Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Bài giảng Thánh lễ sáng của Đức Thánh Cha: Chúng ta phải chờ đợi Thiên Chúa trong thinh lặng

Bài giảng Thánh lễ sáng của Đức Thánh Cha: Chúng ta phải chờ đợi Thiên Chúa trong thinh lặng

Tại nhà nguyện Casa Santa Marta, Đức Phanxico khẳng định rằng Thiên Chúa sẽ đến gặp gỡ chúng ta trong những bóng đêm đen của chúng ta
10 tháng 6, 2016
pope francis
Trong Thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Casa Santa Marta, Đức THánh Cha Phanxico tập trung vào 3 thái độ là đặc tính của người Ki-tô hữu: “đứng” trước Thiên Chúa trong “thinh lặng” để lắng nghe lời Người, và sẵn sàng “ra đi” vào thế giới để loan báo những điều mình nghe được cho tha nhân.  Đức Thánh Cha cũng cảnh báo chống lại sự nguy hiểm của nỗi sợ hãi làm tê liệt đời sống Ki-tô hữu, bất kể con người đang ở đâu trên hành trình của mình với Thiên Chúa và cũng bất kể tình trạng đời sống của họ trong Giáo hội:
Thẳng đứng và tiến bước
Làm sao để khám phá ra vấn đề này, và bằng cách nào để thoát khỏi đường hầm sợ hãi, Đức Thánh Cha tập trung sự chú ý vào tiên tri Elija, trích trong Bài đọc I hôm nay. Đức Thánh Cha nhắc lại cách tiên tri Elija tiến đến vinh quang, cách “ông đã chiến đấu đến cùng vì đức tin,” và đã đánh bại hàng trăm sư sãi trên núi Carmel. Rồi, ông đến một điểm nghỉ ngơi: một trong số rất nhiều hành động bách hại nhắm vào ông cuối cùng đã đạt được đích đến của nó, và ông đã gục ngã trong nỗi thất vọng dưới chân một cái cây, chờ chết – nhưng Thiên Chúa đã không rời bỏ ông trong tình trạng kiệt sức đó, và Thiên Chúa đã sai thiên thần đến với ông cùng với mệnh lệnh: hãy trỗi dậy, ăn, và tiếp tục lên đường:
“Để gặp gỡ Thiên Chúa, sự quan trọng là phải biết quay lại tình trạng ban đầu khi con người được tạo dựng, trỗi dậy và bước đi. Do đó Thiên Chúa đã tác tạo chúng ta: có thể đứng thẳng thắn trước Người, trong hình ảnh của Người và như Người, và trên hành trình cùng với Người. ‘Hãy đi, đi nữa: hãy gieo trồng trên mảnh đất, hãy chăm sóc cho nó tốt tươi; và hãy nhân rộng thêm nhiều.’ [Rồi nói với Elija], ‘Đã đủ rồi! Hãy bước ra và đi lên núi và đứng trên đỉnh núi cùng với sự hiện hữu của ta.’ Elija đứng dậy trên đôi chân, ông cất bước lên đường.”
Thinh không âm vang
Hãy bước ra, và lắng nghe tiếng Thiên Chúa: chỉ để một người có thể chắc chắn rằng mình sẽ gặp Thiên Chúa trên đường đi? Elija được Thiên thần mời gọi bước ra khỏi hang trên núi Horeb, nơi đó ông đã tìm thấy nơi trú ngụ trong “sự hiện hữu” của Thiên Chúa. Tuy nhiên, không phải là cơn gió “đầy sức mạnh và to lớn’ làm chẻ đôi tảng đá, cũng không phải cơn động đất theo sau, hay ngọn lửa sau đó đã làm cho Elija phải bước ra:
“Quá nhiều tiếng động, đầy vẻ uy nghi, đầy những chuyển động – nhưng Thiên Chúa không ở đó. ‘Sau ngọn lửa, tiếng rì rào của một ngọn gió nhẹ’ hay, như từ lúc khởi nguyên, ‘một sự thinh không âm vang’: và Thiên Chúa ở đó, nói với chúng ta trong đó.
Giờ phút của sứ vụ
Lời ra lệnh thứ ba của Thiên thần với Elija là: “Hãy bước ra.” Tiên tri được mời gọi để trở lại bước đường cũ của mình, về hoang mạc, vì ông đã được giao một sứ mệnh phải hoàn thành. Đức Phanxico nhấn mạnh, và việc này do một mệnh lệnh thúc đẩy “dấn bước trên đường, không đóng cửa lòng, không bọc mình trong sự ích kỷ của những tiện nghi thoải mái,” nhưng là “can đảm” trong việc “mang thông điệp của Thiên Chúa đến với muôn người,” mà điều này được gọi là “[thi hành] ‘sứ vụ’”:
“Chúng ta phải luôn tìm kiếm Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều biết những thời khắc đen tối như thế nào: những giây phút làm chúng ta ngã lòng, những giây phút không niềm tin, bóng đêm đen, những khoảng thời gian chúng ta không nhìn thấy chân trời, hay những khi chúng ta không thể gượng đứng dậy. “Tất cả chúng ta đều biết điều này, nhưng chính Thiên Chúa đến với chúng ta, Người làm hồi sinh chúng ta với lương thực và sức mạnh của Người, rồi Người nói: “Hãy trỗi dậy và lên đường! Hãy cất bước! Để có thể gặp được Thiên Chúa chúng ta cũng phải làm như vậy: đứng thẳng và cất bước lên đường; rồi chờ đợi Người nói với chúng ta, bằng một tâm hồn rộng mở; và Người sẽ nói, ‘Chính Ta đây’ và rồi đức tin chúng ta sẽ trở nên vững mạnh – [và] có phải đức tin này chỉ dành cho riêng tôi giữ? Không: Đức tin dành cho chúng ta mang đến cho tha nhân, để xức dầu họ bằng đức tin đó – đó là sứ vụ của chúng ta.”

