Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Đức Thánh Cha nhắc nhở các tín hữu rằng Mùa Vọng là Thời gian Trông đợi và Hy vọng

Đức Thánh Cha  nhắc nhở các tín hữu rằng Mùa Vọng là Thời gian Trông đợi và Hy vọng

© Vatican Media

Đức Thánh Cha nhắc nhở các tín hữu rằng Mùa Vọng là Thời gian Trông đợi và Hy vọng

Toàn văn huấn từ Kinh Truyền tin Chúa nhật

29 tháng Mười Một, 2020 14:16

JIM FAIR


Hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón Mùa Vọng với lời nhắc nhở cho các tín hữu trên toàn thế giới rằng đó là thời gian của “trông đợi và hy vọng”.

Những lời nhắc nhở của ngài được đưa ra trong huấn từ trước giờ đọc Kinh Truyền Tin buổi trưa với đám đông giới hạn số người hành hương do đại dịch trong Quảng trường Thánh Phêrô.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta sống ‘Mùa quan trọng’ đầu tiên, đó là Mùa Vọng, mùa đầu tiên của năm phụng vụ, Mùa Vọng, là mùa chuẩn bị cho Lễ Giáng Sinh, và do đó nó là thời gian trông đợihy vọng. Mong chờ và hy vọng. Mùa Vọng là một tiếng gọi tiếp tục hy vọng: nó nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa hiện diện trong lịch sử để đưa nó đến mục tiêu cuối cùng và dẫn chúng ta đến sự viên mãn của nó, đó là Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô.”

Dưới đây là toàn văn huấn từ của Đức Thánh Cha, văn bản của Vatican (ND: bản tiếng Anh):


Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay, Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Vọng, một năm phụng vụ mới bắt đầu. Trong đó, Giáo hội đánh dấu dòng thời gian bằng việc cử hành các biến cố chính trong cuộc đời của Chúa Giêsu và câu chuyện về ơn cứu độ. Khi làm như vậy, với vai trò là Mẹ, Giáo hội soi sáng con đường cuộc sống của chúng ta, hỗ trợ chúng ta trong những công việc hàng ngày, và hướng dẫn chúng ta đến cuộc gặp gỡ cuối cùng với Đức Kitô. Phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta sống ‘Mùa quan trọng’ đầu tiên, đó là Mùa Vọng, mùa đầu tiên của năm phụng vụ, Mùa Vọng, là mùa chuẩn bị cho Lễ Giáng Sinh, và do đó nó là thời gian trông đợi hy vọng. Mong chờ và hy vọng. 

Thánh Phaolô (xem 1 Cr 1: 3-9) cho biết mục tiêu mà chúng ta mong đợi. Nó là gì? “Sự mặc khải của Chúa” (c. 7). Thánh Tông đồ mời gọi Kitô hữu ở Côrinhtô và cả chúng ta nữa, hãy tập trung chú ý vào cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Đối với một người Kitô hữu, điều quan trọng nhất là sự gặp gỡ liên tục với Chúa, ở với Chúa. Và bằng cách này, trở nên quen thuộc với việc ở lại với Thiên Chúa của sự sống, chúng ta chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ, để được ở với Chúa trong cuộc sống đời đời. Và cuộc gặp gỡ quyết định này sẽ đến vào ngày tận thế. Nhưng Chúa đến mỗi ngày, để với ân sủng của Ngài, chúng ta có thể hoàn thành những điều tốt lành trong đời sống của chúng ta và trong đời sống của tha nhân. Chúa của chúng ta là Thiên Chúa tiến đến, xin đừng quên điều này: Chúa của chúng ta là Thiên Chúa tiến đến, là Đấng liên tục đến. Ngài sẽ không làm cho sự chờ đợi của chúng ta trở thành thất vọng! Chúa không bao giờ làm thất vọng. Có lẽ Ngài sẽ khiến chúng ta phải chờ đợi, Ngài sẽ khiến chúng ta phải chờ đợi một thời gian trong bóng tối để sự mong chờ của chúng ta chín muồi, nhưng Ngài không bao giờ làm thất vọng. Chúa luôn đến, Ngài luôn ở bên cạnh chúng ta. Nhiều khi Ngài không tỏ lộ chính Ngài để được nhìn thấy, nhưng Ngài luôn luôn đến. Ngài đã đến vào đúng thời điểm trong lịch sử và trở thành người phàm để gánh lấy tội lỗi của chúng ta – lễ Chúa giáng sinh kỷ niệm lần đến đầu tiên của Chúa Giêsu trong thời điểm lịch sử –; Ngài sẽ đến vào cuối thời đại như là vị thẩm phán chung; Ngài đến mỗi ngày để thăm dân Ngài, thăm mọi người nam và nữ đón nhận Ngài trong Lời Người, trong các Bí tích, trong anh chị em của họ. Kinh Thánh cho chúng ta biết, Chúa Giêsu đang ở ngoài và gõ cửa. Hằng ngày. Ngài đang ở tại cánh cửa tâm hồn của chúng ta. Ngài gõ cửa. Anh chị em có biết cách lắng nghe Chúa là Đấng gõ cửa, Đấng đến thăm anh chị em hôm nay, Đấng miệt mài gõ cửa tâm hồn anh chị em, với một ý tưởng, với sự soi dẫn không? Ngài đã đến Bêlem, Ngài sẽ đến vào ngày tận thế, nhưng hằng ngày Ngài đến với chúng ta. Hãy cẩn trọng, hãy nhìn vào những gì bạn cảm nhận thấy trong lòng khi Chúa gõ cửa.

