Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

C9: Cuộc họp thứ 18 đã bắt đầu

C9: Cuộc họp thứ 18 đã bắt đầu

Phiên họp đầu tiên của năm 2017 sẽ kết thức ngày 15 tháng Hai. Trước ‘những sự kiện gần đây’ các Hồng y lặp lại “sự trung thành và ủng hộ” của các ngài với Đức thánh Cha

C9: Cuộc họp thứ 18 đã bắt đầu
Cuộc họp C9 thứ 18 đã bắt đầu

Pubblicato il 13/02/2017
Ultima modifica il 13/02/2017 alle ore 23:26
VATICAN INSIDER STAFF
TURIN
Thứ Hai ngày 12 tháng Hai tại Vatican, Cuộc họp thứ Mười Tám của Hội đồng Chín Hồng Y (C9), đã bắt đầu và sẽ tiếp tục đến thứ Tư ngày 15 với sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxico. Đây là cuộc họp đầu tiên của năm 2017 của 9 hồng y được Đức Thánh Cha chỉ định để nghiên cứu sự cải tổ của Giáo triều Roma và hỗ trợ ngài trong việc điều hành Giáo hội toàn cầu.
Khai mạc buổi họp - một ghi chú từ văn phòng báo chí Vatican cho biết - Đức Hồng y Oscar Andrés Rodríguez Maradiaga, người điều phối nhóm, sau khi chào Đức Thánh Cha Phanxico, ngài thay mặt tất cả các thành viên cảm ơn ĐTC với những lời nhắn nhủ trong Sứ điệp Giáng sinh gửi Giáo triều Roma ngày 22 tháng 12, 2016, trong đó có những động viên và hướng dẫn rất cụ thể cho công việc của Hội đồng.
“Liên quan đến những sự kiện gần đây,” tờ ghi chú viết, C9 “bày tỏ sự ủng hộ trọn vẹn với công việc của Đức Thánh Cha, đồng thời cam kết sự trung thành và ủng hộ trọn vẹn cá nhân ngài và huấn quyền của ngài.”
Cuộc họp Hội đồng 9 Hồng y lần mới đây họp từ ngày 12 đến 14 tháng Mười Hai 2016. Thời điểm đó, hầu hết công việc tập trung vào vai trò ‘điều phối’ của bộ phận hành chính của triều chính sẽ được phác thảo trong tông huấn mới thay thế cho tông huấn Pastor Bonus hiện tại. Các Hồng y cũng đã đệ trình lên Đức Thánh Cha những đề nghị cải tổ liên quan đến các Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, Bộ Tu sĩ lo về đời sống tận hiến và các hiệp hội đời sống tông đồ, Bộ Phong thánh, Hội đồng Giáo Hoàng cổ vũ Hợp nhất Ki-tô hữu. Trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha các vấn đề vẫn tiếp tục được thảo luận, thảo luận về việc điều tra trước khi bổ nhiệm các giám mục.
Cuối cùng, trong suốt cuộc họp tháng Mười Hai, Đức Hồng y Sean O'Malley, đã trình bày các hoạt động mới nhất của Ủy ban Đặc trách Bảo vệ các nhóm Thiểu số; trong khi đức Hồng y George Pell, Tổng trưởng Quốc vụ viện Kinh tế, sau khi phê chuẩn tờ trình ngân sách dự toán cho năm 2017 bởi Hội đồng Kinh tế, đã loan báo ấn bản sắp công bố những kết toán năm 2016. Đức ông Dario Edoardo Viganò, Tổng trưởng Quốc vụ viện Truyền thông, trình bày trong nhóm những tiến triển trong sự cải tổ của truyền thông Tòa Thánh, “với sự chú ý đặc biệt đến viện huấn luyện nhân viên.”

[Nguồn: lastampa]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 14/02/2017]


