Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Đức Thánh Cha: ‘Đời sống người Ki-tô hữu là một cuộc chiến mỗi ngày chống lại cám dỗ’

Đức Thánh Cha: ‘Đời sống người Ki-tô hữu là một cuộc chiến mỗi ngày chống lại cám dỗ’

Pope Francis celebrates Mass at Casa Santa Marta
Đức Thanh Cha Phanxico dâng Lễ trong nhà nguyện thánh Marta
19/01/2017 12:37
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico hôm thứ Năm mời gọi các tín hữu hãy để mình được dẫn dắt bởi Chúa Giê-su, ngài nói rằng đời sống người Ki-tô hữu là một cuộc chiến mỗi ngày chống lại cám dỗ.
Nói trong bài giảng Lễ sáng tại nhà nguyện Thánh Marta, Đức Thánh Cha cảnh báo chống lại những cám dỗ lôi kéo chúng ta vào con đường sai lầm.
Dẫn về bài đọc Tin mừng hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxico nói rằng Chúa Giê-su đến để phá hủy những ảnh hưởng của ác thần trong tâm hồn của chúng ta.
Nhắc lại trích đoạn Tin Mừng theo Thánh Mác-cô kể chuyện những đám rất đông người đi theo Chúa Giê-su với lòng hăng hái, Đức Thánh Cha gợi lên cây hỏi: ‘Tại sao các đám đông lại bị cuốn hút?’
Ngài nói, Tin mừng kể cho chúng ta biết một số người bị ốm và muốn được chữa lành, nhưng cũng có những người thích nghe Chúa Giê-su vì Ngài chạm đến tâm hồn của họ. Ngài giải thích, việc này là do Chúa Cha lôi kéo họ lại với Chúa Giê-su.
Đức Phanxico nói, quá nhiều người đến mức Chúa Giê-su phải nói các môn đệ của Ngài tìm cho Ngài một cái thuyền sẵn sàng vì đám đông, để họ không đè bẹp Ngài. Và Ngài nói rằng Ngài quá xúc động vì Ngài thấy những người này như một đàn chiên không có người chăn, và nhờ hoạt động của Thánh Thần của Chúa Cha đã lôi kéo họ đến với Chúa Giê-su.
Và, Đức Thánh Cha nhấn mạnh, lý do có quá nhiều người bị cuốn hút bởi Chúa Giê-su không phải là một Sự Biện giải.
Nhận xét về phần kết của đoạn Tin mừng kể rằng ‘khi những thần ô uế nhìn thấy Ngài chúng đều sụp lạy trước Ngài và kêu lên, “Ông là Con Thiên Chúa,’” Đức Phanxico nói rằng bất cứ khi nào chúng ta cố gắng tiến đến với Thiên Chúa các thân ô uế đều ngăn cản chúng ta làm việc đó, và “bắt đầu một cuộc chiến chống lại chúng ta.”
Những người, ngài nói, cảm thấy họ là người Công giáo rất tốt và không bao giờ bị cám dỗ, họ phải cầu nguyện vì họ đang trên con đường sai lầm.
“Một đời sống Ki-tô hữu không có cám dỗ không phải là đời sống Ki-tô hữu, ngài nói: nó chỉ là chuyện lý tưởng, nó là Ngộ đạo thuyết, nhưng đó không phải là Ki-tô giáo.”
Khi Chúa Cha lôi kéo nhiều người đến với Chúa Giê-su, Đức Thánh Cha Phanxico giải thích, có một sức mạnh khác đối lập gây ra những xung khắc.
“Đó là lý do tại sao Thánh Phaolo nói đến đời sống người Ki-tô hữu giống như một cuộc chiến: một cuộc chiến mỗi ngày. Một cuộc chiến đấu!” ngài nói: Đó là lý do Chúa Giê-su đến: “để phá hủy đế quốc của Satan, đế quốc của ác thần.”
Ngài đến để phá hủy sức ảnh hưởng của nó trong tâm hồn của chúng ta, Đức Thánh Cha nói. Vì thế khi Chúa Cha lôi kéo chúng ta đến với Chúa Giê-su, ác thần tìm cách phá hoại sức lôi kéo đó.
Đức Thánh Cha kết luận bằng lời thúc đẩy chiến đấu liên tục và cảm nhận bằng con tim để chiến đấu cho vinh quang của Chúa Giê-su.
“Nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng nhận biết điều gì đang diễn ra trong tâm hồn và lựa chọn con đường ngay chính mà Chúa Cha kéo chúng ta đến với Chúa Giê-su,” ngài nói.