Chúng ta hiểu rõ rằng cuộc sống được tạo nên bởi những lúc thăng hoa và những lúc chán nản, bởi ánh sáng và bóng tối che phủ. Mỗi người trong chúng ta đều trải qua những giây phút thất vọng, thất bại và lạc lõng. Ngoài ra, hoàn cảnh chúng ta đang sống bị đánh dấu bởi trận đại dịch gây ra sự lo lắng, sợ hãi và chán nản nơi nhiều người; chúng ta có nguy cơ rơi vào tình trạng bi quan, nguy cơ rơi vào tình trạng khép kín và dửng dưng. Chúng ta nên phản ứng như thế nào trước tất cả những vấn đề này? Bài Thánh vịnh hôm nay đề nghị: “Tâm hồn chúng tôi đợi trông Chúa, bởi Người luôn che chở phù trì. Vâng, có Người, chúng tôi mừng rỡ, vì hằng tin tưởng ở Thánh Danh.” (Tv 33,20-21). Nghĩa là, linh hồn đang đợi trông, tin tưởng trông đợi Chúa, cho phép chúng ta tìm thấy sự an ủi và lòng can đảm trong những giờ phút tăm tối của cuộc đời. Và điều gì làm nảy sinh lòng dũng cảm và lời cam kết đầy tín thác này? Chúng từ đâu đến? Chúng được sinh ra từ niềm hy vọng. Và hy vọng không làm thất vọng, nhân đức đó dẫn đưa chúng ta tiến tới, hướng đến cuộc gặp gỡ với Chúa.

Mùa Vọng là một tiếng gọi tiếp tục hy vọng: nó nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa hiện diện trong lịch sử để đưa nó đến mục tiêu cuối cùng và dẫn chúng ta đến sự viên mãn của nó, đó là Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa hiện diện trong lịch sử nhân loại, Người là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, Thiên Chúa không ở đâu xa, Người luôn ở với chúng ta, đến mức Người thường gõ cửa tâm hồn chúng ta. Chúa đồng hành bên cạnh chúng ta để nâng đỡ chúng ta. Chúa không bỏ rơi chúng ta; Người đồng hành với chúng ta qua những biến cố cuộc đời để giúp chúng ta khám phá ra ý nghĩa của hành trình, ý nghĩa của cuộc sống hàng ngày, để ban cho chúng ta lòng can đảm khi chúng ta phải chịu những sự giam cầm hoặc khi chúng ta đau khổ. Giữa những giông tố cuộc đời, Thiên Chúa luôn mở rộng vòng tay Ngài cho chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi những mối đe dọa. Hình ảnh này thật đẹp! Trong sách Đệ Nhị Luật, có một trích đoạn rất đẹp, trong đó vị Ngôn sứ nói với dân chúng: “Có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta?” Không dân tộc nào cả, chỉ có chúng ta mới được ân sủng này là có Chúa ở gần chúng ta. Chúng ta trông đợi Đức Chúa, chúng ta hy vọng rằng Người mặc khải Người, nhưng Người cũng hy vọng rằng chúng ta bày tỏ chính bản thân chúng ta cho Người!