Chặng đường Vatican của tôi

Chặng đường Vatican của tôi

Thứ Năm, 9 thánh Hai 2017
Chặng đường Vatican của tôi
Đức Thánh Cha Phanxico đọc diễn văn trước ngoại giao đoàn tại Vatican tháng trước (CNS)
Ngoại giao của Tòa Thánh đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc ủng hộ những nỗ lực hòa bình trên toàn thế giới. Là đại sứ của nước Anh, tôi hy vọng hỗ trợ trong hoạt động đó
Xuyên qua trung tâm của đô thị Siena có con đường hành hương cổ xưa được biết đến với tên gọi Via Francigena, bắt đầu từ Canterbury và kết thúc ở Roma. Mùa hè năm ngoái, khi đang học tiếng Ý ở Siena, tôi khám phá con đường và nhìn thấy các ngôi nhà thờ và nhà trọ nổi lên trong thành phố dành cho người hành hương từ thời Trung Cổ. Từ Siena, con đường Via Francigena uốn lượn theo hướng nam xuyên qua các thị trấn Val d’Orcia, tiếp theo con đường của đức Sigeric, Tổng Giám mục Canterbury, hơn 1.000 năm trước ngài đã nhận dây pallium từ Đức Giáo Hoàng. Nhiều nhà thờ và tu viện trong hành trình của Đức Giám mục Sigeric vẫn còn đó, cho phép chúng ta hình dung ra những người hành hương Anh đến Roma trong thế kỷ thứ 10 như thế nào.
Hành trình của riêng tôi đến Roma diễn ra Tháng Tám năm ngoái khi tôi đến nhận vị trí là Đại sứ tại Tòa Thánh. Mặc dù những quan hệ ngoại giao lấy lại với Tòa Thánh từ năm 1914 (và sứ mạng chỉ được thực hiện trọn vẹn năm 1982), đường hành hương Via Francigena nhắc chúng ta nhớ rằng mối quan hệ quay lại từ thời xa xưa hơn nhiều. Thậm chí bây giờ ở Roma tôi vẫn nhìn thấy nhiều điều nhắc nhở về quê hương ở khắp nơi: từ nhà thờ nơi Thánh Gregory gửi Thánh Augustine đến để hoán cải nước Anh năm 596, đến nhiều ảnh chân dung của Thánh Thomas More và Chân Phước John Henry Newman, cả hai đều là một nguồn cảm hứng cho nhiều người Công giáo hiện nay.
Sự hiện diện hữu hình của lịch sử là một trong những điều làm Vatican khác biệt với hầu hết bộ ở các nước khác. Không chỉ là những tòa nhà (du khách được tiếp đón tại các phòng họp kiểu ba-rốc của Vatican) hay những nghi thức theo đúng một thời đại khác. Tòa Thánh có cái nhìn xa. Những kế hoạch của Tòa Thánh không giới hạn bởi viễn cảnh của những cuộc bầu chọn 5 năm một lần. Vì thế Đức Giáo hoàng nói đến những vấn đề bao quát chung có một ảnh hưởng đối với tất cả chúng ta: di cư, biến đổi khí hậu, chiến tranh và khủng bố, sự đau khổ của con người trong mọi hình thức hiện đại của nó.
Làm ngoại giao với Tòa Thánh khác với những nơi khác. Thoạt nhìn, mức độ của nó rất nhỏ so với công việc của những bộ ngoại giao cỡ trung bình khác. Không giống như Văn Phòng Ngoại Giao, trong đó có nhiều nhóm người xây dựng và áp dụng chính sách, bộ ngoại giao Vatican có dưới 50 người. Hầu hết đều là người thảo bản chính (minutante), hoặc chuyên gia, và chỉ có hai viên chức cấp cao, Đức Tổng Giám mục người Anh Paul Gallagher và Đức ông Antoine Camilleri, người Malta, điều hành hoạt động. Với những nguồn nhân lực nhỏ như vậy nhưng Vatican đạt được những kết quả đáng kể – Tòa Thánh đã giúp lấy lại được những quan hệ ngoại giao toàn bộ giữa Hoa kỳ và Cuba, hỗ trợ tiến trình hòa bình ở Colombia, và bây giờ đang can dự vào Venezuela.
Vatican tin cậy rất nhiều vào các hội đồng giám mục ở mỗi quốc gia. Việc này cho phép Giáo Hội Công giáo can dự vào tới mức độ địa phương. Ở Cộng hòa Dân chủ Congo các giám mục làm trung gian cho hiệp định hòa bình hiện tại và các giám mục (kể cả Anh giáo) luôn đứng hàng đầu trong những nỗ lực đem lại hòa bình cho Nam Sudan. Bằng cách này, chính sách ngoại giao của Vatican là rất “sát với thực tế”: đặt nền tảng từ  những điều quan tâm của người dân và các giám mục địa phương.
Những khác biệt này mang những lợi ích tiềm tàng rất lớn cho những bộ ngoại giao truyền thống chẳng hạn công việc của chúng tôi với Tòa Thánh. Chúng tôi đưa những nguồn tài nguyên và ảnh hưởng của chính sách ngoại giao vào các tổ chức như LHQ. Vatican cần nhờ đến 5.000 giám mục trên toàn thế giới và 800.000 tu sĩ nam nữ, những người này thường làm việc với những nạn nhân của nạn buôn người, nô lệ hiện đại và bạo lực tình dục trong những vùng có xung đột, đây là những vấn đề Chính phủ Anh có sự tham gia giải quyết rất nhiều. Các dòng tu hoạt động tại hiện trường, ở một số vùng các nhà ngoại giao Tây phương thấy rất khó đi vào, nhưng được kết nối với các bề trên ở Roma.
Các tổ chức như Hội Phục vụ Người Tị Nạn của Dòng Tên gửi trực tiếp những trợ giúp tới nơi họ thấy nhu cầu khẩn thiết nhất. Liên kết kiến thức của các vấn đề thuộc địa phương với kinh nghiệm của chính phủ của chúng tôi về việc sử dụng bộ máy quốc tế để ngăn chặn những thủ phạm giúp chúng tôi tạo ra được sự tiến bộ thực sự trong việc chấm dứt một số những tai họa này.
Tôi hy vọng trong bốn năm tiếp theo bước đi trên một phần của con đường Via Francigena, nhưng cũng là làm một hành trình để hiểu Tòa Thánh và cung cấp một cầu nối giữa Vatican và chính quyền nước Anh. Lịch sử chung của chúng tôi, từ sự hiệp nhất thuở ban đầu, qua nhiều thế kỷ đã có những lúc rất khó khăn.
Tôi hy vọng bằng một con đường nhỏ bé có thể đóng góp cho những mối quan hệ ấm áp hơn, mà chúng đã được làm nổi rõ trong những năm qua, và sử dụng mối quan hệ đó để thúc đẩy xa hơn những vấn đề quan trọng cho cả hai đất nước.
Sally Axworthy là Đại sứ của Anh tại Tòa Thánh
Bài viết này được đăng đầu tiên ngày 10 tháng Hai 2017 trên Catholic Herald.
[Nguồn: catholicherald]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/02/2017]


Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường

Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường

Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha Phanxico giảng Lễ thường ngày trong nhà nguyện thánh Marta.
14/02/2017 12:04
(Vatican Radio) Lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường: đây là những đặc tính cho thấy sự khác biệt của những “sứ giả” vĩ đại giúp Giáo hội phát triển trên thế giới, những người đã góp phần vào đặc tính thừa sai của Giáo hội. Đức Thánh Cha Phanxico nói trong Thánh lễ tại nhà nguyện Thánh Marta, lấy suy tư trong Phụng vụ và từ mẫu gương của các Thánh Cyril và thánh Methodius, bổn mạng của Châu Âu, các vị được kính hôm nay.


Thánh Cyril và Methodius đã làm cho Châu Âu mạnh hơn
Cần phải có “những người gieo hạt Lời Chúa,” của “các thừa sai, những vị sứ giả thực sự để xây dựng nên dân Thiên Chúa, giống như Thánh Cyril và Methodius, “những sứ giả kiệt xuất,” những người anh em gan dạ và là chứng nhân của Thiên Chúa, các thánh bổn mạng của Châu Âu là những người đã làm cho Châu Âu mạnh hơn. Đức Thánh Cha Phanxico bắt đầu bài giảng bằng những suy tư này, sau đó nhìn đến ba đặc tính của một “phái viên”, người công bố Lời của Thiên Chúa. Ngài nói về bài đọc Một trong ngày, với hình ảnh của các thánh Phao-lô và Bac-na-ba; và Tin mừng theo Thánh Lu-ca, với bảy mươi hai môn đệ được Chúa sai đi từng nhóm hai người.


Lời Chúa không phải là một sự đề nghị; lòng can đảm là cần thiết để nó thấm vào
Đặc tính đầu tiên của người “phái viên” được Đức Thánh Cha làm nổi bật là “tính thẳng thắn,” trong đó có “sức mạnh và lòng can đảm.”
“Lời Chúa không thể được cho đi như một đề nghị – ‘À, nếu anh thích …’ – hoặc giống như một ý tưởng triết học hay đạo đức tốt – ‘À, anh có thể sống theo cách này …’ Không! Nó là một điều khác. Nó cần được đưa ra bằng sự thẳng thắn này, bằng sức mạnh này, để Lời Người thấm nhập vào, như Thánh Phao-lô nói, ‘tới tận xương.’ Lời Chúa phải được loan báo bằng tính thẳng thắn, bằng sức mạnh … bằng sự can đảm. Người không có lòng can đảm – can đảm tinh thần, can đảm trong lòng, là người không yêu mến Chúa Giê-su! – Không, anh sẽ nói, vâng, có gì đó rất thú vị, một điều thuộc đạo đức, một điều sẽ làm cho anh nên tốt, một điều bác ái tốt lành, nhưng đây không phải là Lời Chúa. Và điều này không thể xây dựng nên dân của Chúa. Chỉ có Lời Chúa được loan báo với sự thẳng thắn, với lòng can đảm, mới có thể xây dựng nên nước Chúa.”


