Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

PHỎNG VẤN: ‘Tôi muốn đưa ra một tiếng nói thay cho những người không có tiếng nói’

PHỎNG VẤN: ‘Tôi muốn đưa ra một tiếng nói thay cho những người không có tiếng nói’

Eliyo, một cô gái Chính thống người Syria là giọng hát chính của buổi hòa nhạc tại Vatican, nói về việc cô muốn trở thành một đại sứ cho những người Ki-tô giáo Trung đông
26 tháng 12, 2016
PHỎNG VẤN: ‘Tôi muốn đưa ra một tiếng nói thay cho những người không có tiếng nói’
Buổi hòa nhạc với Sarah Ego In Campo Teutonico - Photo By ZENIT's Deborah Castellano Lubov
‘Tôi muốn đưa ra một tiếng nói thay cho những người không có tiếng nói.’
Đây là những lời của ca sĩ Sarah Ego, nghệ danh là Eliyo, trong một phỏng vấn riêng với ZENIT. Cô trình diễn tháng này tại buổi hòa nhạc từ thiện trong Campo Teutonico (nghĩa trang Teutonic) của Vatican, tối 24 tháng 12.
Buổi hòa nhạc Giáng sinh phổ quát được tổ chức bởi Hoàng tử Gharios, Chủ tịch của Hàn Lâm Viện Khoa Học Hoàng Gia Ghassanide, để hỗ trợ những người tị nạn Ki-tô hữu từ Trung Đông, đặc biệt từ Syria, Li-băng, và Jordan.
Ca sĩ Chính thống giáo người Syria, sinh tại Augsburg, Đức, hát những bài Giáng sinh truyền thống của Đức, cũng như những bài hát khác bằng ngôn ngữ A-ram của Chúa Giê-su ngày xưa. Cô cũng hát những bài Giáng sinh tiếng Anh truyền thống và Ave Maria của Schubert bằng tiếng La-tinh.
Hoàng từ Gharios, ZENIT đã phỏng vấn ông năm trước, nói về tình hình của người Ki-tô hữu ở Trung Đông và thảo luận về quỹ của ông, hiện nay được Liên Hợp Quốc đánh giá cao, những sáng kiến nhân đạo của quỹ.
Hoàng tử là người đứng đầu của Nhà Ghassan, nhóm cam kết giúp đỡ người tị nạn Ki-tô hữu ở Trung Đông. Là triều đại Ki-tô giáo cuối cùng ở Trung Đông, quay ngược lại từ những thế kỷ đầu của Ki-tô giáo, nhiều gia đình người Li-băng, Jordan, Syria và Palestine đều có tổ tiên gốc từ triều đại Ghassanid.
Sau buổi trình diễn, ZENIT có cơ hội phỏng vấn ca sĩ trẻ về lý do tại sao dịp này quá gần gũi với tâm hồn của cô.
***
ZENIT: Em có thể chia sẽ một chút về tổ tiên, nguồn cội của em?
Sarah Ego: Em sinh ở Đức và lớn lên ở đây. Cha mẹ em là người Syria vì thế em lớn lên không chỉ với người Đức nhưng với cả nền văn hóa Syria.
Người Syria, hiện tại đang sống trong những quốc gia Trung và Cận Đông – Iran, Iraq, Syria, Li-băng và Turks, cũng như di cư sang Tây Âu, Châu Mỹ và Úc Châu. Người Akkadians, Babylonians, và Arameans, những người đã định cư ở Mesopotamia và Syria hàng ngàn năm nay.
Di sản văn hóa của quá khứ, lịch sử của người Assyria và Babylonia cổ đại, Ki-tô giáo của người Syria và ngôn ngữ mẹ đẻ vẫn còn sống động trở thành nền tảng của người Assyria trong hiện tại.
ZENIT: Tại sao em có mặt tại Vatican trong tháng 12 này? Mục tiêu của sự kiện này là gì? Nó nhắm giúp ai?
Sarah Ego: Vì em ủng hộ cho những người Ki-tô hữu bị bách hại, em nhận lời yêu cầu trình diễn tại buổi hòa nhạc Từ thiện diễn ra tại Vatican ngày 2 tháng 12. Buổi hòa nhạc được tổ chức bởi Quỹ của Hoàng tử Gharios, quỹ cũng hoạt động vì mục đích này.
ZENIT: Cảm xúc của em khi hát tại Vatican thế nào?
Sarah Ego: Thật là một vinh dự cho em được hát tại Vatican và đồng thời tại một nơi thánh thiêng như vầy. Đối với em, nó được kết nối với những giây phút rất đặc biệt, vì em có thể trải qua không khí trang trọng, thinh lặng và gia đình trong thời khắc trước Giáng sinh. Em sẽ nhớ suốt đời buổi hòa nhạc này tại Vatican.
ZENIT: Đối với em, ý nghĩa của việc hát bằng ngôn ngữ A-ram là gì?
Sarah Ego: Tiếng A-ram, ngôn ngữ của Chúa Giê-su, là tiếng mẹ đẻ của em và vì vậy là ngôn ngữ gia đình của em. Em cảm thấy rất gần gũi với quê hương của em khi em hát bằng ngôn ngữ cổ xưa này, vì âm nhạc này là hiện thân của văn hóa của tổ tiên của em.
ZENIT: Trước đây em có nói em muốn làm Đại sứ cho người Ki-tô hữu ở Trung Đông. Tại sao?
Sarah Ego: Em muốn đưa ra tiếng nói cho những người không có tiếng nói. Đối với em điều rất quan trọng là làm cho họ biết rằng chúng ta không quên họ.
ZENIT: Em hy vọng đạt được điều gì qua tiếng nói của em?
Sarah Ego: Em hy vọng tiến đến và chạm đến được nhiều người qua tiếng nói của em. Nhưng trên hết em muốn là một mẫu gương tốt và khơi gợi cảm hứng cho mọi người làm điều thiện.
Thật vô cùng phấn khởi khi nhìn thấy Hoàng tử Gharios của Ghassan, quỹ của ngài nhắm mục tiêu giúp người tị nạn và người Ki-tô hữu Trung Đông, đã tài trợ cho buổi hòa nhạc này. Em thích thông điệp rằng mọi người có thể làm điều gì đó cụ thể mỗi ngày để giúp đỡ. Những dự án hiện tại của Quỹ của Hoàng tử Gharios được đăng trên trang Facebook của họ.
ZENIT: Người ta có thể làm gì để cổ vũ cho việc này trong cuộc sống hàng ngày của họ?
Sarah Ego: Bằng cách cho thấy rằng chúng ta ở đó vì anh chị em của chúng ta, nói về hoàn cảnh và hành động thực tế.
ZENIT: Có điều gì khác nữa không?
Sarah Ego: Em chúc mọi người một Lễ Giáng sinh hạnh phúc và đầy hồng ân và hy vọng rằng mọi người có thể dành thời gian nghỉ lễ cùng với những người thân yêu của họ.