Xin Mẹ Maria Rất Thánh, Đức nữ của sự mong đợi, đồng hành với những bước đi của chúng ta vào đầu năm phụng vụ mới này và giúp chúng ta hoàn thành nhiệm vụ của người môn đệ của Chúa Giêsu mà Thánh Tông đồ Phêrô đã nói rõ. Và nhiệm vụ này là gì? Đó là giải thích cho niềm hy vọng trong chúng ta (xem 1 Pr 3:15).

________________________________________________

Sau Kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha tiếp tục:

Anh chị em thân mến,

Cha xin bày tỏ sự gần gũi với những người dân Trung Mỹ, bị ảnh hưởng bởi những cơn bão mạnh. Đặc biệt, cha nhớ đến Đảo San Andrés, Providencia, và Santa Catalina, cũng như vùng ven biển Thái Bình Dương thuộc bắc Colombia. Cha cầu nguyện cho tất cả các quốc gia đang gánh chịu hậu quả của những thảm họa này.

Cha xin gửi lời chào nồng ấm tới anh chị em, những tín hữu của Roma, và anh chị em hành hương đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Đặc biệt, cha gửi lời chào đến những anh chị em đã đến nhân dịp Công nghị tấn phong các Tân Hồng y diễn ra chiều hôm qua, rất tiếc với số lượng rất hạn chế. Chúng ta hãy cầu nguyện cho 13 thành viên mới của Hồng Y Đoàn.

Xin chúc tất cả anh chị em Chúa Nhật phúc lành và một hành trình Mùa Vọng đầy ơn phúc. Chúng ta hãy cố gắng mang đến những điều tốt đẹp ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn mà đại dịch đang đổ xuống trên chúng ta: sự tỉnh thức hơn, chân thành và tôn trọng những người gặp khó khăn, cũng cần có lời cầu nguyện trong gia đình, với sự đơn sơ. Ba điều này sẽ giúp chúng ta rất nhiều: tỉnh thức hơn, chân thành và tôn trọng những người gặp khó khăn, và rất quan trọng là cần có những thời gian cầu nguyện trong gia đình, với sự đơn sơ. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng, và arrivederci.

© Vatican Media


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/11/2020]


Thánh giá Ngày Giới trẻ Thế giới được trao cho giới trẻ Bồ Đào Nha trước đại hội quốc tế

Thánh giá Ngày Giới trẻ Thế giới được trao cho giới trẻ Bồ Đào Nha trước đại hội quốc tế

Thánh giá Ngày Giới trẻ Thế giới được trao cho giới trẻ Bồ Đào Nha trước đại hội quốc tế
Các bạn trẻ giữ thánh giá Ngày Giới trẻ Thế giới tại Panama tháng Một năm 2019. Credit: Vatican Media.

Hannah Brockhaus

Vatican City, 22 tháng Mười Một, 2020 / 04:27 am MT (CNA). - Đức Thánh Cha Phanxicô dâng thánh Lễ Chúa Kitô Vua vào Chúa nhật, và sau đó chứng kiến việc chuyển giao theo truyền thống thánh giá Ngày Giới trẻ Thế giới và linh ảnh Đức Mẹ cho một phái đoàn đến từ Bồ Đào Nha.

Vào cuối Thánh lễ tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô ngày 22 tháng Mười Một, cây thánh giá của Ngày Giới trẻ Thế giới và linh ảnh Đức Maria Salus Populi Romani đã được các bạn trẻ Panama trao cho một nhóm các bạn trẻ đến từ Bồ Đào Nha.

Sự kiện này diễn ra trước Ngày Giới trẻ Thế giới quốc tế lần thứ 16, sẽ được tổ chức tại Lisbon, Bồ Đào Nha vào tháng Tám năm 2023. Đại hội giới trẻ quốc tế gần đây nhất diễn ra tại Panama vào tháng Một năm 2019.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Đây là một bước quan trọng trong cuộc hành hương sẽ dẫn đưa chúng ta đến Lisbon vào năm 2023”.

Thánh giá đơn sơ bằng gỗ đã được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trao cho giới trẻ vào năm 1984 khi bế mạc Năm Thánh Cứu Độ.

Ngài nói với các bạn trẻ “hãy mang thập giá đi khắp thế giới như một biểu tượng tình yêu của Đức Kitô dành cho nhân loại, và công bố với mọi người rằng chỉ trong Đức Kitô, Đấng đã chết và sống lại từ cõi chết, thì ơn cứu độ và sự cứu chuộc mới được tìm thấy.”

