiếp với con số 835 đạt con số 100.781. Con số giảm chung trên tất cả các châu lục ngoại trừ Châu Á (+82) và Châu Đại dương vẫn giữ nguyên không thay đổi: Châu Phi (- 403), Châu Mỹ (- 347), Châu Âu (-167).

Số tiểu chủng sinh giáo phận là 78.336 (- 33) và tiểu chủng sinh dòng là 22.445 (- 802). Số tiểu chủng sinh giáo phận tăng ở Châu Á (+ 367) và Châu Đại dương (+7). Số giảm diễn ra ở Châu Phi (- 18), Châu Mỹ (- 269), Châu Âu (- 120),

Số tiểu chủng sinh dòng giảm ở Châu Phi (-385), Châu Mỹ (- 78), Châu Á (- 285), Châu Âu (- 47) và Châu Đại dương (- 7).

Trường Công giáo và giáo dục

Trong lĩnh vực giáo dục, Giáo hội Công giáo điều hành 71.305 trường mẫu giáo với 7.303.839 học sinh; 101.527 trường tiểu học với 34.558.527 học sinh; và 48.560 trường trung học với 20.320.592 học sinh. Giáo hội cũng chăm sóc cho 2.345.799 học sinh trung học và 2.945.295 sinh viên đại học.

Trung tâm bác ái và chăm sóc sức khỏe Công giáo

Các trung tâm bác ái và chăm sóc sức khỏe được điều hành bởi Giáo hội trên toàn thế giới bao gồm: 5.269 nhà thương, hầu hết nằm ở Châu Mỹ (1.399) và Châu Phi (1.367); 16.068 phòng và khám bệnh và phát thuốc, chủ yếu ở Châu Phi (5.907); Châu Mỹ (4.330) và Châu Á (2.919); 646 nhà chăm sóc cho người bệnh phong, chủ yếu ở Châu Á (362) và Châu Phi (229); 15.735 nhà cho người già, bệnh mãn tính hoặc khuyết tật, chủ yếu ở Châu Âu (8.475) và Châu Mỹ (3.596); 9.813 nhà mồ côi, chủ yếu ở Châu Á (3.473); 10.492 nhà trẻ, chủ yếu ở Châu Mỹ (3.153) và ở Châu Á (2.900); 13.065 trung tâm tư vấn hôn nhân, chủ yếu ở Châu Âu (5.676) và Châu Mỹ (4.798); 3.169 trung tâm phục hồi xã hội và 31.182 cơ sở khác.

Các giáo khu trực thuộc Thánh bộ Rao giảng Phúc âm cho các Dân tộc

Có 1.115 giáo khu trực thuộc Bộ Rao giảng Phúc âm cho các Dân tộc (Cep). Hầu hết ở Châu Phi (511) và Châu Á (484), tiếp theo là Châu Mỹ (74) và Châu Đại dương (46).






[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 20/10/2019]