Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Việc cầu nguyện của người Ki-tô hữu

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Việc cầu nguyện của người Ki-tô hữu
Vatican Media Screenshot

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Việc cầu nguyện của người Ki-tô hữu

‘Đó là một sự đối thoại giữa những người yêu nhau, một sự đối thoại đặt trên niềm tin tưởng, thể hiện qua việc lắng nghe và mở lòng cho cam kết của tình đoàn kết’

28 tháng Bảy, 2019 16:01

Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT huấn từ của Đức Thánh Cha ngày 28 tháng Bảy năm 2019, trước và sau giờ đọc Kinh Truyền Tin với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.

* * *

Trước Kinh Truyền Tin:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong trang Tin mừng hôm nay (x. Lc 11:1-13), Thánh Lu-ca tường thuật lại tình huống Chúa Giê-su dạy “Kinh Lạy Cha” cho các môn đệ của Người. Họ đã biết cách cầu nguyện, đọc theo những công thức của truyền thống Do Thái, nhưng họ cũng muốn sống theo cùng một “giá trị” như việc cầu nguyện của Chúa Giê-su. Họ nhìn thấy rằng cầu nguyện là một chiều kích quan trọng trong đời sống của Thầy; thật vậy, mỗi hoạt động quan trọng của Người đều được đánh dấu bằng những khoảng thời gian cầu nguyện kéo dài. Hơn nữa, họ bị cuốn hút vì họ thấy rằng Người không cầu nguyện giống như những bậc thầy cầu nguyện khác, nhưng việc cầu nguyện của Người là một mối dây ràng buộc thân tình với Chúa Cha, đến mức họ muốn trở thành những người được dự phần trong những giây phút hiệp nhất với Thiên Chúa để nếm trải sự ngọt ngào tuyệt đối của nó.

Vì thế, một ngày kia, đợi khi Chúa Giê-su kết thúc việc cầu nguyện của Người ở một nơi thanh tịnh, họ liền đến xin Ngài: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện” (c. 1). Đáp lại cho lời yêu cầu rõ ràng của các môn đệ, Chúa Giê-su không đưa ra một định nghĩa trừu tượng về việc cầu nguyện hoặc dạy một phương pháp hiệu quả cho cầu nguyện để “đạt” được điều gì đó. Thay vì vậy, Người mời các môn đệ của Người bước vào sự trải nghiệm của việc cầu nguyện, đưa họ trực tiếp đi vào cuộc đối thoại với Chúa Cha, gợi lên trong họ sự cảm mến về một mối quan hệ riêng tư với Người, với Chúa Cha. Đây là tính mới mẻ của việc cầu nguyện của người Ki-tô hữu! Đó là một sự đối thoại giữa những người yêu nhau, một sự đối thoại đặt trên niềm tin tưởng, thể hiện qua việc lắng nghe và mở lòng cho cam kết của tình đoàn kết. Nó là một cuộc đối thoại của Chúa Con với Chúa Cha, một cuộc đối thoại giữa những đứa con và người Cha. Đây là sự cầu nguyện của người Ki-tô hữu.

Vì vậy, Người dạy cho cho các ông cầu nguyện bằng “Kinh Lạy Cha,” là một trong những món quà quý giá nhất để lại cho chúng ta bởi chính Chúa trong sứ vụ nơi dương thế của Người. Sau khi mạc khải mầu nhiệm Chúa Con và tình anh em của Người, với lời cầu nguyện này Chúa Giê-su là cho chúng ta đi vào tình phụ tử của Thiên Chúa và Người chỉ cho chúng ta con đường tín thác của cương vị làm con. Nó là một sự đối thoại giữa người Cha và đứa con của ông và giữa đứa con với Cha của nó. Những gì chúng ta xin trong “Kinh Lạy Cha” đã trở nên hiện thực và được trao tặng cho chúng ta nơi Người Con Yêu Dấu Duy Nhất: sự thánh hóa Danh Người, Nước Người ngự đến, xin ban lương thực, tha thứ và thoát khỏi sự dữ. Khi chúng ta xin, chúng ta mở rộng tay để đón nhận. Để đón nhận các ơn mà Chúa Cha đã cho chúng ta được nhìn thấy nơi Chúa Con. Lời cầu nguyện Chúa dạy chúng ta là sự tổng hợp của tất cả mọi lời cầu nguyện, và chúng ta dâng lên với Chúa Cha luôn cùng hiệp nhất với anh em. Tuy nhiên, đôi lúc có những sự sao lãng trong việc cầu nguyện, nhiều lần chúng ta cảm thấy muốn dừng lại trên lời đầu tiên: “Lạy Cha,” và cảm nhận tình phụ tử đó trong lòng mình.

Rồi Chúa Giê-su kể dụ ngôn về người bạn bị quấy rầy, và Người nói: “Cần phải kiên trì trong việc cầu nguyện.” Cha chợt nhớ đến hình ảnh về những đứa trẻ ba hoặc ba tuổi rưỡi thường làm: chúng bắt đầu hỏi điều gì đó mà chúng chẳng hiểu. Ở quê hương của cha, người ta gọi nó là “tuổi của tại sao,” cha tin rằng ở đây cũng như vậy. Những đứa con bắt đầu nhìn vào Cha của chúng và hỏi: “Ba à, tại sao? Ba à, tại sao?” Chúng đòi hỏi sự giải thích. Chúng ta phải cẩn thận: khi người Cha bắt đầu giải thích tại sao thì chúng lại hỏi một câu hỏi khác mà không lắng nghe toàn bộ giải thích. Chuyện gì xảy ra vậy? Đó tức là các đứa trẻ không cảm thấy an toàn về nhiều điều, những điều mà chúng bắt đầu hiểu từng phần. Chúng chỉ muốn thu hút cái nhìn của người Cha vào chúng và vì vậy mà chúng cứ hỏi: “Tại sao, tại sao, tại sao?” Trong Kinh Lạy Cha, nếu chúng ta dừng lại ở lời thứ nhất, chúng ta cũng sẽ làm giống như điều chúng ta làm khi chúng ta còn là trẻ thơ, muốn thu hút cái nhìn của Cha chúng ta. Chúng ta nói: “Cha ơi, Cha ơi, và rồi hỏi: “Tại sao?” Và Người sẽ nhìn đến chúng ta.

Chúng ta hãy xin Mẹ Maria, người nữ của cầu nguyện, giúp chúng ta biết cầu nguyện với Chúa Cha được kết hiệp với Chúa Giê-su để sống Tin mừng, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]

Con gửi Cha: -  3 giáo dân Công giáo nổi tiếng nói về sự trở lại của họ -  Huấn từ Kinh Truyền Tin: Việc cầu nguyện của người Ki-tô hữu  -----------------------------------------------------  ABOVE: Joseph Sciambra  ẢNH TRÊN: Joseph Sciambra  21 tháng B3y, 2019   3 giáo dân Công giáo nổi tiếng nói về sự trở lại của họ   “Tôi nhận ra rằng cái chết sẽ đưa tôi xuống hỏa ngục. Tôi không muốn xuống hỏa ngục.”  Jim Graves  Tôi nói chuyện với ba người trở lại — thật ra là hai “người trở lại,” trước đó biết chút ít về tôn giáo và một người thứ ba đã bắt đầu đời sống là một người Hồi giáo trên danh nghĩa — những người đã trở thành diễn giả nổi tiếng trong thế giới Công giáo và xin họ nói về những cuộc trở về/hoán cải của họ.     Joseph Sciambra trước đây sống theo lối sống “trụy lạc” ở San Francisco, nhưng sau đó từ bỏ và trở lại Công giáo. Anh thường nói và viết về sự thay đổi cuộc sống của mình, và chia sẻ câu chuyện của anh trên quyển Swallowed by Satan (Bị nuốt chửng bởi Satan) của anh.   “Tôi thật sự kinh sợ cuộc sống. Ngày tôi hối cải là lúc tôi đang tham gia trong một trò khiêu dâm. Tôi đổ bệnh, nằm trong nhà thương và gần như chờ chết. Nhưng tôi nhận ra rằng cái chết sẽ đưa tôi xuống hỏa ngục. Tôi không muốn xuống hỏa ngục. Tôi muốn thoát ra khỏi lối sống đó.   “… [Một vài năm sau] nó vẫn còn trong thời gian vô cùng khó khăn. Tôi bị thương, và tôi phải trải qua một thời gian vô cùng khó khăn để trở về với Giáo hội Công giáo. Một linh mục nhận thấy được tôi đang phải chiến đấu. Cha xin cầu nguyện riêng cho tôi. Sau đó, tôi cảm nhận được giải thoát khỏi nhiều sức ảnh hưởng của quỷ dữ.   “… Lao vào lối sống “trụy lạc” là để tìm hạnh phúc. Nhưng nó luôn làm bồn chồn, cuồng loạn và chán nản. Tôi đã tin rằng tôi có thể tìm được sự hạnh phúc ở đó, nhưng tôi không tìm được nó. Bây giờ đây tôi trở lại với Đức Ki-tô và Giáo hội và giữ trọn sự khiết tịnh, tôi chưa bao giờ hạnh phúc hơn.”       Jesse Romero từ bỏ sự nghiệp trong ngành chấp pháp và bây giờ là một nhà biện giáo Công giáo. Anh chia sẻ về đức tin của mình qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm đồng dẫn chương trình The Terry & Jesse trên Đài Phát thanh Virgin Most Powerful.   Jesse khi còn trẻ tuyên bố mình là một “người ủng hộ chủ nghĩa thế tục”, nhưng đã trải qua sự hoán cải đầy lạ lùng khi trong độ tuổi hai mươi. Cha mẹ của anh tham gia một ngày cuối tuần với phong trào Cursillo để hâm nóng lại hôn nhân đang gặp khó khăn của họ. Ngày cuối tuần đó có một ảnh hưởng sâu sắc đối với họ. Cha của anh, đã từng là một người cha nghiện rượu và hay vắng nhà, đã bỏ rượu và bắt đầu đọc Kinh Thánh. Cha mẹ của anh gia nhập hội Đạo binh Đức Mẹ và một nhóm cầu nguyện thánh linh. Bạn bè đến nhà vào các ngày cuối tuần và cùng tham gia cầu nguyện với cha mẹ.   Jesse nhớ lại, “Nó cho tôi thấy rằng một người thực hành Đức tin có thể thay đổi rất nhanh. Cha mẹ tôi đã sống Đức tin Công giáo rất nhiệt thành suốt 30 năm qua.”   Khi đó Jesse đang làm việc cho Phòng Quận trưởng Cảnh sát, và cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi một người bạn cảnh sát là một người Ki-tô hữu. Anh tham dự hội thảo Catholics Answers (Trả lời của người Công giáo) do nhà biện giáo Karl Keating phụ trách, và anh đã bị thuyết phục. Anh nói, trong 30 giờ đồng hồ hội thảo, anh biết được nhiều hơn những gì anh đã học trong suốt những năm ngồi ở trường Công giáo. Anh nói với vợ anh, “Anh đã trở về. Chúa Giê-su đã xây khởi đầu Giáo hội Công giáo và chúng ta sẽ đến với Giáo hội Công giáo trong suốt phần còn lại của cuộc đời.”       Sohrab Ahmari là một nhà báo tại Thành phố New York. Anh sinh ra trong một gia đình Hồi giáo trên danh nghĩa ở Iran, và năm 13 tuổi, cùng mẹ di cư sang Hoa Kỳ. Năm 2016, anh thông báo trên truyền thông xã hội rằng anh đang trở lại với Công giáo. Anh tường thuật câu chuyện trở lại của mình trong quyển sách của anh From Fire, by Water (tạm dịch: Từ Lửa, Bởi Nước).   Sohrab giải thích, “Tôi đã gạt bỏ tất cả các tôn giáo, như tôi kể lại trong cuốn sách của mình. Tôi bắt đầu với chủ nghĩa vô thần mà tôi đã đón nhận từ năm 13 tuổi, làm thế nào tôi tin vào Chúa, và sau đó là một Thiên Chúa hữu ngã, và rồi là Thiên Chúa của Kinh Thánh. Phần khó nhất là tin vào một Thiên Chúa hữu ngã. Một khi tôi tin điều này thì hành trình đến với Công giáo của tôi trở nên dễ dàng hơn nhiều.”   Những người đã có ảnh hưởng rất nhiều trong sự trở lại của anh bao gồm Đức Giáo hoàng Benedict XVI. Anh nói, “Tôi đã đọc quyển sách Giê-su Na-da-rét của ngài. Tôi không hiểu hết nó, nhưng nó trình bày rằng bạn có thể sáng suốt và sử dụng lý trí và vẫn chấp nhận những luận điểm của đức tin và tôn giáo theo Kinh Thánh. Theo sự diễn giải của Đức Benedict, câu chuyện về Đức Ki-tô thật sự chỉ là câu chuyện kết nối giữa Cựu Ước và Tân Ước, với việc Thiên Chúa lại gần với tạo vật của Người hơn bao giờ hết.”   “Ngài cũng đưa ra một trường hợp đầy thuyết phục rằng bằng chứng của bốn Thánh sử là rất đáng tin cậy, mặc dù họ đã không sử dụng bất kỳ máy ghi âm hoặc ghi chép nào của nhà báo.”   [Nguồn: ncregister]   [Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/7/2019]   -----------------------------------------------------   Vatican Media Screenshot  Huấn từ Kinh Truyền Tin: Việc cầu nguyện của người Ki-tô hữu ‘Đó là một sự đối thoại giữa những người yêu nhau, một sự đối thoại đặt trên niềm tin tưởng, thể hiện qua việc lắng nghe và mở lòng cho cam kết của tình đoàn kết’  28 tháng Bảy, 2019 16:01  VIRGINIA FORRESTER  Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT huấn từ của Đức Thánh Cha ngày 28 tháng Bảy năm 2019, trước và sau giờ đọc Kinh Truyền Tin với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.  * * *  Trước Kinh Truyền Tin:  Anh chị em thân mến, chào anh chị em!  Trong trang Tin mừng hôm nay (x. Lc 11:1-13), Thánh Lu-ca tường thuật lại tình huống Chúa Giê-su dạy “Kinh Lạy Cha” cho các môn đệ của Người. Họ đã biết cách cầu nguyện, đọc theo những công thức của truyền thống Do Thái, nhưng họ cũng muốn sống theo cùng một “giá trị” như việc cầu nguyện của Chúa Giê-su. Họ nhìn thấy rằng cầu nguyện là một chiều kích quan trọng trong đời sống của Thầy; thật vậy, mỗi hoạt động quan trọng của Người đều được đánh dấu bằng những khoảng thời gian cầu nguyện kéo dài. Hơn nữa, họ bị cuốn hút vì họ thấy rằng Người không cầu nguyện giống như những bậc thầy cầu nguyện khác, nhưng việc cầu nguyện của Người là một mối dây ràng buộc thân tình với Chúa Cha, đến mức họ muốn trở thành những người được dự phần trong những giây phút hiệp nhất với Thiên Chúa để nếm trải sự ngọt ngào tuyệt đối của nó.  Vì thế, một ngày kia, đợi khi Chúa Giê-su kết thúc việc cầu nguyện của Người ở một nơi thanh tịnh, họ liền đến xin Ngài: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện” (c. 1). Đáp lại cho lời yêu cầu rõ ràng của các môn đệ, Chúa Giê-su không đưa ra một định nghĩa trừu tượng về việc cầu nguyện hoặc dạy một phương pháp hiệu quả cho cầu nguyện để “đạt” được điều gì đó. Thay vì vậy, Người mời các môn đệ của Người bước vào sự trải nghiệm của việc cầu nguyện, đưa họ trực tiếp đi vào cuộc đối thoại với Chúa Cha, gợi lên trong họ sự cảm mến về một mối quan hệ riêng tư với Người, với Chúa Cha. Đây là tính mới mẻ của việc cầu nguyện của người Ki-tô hữu! Đó là một sự đối thoại giữa những người yêu nhau, một sự đối thoại đặt trên niềm tin tưởng, thể hiện qua việc lắng nghe và mở lòng cho cam kết của tình đoàn kết. Nó là một cuộc đối thoại của Chúa Con với Chúa Cha, một cuộc đối thoại giữa những đứa con và người Cha. Đây là sự cầu nguyện của người Ki-tô hữu.  Vì vậy, Người dạy cho cho các ông cầu nguyện bằng “Kinh Lạy Cha,” là một trong những món quà quý giá nhất để lại cho chúng ta bởi chính Chúa trong sứ vụ nơi dương thế của Người. Sau khi mạc khải mầu nhiệm Chúa Con và tình anh em của Người, với lời cầu nguyện này Chúa Giê-su là cho chúng ta đi vào tình phụ tử của Thiên Chúa và Người chỉ cho chúng ta con đường tín thác của cương vị làm con. Nó là một sự đối thoại giữa người Cha và đứa con của ông và giữa đứa con với Cha của nó. Những gì chúng ta xin trong “Kinh Lạy Cha” đã trở nên hiện thực và được trao tặng cho chúng ta nơi Người Con Yêu Dấu Duy Nhất: sự thánh hóa Danh Người, Nước Người ngự đến, xin ban lương thực, tha thứ và thoát khỏi sự dữ. Khi chúng ta xin, chúng ta mở rộng tay để đón nhận. Để đón nhận các ơn mà Chúa Cha đã cho chúng ta được nhìn thấy nơi Chúa Con. Lời cầu nguyện Chúa dạy chúng ta là sự tổng hợp của tất cả mọi lời cầu nguyện, và chúng ta dâng lên với Chúa Cha luôn cùng hiệp nhất với anh em. Tuy nhiên, đôi lúc có những sự sao lãng trong việc cầu nguyện, nhiều lần chúng ta cảm thấy muốn dừng lại trên lời đầu tiên: “Lạy Cha,” và cảm nhận tình phụ tử đó trong lòng mình.  Rồi Chúa Giê-su kể dụ ngôn về người bạn bị quấy rầy, và Người nói: “Cần phải kiên trì trong việc cầu nguyện.” Cha chợt nhớ đến hình ảnh về những đứa trẻ ba hoặc ba tuổi rưỡi thường làm: chúng bắt đầu hỏi điều gì đó mà chúng chẳng hiểu. Ở quê hương của cha, người ta gọi nó là “tuổi của tại sao,” cha tin rằng ở đây cũng như vậy. Những đứa con bắt đầu nhìn vào Cha của chúng và hỏi: “Ba à, tại sao? Ba à, tại sao?” Chúng đòi hỏi sự giải thích. Chúng ta phải cẩn thận: khi người Cha bắt đầu giải thích tại sao thì chúng lại hỏi một câu hỏi khác mà không lắng nghe toàn bộ giải thích. Chuyện gì xảy ra vậy? Đó tức là các đứa trẻ không cảm thấy an toàn về nhiều điều, những điều mà chúng bắt đầu hiểu từng phần. Chúng chỉ muốn thu hút cái nhìn của người Cha vào chúng và vì vậy mà chúng cứ hỏi: “Tại sao, tại sao, tại sao?” Trong Kinh Lạy Cha, nếu chúng ta dừng lại ở lời thứ nhất, chúng ta cũng sẽ làm giống như điều chúng ta làm khi chúng ta còn là trẻ thơ, muốn thu hút cái nhìn của Cha chúng ta. Chúng ta nói: “Cha ơi, Cha ơi, và rồi hỏi: “Tại sao?” Và Người sẽ nhìn đến chúng ta.  Chúng ta hãy xin Mẹ Maria, người nữ của cầu nguyện, giúp chúng ta biết cầu nguyện với Chúa Cha được kết hiệp với Chúa Giê-su để sống Tin mừng, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.  [Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]       Sau Kinh Truyền Tin:  Anh chị em thân mến,  Cha biết được tin đau buồn của vụ đắm tàu bi thương, xảy ra trong những ngày qua trên vùng biển Địa Trung hải, trong đó hàng chục người di cư đã mất mạng sống mình, và trong số đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Tôi thiết tha lặp lại lời kêu gọi với Cộng đồng Quốc tế hãy hành động nhanh chóng và dứt khoát để tránh lặp lại những thảm kịch tương tự và để bảo đảm sự an toàn và phẩm giá cho tất cả mọi người. Cha mời gọi anh chị em hãy cùng với cha cầu nguyện cho các nạn nhân và cho gia đình của họ. Và từ tận sâu thẳm tâm hồn thưa lên: “Cha ơi, tại sao?” [Một phút thinh lặng]  Cha gửi lời chào tất cả anh chị em, người Roma và khách hành hương của Ý và nhiều nơi trên thế giới: các gia đình, các nhóm giáo xứ và các hội đoàn.  Đặc biệt, cha xin chào các Nữ tu Dòng Thánh Elizabeth đến từ nhiều quốc gia, Tổ chức AVART Quốc tế về Nghệ thuật và Văn hóa Mexico của Puebla, Mexico, và các bạn trẻ của giáo xứ Thánh Rita Turin. Cha có nhìn thấy cờ Uruguay, nhưng cha không nhìn thấy người! Xin chào mừng! Cha cũng gửi lời chào nhiều anh chị em người Ba Lan mà cha nhìn thấy ở đây với những lá cờ và nhóm người nói tiếng Tây Ban nha.  Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật hạnh phúc, và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và tạm biệt!  [Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]  © Libreria Editrice Vatican   [Nguồn: zenit]   [Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/7/2019]