Trong 36 năm qua, thánh giá đã đi khắp thế giới, được các bạn trẻ vác theo trong các cuộc hành hương và rước kiệu, cũng như vào mỗi dịp Ngày Giới trẻ Thế giới cấp quốc tế.

Cây thánh giá cao 12 bộ (hơn 3,8 mét) được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, bao gồm Thánh giá Giới trẻ, Thánh giá Năm Thánh, và Thánh giá Hành hương.

Cây thánh giá và linh ảnh thường được trao cho các bạn trẻ của đất nước sẽ đăng cai Ngày Giới trẻ Thế giới tiếp theo vào Chúa nhật Lễ Lá, cũng là Ngày Giới trẻ cấp Giáo phận, nhưng do đại dịch coronavirus, sự chuyển giao đã được hoãn lại đến Lễ Chúa Kitô Vua.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng thông báo vào ngày 22 tháng Mười Một rằng ngài quyết định chuyển ngày lễ giới trẻ cấp giáo phận thường niên từ Chúa Nhật Lễ Lá sang Chúa Nhật Chúa Kitô Vua, bắt đầu từ năm sau.

Ngài nói: “Trung tâm của lễ cử hành vẫn là Mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu chuộc Nhân loại, như Thánh Gioan Phaolô II, người khởi xướng và là bổn mạng của Ngày Giới trẻ Thế giới.”

Vào tháng Mười, Ngày Giới trẻ Thế giới Lisbon ra mắt website và logo.

Bản thiết kế mô tả Đức Trinh nữ Maria phía trước một thánh giá, được tạo ra bởi Beatriz Roque Antunes, người thanh niên 24 tuổi làm việc tại một công ty truyền thông ở Lisbon.

Logo Đức Mẹ được thiết kế để truyền tải chủ đề Ngày Giới trẻ Thế giới do Đức Thánh Cha Phanxicô lựa chọn: “Đức Maria đứng dậy và vội vã lên đường”, trích từ trình thuật của Thánh Luca về chuyến viếng thăm của Đức Trinh Nữ Maria với người chị họ là Êlisabét sau biến cố Truyền tin.

Trong bài giảng Thánh lễ ngày 22 tháng Mười Một, Đức Thánh Cha Phanxicô động viên các bạn trẻ hãy làm những việc lớn lao cho Chúa, thực hiện các Mối Phúc Thương xót, và đưa ra những lựa chọn khôn ngoan.

Ngài nói: “Giới trẻ các con thân yêu, anh chị em thân mến, chúng ta đừng từ bỏ những ước mơ lớn lao. Chúng ta đừng miễn cưỡng chấp nhận những gì cần thiết. Thiên Chúa không muốn chúng ta thu hẹp những chân trời của mình, hoặc tiếp tục dừng lại bên những lề đường cuộc sống. Người muốn chúng ta chạy đua một cách táo bạo và hân hoan hướng tới những mục tiêu cao cả.”

Ngài nói: “Chúng ta không được tạo dựng để mơ ước về những kỳ nghỉ hè hay nghỉ cuối tuần, mà là để làm cho những ước mơ của Thiên Chúa thành hiện thực trên thế giới này”.

Đức Phanxico tiếp tục, “Chúa làm cho chúng ta có khả năng mơ ước để chúng ta có thể ôm lấy vẻ đẹp của cuộc sống. Những mối phúc thương xót là những công việc đẹp nhất trong cuộc đời. Nếu các con đang mơ về vinh quang đích thực, không phải vinh quang của thế giới chóng qua này mà là vinh quang của Thiên Chúa, thì đây là con đường để đi theo. Vì những mối phúc thương xót đem lại vinh hiển cho Thiên Chúa hơn bất cứ điều gì khác.”

Ngài nói, “Nếu chúng ta chọn Chúa, mỗi ngày chúng ta càng lớn lên trong tình yêu của Ngài, và nếu chúng ta chọn yêu thương tha nhân thì chúng ta sẽ tìm thấy hạnh phúc thực sự. Vì vẻ đẹp của những lựa chọn của chúng ta phụ thuộc vào tình yêu.”