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 21/01/2017]
Đức Thánh Cha: ‘Đời sống người Ki-tô hữu là một cuộc chiến mỗi ngày chống lại cám dỗ’
Đức Thánh Cha: ‘Đời sống người Ki-tô hữu là một cuộc chiến mỗi ngày chống lại cám dỗ’
Đức Thánh Cha: ‘Đời sống người Ki-tô hữu là một cuộc chiến mỗi ngày chống lại cám dỗ’
Đức Thánh Cha: ‘Đời sống người Ki-tô hữu là một cuộc chiến mỗi ngày chống lại cám dỗ’
Đức Thánh Cha: ‘Đời sống người Ki-tô hữu là một cuộc chiến mỗi ngày chống lại cám dỗ’
Đức Thánh Cha: ‘Đời sống người Ki-tô hữu là một cuộc chiến mỗi ngày chống lại cám dỗ’
Đức Thánh Cha: ‘Đời sống người Ki-tô hữu là một cuộc chiến mỗi ngày chống lại cám dỗ’
Đức Thánh Cha: ‘Đời sống người Ki-tô hữu là một cuộc chiến mỗi ngày chống lại cám dỗ’
Đức Thánh Cha: ‘Đời sống người Ki-tô hữu là một cuộc chiến mỗi ngày chống lại cám dỗ’


Năm khuyết điểm của Chúa Giê-su

Năm khuyết điểm của Chúa Giê-su


Chắc chắn một điều, Ngài không giỏi môn toán ...