Thứ Sáu tuần 10 Mùa Thường niên

Tin mừng Mát-thêu 5:27-32

27 "Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình.28 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi.29 Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục.30 Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục.
31 "Luật còn dạy rằng: Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị.32 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình.”

[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/06/2016]



Diễn văn của Đức Thánh Cha với Liên Minh Quốc tế các Giáo Hội Cải cách

Diễn văn của Đức Thánh Cha với Liên Minh Quốc tế các Giáo Hội Cải cách (World Communion of Reformed Churches)

‘Có một nhu cầu bức thiết về tính đại kết, song song với những đối thoại thần học nhắm đến việc ổn định những bất đồng về giáo lý truyền thống giữa những Ki-tô giáo, có thể thúc đẩy một sứ mạng rao giảng Tin mừng và phục vụ chung.’
10 tháng 6, 2016
World Communion of Reformed Churches
L'Osservatore Romano
Dưới đây là bản dịch do Vatican cung cấp bài diễn văn của Đức THánh Cha Phanxico sáng nay khi ngài tiếp một phái đoàn từ Liên minh Quốc tế các Giáo hội Cải cách (World Communion of Reformed Churches):
***
Anh chị em thân mến,
Tôi xin gửi lời chào mừng nồng hậu đến anh chịn em và tôi xin cảm ơn chuyến viếng thăm của quý vị: “Nguyện xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ơn sủng và bình an!” (1 Cor 1:3). Tôi xin đặc biệt cảm ơn ngài tổng thư ký về những lời chúc mừng của ngài.
Buổi họp của chúng ta ở đây hôm nay là tiến thêm được một bước trên hành trình đánh dấu hoạt động huynh đệ, một hành trình được chúc phúc và tràn đầy hy vọng bởi đó chúng ta cố gắng sống trọn vẹn hơn bao giờ hết để nên xứng đáng với lời cầu nguyện của Đức Ki-tô “để tất cả nên một” (Gioan 17:21).
Đã mười năm trôi qua kể từ khi một phái đoàn Liên Minh Quốc tế các Giáo hội Cải cách đến thăm vị tiền nhiệm của tôi là Đức Giáo hoàng Benedict XVI. Từ đó trở đi, vào năm 2010, sự hợp nhất lịch sử giữa Hội nghị Cộng Đồng Cải Cách và Liên minh Quốc tế các Giáo hội Cải cách đã diễn ra. Sự hợp nhất này đưa ra một mẫu gương xác thực cho tiến trình tiến đến mục tiêu hợp nhất Ki-tô giáo, và là một nguồn động viên cho nhiều người trên con đường đi đến hiệp nhất.
Ngày nay, trên hết mọi sự chúng ta cùng tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã giúp chúng ta tái khám phá tình huynh đệ của chúng ta, như Thánh Gioan Phaolo II đã viết, đây không phải là kết quả của một lòng bác ái bao la hay một tinh thần gia đình mơ hồ, nhưng cội rễ là sự nhận biết tính độc nhất của Bí tích Rửa tội và bổn phận tiếp theo là để vinh danh Thiên Chúa trong các công trình của Người (Thông điệp Ut Unum Sint, 42). Trong tinh thần huynh đệ này, Công giáo và những Ki-tô giáo Cải cách có thể cùng phát triển với nhau để phục vụ Thiên Chúa hữu hiệu hơn.