[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 27/12/2016]



TIẾP KIẾN CHUNG: Sự Cậy Trông

TIẾP KIẾN CHUNG: Sự Cậy Trông

‘Cậy trông mở ra những chân trời mới, làm cho con người có khả năng ước mơ đến những điều thậm chí không tưởng tượng được’
28 tháng 12, 2016
Paul VI General Audience 11.30.16
© PHOTO.VA - Osservatore Romano
Dưới đây là bản dịch của ZENIT huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico tại Buổi Tiếp Kiến Chung trong Sảnh đường Phaolo VI:
__
GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC THÁNH CHA
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Trong Thư gửi giáo đoàn Roma, Thánh Phaolo nhắc lại cho chúng ta hình ảnh vĩ đại của tổ phụ Abraham, để chỉ ra cho chúng ta con đường của đức tin và trông cậy. Nói về tổ phụ, Thánh Tông đồng viết: “Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin, do đó ông đã trở thành tổ phụ nhiều dân tộc” (Rm 4:18); “vững tin khi chẳng còn gì để trông cậy.” Khái niệm này rất mạnh: và thậm chí khi chẳng còn gì để trông cậy, tôi vẫn cậy trông. Tổ phụ Abraham của chúng ta là vậy. Thánh Phaolo nói đến niềm tin mà Abraham đặt vào Lời của Chúa, Người hứa cho ông một người con trai. Nó thực sự là một niềm trông cậy tín thác “khi không còn hy vọng,” điều Thiên Chúa báo cho ông là không thể, vì ông đã già — ông đã gần 100 tuổi — và vợ của ông không còn khả năng sinh nở. Ông không thể, nhưng Thiên Chúa đã nói điều đó và ông tin. Về phía con người thì không còn hy vọng vì ông đã già và vợ ông không thể sinh nở: nhưng ông tin.
Tin tưởng vào lời hứa này, Abraham lên đường, chấp nhận rời bỏ mảnh đất quê hương và trở thành người xa xứ, đặt hy vọng vào đứa con trai “không thể có” này mà Thiên Chúa hứa ban cho ông cho dù cung lòng của Sarah bây giờ như đã chết. Abraham tin: lòng tin của ông đã mở ra một niềm cậy trông dường như rất vô lý; nghĩa là, khả năng vượt ra ngoài sự hợp lý của con người, sự thông minh và khôn ngoan của trần gian này, vượt ra ngoài những gì thường được xem là hợp lý, để tin vào điều không thể có. Cậy trông mở ra những chân trời mới, làm cho con người có khả năng ước mơ đến những điều thậm chí không tưởng tượng được. Cậy trông làm cho con người đi vào bóng tối của một tương lai không chắc chắn để bước đi trong ánh sáng. Nhân đức của cậy trông thì rất đẹp; nó cho chúng ta thật nhiều sức mạnh để bước đi trong cuộc sống.
Tuy nhiên, đây là một con đường khó. Và những giây phút khủng hoảng chán nản cũng xảy ra cho Abraham. Ông tín thác, ông rời bỏ nhà cửa, rời bỏ đất đai, bạn bè … mọi thứ. Ông ra đi và đến một nơi mà Thiên Chúa đã chỉ định cho ông; thời gian trôi qua. Thời đó, làm một chuyến đi như vậy chẳng giống như bây giờ chúng ta đi bằng máy bay – bây giờ thì có thể đi trong vài tiếng đồng hồ; lúc đó phải tính bằng nhiều tháng, nhiều năm! Thời gian trôi qua, nhưng đứa con như lời hứa vẫn không ra đời; cung lòng của bà Sarah vẫn khép lại trong sự cằn cỗi.
Và ông Abraham — cha không nói rằng ông đã mất kiên nhẫn nhưng ông kêu ca lên cùng Chúa. Chúng ta cũng hãy học điều này nơi tổ phụ Abraham của chúng ta: kêu ca lên cùng Chúa là một cách cầu nguyện. Có đôi khi tôi cảm thấy khi tôi thú nhận là mình đã kêu ca cùng Chúa …” và cha nói như vầy: “nhưng, cứ kêu ca đi, Người là Cha!” Và đây là một cách cầu nguyện: kêu ca lên với Chúa, đây là điều tốt. Abraham phàn nàn lên cùng Chúa rằng: “Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, Chúa sẽ ban cho con cái gì? Con ra đi mà không con cái, và người thừa tự gia đình con là Ê-li-e-de, một người Đa-mát” (Ê-li-e-de là người thống trị mọi thứ). Abraham nói thêm: “Chúa coi, Chúa không ban cho con một dòng dõi, và một gia nhân của con sẽ thừa kế con.” Và đây là lời của Chúa nói với ông: “Kẻ đó sẽ không thừa kế ngươi, nhưng một kẻ do chính ngươi sinh ra mới thừa kế ngươi.” Và rồi Người dẫn ông ra ngoài và nói, ‘Hãy ngước mắt lên trời, và thử đếm các vì sao, xem có đếm nổi không’; Người lại phán: "Dòng dõi ngươi sẽ như thế đó! " Ông tin ĐỨC CHÚA, và vì thế, ĐỨC CHÚA kể ông là người công chính.” (St 15:2-6).
Hoàn cảnh được tỏ lộ vào ban đêm; bên ngoài trời tối đen, nhưng tâm hồn của Abraham cũng mang bóng tối của sự chán nản, của sự thất vọng, của sự khó khăn trong việc phải tiếp tục cậy trông vào điều không thể có. Đến lúc này, Tổ phụ đã quá tuổi nhiều rồi, dường như chẳng còn thời gian để có được đứa con, và một người gia nhân sẽ quản lý tất cả, thừa hưởng tất cả.
Abraham đặt vấn đề lên với Chúa, nhưng Chúa, mặc dù Người ở đó và nói chuyện với ông, nhưng dường như Người xa cách ông, coi như Abraham không có niềm tin vào lời của Người. Abraham cảm thấy cô đơn, ông đã già và mệt mỏi, cái chết đang đến gần. Làm sao ông có thể tiếp tục cậy trông?
Tuy nhiên, lời than van của ông lại là một cách thức của niềm tin, đó là một lời cầu nguyện. Bất chấp mọi việc, Abrahma vẫn cứ vững tin vào Thiên Chúa và hy vọng rằng sẽ có chuyện gì đó xảy ra. Về mặt khác, tại sao phải chất vấn Thiên Chúa, tại sao phải làm phiền Ngài, tại sao phải nhắc Ngài về những lời hứa của Ngài? Đức tin không phải là câm lặng, chấp nhận mọi điều mà không có câu trả lời; cậy trông không phải là một sự chắc chắn rằng người ta được miễn dịch khỏi sự hoài nghi và sự bối rối. Nhưng có nhiều khi, cậy trông là bóng tối; nhưng cậy trông vẫn ở đó … dẫn đưa bước chân tiến tới. Đức tin cũng là một cuộc chiến đấu cùng Thiên Chúa, để Ngài thấy sự cay đắng của chúng ta, chứ không phải là giả cách ra vẻ là “ngoan đạo. “Tôi rất giận với Chúa và tôi đã nói thế này thế này thế này với Người … Nhưng Người là một người cha, Người hiểu chúng ta: bước đi trong bình an! Chúng ta phải có sự can đảm này! Và đây là sự cậy trông. Và cậy trông không phải là e sợ nhìn thấy thực tại của sự việc và chấp nhận những nghịch lý của nó.
Vì vậy, Abraham hướng đến Thiên Chúa trong niềm tin để giúp ông cậy trông. Điều này rất đáng tò mò; ông không hỏi xin đứa con. Ông chỉ nói: “Xin giúp con biết tiếp tục cậy trông,” lời cầu nguyện cho được sự cậy trông. Và Thiên Chúa đáp lời khẳng định về lời hứa của Ngài: không phải người hầu sẽ thừa kế nhưng thực sự sẽ là một đứa con, sinh ra bởi Abraham, bởi nơi ông mà ra. Không có gì thay đổi nơi chương trình của Thiên Chúa. Người tiếp tục khẳng định những gì Người đã nói, và Người không đưa ra những bàn đạp vững chắc cho Abraham để cảm thấy được dỗ dành. Sự an toàn duy nhất là lòng tín thác vào lời của Thiên Chúa và tiếp tục cậy trông.
Và dấu chỉ đó mà Thiên Chúa ban tặng cho Abraham là một yêu cầu phải tiếp tục tin tưởng và cậy trông: “Hãy ngước nhìn lên trời và đếm các vì sao … dòng dõi của ngươi cũng sẽ như vậy” (St 15:5). Một lần nữa, đây là lời hứa; đó là một điều cho tương lai. Thiên Chúa dẫn ông Abraham ra khỏi lều, trong thực tế là đưa ông ra khỏi những tầm nhìn hạn hẹp, và Người chỉ cho ông những vì sao. Để tin tưởng, điều quan trọng là phải có thể nhìn thấy bằng con mắt đức tin, chúng chỉ là những ngôi sao, tất cả ai cũng nhìn thấy, nhưng đối với Abraham chúng phải trở thành dấu chỉ của sự trung tín của Thiên Chúa.
Đây là đức tin; đây là cách cậy trông mà mỗi chúng ta phải noi theo. Nếu đối với chúng ta khả năng duy nhất còn lại chỉ là nhìn các vì sao, thì cũng là lúc chúng ta phải tín thác vào Thiên Chúa. Không có gì đẹp hơn thế. Cậy trông không làm thất vọng. Xin cảm ơn anh chị em.
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch của ZENIT]