Không có lời cầu nguyện Lời Chúa trở thành một hội nghị
Từ Tin mừng theo Thánh Lu-ca, Đức Thánh Cha Phanxico rút ra hai đặc tính khác phù hợp cho một “sứ giả” của Lời Chúa. Tin mừng trong ngày là “một sự lạ lùng nhỏ,” Đức Thánh Cha nói, vì nói đầy những yếu tố liên quan đến việc loan báo. “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về, Đức Thánh Cha lặp lại lời của Đức Ki-tô. Đặc tính thứ hai sau lòng can đảm của các nhà thừa sai, là “cầu nguyện.”
“Lời Chúa cũng phải được loan báo bằng lời cầu nguyện. Luôn luôn. Không có lời cầu nguyện, anh chị em chỉ có được một hội nghị tốt đẹp, những hướng dẫn hay, tốt, tốt! Nhưng đó không phải là Lời Chúa. Lời Chúa chỉ có thể xuất phát từ một tâm hồn cầu nguyện. Cầu nguyện, để Thiên Chúa có thể đồng hành trong việc gieo cấy Lời người, để Thiên Chúa có thể tưới nước hạt giống để Lời trổ mầm. Lời Chúa phải được loan báo bằng sự cầu nguyện: sự cầu nguyện của người loan báo Lời Chúa.”


Người rao giảng đích thực thì khiêm nhường, ngược lại mọi việc sẽ kết thúc xấu
Trong Tin mừng, cũng có một đặc tính thứ ba thú vị: Thiên Chúa sai các môn đệ của Ngài đi “như đàn chiên vào giữa đàn sói”:
“Người rao giảng đích thực biết mình yếu đuối, người đó biết rằng mình không thể tự bảo vệ mình. ‘Anh em ra đi như một con chiên vào giữa bầy sói’ – ‘Nhưng lạy Chúa, chúng sẽ ăn thịt con sao?’ – ‘Anh em sẽ đi! Đây là một hành trình.” Và tôi nghĩ chính Thánh Gio-an Kim Khẩu, ngài có một suy tư rất sâu sắc khi nói rằng: ‘Nhưng nếu anh em không ra đi như một con chiên, nếu anh em ra đi như một con sói giữa một đàn sói, Thiên Chúa sẽ không bảo vệ anh em: anh em sẽ phải tự bảo vệ mình.’ Khi người rao giảng tự tin mình rất thông minh, hoặc khi người có trách nhiệm rao truyền Lời Chúa cố gắng tỏ ra thông thái – ‘À, mình có thể giao thiệp tốt với những người này’ – chỉ cần vậy thôi, việc sẽ kết thúc xấu. Hoặc anh em sẽ mặc cả Lời Chúa: với quyền lực, với sự tự hào …”
Và để nhấn mạnh tính khiêm nhường của những sứ giả vĩ đại, Đức Thánh Cha Phanxico kể lại câu chuyện có người kể cho ngài nghe “người ấy huênh hoang về khả năng rao giảng Lời của Chúa rất tốt, và anh ta cảm thấy mình là một con sói.” Sau một bài giảng hay, Đức Thánh Cha nói, “người ấy đến tòa giải tội, và ở đó tìm được một ‘con cá lớn,’ một tội nhân nhiều tội nặng, và hối nhân này khóc, … ông ta xin sự tha thứ.” Và “vị giải tội này,” Đức Thánh Cha tiếp tục, “bắt đầu sưng mình lên với lòng tự hào” và “tò mò” và hỏi người kia lời nào đã chạm đến ông ta quá mức như vậy “đến mức ông ta cảm thấy buộc phải ăn năn.” “Chính lúc cha nói,” Đức Thánh Cha kết luận, “chúng ta hãy chuyển sang một chủ đề khác.” “Tôi không biết chuyện này có thật không,” Đức Thánh Cha nói rõ, nhưng điều chắc chắn là anh em sẽ có kết cục xấu nếu mang Tin mừng mà “cảm thấy rất chắc chắn vào bản thân, mà không giống một con chiên được Thiên Chúa bảo vệ.


Hãy mạnh dạn bước đi, với sự cầu nguyện và lòng khiêm nhường, giống như Thánh Cyril và Methodius
Và như vậy, Đức Thánh Cha kết luận, đây là đặc tính thừa sai của Giáo hội và của những sứ giả vĩ đại, “những người đã gieo trồng và đã giúp cho Giáo hội phát triển trên thế giới. Họ rất dũng cảm, những con người cầu nguyện, và khiêm nhường.” ngài kết luận bài giảng bằng lời nguyện: Nguyện xin Thánh Cyril và Thánh Methodius, giúp chúng con “loan báo Lời Chúa” theo những tiêu chuẩn này, như các ngài đã làm.


[Nguồn: radiovaticana]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 15/02/2017]
Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường

Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường