Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

Lễ Phục sinh tại máng cỏ: Viếng Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả

Lễ Phục sinh tại máng cỏ: Viếng Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả

Lễ Phục sinh tại máng cỏ: Viếng Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả

Sergey-73 | Shutterstock

Marinella Bandini

04/04/21


Nhà thờ Chặng Đàng Ngày 46: Sau Công đồng Êphêsô, đức giáo hoàng muốn có một nơi để cầu nguyện ở Rôma như ở Bêlem.



Aleteia mời bạn thực hiện một chuyến hành hương Mùa Chay trên internet đi qua 42 nhà thờ chặng đàng của Roma: mỗi ngày một nhà thờ, từ 17 tháng Hai đến 11 tháng Tư.


Ngày 46

Lễ Phục sinh phía trước cảnh giáng sinh? Chặng Đàng cuối cùng của Mùa Chay tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả. Ở đây, những gì còn lại của “Nôi Thánh” nơi Hài nhi Giêsu mới sinh nằm đã được lưu giữ suốt 1.400 năm. Nó bao gồm một số tấm ván gỗ, với các đặc điểm tương thích với gỗ lấy từ một loại cây phong mọc ở Palestine cách đây 2.000 năm.

Chúng ta hãy quay ngược thời gian; Năm 431, Công đồng Êphêsô công bố tín điều Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria. Năm sau, Đức Giáo hoàng Xitô III quyết định xây dựng một nhà nguyện bên trong vương cung thánh đường Santa Maria Maggiore, nơi tái dựng lại “hang đá của cảnh Chúa Giáng sinh” ở Bêlem. Vì lý do này, vương cung thánh đường còn được gọi là “Santa Maria ad praesepem” (“Đức Bà ở Máng cỏ”).

Thánh tích Nôi Thánh đến Rôma vào giữa thế kỷ thứ 7. Đức Sophronius, Thượng phụ Giêrusalem, đã trao tặng những thánh tích này cho Đức Giáo hoàng Theodore I và chúng được đặt trong nhà nguyện đó. Vào thế kỷ 16, các thánh tích (thật ra là toàn bộ nhà nguyện) được chuyển xuống dưới bàn thờ chính.

Ngoài ra còn có một cảnh Giáng sinh khác với giá trị lớn trong vương cung thánh đường này. Đó là bức điêu khắc được điêu khắc gia Arnolfo di Cambio điêu khắc bằng đá cẩm thạch vào năm 1291. Nó được Đức Giáo hoàng Nicholas IV đặt làm, ngài là một tu sĩ dòng Phanxicô, gần 70 năm sau khi “cảnh Chúa giáng sinh sống động” đầu tiên được dàn dựng bởi Thánh Phanxicô Assisi ở Greccio. Đây được coi là cảnh hang đá Chúa giáng sinh lâu đời nhất trên thế giới thuộc loại này (với các nhân vật được điêu khắc).

Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta. (Tv 118:22-23)

* Phối hợp với Văn phòng Truyền thông Xã hội của Khu Tông tòa Rôma.

Lễ Phục sinh tại máng cỏ: Viếng Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả

Vương cung thánh đường Đức Bà Cả. Vào thế kỷ 16, một nhà nguyện được xây dựng bên dưới bàn thờ để đặt thánh tích Nôi Thánh, nơi Hài nhi Giêsu mới sinh đã nằm.

Lễ Phục sinh tại máng cỏ: Viếng Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả

Vương cung thánh đường Đức Bà Cả. Ban đầu, Nôi Thánh được lưu giữ trong một nhà nguyện do Đức Giáo hoàng Xitô III xây dựng, tái hiện lại “hang đá nơi Chúa giáng sinh” ở Bêlem. Vì lý do này, vương cung thánh đường còn được gọi là “Santa Maria ad praesepem” (“Đức Bà ở Máng cỏ”).

Lễ Phục sinh tại máng cỏ: Viếng Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả

Vương cung thánh đường Đức Bà Cả. Thánh tích Nôi Thánh đến Rôma vào giữa thế kỷ thứ 7. Đức Sophronius, Thượng phụ Giáo chủ Giêrusalem, đã trao tặng cho Đức Giáo hoàng Theodore I.

Lễ Phục sinh tại máng cỏ: Viếng Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả

Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả. Hòm thánh tích chứa một số tấm ván gỗ, với các đặc điểm tương thích với gỗ từ một loại cây phong mọc ở Palestine cách đây 2.000 năm.

Lễ Phục sinh tại máng cỏ: Viếng Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả

Cảnh Chúa giáng sinh được điêu khắc gia Arnolfo di Cambio điêu khắc bằng đá cẩm thạch vào năm 1291. Đây được cho là cảnh Chúa giáng sinh lâu đời nhất trên thế giới thuộc loại này (với các nhân vật được điêu khắc).

Lễ Phục sinh tại máng cỏ: Viếng Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả

Cảnh Chúa giáng sinh của điêu khắc gia Arnolfo di Cambio (chi tiết). Nó được Đức Giáo hoàng Nicholas IV đặt làm, ngài là một tu sĩ dòng Phanxicô, gần 70 năm sau khi “cảnh Chúa giáng sinh sống động” đầu tiên được dàn dựng bởi Thánh Phanxicô Assisi ở Greccio.