[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/11/2020]


Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2020

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Giorgio Art | Shutterstock

Bret Thoman, OFS

18/11/20

Hãy thực hiện cuộc hành hương theo những bước chân của Thánh Phanxicô. Đường mòn bắt đầu ở Assisi, thành phố của Thánh Phanxicô, và kết thúc ở Roma, Kinh Thành muôn thuở của Thánh Phêrô.


Trong vài thập kỷ qua, việc hành hương trên con đường Camino đã trở nên phổ biến. Người hành hương bắt đầu hành trình với nhiều mục đích từ tôn giáo và lòng đạo đức đến tâm linh và tìm kiếm.

Lời kêu gọi đến Camino là một sự đáp lời trong tâm hồn để tiến đến gần hơn với Thiên Chúa – rời bỏ những điều bình thường để đón nhận những điều chưa biết trong bối cảnh đức tin. Nhiều người chứng kiến những phép lạ, các dấu chỉ và sự thật. Họ thường tìm thấy câu trả lời cho những lời cầu nguyện chân thành của mình, mặc dù có khi câu trả lời của Thiên Chúa khác với câu trả lời họ tìm kiếm.

Con đường của Thánh Phanxicô

Nhiều người đã nghe nói về, hoặc có lẽ đã từng bước đi, con đường Camino phía bắc Tây Ban Nha được gọi là Con đường của Thánh Giacôbê. Tuy nhiên, có một con đường Camino ít được biết đến hơn ở Ý: St. Francis Camino (còn được gọi là Con đường của Thánh Phanxicô). Bắt đầu tại Assisi, nó dõi theo những bước chân của Thánh Phanxicô suốt 150 dặm (250 km) trong thời gian khoảng 15 ngày đến Roma.

St. Francis Camino (tiếng Ý là Via di Francesco) không phải là một con đường hành hương cổ xưa như Con đường Tây Ban Nha hoặc Via Francigena từ Canterbury, nước Anh đến Roma. Thay vào đó, nó là một đường mòn mới được tạo ra theo những dấu chân của Thánh Phanxicô.

Những người tổ chức hành hương Camino này nhận thấy rằng việc đi bộ giữa Assisi và Roma sẽ tạo ra một hành trình không gì sánh bằng, vì hai thành phố này đại diện cho sự kết nối linh đạo bình dân của Thánh Phanxicô và thể chế của Tòa Thánh. Nó bắt đầu ở Assisi, thành phố của Thánh Phanxicô, được cho là một trong những vị thánh nổi tiếng và có thần ân nhất trong Giáo hội, và kết thúc tại kinh thành muôn thuở của Thánh Phêrô, người môn đệ mà Chúa Giêsu đã trao chìa khóa cho Nước Thiên đàng và dưới đất và là người đã dẫn dắt Giáo hội như Đá tảng.

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Photo Courtesy of Bret Thoman, người OFSA vận chuyển hàng hóa bằng động vật dọc theo đường Camino.

Vẻ đẹp thiên nhiên truyền cảm hứng

Ngoài chặng cuối cùng vào thành phố Roma, St. Francis Camino còn được biết đến với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Nó tự hào về những cảnh quan ngoạn mục và khung cảnh bao la của các thung lũng Spoleto và Rieti. Nó uốn lượn qua những khu rừng rộng lớn, những vườn ôliu từ xa xưa, và những vùng đất nông nghiệp phì nhiêu với những cánh đồng lúa mì, ngũ cốc và hoa hướng dương. Nó vượt dốc cao lên những ngọn đồi và đỉnh núi, tiếp theo là những đường xuống thoai thoải vào các thung lũng.

Phần lớn đường St. Francis Camino nằm trong Dãy núi Apennine gồ ghề, nên nó đòi hỏi sự chuẩn bị về thể chất rất lớn. Tuy nhiên, nó đầy sự phấn khích.

Có lúc, khung cảnh hiện ra như một tấm thảm rực rỡ. Bầu trời xanh thẳm, thung lũng xanh mướt phủ sương, và những đêm bầu trời vằng vặc đầy sao trông giống như một bức bích họa được vẽ theo kích thước thật. Thật dễ dàng để chia sẻ mối tương quan anh em của Thánh Phanxicô với tạo vật, muốn bật lên và tụng ca Thiên Chúa vì Anh Mặt Trời, Chị Mặt Trăng, và tất cả tạo vật, ngài đã làm như vậy trong bài thơ/lời cầu nguyện nổi tiếng của mình, Trường ca các Tạo vật.