Sau Kinh Truyền Tin:

Anh chị em thân mến,

Cha biết được tin đau buồn của vụ đắm tàu bi thương, xảy ra trong những ngày qua trên vùng biển Địa Trung hải, trong đó hàng chục người di cư đã mất mạng sống mình, và trong số đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Tôi thiết tha lặp lại lời kêu gọi với Cộng đồng Quốc tế hãy hành động nhanh chóng và dứt khoát để tránh lặp lại những thảm kịch tương tự và để bảo đảm sự an toàn và phẩm giá cho tất cả mọi người. Cha mời gọi anh chị em hãy cùng với cha cầu nguyện cho các nạn nhân và cho gia đình của họ. Và từ tận sâu thẳm tâm hồn thưa lên: “Cha ơi, tại sao?” [Một phút thinh lặng]

Cha gửi lời chào tất cả anh chị em, người Roma và khách hành hương của Ý và nhiều nơi trên thế giới: các gia đình, các nhóm giáo xứ và các hội đoàn.

Đặc biệt, cha xin chào các Nữ tu Dòng Thánh Elizabeth đến từ nhiều quốc gia, Tổ chức AVART Quốc tế về Nghệ thuật và Văn hóa Mexico của Puebla, Mexico, và các bạn trẻ của giáo xứ Thánh Rita Turin. Cha có nhìn thấy cờ Uruguay, nhưng cha không nhìn thấy người! Xin chào mừng! Cha cũng gửi lời chào nhiều anh chị em người Ba Lan mà cha nhìn thấy ở đây với những lá cờ và nhóm người nói tiếng Tây Ban nha.

Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật hạnh phúc, và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và tạm biệt!

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]

© Libreria Editrice Vatican



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/7/2019]


3 giáo dân Công giáo nổi tiếng nói về sự trở lại của họ

3 giáo dân Công giáo nổi tiếng nói về sự trở lại của họ
ẢNH TRÊN: Joseph Sciambra
21 tháng B3y, 2019


3 giáo dân Công giáo nổi tiếng nói về sự trở lại của họ

“Tôi nhận ra rằng cái chết sẽ đưa tôi xuống hỏa ngục. Tôi không muốn xuống hỏa ngục.”


Tôi nói chuyện với ba người trở lại — thật ra là hai “người trở lại,” trước đó biết chút ít về tôn giáo và một người thứ ba đã bắt đầu đời sống là một người Hồi giáo trên danh nghĩa — những người đã trở thành diễn giả nổi tiếng trong thế giới Công giáo và xin họ nói về những cuộc trở về/hoán cải của họ.

Joseph Sciambra trước đây sống theo lối sống “trụy lạc” ở San Francisco, nhưng sau đó từ bỏ và trở lại Công giáo. Anh thường nói và viết về sự thay đổi cuộc sống của mình, và chia sẻ câu chuyện của anh trên quyển Swallowed by Satan (Bị nuốt chửng bởi Satan) của anh.

“Tôi thật sự kinh sợ cuộc sống. Ngày tôi hối cải là lúc tôi đang tham gia trong một trò khiêu dâm. Tôi đổ bệnh, nằm trong nhà thương và gần như chờ chết. Nhưng tôi nhận ra rằng cái chết sẽ đưa tôi xuống hỏa ngục. Tôi không muốn xuống hỏa ngục. Tôi muốn thoát ra khỏi lối sống đó.

“… [Một vài năm sau] nó vẫn còn trong thời gian vô cùng khó khăn. Tôi bị thương, và tôi phải trải qua một thời gian vô cùng khó khăn để trở về với Giáo hội Công giáo. Một linh mục nhận thấy được tôi đang phải chiến đấu. Cha xin cầu nguyện riêng cho tôi. Sau đó, tôi cảm nhận được giải thoát khỏi nhiều sức ảnh hưởng của quỷ dữ.

“… Lao vào lối sống “trụy lạc” là để tìm hạnh phúc. Nhưng nó luôn làm bồn chồn, cuồng loạn và chán nản. Tôi đã tin rằng tôi có thể tìm được sự hạnh phúc ở đó, nhưng tôi không tìm được nó. Bây giờ đây tôi trở lại với Đức Ki-tô và Giáo hội và giữ trọn sự khiết tịnh, tôi chưa bao giờ hạnh phúc hơn.”