Một động lực vô cùng đặc biệt để chúng ta tạ ơn là kết luận gần đây của giai đoạn 4 trong đối thoại thần học giữa Liên minh Quốc tế các Giáo hội Cải cách và Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Hợp nhất Ki-tô hữu thảo luận về vấn đề Công chính hóa và Bí tích: Cộng đoàn Ki-tô là tác nhân cho Công lý. Tôi rất vui mừng nói rằng báo cáo kết luận đã nhấn mạnh thật rõ sự nối kết cần thiết giữa công chính hóa và công lý. Niềm tin vào Chúa Giê-su của chúng ta thúc ép chúng ta phải sống bác ái qua những hành động cụ thể có khả năng tạo ảnh hưởng đến lối sống của chúng ta, những mối quan hệ của chúng ta, và thế giới chung quanh ta. Dựa trên nền tảng của sự đồng thuận về giáo lý của sự công chính hóa, còn rất nhiều lĩnh vực khác mà Giáo hội Cải cách và Công giáo có thể cùng chung sức với nhau để làm chứng tá cho tình yêu xót thương của Thiên Chúa, và đây là một liệu pháp thực sự để chữa trị cho những sự nhiễu nhương và thờ ơ dường như đang vây quanh chúng ta.
Ngày nay chúng ta thường phải chứng kiến sự “sa mạc hóa tâm hồn.” Đặc biệt ở những nơi con người sống dường như Thiên Chúa không hiện diện, những cộng đoàn Ki-tô giáo của chúng ta phải trở nên những nguồn nước sinh lực tắm mát cho cơn khát hy vọng, một vóc dáng có thể tạo nguồn cảm hứng cho sự gặp gỡ, tình đoàn kết và yêu thương (Tông huấn Evangelii Gaudium, 86-87). Họ được kêu gọi để đón nhận và thắp lại ngọn lửa ân sủng của Thiên Chúa, để vượt qua tính ích kỷ cá nhân và mở lòng cho những sứ mạng. Đức tin không thể chia sẻ nếu nó được thực hành vượt ra ngoài cuộc sống thực, hay trong sự cách ly thiếu thực tế và trong những cộng đoàn tự coi mình là hoàn hảo nhất bác bỏ mọi thay đổi. Do dó không thể nào đáp lại được lòng khát khao tìm đến Thiên Chúa mà ngày nay có thể tìm thấy ở nhiều cách thức thể hiện trong những hình thức tôn giáo mới và đa dạng. Từng lúc từng lúc những hình thức này có thể sẽ gây nguy hiểm khi khuyến khích sự quan tâm của một người và nhu cầu riêng của một người, và cổ vũ cho một loại hình “bảo vệ quyền lợi tâm hồn.” Nếu con người ngày nay không “tìm được trong Giáo hội một sự duy linh có thể chữa lành và giải phóng tâm hồn, và làm ngập tràn sức sống và bình an, đồng thời thúc đẩy họ vào tình hiệp nhất huynh đệ và trổ sinh những kết quả tốt đẹp của sứ vụ, thì họ sẽ bị dẫn đến một kết cục qua những giải pháp chẳng mang lại cho họ cuộc sống thực nghĩa con người và cũng chẳng đem vinh quang về Thiên Chúa” (ibid., 89).
Có một nhu cầu bức thiết về tính đại kết, song song với những đối thoại thần học nhắm đến việc ổn định những bất đồng về giáo lý truyền thống giữa Ki-tô giáo, có thể thúc đẩy một sứ mạng rao giảng Tin mừng và phục vụ chung. Chắc chắn có nhiều sáng kiến như vậy và những hình thức hợp tác tốt đẹp hiện diện nhiều nơi. Và rõ ràng tất cả chúng ta đều có thể tạo kết quả tốt đẹp chung với nhau “để đưa ra được bằng chứng thuyết phục về niềm hy vọng của chúng ta” (1 Phê-rô 3:15), qua cách chia sẻ với tha nhân tình yêu thương xót của Chúa Cha mà chúng ta được đón nhận một cách hào phóng và được kêu gọi để chia sẻ lại tình yêu đó một cách rộng rãi.
Anh chị em thân mến, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn chuyến viếng thăm của anh chị em và sự cam kết với sứ mạng phục vụ Tin Mừng, tôi mong muốn rằng cuộc họp này có thể là một dấu chỉ hữu hiệu cho sự quyết tâm của chúng ta trên hành trình cùng nhau tìm đến sự hiệp nhất trọn vẹn. Nguyện xin nó sẽ là động lực thúc đẩy tất cả mọi cộng đoàn Cải cách và Công giáo tiếp tục làm việc với nhau để đem lại niềm vui Tin mừng cho muôn dân trong thời đại của chúng ta. Xin Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em.
[Văn bản gốc: tiếng Tây ban nha] [Bản dịch tiếng Anh của Vatican]

[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/06/2016]