Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2023

Tiếp kiến chung của ĐTC Phanxicô ngày 27.12.2023: Anh chị em đừng tranh luận với ma quỷ. Đừng bao giờ! Chúa Giêsu không bao giờ đối thoại với ma quỷ; Ngài đã đuổi hắn đi

Anh chị em đừng tranh luận với ma quỷ. Đừng bao giờ! Chúa Giêsu không bao giờ đối thoại với ma quỷ; Ngài đã xua đuổi hắn

Tiếp kiến chung: Chủ đề giáo lý: Những thói xấu và nhân đức. 1. Bài Dẫn nhập: bảo vệ tâm hồn

Tiếp kiến chung của ĐTC Phanxicô ngày 27.12.2023: Anh chị em đừng tranh luận với ma quỷ. Đừng bao giờ! Chúa Giêsu không bao giờ đối thoại với ma quỷ; Ngài đã đuổi hắn đi

*******

Buổi tiếp kiến chung sáng nay diễn ra lúc 9 giờ tại Khán phòng Phaolô VI, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các nhóm khách hành hương và tín hữu đến từ nước Ý và trên toàn thế giới.

Trong huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha bắt đầu một chủ đề giáo lý mới về “Những thói xấu và nhân đức”, tập trung suy tư về chủ đề Dẫn nhập: bảo vệ tâm hồn (Bài đọc: Mc 7:14-15,21).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng các ngôn ngữ khác nhau, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các tín hữu hiện diện.

Buổi tiếp kiến chung kết thúc bằng Kinh Lạy Cha và Phép lành Tòa thánh.

______________________________________

Chủ đề giáo lý. Những thói xấu và các nhân đức. 1. Dẫn nhập: bảo vệ tâm hồn

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay cha muốn giới thiệu một chủ đề giáo lý – một chủ đề mới – về các thói xấu và nhân đức. Và chúng ta có thể bắt đầu ngay từ khởi đầu Kinh thánh, trong Sách Sáng thế, qua lời tường thuật của các bậc tiền nhân, trình bày động lực của sự dữ và sự cám dỗ. Chúng ta hãy xét đến vườn Địa Đàng. Trong bức tranh bình dị được tượng trưng bởi khu vườn Êđen, xuất hiện một nhân vật là biểu tượng của sự cám dỗ: con rắn, một nhân vật chuyên quyến rũ. Rắn là một loài động vật xảo quyệt: nó di chuyển chậm rãi, trườn trên mặt đất và đôi khi bạn thậm chí không nhận thấy sự hiện diện của nó – nó âm thầm – bởi vì nó ngụy trang rất tốt trong môi trường xung quanh, và quan trọng nhất là nó rất nguy hiểm.

Khi hắn bắt đầu trò chuyện với Ađam và Evà, hắng cho thấy hắn cũng là một nhà biện chứng tinh tế. Hắn mở đầu câu chuyện như người ta thường làm bằng tin đồn thổi độc địa, với một câu hỏi đầy ác ý. Hắn nói: “Có thật Thiên Chúa bảo: ‘Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không?’” (St 3:1). Câu này là sai: trên thực tế, Thiên Chúa đã ban tặng cho người nam và người nữ tất cả những hoa trái trong vườn, ngoại trừ quả của một cây cụ thể: cây biết điều lành và điều dữ. Điều cấm này không nhằm mục đích cấm con người sử dụng lý trí, như đôi khi bị hiểu sai, mà là thước đo của sự khôn ngoan. Dường như nói rằng: hãy nhận biết giới hạn của mình, đừng cảm thấy mình là ông chủ của mọi sự, bởi vì kiêu ngạo là khởi đầu của mọi tội lỗi. Và như vậy, câu chuyện kể cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa đặt tổ tiên làm người quản lý và người bảo vệ công trình sáng tạo, nhưng muốn giúp con người thoát khỏi tính tự phụ cho rằng mình là toàn năng, biến mình thành ông chủ của mọi điều thiện ác, đó là một cám dỗ – một cám dỗ rất xấu, ngay cả bây giờ. Đây là cạm bẫy nguy hiểm nhất đối với tâm hồn con người.

Như chúng ta biết, Ađam và Evà không thể cưỡng lại sự cám dỗ của con rắn. Ý nghĩ về một Thiên Chúa không lấy gì làm tốt lành lắm, một Thiên Chúa muốn bắt họ phải quy phục, muốn bắt họ phải phục tùng, đã ăn sâu vào tâm trí họ: mọi thứ sụp đổ từ đây.

Với những trình thuật này, Kinh Thánh giải thích cho chúng ta biết rằng sự dữ không bắt đầu trong con người theo cách ồn ào khi hành động lộ hiện, mà sự dữ bắt đầu sớm hơn nhiều, khi người ta bắt đầu suy nghĩ viển vông về nó, nuôi dưỡng nó trong trí tưởng tượng, trong những ý nghĩ, và cuối cùng bị mắc bẫy bởi những cám dỗ của nó. Vụ sát hại Aben không bắt đầu khi một hòn đá ném đi, mà bắt đầu khi sự oán hận mà Cain đã ôm giữ cách nguy hại, biến nó thành một con quái vật trong anh ta. Trong trường hợp này cũng vậy, những lời khuyên dạy của Chúa đều vô giá trị.

Thưa anh chị em, chúng ta đừng bao giờ đối thoại với ma quỷ. Không bao giờ! Anh chị em đừng bao giờ tranh luận. Chúa Giêsu không bao giờ đối thoại với ma quỷ; Người đuổi hắn ra ngoài. Và khi ở trong hoang địa, với những cơn cám dỗ, Người không đáp lại bằng sự đối thoại; Người chỉ đáp lại bằng những lời của Kinh Thánh, bằng Lời Chúa. Hãy cẩn thận: ma quỷ là kẻ quyến rũ. Không bao giờ đối thoại với ma quỷ, vì hắn thông minh hơn tất cả chúng ta và hắn sẽ bắt chúng ta phải trả giá vì điều đó. Khi cám dỗ đến, đừng bao giờ đối thoại. Đóng cửa lại, đóng cửa sổ lại, đóng tâm hồn lại. Và như vậy, chúng ta tự bảo vệ mình trước sự quyến rũ, bởi vì ma quỷ rất mánh khóe và thông minh. Hắn cố tìm cách cám dỗ Chúa Giêsu bằng những câu trích dẫn trong Kinh thánh! Hắn là một nhà thần học lớn ở điểm đó. Với ma quỷ anh chị em không đối thoại. Anh chị em hiểu điều này không? Hãy cẩn thận. Chúng ta không được trò chuyện với ma quỷ và đừng tự chuốc lấy cám dỗ. Không có đối thoại. Cám dỗ đến, chúng ta hãy đóng cửa lại. Chúng ta bảo vệ tâm hồn của chúng ta.

Và đó là lý do tại sao chúng ta không được trò chuyện với ma quỷ. Đây là lời khuyên – hãy canh giữ tâm hồn – mà chúng ta tìm thấy nhiều nơi các cha, các vị thánh: hãy canh giữ tâm hồn. Hãy bảo vệ tâm hồn. Và chúng ta phải xin ơn biết học cách bảo vệ tâm hồn. Đó là một hình thức của sự khôn ngoan, cách bảo vệ lòng mình. Xin Chúa trợ giúp chúng ta [trong] việc này. Ai bảo vệ tâm hồn mình là bảo vệ một kho báu. Thưa anh chị em, chúng ta hãy học cách bảo vệ tâm hồn. Cảm ơn anh chị em.

_________________________________________

Lời chào đặc biệt

Cha chào thân ái những anh chị em hành hương và du khách nói tiếng Anh tham gia buổi tiếp kiến chung hôm nay, đặc biệt là các nhóm đến từ Malta, Hồng Kông và Hàn Quốc. Nguyện xin cho từng người trong anh chị em và gia đình biết trân quý niềm vui của mùa Giáng sinh này, và gần gũi trong lời cầu nguyện với Đấng Cứu Thế đã đến ở giữa chúng ta. Xin Chúa chúc phúc cho anh chị em!



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/12/2023]


Những cuộc điện thoại bất ngờ: điểm đặc trưng của triều đại Đức Giáo hoàng Phanxicô

Những cuộc điện thoại bất ngờ: điểm đặc trưng của triều đại Đức Giáo hoàng Phanxicô

ANDREAS SOLARO | AFP

Anna Kurian

28/12/23


Những cha mẹ bị mất con, những người dân thường phải đối mặt với những thăng trầm của cuộc sống hàng ngày, các nguyên thủ quốc gia: Nhiều người đã nhận được cuộc gọi điện thoại từ Đức Thánh Cha Phanxicô trong 10 năm qua.

Đây là một trong những dấu ấn lớn trong triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô: Kể từ khi được bầu chọn vào năm 2013, ngài đã tự do thực hiện các quy trình liên lạc thông thường của Vatican. Dù là trả lời thư riêng bằng những tấm thiệp viết tay hay tự động nhấc điện thoại, vị giáo hoàng người Argentina luôn tỏ ra gần gũi với những người khiêm nhường nhất cũng như vĩ đại nhất, ngay cả khi việc đó có nghĩa là bỏ qua các kênh ngoại giao chính thức.

Không phải là một cuộc gọi chọc ghẹo

“Alô, đây là Đức Giáo hoàng Phanxicô.” Nhiều người đã nghe lời giới thiệu này khi họ nhấc điện thoại di động lên. Thường thì họ rất ngạc nhiên — ban đầu nhiều người nghĩ đó là một trò lừa bịp – sau một lá thư Đức Thánh Cha gọi họ để bày tỏ sự gần gũi, tình liên đới và lời cầu nguyện của ngài. Đây là trường hợp của một nạn nhân bị hãm hiếp người Argentina vào năm 2013, một cậu bé mắc chứng tự kỷ ở tỉnh Cremona vào năm 2020, và vào tháng 6 năm ngoái, một cặp vợ chồng người Ý đã kể cho ngài nghe về thời kỳ thai nghén khó khăn của con gái họ Gloria.

Ngay cả trong thời gian nghỉ hè, Đức Phanxicô vẫn không từ bỏ thói quen này. Vào mùa hè năm 2017, ngài gọi điện cho những bạn trẻ người Ý mời ngài tham gia cuộc hành hương đến đền thờ Loreto của Ý. Ngài cũng gọi điện cho một công nhân người Argentina ở Buenos Aires phải cắt cụt cả hai chân sau khi bị thương bởi các lưỡi xúc của xe chở rác, để động viên lòng can đảm của anh ấy. Trong 10 năm qua, báo chí đã đưa tin về một số chi tiết này nhưng rất nhiều trong số đó vẫn được giữ kín.

Người từng là một vị hồng y đã được nhìn thấy như một giáo sĩ giản dị trên các phương tiện giao thông công cộng ở Buenos Aires luôn muốn là một linh mục xứ giữa mọi người. Và trên ngai tòa Thánh Phêrô, ngài bỏ qua các quy tắc của Giáo triều.

Những cuộc điện thoại của ngài tới các nhà lãnh đạo đang phải đối phó với thảm kịch ở đất nước họ thì rất nhiều. Ngài đã gọi điện cho Tổng thống Zelensky của Ukraine khi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine bắt đầu, gọi cho Đức Thượng phụ Chính thống giáo Tawadros vào thời điểm xảy ra vụ sát hại người Copts Chính thống giáo ở Libya, cho Thị trưởng Nice Christian Estrosi sau vụ tấn công khủng bố năm 2016 và gọi cho ông Charles Michel, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, giữa đại dịch COVID.

Những cuộc điện thoại bất ngờ: điểm đặc trưng của triều đại Đức Giáo hoàng Phanxicô

Đức Thánh Cha Phanxicô gọi điện thoại trong giờ tiếp kiến chung hàng tuần

Vượt ngoài các kênh liên lạc thông thường

Gần đây hơn nữa, vào ngày 21 tháng 11, hai ngày sau cuộc bầu cử tổng thống mới của Argentina, ông Javier Milei, thật ngạc nhiên khi biết rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện cho ông, vượt ngoài bất kỳ quy tắc ngoại giao nào.

Nhật báo La Nacion đưa tin rằng tình bạn riêng giữa một người bạn thân của ông Javier Milei và bác sĩ nhãn khoa Fabio Bartucci, người đã phẫu thuật đục thủy tinh thể cho Đức Giáo hoàng, đã giúp thiết lập mối liên hệ trực tiếp giữa Giáo hoàng và vị chính trị gia cực đoan này. Dấu hiệu gần gũi của Đức Thánh Cha xuất hiện bất chấp thực tế rằng Milei đã từng là người chỉ trích mạnh mẽ Đức Thánh Cha trong chiến dịch bầu cử.

Ngài Bergoglio quen hành động theo sáng kiến riêng của ngài mà không cần thông báo trước; và quả thật, đôi khi điều này đặt Bộ Ngoại giao của ngài vào tình thế khó khăn. Một ngày sau khi cuộc chiến bùng nổ ở Ukraine, vào tháng 2 năm 2022, Đức Giám mục Rome đã chủ động — các nhà ngoại giao Vatican không hề biết — đích thân đến thăm đại sứ quán Nga ở Tòa thánh, một chuyến thăm đã được báo chí đưa tin.

Nhưng những sáng kiến này cũng thể hiện sự quan tâm và chăm sóc mục vụ của ngài đối với các hồ sơ chất đống trên bàn làm việc. Chẳng hạn, sau khi phải hủy cuộc gặp với 21 nạn nhân bị lạm dụng tình dục ở miền Tây nước Pháp vào ngày 27 tháng 11 vì bệnh viêm phế quản, chính Đức Thánh Cha đã nhấc điện thoại vào tối hôm đó và đề nghị tiếp họ vào ngày hôm sau. Một cử chỉ chú ý của người trong trang phục trắng, giống như những sáng kiến ​​tương tự của ngài trong suốt 10 năm qua, đã làm cho những người đối thoại của ngài rất xúc động.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/12/2023]


Thứ Ba, 26 tháng 12, 2023

Toàn văn bài giảng Lễ Giáng sinh của Đức Thánh Cha 24.12.2023

Sao vẫn còn lo lắng? Toàn văn bài giảng Lễ Giáng sinh của Đức Thánh Cha

Toàn văn bài giảng Lễ Giáng sinh của Đức Thánh Cha 24.12.2023

TIZIANA FABI | AFP

Aleteia

25/12/23


Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của Vatican bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ Đêm Giáng sinh tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.

*******

“Kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ” (x. Lc 2:1). Đây là bối cảnh khi Chúa Giêsu được sinh ra, và Tin Mừng nhấn mạnh đến điều đó. Cuộc kiểm tra dân số có thể được đề cập thoáng qua nhưng thay vào đó lại được ghi chú cẩn thận. Và như vậy hiện lên một sự tương phản lớn. Trong khi hoàng đế kiểm tra dân số trên toàn cõi đất thì Thiên Chúa đi vào thế giới một cách gần như âm thầm. Trong khi những người nắm giữ quyền lực tìm cách được đặt ngang hàng với những người vĩ đại trong lịch sử thì Đức Vua của lịch sử lại chọn con đường nhỏ bé. Không một người quyền lực nào để ý đến Ngài: chỉ có một số mục đồng, những người bị đẩy ra bên lề đời sống xã hội.

Cuộc kiểm tra dân số nói về một điều khác. Trong Kinh Thánh, việc kiểm tra dân số có những mối liên hệ tiêu cực. Vua Đavít, bị cám dỗ bởi những con số khổng lồ và ý nghĩ tự phụ, đã phạm trọng tội khi ra lệnh kiểm tra dân số. Ông muốn biết xem quyền lực của ông đến mức nào. Sau khoảng chín tháng, ông biết có bao nhiêu người đàn ông có thể sử dụng gươm (x. 2 Sm 24:1-9). Chúa đã nổi giận và dân chúng thì đau khổ. Tuy nhiên, đêm hôm nay, Chúa Giêsu, “Con vua Đavít”, sau chín tháng trong cung lòng Đức Maria, đã sinh ra tại Bêlem, thành của vua Đavít. Người không áp hình phạt vì cuộc kiểm tra dân số, nhưng khiêm nhường để mình được đăng ký là một người trong số nhiều người. Ở đây chúng ta nhìn thấy không phải là một vị thần thịnh nộ và trừng phạt, mà là Thiên Chúa thương xót, Đấng Nhập thể và đi vào thế giới trong sự yếu đuối, được báo trước bằng lời loan báo: “Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2:14). Đêm nay, tâm hồn chúng ta hướng về Bêlem, nơi Vị Hoàng tử Hoà bình một lần nữa bị khước từ bởi luận lý phù phiếm của chiến tranh, bởi những cuộc đụng độ vũ khí mà ngày nay vẫn ngăn cản Ngài tìm chỗ trú ngụ trong thế giới (x. Lc 2:7).

Toàn văn bài giảng Lễ Giáng sinh của Đức Thánh Cha 24.12.2023

Tóm lại, cuộc kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ thể hiện sợi dây hoàn toàn thuộc về con người xuyên dòng lịch sử: cuộc tìm kiếm quyền lực và sức mạnh thế gian, danh tiếng và vinh quang, đo lường mọi thứ bằng sự thành công, bằng kết quả, bằng những con số và số liệu, một thế giới bị ám ảnh bởi thành tích. Tuy nhiên, cuộc kiểm tra dân số cũng thể hiện con đường của Chúa Giêsu, Đấng đến để tìm kiếm chúng ta qua sự nhập thể. Ngài không phải là vị thần của những thành tựu, mà là Thiên Chúa Nhập thể. Ngài không xóa bỏ sự bất công từ trên cao bằng cách phô trương quyền lực, mà từ bên dưới bằng sự thể hiện tình yêu thương. Ngài không vụt xuất hiện với sức mạnh vô biên, mà giáng trần đến với những giới hạn chật hẹp của cuộc đời chúng ta. Ngài không xa lánh những yếu đuối của chúng ta mà biến chúng thành của riêng Ngài.

Thưa anh chị em, tối nay chúng ta hãy tự hỏi mình: Chúng ta tin vào Thiên Chúa nào? Tin Thiên Chúa Nhập thể hay vị thần của thành tựu? Bởi vì luôn có nguy cơ là chúng ta có thể cử hành Lễ Giáng Sinh trong khi nghĩ về Thiên Chúa theo cách hiểu ngoại giáo, như một vị thần thống trị hùng mạnh trên bầu trời; một vị thần gắn liền với sức mạnh, với thành công của thế gian và ngẫu tượng của chủ nghĩa tiêu dùng. Với hình ảnh sai lạc về một vị thần xa cách, nóng nảy, xử tốt kẻ tốt và xử tệ với kẻ xấu; một vị thần được tạo ra theo hình ảnh và chân dung của chính chúng ta, có ích trong việc giải quyết các vấn đề và loại bỏ những căn bệnh của chúng ta. Ngược lại, Thiên Chúa không vẫy cây đũa thần; Ngài không phải là vị thần thương mại hứa hẹn “tất cả mọi thứ trong một lần”. Ngài không giải thoát chúng ta bằng cách nhấn nút, nhưng đến gần chúng ta để thay đổi thế giới của chúng ta từ bên trong. Tuy nhiên, quan niệm của thế gian về một vị thần xa xôi, độc đoán, cứng nhắc và đầy sức mạnh giúp người thuộc phe mình chiến thắng những vị thần khác đã quá ăn sâu! Hình ảnh này thường khắc sâu trong chúng ta. Nhưng không phải như vậy: Thiên Chúa của chúng ta được sinh ra cho tất cả mọi người, trong một cuộc kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ.