Quý vị đọc về truyền thống của các nhà thờ chặng đàng ở đây. Và xem các nhà thờ trước đây trong cuộc hành hương ở đây.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 14/5/2021]


7 chi tiết thú vị về Hiến binh Thụy Sĩ

7 chi tiết thú vị về Hiến binh Thụy Sĩ

7 chi tiết thú vị về Hiến binh Thụy Sĩ

Drop of Light | Shutterstock

Philip Kosloski

07/05/21


Dưới đây là 7 chi tiết thú vị về Hiến binh Thụy Sĩ và những gì họ làm ở Vatican.

Giáo hoàng đã được bảo vệ bởi Hiến binh Thụy Sĩ trong hơn 500 năm. Dưới đây là một số thông tin thú vị về Lực lượng Hiến binh Thụy Sĩ và chức năng chính của họ.


1. BẢO VỆ GIÁO HOÀNG TỪ NĂM 1506

Năm 1505, một hiệp ước được thực hiện giữa Đức Giáo hoàng Julius II và Đức Hồng y Schinner người Thụy Sĩ để cung cấp khoảng 250 người nam giới làm vệ sĩ cho giáo hoàng.

Ngày thành lập chính thức của Lực lượng Hiến binh Thụy Sĩ là 22 tháng Một năm 1506, và quân đoàn vẫn là một lực lượng an ninh hoạt động với các nhiệm vụ thuộc nghi lễ và thực tế trong Thành phố Vatican.


2. CHỈ TUYỂN NAM GIỚI LÀ CÔNG DÂN THỤY SĨ

Lực lượng Hiến binh Thụy Sĩ là một quân đoàn toàn nam giới và quốc tịch Thụy Sĩ là một yêu cầu cơ bản.


3. PHẢI CÓ CHIỀU CAO TỐI THIỂU HƠN 1,72 m

Có một yêu cầu về số đo đối với Hiến binh là chiều cao từ trên 1,72 m. Điều này có thể là do tính chất nghi lễ của công việc.


4. PHẢI CÒN ĐỘC THÂN VÀ Ở ĐỘ TUỔI TỪ 19 ĐẾN 30

Ứng cử viên phải còn độc thân để gia nhập Lực lượng Hiến binh Thụy Sĩ. Các cá nhân có thể kết hôn sau thời gian tham gia, nhưng vệ sĩ thì ít nhất phải 25 tuổi, đã phục vụ năm năm và cam kết thêm ba năm phục vụ.


5. BUỘC PHẢI LÀ NGƯỜI CÔNG GIÁO THỰC HÀNH ĐẠO

Các thành viên của Lực lượng Hiến binh Thụy Sĩ phải là người Công giáo, vì họ cần phải có mặt tại các buổi phụng vụ Công giáo và cũng có đời sống cầu nguyện. Có một linh mục tuyên úy cho Lực lượng Hiến binh Thụy Sĩ, người chăm sóc cho nhu cầu tâm linh của các hiến binh.


6. BẢO VỆ AN NINH CHO GIÁO HOÀNG VÀ THÀNH VATICAN

Đội Hiến binh Giáo hoàng liên tục bảo vệ cho giáo hoàng và nơi ở riêng của ngài. Họ bảo vệ các lối vào chính thức của Thành phố Vatican, kiểm tra người vào, và luôn sẵn sàng hỗ trợ các du khách quốc tế đến thăm Vatican.

Lực lượng Hiến binh túc trực tại tất cả các buổi tiếp kiến của giáo hoàng và các nghi lễ của nhà thờ nơi đức giáo hoàng hiện diện. Họ xuất hiện trong cả quân phục truyền thống và quần áo bình thường.

Họ cũng tháp tùng giáo hoàng trong tất cả các chuyến tông du trong nước và quốc tế và giống với Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ về một số mặt.


7. HIẾN BINH ĐƯỢC TRANG BỊ CÁC VŨ KHÍ QUÂN SỰ CỦA THỤY SĨ

Nhiều người hỏi liệu Hiến binh Thụy Sĩ có mang theo súng không. Câu trả lời là có, lính canh mặc trang phục dân sự thường mang súng lục, súng trường, hoặc súng tiểu liên. Họ được đào tạo trong trường tuyển dụng của Lực lượng Vũ trang Thụy Sĩ và là những người phục vụ trong quân đội, không chỉ đơn giản mang tính hình thức.

Nếu cần, Hiến binh cũng có thể sử dụng những vũ khí nghi thức mà họ mang theo.

Lễ tuyên thệ của Hiến binh Thụy Sĩ

7 chi tiết thú vị về Hiến binh Thụy Sĩ

7 chi tiết thú vị về Hiến binh Thụy Sĩ

7 chi tiết thú vị về Hiến binh Thụy Sĩ

7 chi tiết thú vị về Hiến binh Thụy Sĩ

7 chi tiết thú vị về Hiến binh Thụy Sĩ

7 chi tiết thú vị về Hiến binh Thụy Sĩ

7 chi tiết thú vị về Hiến binh Thụy Sĩ

7 chi tiết thú vị về Hiến binh Thụy Sĩ

7 chi tiết thú vị về Hiến binh Thụy Sĩ

7 chi tiết thú vị về Hiến binh Thụy Sĩ

7 chi tiết thú vị về Hiến binh Thụy Sĩ

7 chi tiết thú vị về Hiến binh Thụy Sĩ


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 10/5/2021]