3 giáo dân Công giáo nổi tiếng nói về sự trở lại của họ

Jesse Romero từ bỏ sự nghiệp trong ngành chấp pháp và bây giờ là một nhà biện giáo Công giáo. Anh chia sẻ về đức tin của mình qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm đồng dẫn chương trình The Terry & Jesse trên Đài Phát thanh Virgin Most Powerful.

Jesse khi còn trẻ tuyên bố mình là một “người ủng hộ chủ nghĩa thế tục”, nhưng đã trải qua sự hoán cải đầy lạ lùng khi trong độ tuổi hai mươi. Cha mẹ của anh tham gia một ngày cuối tuần với phong trào Cursillo để hâm nóng lại hôn nhân đang gặp khó khăn của họ. Ngày cuối tuần đó có một ảnh hưởng sâu sắc đối với họ. Cha của anh, đã từng là một người cha nghiện rượu và hay vắng nhà, đã bỏ rượu và bắt đầu đọc Kinh Thánh. Cha mẹ của anh gia nhập hội Đạo binh Đức Mẹ và một nhóm cầu nguyện thánh linh. Bạn bè đến nhà vào các ngày cuối tuần và cùng tham gia cầu nguyện với cha mẹ.

Jesse nhớ lại, “Nó cho tôi thấy rằng một người thực hành Đức tin có thể thay đổi rất nhanh. Cha mẹ tôi đã sống Đức tin Công giáo rất nhiệt thành suốt 30 năm qua.”

Khi đó Jesse đang làm việc cho Phòng Quận trưởng Cảnh sát, và cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi một người bạn cảnh sát là một người Ki-tô hữu. Anh tham dự hội thảo Catholics Answers (Trả lời của người Công giáo) do nhà biện giáo Karl Keating phụ trách, và anh đã bị thuyết phục. Anh nói, trong 30 giờ đồng hồ hội thảo, anh biết được nhiều hơn những gì anh đã học trong suốt những năm ngồi ở trường Công giáo. Anh nói với vợ anh, “Anh đã trở về. Chúa Giê-su đã xây khởi đầu Giáo hội Công giáo và chúng ta sẽ đến với Giáo hội Công giáo trong suốt phần còn lại của cuộc đời.”


3 giáo dân Công giáo nổi tiếng nói về sự trở lại của họ

Sohrab Ahmari là một nhà báo tại Thành phố New York. Anh sinh ra trong một gia đình Hồi giáo trên danh nghĩa ở Iran, và năm 13 tuổi, cùng mẹ di cư sang Hoa Kỳ. Năm 2016, anh thông báo trên truyền thông xã hội rằng anh đang trở lại với Công giáo. Anh tường thuật câu chuyện trở lại của mình trong quyển sách của anh From Fire, by Water (tạm dịch: Từ Lửa, Bởi Nước).


Sohrab giải thích, “Tôi đã gạt bỏ tất cả các tôn giáo, như tôi kể lại trong cuốn sách của mình. Tôi bắt đầu với chủ nghĩa vô thần mà tôi đã đón nhận từ năm 13 tuổi, làm thế nào tôi tin vào Chúa, và sau đó là một Thiên Chúa hữu ngã, và rồi là Thiên Chúa của Kinh Thánh. Phần khó nhất là tin vào một Thiên Chúa hữu ngã. Một khi tôi tin điều này thì hành trình đến với Công giáo của tôi trở nên dễ dàng hơn nhiều.”

Những người đã có ảnh hưởng rất nhiều trong sự trở lại của anh bao gồm Đức Giáo hoàng Benedict XVI. Anh nói, “Tôi đã đọc quyển sách Giê-su Na-da-rét của ngài. Tôi không hiểu hết nó, nhưng nó trình bày rằng bạn có thể sáng suốt và sử dụng lý trí và vẫn chấp nhận những luận điểm của đức tin và tôn giáo theo Kinh Thánh. Theo sự diễn giải của Đức Benedict, câu chuyện về Đức Ki-tô thật sự chỉ là câu chuyện kết nối giữa Cựu Ước và Tân Ước, với việc Thiên Chúa lại gần với tạo vật của Người hơn bao giờ hết.”

“Ngài cũng đưa ra một trường hợp đầy thuyết phục rằng bằng chứng của bốn Thánh sử là rất đáng tin cậy, mặc dù họ đã không sử dụng bất kỳ máy ghi âm hoặc ghi chép nào của nhà báo.”



[Nguồn: ncregister]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/7/2019]