Toàn văn bài giảng Lễ Giáng sinh của Đức Thánh Cha 24.12.2023

Vậy chúng ta hãy nhìn lên “Thiên Chúa hằng sống, Thiên Chúa thật” (1 Tx 1:9). Thiên Chúa, Đấng vượt trên mọi sự tính toán của con người nhưng lại cho phép mình bị tính theo cách tính toán của chúng ta. Thiên Chúa, Đấng làm cách mạng lịch sử bằng cách trở thành một phần của lịch sử. Thiên Chúa tôn trọng chúng ta đến nỗi cho phép chúng ta từ chối Ngài; Người xóa tội bằng cách tự mình gánh lấy tội; Người không loại bỏ sự đau đớn mà biến chuyển nó; Người không loại những vấn đề ra khỏi cuộc sống của chúng ta nhưng ban cho chúng ta niềm hy vọng lớn hơn tất cả những vấn đề của chúng ta. Thiên Chúa quá khát khao ôm lấy cuộc sống của chúng ta đến nỗi dù Ngài là vô hạn nhưng Ngài đã trở nên hữu hạn vì chúng ta. Trong sự vĩ đại của Chúa, Người chọn trở nên nhỏ bé; trong sự công chính của mình, Người phải chịu sự bất công của chúng ta.

Thưa anh chị em, đây là điều kinh ngạc của Lễ Giáng Sinh: không phải là sự pha trộn giữa những cảm xúc hớn hở và mãn nguyện của thế gian, mà là sự dịu dàng chưa từng có của một Thiên Chúa giải thoát thế gian qua việc nhập thể. Chúng ta hãy chiêm ngắm Hài Nhi, chúng ta hãy chiêm ngắm máng cỏ của Người, mà các Thiên thần gọi là “dấu” cho chúng ta (x. Lc 2:12). Vì đó thực sự là dấu chỉ cho thấy dung nhan của Thiên Chúa, một dung nhan của lòng trắc ẩn và lòng thương xót, một dung nhan luôn thể hiện và chỉ thể hiện sức mạnh bằng tình yêu thương. Người trở nên gần gũi, dịu dàng và trắc ẩn, vì đây là phong cách của Thiên Chúa: gần gũi, trắc ẩn, dịu dàng.

Thưa anh chị em, chúng ta phải kinh ngạc trước biến cố Người “đã trở nên người phàm” (Ga 1:14). Người phàm: chính từ ngữ này gợi lên sự yếu đuối của con người chúng ta. Tin Mừng sử dụng từ này để cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa đã hoàn toàn mang lấy thân phận con người của chúng ta. Chúng ta hãy đặt câu hỏi: Tại sao Người lại đi đến tận cùng như vậy? Bởi vì Người quan tâm đến chúng ta, bởi vì Người yêu thương chúng ta đến mức coi chúng ta là quý giá hơn tất cả.

Anh chị em thân mến, đối với Thiên Chúa, Đấng đã thay đổi lịch sử trong một cuộc kiểm tra dân số, anh chị em không phải là một con số; mà là một khuôn mặt. Tên của anh chị em đã được viết trong trái tim của Người. Nhưng nếu anh chị em nhìn vào trái tim mình, nghĩ về những sự bất xứng của bản thân và về thế giới đầy những phán xét và bất khoan dung này, anh chị em có thể cảm thấy khó cử hành lễ Giáng sinh. Anh chị em có thể nghĩ rằng mọi việc đang trở nên tồi tệ hoặc cảm thấy không hài lòng với những giới hạn, những thất bại, những vấn đề và tội của mình. Tuy nhiên, hôm nay xin hãy để Chúa Giêsu chủ động. Chúa nói với anh chị em: “Vì con, Ta đã trở nên người phàm; vì con, Ta đã trở nên giống như con.”

Vậy tại sao cứ luẩn quẩn trong những rắc rối của anh chị em? Như những mục đồng xưa kia đã bỏ lại đàn chiên của mình, anh chị em hãy bỏ lại sau lưng ngục tù đau buồn của mình và đón nhận tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa đã trở thành một trẻ thơ. Hãy bỏ sang một bên những mặt nạ và áo giáp của anh chị em; hãy trao mọi lo lắng của anh chị em cho Người và Người sẽ chăm sóc anh chị em (x. Tv 55:22). Ngài đã trở thành người phàm; Ngài không tìm kiếm những thành tựu của anh chị em mà tìm kiếm trái tim rộng mở và tin tưởng của anh chị em. Nơi Ngài, anh chị em sẽ tái khám phá ra mình thực sự là ai: là một người con yêu dấu của Thiên Chúa. Bây giờ anh chị em tin điều đó, vì đêm nay Chúa đã giáng sinh để soi sáng cuộc đời anh chị em; đôi mắt Ngài ánh lên tình yêu thương dành cho anh chị em. Chúng ta thấy khó tin được điều này, rằng đôi mắt của Thiên Chúa luôn ngời sáng tình yêu thương chúng ta.

Đức Kitô không nhìn vào những con số mà nhìn vào những khuôn mặt. Tuy nhiên, ai là người có thể nhìn đến Ngài giữa muôn vàn sức lôi cuốn và vội vã quay cuồng của một thế giới hối hả và thờ ơ? Ai là người nhìn đến Ngài? Ở Bêlem, khi các đám đông dân chúng bị cuốn vào sự phấn khích của cuộc kiểm tra dân số, đến và đi, chật kín các quán trọ và góp chuyện trong những cuộc trò chuyện vụn vặt, chỉ một số người gần gũi với Chúa Giêsu: Đức Maria và Thánh Giuse, các mục đồng, và sau đó là các đạo sĩ. Chúng ta hãy học nơi họ. Họ đứng ngắm nhìn Chúa Giêsu với trái tim hướng về Ngài. Họ không nói, họ tôn thờ. Thưa anh chị em, đêm nay là thời gian để tôn thờ.

Tôn thờ là cách đón nhận sự Nhập Thể. Vì chính trong thinh lặng mà Chúa Giêsu, Ngôi Lời của Chúa Cha, đã trở nên người phàm trong đời sống chúng ta. Chúng ta hãy làm như họ đã làm ở Bêlem, một thị trấn mà tên của nó có nghĩa là “Ngôi nhà Bánh mỳ”. Chúng ta hãy đứng trước Đấng là Bánh sự sống. Chúng ta hãy tái khám phá sự tôn thờ, vì tôn thờ không phải là lãng phí thời gian mà là biến thời gian của chúng ta thành nơi cư ngụ của Thiên Chúa. Đó là để cho hạt giống Nhập Thể nở hoa trong chúng ta; đó là cộng tác vào công việc của Chúa, Đấng biến đổi thế giới giống như men bột. Tôn thờ là chuyển cầu, đền tạ, để Thiên Chúa sắp xếp lại lịch sử. Như một tiểu thuyết gia vĩ đại đã từng viết cho con trai mình, “Cha đặt trước con một điều vĩ đại nhất trên trái đất để con yêu mến: Bí tích Thánh Thể… Ở đó con sẽ tìm thấy sự lãng mạn, vinh quang, danh dự, sự chung thủy và con đường đích thực của tất cả tình yêu của con trên mặt đất này” (J.R.R. TOLKIEN, Letter 43, tháng 3 năm 1941).

Thưa anh chị em, đêm nay tình yêu thay đổi lịch sử. Lạy Chúa, xin làm cho chúng con tin vào sức mạnh tình yêu của Chúa, khác biệt với sức mạnh của thế gian. Lạy Chúa, xin làm cho chúng con biết quy tụ quanh Người và tôn thờ Người, giống như Đức Maria, Thánh Giuse, các mục đồng và các đạo sĩ. Khi Chúa làm cho chúng con ngày càng trở nên giống Chúa hơn, chúng con sẽ làm chứng trước thế gian về vẻ đẹp trên dung nhan của Người.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/12/2023]


Màn trình diễn ánh sáng Giáng sinh bằng drone phá hai kỷ lục Guinness thế giới

Màn trình diễn ánh sáng Giáng sinh bằng drone phá hai kỷ lục Guinness thế giới

Màn trình diễn ánh sáng Giáng sinh bằng drone phá hai kỷ lục Guinness thế giới

Sky Elements Drone Shows | Fair Use via YouTube

J-P Mauro

24/12/23




Buổi trình diễn ánh sáng sử dụng gần 1.500 drone để tạo ra những hình ảnh theo chủ đề Giáng sinh cao 700 feet (hơn 213 m), là màn trình diễn ánh sáng bằng drone lớn nhất từng được chứng kiến.

Một màn trình diễn quy mô khổng lồ về tiến bộ công nghệ đã giành được hai Kỷ lục Guinness Thế giới sau màn trình diễn ánh sáng thành công ở Bắc Texas. Chương trình do công ty Sky Elements thực hiện, có gần 1.500 drone được trang bị đèn LED đổi màu, bay lượn theo nhiều hình dạng khác nhau để tạo ra những hình ảnh cao 700 ft (213,26m) của câu chuyện “Nutcracker”.

Các drone được phóng lên từ sân bóng đá Birdville FACC, nơi một đám đông người tập trung để theo dõi từ bãi đậu xe. Theo Dallas Observer, màn trình diễn ánh sáng được cài đặt theo nhạc nền và bạn có thể nghe được bằng cách dò đài phát thanh địa phương. Được cài đặt theo nền nhạc này, các drone bay vào các vị trí khác nhau để tạo hình nhiều nhân vật của ngày lễ trên bầu trời, bao gồm ông già Noel, nhân vật Nutcracker, một cô bé với những món quà và một cây thông Giáng sinh khổng lồ.

Sky Elements, trước đây đã lập ba kỷ lục Guinness thế giới về các màn trình diễn ánh sáng bằng drone quy mô lớn, đã giành thêm hai kỷ lục nữa từ buổi trình diễn Giáng sinh. Đầu tiên, “Nhân vật hư cấu lớn nhất được tạo hình bằng rất nhiều rô-to hoặc drone,” là hình ảnh nhân vật Nutcracker khổng lồ. Trong khi đó, cây thông Giáng sinh đã giành được kỷ lục “Hình ảnh trên không lớn nhất được tạo thành bởi nhiều rô-to hoặc drone”.

Cả hai kỷ lục đều được thiết kế bằng cách sử dụng 1.499 drone cho thấy Sky Elements có thể giữ chúng trong một thời gian dài, coi đây là xưởng hoạt hình lớn nhất cho các màn trình diễn ánh sáng bằng drone trên thế giới. Nói chuyện với Dallas Observer, Preston Ward, phi công trưởng của Sky Element, giải thích rằng họ thích lập kỷ lục, nhưng họ cũng thích lan tỏa niềm vui với các màn trình diễn của mình:

Anh Ward nói: “Chúng tôi tổ chức các buổi trình diễn drone lớn vào dịp lễ nghỉ hàng năm, nhưng chúng vẫn luôn đặc biệt đối với chúng tôi. Chúng tôi là công ty quốc tế, nhưng có điều gì đó đặc biệt khi thực hiện nó ở Bắc Texas. […] Đây là thời điểm thích hợp để các nhóm của chúng tôi đến thị trấn dự bữa tiệc mừng lễ xem một màn trình diễn lớn mà tất cả họ đều tham gia, đồng thời cũng để mang lại niềm vui cho cộng đồng và tiếp nhận một số đồ chơi cho các thiếu nhi ở đây vào dịp Giáng sinh.”

Để lan tỏa niềm vui, sự kiện đã thành công gấp đôi vì màn trình diễn ánh sáng cũng là một hoạt động quyên góp đồ chơi Giáng sinh. Thành phố North Richland Hills đã có thể quyên góp được khoảng 800 đồ chơi vào buổi tối.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/12/2023]


Thứ Hai, 25 tháng 12, 2023

Huấn từ Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha ngày 24.12.2023: Thiên Chúa tự hiến mình làm nơi nương náu và chở che cho chúng ta: “Hãy đến dưới bóng mát của Ta, ở lại với Ta”

Thiên Chúa tự hiến mình làm nơi nương náu và chở che cho chúng ta: “Hãy đến dưới bóng mát của Ta, ở lại với Ta”

Huấn từ Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha

Huấn từ Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha ngày 24.12.2023: Thiên Chúa tự hiến mình làm nơi nương náu và chở che cho chúng ta: “Hãy đến dưới bóng mát của Ta, ở lại với Ta”


Hôm nay, 24 tháng 12 năm 2023, Chúa nhật thứ tư Mùa Vọng, Tin Mừng trình bày cho chúng ta khung cảnh Truyền Tin. Trong huấn từ trước giờ Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha khẳng định rằng Thiên Chúa đến vì chúng ta, Người hiến thân cho chúng ta như nơi nương náu và chở che cho chúng ta. “Hãy đến dưới bóng mát của Ta, ở lại với Ta.”

Sau kinh kính Đức Mẹ, Đức Thánh Cha đề nghị các tín hữu và khách hành hương: “Chúng ta đừng nhầm lẫn việc mừng lễ với chủ nghĩa tiêu thụ! “Chúng ta có thể – và với tư cách là người Kitô hữu, chúng ta phải – mừng lễ cách đơn giản, không lãng phí và chia sẻ với những người thiếu những thứ cần thiết hoặc những người thiếu người đồng hành.”

Sau đây là huấn từ của Đức Thánh Cha trước khi đọc kinh Kính Đức Mẹ:

*******

Huấn từ của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chúc anh chị em Chúa nhật hạnh phúc!

Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng hôm nay, Tin Mừng trình bày khung cảnh Truyền Tin (x. Lc 1:26-39). Khi giải thích cho Đức Maria về việc Mẹ sẽ thụ thai Chúa Giêsu, Thiên sứ nói với Mẹ: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà” (c. 35). Chúng ta hãy dừng lại một chút ở hình ảnh này, rợp bóng.

Ở một vùng đất luôn đầy nắng như vùng đất của Mẹ Maria, một đám mây bay qua, một cây xanh chống khô hạn và cung cấp nơi trú ẩn, hay một túp lều hiếu khách có thể mang đến sự dễ chịu và che chở. Bóng mát là một món quà mang lại sự tươi mới, và Thiên thần mô tả cách Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Đức Maria, và đây là cách hành động của Thiên Chúa: Thiên Chúa luôn hành động như một tình yêu thương dịu dàng bao bọc, làm tươi tốt, bảo vệ, không thô bạo, không xâm phạm tự do. Đây là cách hành động của Chúa.

Ý tưởng về bóng mát bảo vệ là hình ảnh được lặp đi lặp lại trong Kinh thánh. Chúng ta nghĩ đến cột mây đồng hành cùng dân Chúa trong sa mạc (x. Xh 13:21-22). Nói ngắn gọn thì “bóng mát” mô tả lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Như thể Chúa đang nói với Đức Maria cũng như với tất cả chúng ta ngày nay: “Cha ở đây vì các con và Ta tự hiến mình làm nơi nương náu và che chở cho các con: hãy đến dưới bóng mát của Ta, ở lại với Ta”. Thưa anh chị em, tình yêu hữu hiệu của Thiên Chúa hoạt động như vậy. Và theo một cách nào đó, nó cũng là điều mà chúng ta có thể trải nghiệm với nhau; chẳng hạn như khi ở giữa bạn bè, người yêu, vợ chồng, cha mẹ và con cái, chúng ta dịu dàng, tôn trọng, quan tâm đến người khác với lòng nhân ái. Chúng ta hãy suy ngẫm về lòng nhân từ của Thiên Chúa.

Đây là cách Thiên Chúa yêu thương và Ngài kêu gọi chúng ta cũng hãy làm như vậy: chào đón, bảo vệ và tôn trọng người khác. Hãy nghĩ đến tất cả mọi người, hãy nghĩ đến những người bị gạt ra bên lề xã hội, những người không có niềm vui Giáng Sinh trong những ngày này. Chúng ta hãy nghĩ đến mọi người với lòng nhân từ của Thiên Chúa. Anh chị em hãy ghi nhớ lời này: lòng nhân từ của Thiên Chúa.

Và vì vậy, trong đêm Giáng Sinh, chúng ta hãy tự hỏi mình: “Tôi có muốn cho phép bản thân được rợp bóng bởi Chúa Thánh Thần, bởi sự dịu dàng và hiền lành của Thiên Chúa, bởi lòng nhân hậu của Thiên Chúa, dành chỗ cho Ngài trong lòng tôi, đến gần sự tha thứ của Ngài, đến với Bí tích Thánh Thể?” Và: “Tôi có thể làm bóng mát, tình bạn an ủi cho những người cô đơn và thiếu thốn nào?”

Xin Mẹ Maria giúp chúng ta biết mở lòng và đón nhận sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng đến giải thoát chúng ta với sự hiền lành.

____________________


Sau kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến!

Cha chào tất cả anh chị em, người dân Rome và anh chị em hành hương đến từ nước Ý và nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt, cha xin chào phái đoàn công dân Ý đang sống trong các vùng lãnh thổ được chính thức công nhận là bị ô nhiễm nặng và đã phải chờ đợi việc làm sạch từ rất lâu. Tôi xin bày tỏ tình liên đới với những nhóm dân cư này và hy vọng rằng tiếng nói của họ sẽ được lắng nghe.

Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật hạnh phúc và một đêm Giáng sinh trong lời cầu nguyện, trong sự ấm áp của tình thân ái và sự tiết độ. Cho phép cha đưa ra một đề nghị: chúng ta đừng nhầm lẫn việc mừng lễ với chủ nghĩa tiêu thụ! Chúng ta có thể – và với tư cách là người Kitô hữu, chúng ta phải – mừng lễ cách đơn giản, không lãng phí và chia sẻ với những người thiếu những thứ cần thiết hoặc những người thiếu người đồng hành. Chúng ta hãy gần gũi với anh chị em đang đau khổ vì chiến tranh. Chúng ta hãy nghĩ đến Palestine, Israel, Ukraine. Chúng ta cũng nghĩ đến những người phải chịu cảnh khốn cùng, đói khát, nô lệ. Xin Thiên Chúa, Đấng đã mang lấy trái tim con người, truyền nhân tính vào trái tim con người!

Và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng. Và chúc tất cả anh chị em Giáng sinh an vui! Arrivederci!



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/12/2023]


5 mảnh gỗ từ Máng cỏ của Chúa Giêsu ở trong nhà thờ Rome này

5 mảnh gỗ từ Máng cỏ của Chúa Giêsu ở trong nhà thờ Rome này

5 mảnh gỗ từ Máng cỏ của Chúa Giêsu ở trong nhà thờ Rome này

© Capitolo di Santa Maria Maggiore

Isabella H. de Carvalho

22/12/23


Vương cung thánh đường Đức Bà Cả có một thánh tích quan trọng: 5 miếng gỗ từ máng cỏ nơi Chúa Giêsu được đặt nằm sau khi Ngài sinh ra. Chúng là lời nhắc nhở về tiếng gọi của Đức Kitô Nghèo khó đối với Giáo hội.

Vương cung thánh đường Đức Bà Cả là một trong bốn vương cung thánh đường chính của giáo hoàng ở Rome và là một trong những đền thờ cổ kính nhất cung hiến cho Đức Mẹ. Nếu điều này chưa làm cho nhà thờ trở thành điểm dừng chân hành hương quan trọng, thì trong mùa Giáng sinh, người Công giáo và khách du lịch thậm chí còn muốn đến viếng nhà thờ hơn, vì bên dưới bàn thờ được trang trí công phu là một hòm đựng thánh tích có chứa năm mảnh gỗ của máng cỏ nơi Hài nhi Giêsu được đặt sau khi Người được sinh ra.

Từ Bêlem đến Rome, những mảnh gỗ này đã đi một chặng đường dài trong những thời kỳ khó khăn và đã có mặt trong Vương cung thánh đường từ giữa thế kỷ thứ 7. Aleteia trao đổi với Đức ông Piero Marini, Linh mục hạt trưởng của Đền thờ Đức Bà Cả và là người bảo vệ Máng cỏ Thánh, về sự khởi đầu rất khiêm nhường của thánh tích và thông điệp mà những mảnh gỗ vẫn mang đến cho ngày nay.

Thánh tích bao gồm những gì?

Đức ông Piero Marini: Thánh tích Máng cỏ Thánh bao gồm năm mảnh gỗ làm từ một loại cây sung sống ở Palestine và giống như cây mà ông Giakêu đã trèo lên. Bốn mảnh gỗ có lẽ tạo thành hai chữ “X” đứng ở hai bên máng cỏ và mảnh thứ năm được gắn ở giữa để giữ chúng lại với nhau. Các mảnh gỗ này cho thấy chúng tạo thành một đồ vật dùng để chứa rơm cỏ cho động vật.

Những mảnh gỗ này là những gì còn sót lại sau 14 thế kỷ ở đây. Các mảnh gỗ trước đây có lẽ dài hơn và to hơn nhưng đã trải qua rất nhiều thăng trầm.

5 mảnh gỗ từ Máng cỏ của Chúa Giêsu ở trong nhà thờ Rome này

Làm sao chúng ta biết những miếng gỗ này là từ máng cỏ của Chúa Giêsu?

Đức ông Piero Marini: Khi đề cập đến máng cỏ thánh, tôi mỉm cười vì nghĩ đó là một trong nhiều câu chuyện chúng ta được nghe. Nhưng không phải, qua nghiên cứu tài liệu, chúng tôi thấy rằng các mảnh gỗ này thực sự có nguồn gốc từ Bêlem. Chúng tôi có hai bằng chứng quan trọng. Thứ nhất, lâu đời nhất, là của Origen, một nhà thần học đến từ Alexandria. Ngài viết rằng thánh tích máng cỏ thánh được bảo tồn ở Bêlem vào khoảng năm 210 hoặc 220. Đó là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng.

Dấu hiệu lịch sử thứ hai mà chúng tôi có là từ Thánh Giêrônimô, ngài đã đến Palestine và ở đó 35 năm. Đó là vào khoảng năm 400. Người Kitô hữu vẫn đi về phương Đông và có một lượng lớn người hành hương đến Thánh địa. Thánh Giêrônimô nói rằng có những lúc ngài phải đồng hành với những người hành hương đến viếng hang thánh và máng cỏ thánh nơi Chúa được đặt nằm trong đó. Vì vậy, đây là bằng chứng thứ hai, cùng với bằng chứng của Origen, nhưng còn có những bằng chứng khác.

Trước thông tin này, tôi đã bớt hoài nghi hơn so với lúc đầu khi tôi được yêu cầu làm người bảo vệ máng cỏ thánh. Bây giờ tôi tôn kính thánh tích này và chiêm ngắm sự khiêm nhường mà từ đó Giáo hội và niềm tin vào Chúa của chúng ta đã bắt đầu.

Ngày nay thánh tích này mang lại chứng tá gì cho những người đến viếng?

Đức ông Piero Marini: Thánh tích này chỉ về sự nghèo khó mà Giáo hội đã bắt đầu, điều mà Giáo hội phải luôn đo lường trong lịch sử, cho dù không phải lúc nào cũng diễn ra như vậy. Chúa được sinh ra và Người được đặt ở đó, trên đống rơm cỏ, nơi có các loài động vật, vì Người chẳng có gì cả. Rồi Đấng Nghèo khó kết thúc trên thập giá, và dù sự thật rằng Chúa đã phục sinh, nhưng nhân tính trong Chúa đã sống qua những kinh nghiệm vô cùng nghèo khó. Đó là lý do tại sao Thánh Phanxicô nhấn mạnh đến nhân tính của Chúa; ngài nhấn mạnh đến sự nghèo khó này là cần thiết đối với Giáo hội.

Mọi người có thể đến đây chiêm ngắm và suy ngẫm về những mảnh gỗ khi biết lịch sử của chúng cũng như những gì chúng làm chứng.

5 mảnh gỗ từ Máng cỏ của Chúa Giêsu ở trong nhà thờ Rome này

Những mảnh gỗ đã đến Rome như thế nào?

Đức ông Piero Marini: Năm 636, Giêrusalem bị quân Saracens bao vây. Vì lý do này, đức Thượng Phụ Giêrusalem là Sophronius, không thể cử hành lễ tại Bêlem, nơi có máng cỏ thánh. Trước tình hình đó, ngài đã lấy những mảnh gỗ của máng cỏ thánh và gửi chúng về Rome với Đức Giáo hoàng Theodore I, gốc người Palestine. Họ muốn giữ lại những mảnh gỗ vì chúng là thánh tích quý báu đối với họ.

Sau đó chúng được bảo quản như thế nào?

Đức ông Piero Marini: Thánh tích đã đến Nhà thờ Đức Bà Cả và do đó nhà thờ được gọi là Thánh Mary “ad praesepe”, có nghĩa là Thánh Mary của máng cỏ. Nó còn được gọi là Bêlem của Rome hay Bêlem của phương Tây. Vương cung thánh đường này là nơi hoàn hảo để lưu giữ máng cỏ vì đây là đền thờ đầu tiên cung hiến cho Đức Trinh Nữ Maria.

Sau đó, trong những năm 700, vào thời Đức Giáo hoàng Adrian I, họ xây một nhà nguyện ở phía bên phải của vương cung thánh đường, nơi lưu giữ thánh tích máng cỏ thánh này. Trong nhiều thế kỷ, tất cả người hành hương đến Rome từ vùng Bắc Âu đều đến viếng thánh tích vì đây là một trong những di tích quan trọng nhất ở Rome.

Và sau đó?

Đức ông Piero Marini: Vào giữa những năm 1500, nhà nguyện này được sáp nhập vào một nhà nguyện bên trong Đền thờ Đức Bà Cả, và thánh tích được lưu giữ ở đó trong một hộp thánh tích được cho là rất đẹp. Bên cạnh đó còn có các cuộc rước kiệu và thánh tích được đặt trên bàn thờ chính vào dịp Giáng sinh.

Rồi vào cuối những năm 1700, quân đội Napoléon đến lấy đi hòm đựng thánh tích và để các mảnh gỗ lại. Ít năm sau, vào năm 1802, hòm đựng thánh tích bằng vàng và bạc mà chúng ta thấy ngày nay được ủy quyền làm bởi Đức Piô IX. Hòm đựng thánh tích được làm bởi nhà thiết kế Giuseppe Valadier, người xuất thân từ một gia đình thợ kim hoàn ở Rome. Đức Piô IX cũng cho xây dựng tầng hầm này, nơi vẫn còn đặt thánh tích, và làm một bức tượng ngài đang quỳ gối đặt trước thánh tích.

Cách đây vài năm, vào năm 2019, họ đã phục hồi lại những mảnh gỗ và gửi một mảnh nhỏ về Palestine làm thánh tích.

5 mảnh gỗ từ Máng cỏ của Chúa Giêsu ở trong nhà thờ Rome này


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/12/2023]


Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2023

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha 20.12.2023: “Đứng trước Cảnh Giáng sinh chúng ta trở về với bản chất, con người lên trước vật chất”

“Đứng trước Cảnh Giáng sinh chúng ta trở về với bản chất, con người lên trước vật chất”

Tiếp kiến chung: bài Giáo lý của Đức Thánh Cha

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha 20.12.2023: “Đứng trước Cảnh Giáng sinh chúng ta trở về với bản chất, con người lên trước vật chất”



Buổi tiếp kiến chung sáng nay diễn ra lúc 9 giờ tại Khán phòng Phaolô VI, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các nhóm khách hành hương và tín hữu đến từ nước Ý và trên toàn thế giới.

Trong huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha tập trung suy ngẫm về chủ đề: “Cảnh Giáng sinh ở Greccio, ngôi trường của sự tiết độ và niềm vui”. (Bài đọc: Lc 2:10-12). Sau đó, ngài lên tiếng kêu gọi cho các nạn nhân và người bị thương trong trận động đất xảy ra ở các tỉnh Cam Túc và Thanh Hải của Trung Quốc hôm thứ Hai tuần trước.

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng các ngôn ngữ khác nhau, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các tín hữu hiện diện.

Buổi tiếp kiến chung kết thúc bằng Kinh Lạy Cha và Phép lành Tòa Thánh.

_________________________________________


Bài Giáo lý. Cảnh Giáng sinh Greccio, ngôi trường của sự tiết độ và niềm vui

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Tám trăm năm trước, vào lễ Giáng Sinh năm 1223, Thánh Phanxicô đã dựng cảnh Chúa Giáng sinh sống động ở Greccio. Trong lúc hang đá Chúa Giáng sinh đang được chuẩn bị hoặc hoàn thiện tại các gia đình và những nơi khác, thật tốt cho chúng ta khi khám phá lại nguồn gốc của cảnh hang đá Chúa Giáng sinh.

Máng cỏ ra đời như thế nào? Ý định của Thánh Phanxicô là gì? Ngài nói như sau: “Tôi muốn miêu tả Hài Nhi sinh ra ở Bêlem, và bằng một cách nào đó, bằng đôi mắt của xác thịt nhìn thấy những gian khó mà Người gặp phải vì thiếu những thứ cần thiết cho một trẻ sơ sinh: Người được đặt trong máng cỏ như thế nào và Người nằm trên đống rơm giữa con bò và con lừa như thế nào” (Tommaso da Celano, Vita prima, XXX, 84: FF 468). Thánh Phanxicô không mong muốn tạo ra một tác phẩm nghệ thuật đẹp, nhưng qua cảnh Chúa Giáng sinh, khơi gợi lòng kinh ngạc trước sự khiêm nhường tột cùng của Chúa, trước những khó khăn mà Người phải chịu trong hang đá nghèo khổ ở Bêlem vì yêu thương chúng ta. Thật vậy, người viết tiểu sử Thánh Assisi nhấn mạnh: “Trong khung cảnh rất cảm động đó, sự đơn sơ của Tin Mừng tỏa sáng, sự nghèo khó được ca ngợi, sự khiêm nhường được tôn vinh. Và Greccio đã trở nên giống như một Bêlem mới” (nt., 85).

Cha đã nhấn mạnh từ “kinh ngạc”. Và điều này rất quan trọng. Nếu người Kitô hữu chúng ta xem máng cỏ như một cảnh đẹp, như một điều gì đó mang tính lịch sử, thậm chí mang tính tôn giáo, và cầu nguyện, thì điều này vẫn chưa đủ. Trước mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể, trước sự giáng sinh của Chúa Giêsu, chúng ta cần có thái độ kinh ngạc mang tính tôn giáo này. Nếu trước các mầu nhiệm, tôi không cảm thấy kinh ngạc như vậy thì đức tin của tôi chỉ là hời hợt; một “đức tin của máy tính”. Anh chị em đừng quên điều này.

Và một nét đặc trưng của cảnh Chúa Giáng sinh là nó được ngụ ý như một trường học về sự tiết độ. Và điểm này có rất nhiều điều để nói với chúng ta. Thật vậy, ngày nay, nguy cơ đánh mất điều trọng yếu trong cuộc sống là vô cùng lớn, và thật nghịch lý, nó lại gia tăng vào dịp Lễ Giáng Sinh – não trạng về Lễ Giáng Sinh đã thay đổi – chìm đắm trong chủ nghĩa hưởng thụ làm xói mòn ý nghĩa của Lễ Giáng sinh. Chủ nghĩa hưởng thụ lễ Giáng sinh. Đúng là bạn muốn tặng những món quà, điều đó tốt thôi, đó là một cách, nhưng sự quay cuồng trong việc đi mua sắm sẽ kéo chú ý đến nơi khác, và không có sự tiết độ của Giáng sinh. Chúng ta hãy nhìn vào máng cỏ: sự kinh ngạc trước máng cỏ. Đôi khi không có không gian trong lòng cho sự kinh ngạc mà chỉ có không gian để tổ chức những bữa tiệc, để dự những bữa tiệc.

Và cảnh Chúa Giáng sinh được tạo ra để đưa chúng ta trở lại với điều trọng yếu: về với Thiên Chúa, Đấng đến ở giữa chúng ta. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là biết ngắm xem cảnh Chúa Giáng sinh, bởi vì nó giúp chúng ta hiểu được điều gì là quan trọng cũng như các mối tương quan xã hội của Chúa Giêsu trong thời điểm đó, gia đình, Thánh Giuse và Đức Maria, và những người thân yêu, các mục đồng. Con người phải lên trước vật chất. Và chúng ta thường đặt vật chất lên trước con người. Điều này không tốt.

Nhưng cảnh Giáng sinh ở Greccio, ngoài sự tiết độ mà chúng ta nhìn thấy, còn nói đến niềm vui. Vì niềm vui khác với việc có thời gian vui vẻ. Nhưng có thời gian vui vẻ cũng không phải là điều xấu nếu được thực hiện theo những con đường tốt. Nó không phải là điều xấu, đó là việc của con người. Nhưng niềm vui thì sâu sắc hơn. Nhân văn hơn. Và đôi khi có sự cám dỗ là muốn có thời gian vui vẻ mà không có niềm vui; vui vẻ bằng cách gây ồn ào, nhưng niềm vui không có ở đó. Nó hơi giống như hình tượng chú hề, cười nói liên tục, làm cho người ta cười nhưng trong lòng lại trĩu buồn. Niềm vui là gốc rễ của sự vui vẻ tốt lành của Giáng sinh.

Và về sự tiết độ, biên niên sử ngày xưa viết: “Và ngày vui đến, thời điểm hân hoan! […] Thánh Phanxicô […] rạng rỡ […]. Mọi người đổ xô đến và hân hoan với một niềm vui mà họ chưa từng nếm trải trước đây […]. Mọi người trở về nhà với niềm vui khôn tả” (Vita prima, XXX, 85-86: FF 469-470). Sự tiết độ, kinh ngạc sẽ đưa bạn đến niềm vui, niềm vui đích thực chứ không phải niềm vui giả tạo.

Nhưng niềm vui Giáng sinh này đến từ đâu? Chắc chắn không phải vì đã mang quà về nhà hay đã có những lễ lạt xa hoa. Không, đó là niềm vui trào dâng từ trái tim khi người ta chạm đến sự gần gũi của Chúa Giêsu cách hữu hình, chạm đến sự dịu dàng của Thiên Chúa, Đấng không để chúng ta cô đơn, nhưng an ủi chúng ta. Gần gũi, dịu dàng và thương xót, đó là ba thái độ của Thiên Chúa. Và nhìn vào cảnh hang đá Chúa Giáng sinh, cầu nguyện trước hang đá, chúng ta cảm nghiệm được những điều này của Chúa, những điều trợ giúp chúng ta trong cuộc sống mỗi ngày.

Anh chị em thân mến, cảnh Chúa Giáng sinh giống như một cái giếng nhỏ để từ đó có thể đến gần Thiên Chúa, nguồn hy vọng và niềm vui. Cảnh Giáng Sinh giống như một Tin Mừng sống động, một Tin Mừng gia đình. Giống như cái giếng trong Kinh thánh, đó là nơi gặp gỡ, nơi chúng ta mang đến cho Chúa Giêsu những mong đợi và lo lắng của cuộc sống, giống như các mục đồng ở Bêlem và người dân ở Greccio đã làm. Mang đến cho Chúa Giêsu những mong đợi và lo lắng của cuộc sống.

Trước hang đá, nếu chúng ta phó thác cho Chúa Giêsu tất cả những gì chúng ta yêu quý, chúng ta cũng sẽ cảm nghiệm được “niềm vui lớn lao” (Mt 2:10), một niềm vui đến từ việc chiêm ngắm, từ tinh thần kinh ngạc mà tôi đi đến để chiêm ngắm những mầu nhiệm này.

Chúng ta hãy đứng trước cảnh Chúa Giáng Sinh. Mọi người hãy nhìn xem và cho phép trái tim mình cảm nhận được điều gì đó bên trong. Cảm ơn anh chị em.

_________________________________________

Lời chào đặc biệt

Cha gửi lời chào thân ái đến những anh chị em hành hương và du khách nói tiếng Anh, đặc biệt là những người đến từ Malaysia và Nigeria. Trong những ngày cuối cùng trước khi chúng ta cử hành lễ Giáng sinh của Chúa Giêsu, cha khẩn xin niềm vui và sự bình an của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa và Hoàng tử Hòa bình, tuôn đổ trên anh chị em và gia đình anh chị em. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em!

_________________________________________

LỜI KÊU GỌI

Tôi hướng suy nghĩ đến những người đã chết và những người bị thương do trận động đất kinh hoàng xảy ra ở các tỉnh Cam Túc và Thanh Hải của Trung Quốc vào thứ Hai tuần trước. Tôi gần gũi với những người đau khổ bằng tình cảm và lời cầu nguyện; Tôi động viên những công tác cứu trợ; và tôi cầu xin mọi phúc lành của Đấng Toàn năng, xin Ngài mang lại sự an ủi và giảm bớt nỗi đau buồn của họ.



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/12/2023]


Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích ý nghĩa của những máng cỏ sống động

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích ý nghĩa của những máng cỏ sống động

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích ý nghĩa của những máng cỏ sống động


Hôm qua, Thứ Bảy, ngày 16 tháng 12 năm 2023, tại Khán phòng Phaolô VI, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các người diễn vai phụ và người diễn cảnh Chúa Giáng sinh sống động của Vương cung Thánh đường Santa Maria Maggiore.

Dưới đây là lời chào của Đức Thánh Cha gửi đến những người có mặt trong buổi yết kiến:


********


Những lời chia sẻ của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em và chào mừng!

Anh chị em đến với trang phục sẵn sàng cho cảnh Chúa Giáng sinh sống động chiều nay tại Nhà thờ Santa Maria Maggiore. Cảm ơn anh chị em rất nhiều! Tôi xin cảm ơn Đức Hồng y [S. Ryłko, linh mục hạt trưởng của Vương cung Thánh đường] và Đức ông Makrickas đã tập hợp được rất nhiều anh chị em vào sáng kiến tốt đẹp này.

Vương cung Thánh đường Santa Maria Maggiore lưu giữ thánh tích máng cỏ của Chúa Giêsu nên có mối liên hệ rất đặc biệt với Bêlem và máng cỏ. Thật ra, đây còn là nhà của nhóm điêu khắc của điêu khắc gia Arnolfo di Cambio, do Đức Giáo hoàng Nicholas IV ủy quyền, được coi là cảnh Chúa Giáng sinh đầu tiên trong lịch sử nghệ thuật. Đó là lý do tại sao cha chỉ muốn chia sẻ với anh chị em hai suy nghĩ, để chúng đồng hành cùng anh chị em. Hai suy tư.

Đầu tiên, cha nghĩ đến Thánh Phanxicô. Như chúng ta biết, ngài đã tạo dựng cảnh Chúa Giáng sinh sống động ở Greccio, cách đây đúng 800 năm. Nhưng điều quan trọng là phải nhớ lại lý do tại sao ngài tạo ra cảnh Chúa Giáng sinh, để hiểu ý nghĩa của nó, để không biến nó thành một sự kiện văn hóa dân gian đơn thuần. Thánh Phanxicô muốn miêu tả sự ra đời của Chúa Giêsu bằng cảnh thật để gợi nên, nơi anh em tu sĩ và người dân, cảm xúc và sự dịu dàng đối với mầu nhiệm Thiên Chúa hạ sinh bởi Đức Maria trong chuồng chiên bò và nằm trong máng cỏ. Ngài muốn mang đến thực chất cho sự thể hiện: không phải một bức tranh, không phải là những bức tượng, mà là những con người bằng xương bằng thịt, để làm nổi bật thực tại của sự nhập thể. Vì vậy, ý nghĩ đầu tiên ngài để lại cho anh chị em là: mục đích của cảnh Chúa giáng sinh sống động là để đánh thức lại sự kinh ngạc trong tâm hồn, trước mầu nhiệm Thiên Chúa trở thành một hài nhi.

Suy tư thứ hai là về anh chị em chúng ta ở Bêlem, Bêlem ngày nay. Và một cách tự nhiên, suy tư này mở rộng đến tất cả người dân trên vùng đất nơi Chúa Giêsu đã sinh ra, sống, chết và phục sinh. Chúng ta biết tình hình do chiến tranh gây ra, là hậu quả của một cuộc xung đột kéo dài hàng chục năm. Vì vậy, những hành động của ngài phải được sống trong tình liên đới với những anh chị em đang vô cùng đau khổ này. Đối với họ, nó hứa hẹn sẽ là một Giáng sinh đau khổ, tang tóc, không có người hành hương, không có lễ mừng. Chúng ta đừng để họ một mình. Chúng ta hãy gần gũi với họ bằng lời cầu nguyện, bằng sự giúp đỡ cụ thể cũng như bằng Bêlem sống động của anh chị em, nơi nhắc nhở mọi người rằng nỗi đau khổ ở Bêlem là một vết thương hở đối với Trung Đông và toàn thế giới. Lễ Giáng Sinh này chúng ta hãy suy nghĩ, chúng ta hãy suy nghĩ về Thánh Địa.

Anh chị em thân mến, cha hy vọng anh chị em sống ngày này với niềm tin và niềm vui; Ước mong nó là một chứng tá của Tin Mừng! Cha chúc lành cho tất cả anh chị em và những người thân yêu của anh chị em. Và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúa anh chị em Giáng sinh vui!



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 21/12/2023]


Thứ Ba, 19 tháng 12, 2023

Huấn từ kinh Truyền tin của ĐTC Phanxicô ngày 17.12.2023: “Hãy là ngọn đèn soi sáng cho người khác như Gioan”

“Hãy là ngọn đèn soi sáng cho người khác như Gioan”

Huấn từ kinh Truyền tin

Huấn từ kinh Truyền tin của ĐTC Phanxicô ngày 17.12.2023: “Hãy là ngọn đèn soi sáng cho người khác như Gioan”

*******

Trưa hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện bên cửa sổ phòng làm việc của ngài tại Điện Tông Tòa Vatican để đọc Kinh Truyền Tin cùng với các tín hữu và khách hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Vào Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng – Chúa Nhật Hãy vui lên – các thiếu nhi và thanh thiếu niên từ các nguyện đường và trường học ở Rome cùng có mặt, cùng với các hoạt náo viên từ Trung tâm Nguyện đường Rome, để được làm phép cho “Bambinelli” theo truyền thống.

Sau đây là huấn từ của Đức Thánh Cha trước giờ đọc Kinh Kính Đức Mẹ:

_______________________________________

Trước Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến, buongiorno!

Chúa nhật thứ ba Mùa Vọng hôm nay, Tin Mừng nói với chúng ta về sứ vụ của Gioan Tẩy Giả (x. Ga 1:6-8,19-28), cho thấy ông là vị tiên tri được Thiên Chúa sai đến để “làm chứng về ánh sáng” ( câu 8). Chúng ta hãy suy ngẫm về điều này: làm chứng về ánh sáng.

Làm chứng. Gioan Tẩy Giả chắc chắn là một người phi thường. Dân chúng đổ xô đến lắng nghe ông, bị cuốn hút bởi tính cách kiên định và chân thành của ông (x. câu 6-7). Lời chứng của ông thể hiện qua ngôn ngữ thẳng thắn, cách cư xử trung thực và lối sống khắc khổ. Tất cả những điểm này làm cho ông khác biệt với những người tiếng tăm và quyền lực khác vào thời đó, họ ngược lại chăm chút rất nhiều vào hình thức bề ngoài. Những người như ông – ngay thẳng, tự do và can đảm – là những nhân vật tỏa sáng, cuốn hút: họ thúc đẩy chúng ta vượt lên trên tính tầm thường và trở thành những tấm gương sống tốt cho người khác. Ở mọi thời đại, Chúa đều sai đến những người như vậy. Chúng ta có biết cách nhận biết họ không? Chúng ta có cố gắng học hỏi từ chứng tá của họ, cho phép mình được thử thách không? Hay chúng ta cho phép bản thân bị mê hoặc bởi những con người sành điệu? Để rồi sau đó chúng ta bị cuốn vào hành vi giả tạo.

Thay vào đó, Gioan tỏa sáng khi ông làm chứng về ánh sáng. Nhưng ánh sáng của ông là gì? Chính ông trả lời khi tuyên bố rõ ràng với đám đông tụ tập để lắng nghe rằng ông không phải là ánh sáng, rằng ông không phải là Đấng Mêsia (x. câu 19-20). Ánh sáng là Chúa Giêsu, Chiên Thiên Chúa, “Thiên Chúa cứu độ”. Chỉ có Ngài cứu chuộc, giải thoát, chữa lành và soi sáng. Đây là lý do tại sao Gioan là “tiếng nói” đồng hành cùng anh chị em của ông đến với Ngôi Lời; ông phục vụ không để tìm kiếm danh vọng hay sự chú ý: ông là ngọn đèn, trong khi ánh sáng là Đức Kitô hằng sống (x. câu 26-27; Ga 5:35).

Thưa anh chị em, tấm gương của Gioan Tẩy Giả dạy chúng ta ít nhất hai điều. Thứ nhất, chúng ta không thể tự mình cứu mình: chỉ nơi Thiên Chúa chúng ta mới tìm được ánh sáng sự sống. Và điều thứ hai, mỗi người chúng ta qua sự phục vụ, kiên định, khiêm nhường, chứng tá cuộc sống – và luôn nhờ ân sủng của Thiên Chúa – có thể trở thành ngọn đèn soi sáng và giúp người khác tìm ra con đường gặp gỡ Chúa Giêsu.

Vậy chúng ta hãy tự hỏi mình: làm cách nào tôi có thể làm chứng cho ánh sáng tại những nơi tôi đang sống, làm chứng cho Chúa Kitô ở đây và bây giờ trong lễ Giáng Sinh này, chứ không phải trong tương lai xa?

Xin Mẹ Maria, tấm gương thánh thiện, giúp chúng ta trở thành những người phản chiếu Chúa Giêsu, là ánh sáng đến trong thế gian.

_______________________________________


Sau Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến,

Hôm qua tại Đền thờ Đức Mẹ Luján ở Argentina, Đức Hồng Y Eduardo Pironio đã được phong chân phước, một người mục tử khiêm nhường và nhiệt thành, một chứng nhân của niềm hy vọng, người bảo vệ người nghèo. Ngài cộng tác với Thánh Gioan Phaolô II trong việc thăng tiến giáo dân và Ngày Giới trẻ Thế giới. Xin tấm gương của ngài giúp chúng ta trở thành một Giáo hội bước ra ngoài, đồng hành với mọi người trên con đường của họ, đặc biệt là những người yếu đuối nhất. Chúng ta dành một tràng pháo tay cho vị Chân phước mới!

Hôm nay tôi muốn nhớ đến hàng ngàn người di cư cố gắng vượt qua khu rừng rậm Darién giữa Colombia và Panama. Đó thường là những gia đình với trẻ em dấn bước vào những con đường nguy hiểm, bị lừa gạt bởi những kẻ hứa hẹn giả tạo đưa họ qua một chặng đường ngắn và an toàn, bị ngược đãi và bị cướp bóc. Không ít người mất mạng sống trong rừng rậm. Các quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp hơn và cộng đồng quốc tế cần có những nỗ lực chung để ngăn chặn tình trạng bi thảm này trôi qua mà không được ai chú ý và cùng nhau đưa ra một phản ứng nhân đạo.

Và chúng ta đừng quên anh chị em chúng ta đang đau khổ vì chiến tranh, ở Ukraine, ở Palestine và Israel, cũng như ở các khu vực đang xảy ra xung đột khác. Giáng sinh đang đến gần, nguyện xin sự cống hiến để mở ra những con đường hòa bình được củng cố.

Tôi tiếp tục nhận được tin tức rất nghiêm trọng và đau buồn về Gaza. Thường dân không có vũ khí là mục tiêu của bom và súng đạn. Và điều này đã xảy ra ngay cả trong khu phức hợp của giáo xứ Thánh Gia, nơi không có những kẻ khủng bố mà chỉ có các gia đình, trẻ em, những người bệnh và khuyết tật, các nữ tu. Một người mẹ và con gái của bà, bà Nahida Khalil Anton và con gái bà là Samar Kamal Anton, đã thiệt mạng, và những người khác bị thương bởi những kẻ xả súng khi họ đang đi tắm rửa… Ngôi nhà của các Nữ tu của Mẹ Teresa bị hư hại, máy phát điện của họ bị trúng đạn. Một số người nói: “Đây là khủng bố và chiến tranh”. Vâng, đó là chiến tranh, đó là khủng bố. Đó là lý do tại sao Kinh Thánh nói rằng “Thiên Chúa chấm dứt chiến tranh… cung tên Ngài bẻ gãy, gươm giáo đập tan” (x. Tv 46:9). Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban hòa bình.

Cha chào tất cả anh chị em, các gia đình, các nhóm giáo xứ và hội đoàn từ nước Ý và rất nhiều nơi trên thế giới đến Rome. Cách đặc biệt, cha chào những anh chị em hành hương đến từ Hoa Kỳ và Ba Lan; các tín hữu từ Mormanno, Acilia và Viterbo.

Và bây giờ cha chào các con thiếu nhi thân yêu từ các nhà nguyện và trường học ở Rome đã đem mang tượng Chúa Hài Đồng Giêsu của các con đến để được làm phép. Cha làm phép các tượng. Cha làm phép các Bambinelli của các con và cha yêu cầu các con hãy cầu nguyện trước hang đá Giáng sinh cho các thiếu nhi sẽ phải trải qua một lễ Giáng sinh khó khăn ở những nơi có chiến tranh, trong các trại tị nạn, trong những hoàn cảnh vô cùng khốn khổ. Cảm ơn các con đã làm điều này và cha gửi lời chúc Giáng sinh vui tới tất cả các con và gia đình. Mọi người cho các thiếu nhi một tràng pháo tay!

Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật hạnh phúc. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và arrivederci!



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/12/2023]


Đức Thánh Cha Phanxicô mừng sinh nhật lần thứ 87 với các thiếu nhi nhận trợ giúp của Phòng khám Vatican

Đức Thánh Cha Phanxicô mừng sinh nhật lần thứ 87 với các thiếu nhi nhận trợ giúp của Phòng khám Vatican

Theo thông lệ kể từ khi trở thành Giáo hoàng vào năm 2013, đức Giáo hoàng người Argentina tránh tổ chức các lễ mừng trang trọng vào ngày sinh nhật của ngài và thay vào đó dành thời gian cho những người nghèo và thua thiệt ở Rome.

Đức Thánh Cha Phanxicô mừng sinh nhật lần thứ 87 với các thiếu nhi nhận trợ giúp của Phòng khám Vatican

Đức Thánh Cha Phanxicô mừng sinh nhật của ngài vào ngày 17 tháng 12 năm 2023 với các thiếu nhi và gia đình được Phòng khám Nhi khoa Santa Marta của Vatican hỗ trợ. (ảnh: Truyền thông Vatican)

Matthew Santucci/CNA

17 tháng 12, 2023



Đức Thánh Cha Phanxicô kỷ niệm sinh nhật lần thứ 87 của ngài vào sáng Chúa nhật trước giờ kinh Truyền tin hàng tuần bằng việc gặp gỡ các thiếu nhi và gia đình đang được Phòng khám Nhi khoa Santa Marta của Vatican hỗ trợ.

Trong bài chia sẻ với các gia đình hiện diện – họ đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc bánh và một bó hoa hướng dương và hát bài “Chúc mừng sinh nhật” – Đức Thánh Cha nhân cơ hội này nói về tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho lễ Giáng sinh. “Chúng ta hãy suy nghĩ và nhớ lại thời điểm Chúa Giêsu đến; Ngài đã đến ở với chúng ta,” Đức Thánh Cha nói với gần 200 gia đình tụ họp tại Khán phòng Phaolô VI ở Vatican.

Đức Thánh Cha Phanxicô mừng sinh nhật lần thứ 87 với các thiếu nhi nhận trợ giúp của Phòng khám Vatican

Đức Thánh Cha Phanxicô mừng sinh nhật của ngài vào ngày 17 tháng 12 năm 2023 với các thiếu nhi và gia đình được Phòng khám Nhi khoa Santa Marta của Vatican hỗ trợ. (ảnh: Truyền thông Vatican)

Nhắc nhở các thiếu nhi rằng đây là mùa để “chuẩn bị tâm hồn đón Giáng sinh, đón tiếp Chúa Giêsu”, Đức Thánh Cha nói với các em: “Tôi sẽ xin Chúa Giêsu điều gì? Giáng Sinh này tôi sẽ xin Chúa Giêsu điều gì? Bây giờ từng người chúng con hãy suy nghĩ: Tôi sẽ xin Chúa Giêsu điều gì? Trong thinh lặng, nhắm mắt lại và các con suy nghĩ: Tôi sẽ xin Chúa Giêsu điều gì? Các con đã nghĩ về điều đó chưa? Được rồi.”

Đức Thánh Cha nói thêm, “Và cha chúc anh chị em và các con Giáng sinh an vui, một Giáng sinh an vui tới tất cả mọi người! Luôn luôn nở nụ cười và xin Chúa ban cho anh chị em và các con mọi điều các con muốn.”

Đức Thánh Cha Phanxicô mừng sinh nhật lần thứ 87 với các thiếu nhi nhận trợ giúp của Phòng khám Vatican

Đức Thánh Cha Phanxicô mừng sinh nhật của ngài vào ngày 17 tháng 12 năm 2023 với các thiếu nhi và gia đình được Phòng khám Nhi khoa Santa Marta của Vatican hỗ trợ. (ảnh: Truyền thông Vatican)

Theo thông lệ kể từ khi trở thành Giáo hoàng vào năm 2013, đức Giáo hoàng người Argentina tránh tổ chức các lễ mừng trang trọng vào ngày sinh nhật của ngài mà thay vào đó dành thời gian cho những người nghèo và thua thiệt.

Năm 2016, nhân dịp sinh nhật lần thứ 80, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng bữa sáng với những người vô gia cư trên khắp Vatican tại khu Casa Santa Marta của ngài. Năm 2017, ngài tổ chức tiệc pizza cho các thiếu nhi bị đau bệnh tại Khán phòng Phaolô VI. Nhân dịp sinh nhật lần thứ 86 năm ngoái, Đức Thánh Cha đã trao giải thưởng cho ba cá nhân vì công việc bác ái của họ.

Đức Thánh Cha Phanxicô mừng sinh nhật lần thứ 87 với các thiếu nhi nhận trợ giúp của Phòng khám Vatican

Đức Thánh Cha Phanxicô mừng sinh nhật của ngài vào ngày 17 tháng 12 năm 2023 với các thiếu nhi và gia đình được Phòng khám Nhi khoa Santa Marta của Vatican hỗ trợ. (ảnh: Truyền thông Vatican)

Chân y viện Nhi Santa Marta, nơi cung cấp hỗ trợ y tế cho các gia đình và bà mẹ nghèo, được thành lập năm 1922 bởi Đức Giáo hoàng Piô XI và được điều hành bởi Dòng Nữ tử Bác ái Thánh Vinh sơn Phaolô. Ban nhân viên là các tình nguyện viên của Bệnh viện Bambino Gesù, Hiệp hội Thánh Phêrô và Phaolô của Vatican, cùng nhiều giáo dân tình nguyện từ các bệnh viện khác ở Rome.

Công việc ban đầu được giao là cung cấp sữa cho trẻ em nghèo trong thành phố Rome, qua năm tháng, sứ mệnh của hiệp hội đã mở rộng cung cấp hoạt động thăm khám y tế cho trẻ em và các bà mẹ, đồng thời phân phối nhiều loại sản phẩm y tế và thực phẩm.


[Nguồn: ncregister]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/12/2023]