Tiếng Ý
Cha nhận được sự vui mừng của không khí Giáng sinh của anh chị em hành hương nói tiếng Ý. Cha xin chào các nghệ sĩ và nhân viên của đoàn xiếc Golden Circus của Liana Orfei, và xin cảm ơn anh chị em về màn trình diễn rất thú vị. Nét đẹp luôn mang chúng ta đến gần Chúa hơn! Cha xin chào các nhóm giáo xứ, đặc biệt những tín hữu của Supino và của Sant’Andrea delle Frate ở Roma, anh chị em đến với ảnh điêu khắc Linh Ảnh Đức Bà, sẽ được trưng bày tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô. Trong mùa Giáng sinh này chúng ta được chiêm ngưỡng mầu nhiệm diệu kỳ của Chúa Giê-su, trẻ thơ và tuổi niên thiếu, Người mà theo Tác giả Tin mừng Luca kể lại, “càng thêm khôn ngoan và cao lớn, thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.” (2:52).
Cha thật hạnh phúc được gửi lời chào đặc biệt đến các bạn trẻ, anh chị em bệnh nhân và những đôi uyên ương mới, mà cha gọi họ là những người gan dạ, vì người ta phải gan dạ lắm mới tiến tới hôn nhân và giữ hôn nhân bền vững suốt đời: thật là những người tốt lành. Nguyện xin các Thánh Anh Hài mà chúng ta kính nhớ hôm nay, giúp chúng ta được vững mạnh trong đức tin, nhìn đến Chúa Hài Đồng, Người qua mầu nhiệm Giáng sinh đã tặng ban chính bản thân cho toàn nhân loại. Các bạn trẻ thân yêu, nguyện xin cho chúng con cũng lớn lên như Ngài: vâng nghe cha mẹ và nhanh chóng hiểu được và bước theo thánh ý của Chúa Cha trên trời. Anh chị em bệnh nhân thân mến, cha hy vọng rằng anh chị em nhận thức rõ ý nghĩa của sự đau khổ của anh chị em dưới ánh sáng rực rỡ của Bê-lem. Và các đôi uyên ương mới thân yêu đầy gan dạ, cha khuyến khích chúng con xây dựng gia đình để giữ được sự yêu thương và tận hiến mãi mãi, vượt ra ngoài tất cả mọi hy sinh, và không bao giờ để một ngày qua đi mà không tạo được sự bình an với nhau.
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/12/2016]