Năm khuyết điểm của Chúa Giê-su

Đời sống đặc biệt của đức Hồng y người Việt nam Phanxico Nguyễn Văn Thuận xứng đáng được mọi người biết đến, đặc biệt tình yêu vĩ đại của ngài đối với Thánh Thể. Bị cầm tù dưới chính thể cộng sản suốt 13 năm (trong đó có 9 năm biệt giam), vị linh mục đã làm thừa tác vụ cho mọi người trong suốt thời gian thử thách của ngài. Theo thầy Phó tế Greg Kandra viết, ngài Thuận được cho phép, “... một đặc ân: được viết thư gửi cho bạn bè ở ngoài tù. Mỗi lần như vậy, ngài thường yêu cầu họ gửi cho ngài cái mà ngài gọi là “thuốc chữa bệnh” cho ngài.
Họ hiểu ý của ngài. Họ gửi cho ngài những lọ thuốc ho đổ đầy rượu và những mẩu bánh nhỏ. Những người canh tù thông cảm đã lén cho ngài vài thanh gỗ nhỏ và sợi dây, và bằng những thứ đó ngài làm một thánh giá nhỏ, ngài giấu thánh giá trong cục xà phòng.
Ngài cấu giấu tất cả những thứ  này trong một hộp giấy các-tông. Hộp đó trở thành bàn thờ riêng của ngài. Hàng ngày lúc 3 giờ chiều, giờ tử nạn của Chúa Ki-tô, ngài nhỏ vài giọt rượu vào trong lòng bàn tay của ngài, trộn lẫn với nước, để dâng Lễ.
Phép lạ lớn nhất trong lịch sử có thể đã diễn ra. Ô nhà tù chật hẹp trở nên đẹp đẽ và thánh thiêng như bất kỳ một thánh đường nào khác, một nơi thờ phụng vinh quang của Thiên Chúa.
Ngài đã làm như vậy trong suốt 13 năm.
Trong một diễn từ năm 2000, ngài Phạm Văn Thuận tuyên bố rằng ngài đã “ … gặp Đức Giê-su; Người làm tôi say sưa. Tôi đi theo Người – vì tôi yêu những khuyết điểm của Giê-su.” Có thể đọc diễn từ của ngài trong một trong những quyển sách của ngài, Chứng nhân Hy vọng.
Khuyết điểm thứ nhất: Chúa Giê-su không có bộ nhớ tốt
Trong cơn đau đớn cực độ trên thập giá, Chúa Giê-su nghe thấy tiếng nói của kẻ trộm bên tay phải của Người: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào nước của ông, xin nhớ đến tôi..” (Lc 23:42) Nếu đó là tôi, tôi đã trả lời cho anh ta: “Tôi sẽ không quên anh nhưng anh phải trả giá cho những tội ác của anh bằng 20 năm trong lửa luyện tội.”
Ngược lại, Chúa Giê-su nói, “Ngay hôm nay anh sẽ ở với ta trên thiên đàng.” Chúa Giê-su đã tha hết mọi tội của anh ta ...
Người không chỉ tha thứ, Người tha thứ tất cả.
Khuyết điểm thứ hai: Chúa Giê-su không giỏi môn Toán
Nếu Chúa Giê-su làm bài thi môn toán chắc chắn ngài sẽ trượt. Một người chăn chiên có 100 con chiên; một con bị lạc. Không cần suy nghĩ, người chăn chiên bỏ đi tìm nó, để lại 99 con kia. Khi anh ta tìm thấy con chiên lạc, anh ta vác nó trên vai (Lc 15: 4-5). Với Chúa Giê-su, 1 bằng 99, có thể thậm chí còn hơn thế ...
Khuyết điểm thứ ba: Chúa Giê-su không xuất sắc về môn lý luận
Một đêm kia một người phụ nữ có 10 đồng quan và bị mất 1 đồng, bà đốt đèn lên và đi tìm nó. Khi bà tìm được, bà mời hàng xóm lại và bảo họ, “Hãy chung vui với tôi vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đánh mất.” (Lc 15:9). Nhưng cái tiệc mừng này có thể phí tổn nhiều hơn một đồng quan. Nó không hợp lý đối với chúng ta! Và còn nữa: “Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối.”
Khuyết điểm thứ tư: Chúa Giê-su liều quá
Một người có trách nhiệm quảng bá cho một công ty hay một nhà chính trị vận động tranh cử chuẩn bị một chương trình rất chặt chẽ bằng những lời hứa. Chúa Giê-su chỉ hứa những thử thách và bách hại cho những ai đi theo Người. Ngài cảnh báo họ rằng “Con Người không có chỗ tựa đầu.” (Mt 8:20)
Ngài sai các môn đệ ra đi trong sự túng thiếu, và chẳng có chương trình gì cả. Dường như họ chỉ có chỗ dựa duy nhất là Đấng Toàn Năng, hay điều gì khác.
Khuyết điểm thứ năm: Chúa Giê-su là người quản lý tài chính rất kém cỏi
Nếu Chúa Giê-su là giám đốc của một doanh nghiệp thì chắc công ty của Ngài nghèo mạt vì Ngài trả cùng mức lương cho người bắt đầu vào làm buổi sáng và người vào làm buổi chiều. Và Ngài cố tình làm điều này. “Cầm lấy phần của bạn mà đi đi; tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó … bạn ghen tức vì sự tốt bụng của tôi chăng?” (Mt 20: 14–15)
Đâu là nguyên nhân của những khuyết điểm này của Chúa Giê-su? Tình yêu. Vì Ngài là Thiên Chúa của lòng Thương Xót và Tình Yêu Nhập Thể, Tình yêu của Thiên Chúa (x. 1 Ga 4:16). Đây không phải là một tình yêu dựa trên lý trí, có sự tính toán và có điều kiện; đó là một tình yêu tặng ban, tình yêu phục vụ, tình yêu thấu hiểu và tha thứ, đến mức vô tận. Tới mức độ nào? Vô tận.
Những khuyết điểm của Chúa Giê-su, Đức Hồng y Thuận dạy, là con đường hạnh phúc.

[Nguồn: aleteia]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 19/01/2017]