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS Hoa anh túc mùa xuân ở vùng quê.

Một hành trình xuyên lịch sử

Camino cũng rất phong phú về văn hóa và lịch sử. Các thành phố cao thấp nhiều tầng và các thị trấn nhỏ trên đồi kiên cố dọc theo tuyến đường làm bừng lên trí tưởng tượng. Tưởng như chính Camino trở thành một người kể chuyện và thuật lại những câu chuyện của một thế giới đã qua: về những nền văn minh cổ xưa, những người đã xây dựng các con đường và hệ thống dẫn nước; của Guelphs và Ghibellines, những người đã xây dựng các pháo đài để bảo vệ giáo hoàng hoặc hoàng đế; của những nhà quý tộc đặc quyền, những người bảo vệ đường lối phong kiến của họ chống lại những người dân thường đấu tranh cho công bằng; của những ẩn sĩ và thánh nhân tìm kiếm thánh ý của Thiên Chúa trong những nơi hẻo lánh, và những tội nhân ít quan tâm hơn.

Trải nghiệm sự bất ngờ

Ở khoảng đâu đó trong hành trình, nhiều người trải qua một sự biến đổi. Khi họ đi vào Kinh thành muôn thuở Roma – không còn bị lúng túng bởi ánh mắt nhìn của “những người hành hương bằng xe buýt” khi họ đến nơi với bộ đồ đi bộ đường dài nhếch nhác, đôi ủng dính bùn, và ba lô bị hao mòn – họ thường trải qua một điều gì đó bất ngờ.

Chắc chắn có những giọt nước mắt hân hoan khi hoàn thành một kỳ tích gian khổ như vậy. Nhưng đồng thời, cuộc hành hương cũng tạo ra những phản ứng bất ngờ khác. Thường thì những ký ức xa xăm bừng dậy. Khuôn mặt của những con người từ quá khứ xa xưa bỗng hiện lên sống động trong tâm trí. Có những giọt nước mắt vui mừng và biết ơn vì được yêu thương và chăm sóc. Những lần khác, người hành hương đầy lòng mong muốn tha thứ cho ai đó, hoặc có thể là xin sự tha thứ.

Khi những người hành hương nhận giấy chứng nhận hoàn thành Testimonium được cấp tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, họ nhận ra rằng chuyến hành hương không chỉ là một hành trình đến một đích điểm thực tế: hành trình thật sự diễn ra trong tâm hồn. Cho dù có thể họ không nhận được đúng những gì họ đang tìm kiếm, nhưng họ đã nhận được món quà mà Thiên Chúa dành cho họ.

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Một nhóm người hành hương chụp hình trước Vương cung Thánh đường Thánh Phanxicô tại Assisi trước khi khởi hành St. Francis Camino.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, O

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Credenziale, hoặc hộ chiếu hành hương: những tem đặc biệt được đóng hàng ngày để xác minh và ghi dấu ấn hành trình.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, O

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Một bức thư viết tay của Thánh Phanxicô, một trong hai bức còn tồn tại, được bảo tồn trong Nhà thờ Chính tòa Spoleto.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Một vườn ôliu với cảnh quan nhìn ra Thung lũng Spoleto ở phía sau.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Một cột đá đánh dấu dặm đường của La Mã cổ đại từ thời Caesar Augustus.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Biển báo hành hương màu vàng / xanh lam cho biết hướng đến Roma.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Một bữa ăn hảo hạng được phục vụ tại một nhà nghỉ B&B trên đường đi.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Một nhà thờ đổ nát và tháp chuông trong cánh đồng ngũ cốc.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Nhà thờ cổ Santa Vittoria cách Roma khoảng 40 dặm (60 km).

© Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Camino nằm bên sông Tiber trước khi đến Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Một nhóm đến nơi và nhận chứng nhận hoàn thành Testimonium của họ.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Testimonium, hay chứng nhận hoàn thành, được cấp trong phòng thánh tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/11/2020]


Núi lửa, bệnh dịch, chiến tranh: Vị thánh bác sĩ với một câu chuyện đáng kinh ngạc

Núi lửa, bệnh dịch, chiến tranh: Vị thánh bác sĩ với một câu chuyện kinh ngạc

Núi lửa, bệnh dịch, chiến tranh: Vị thánh bác sĩ với một câu chuyện đáng kinh ngạc

Inviaggio | CC BY-SA 3.0

Larry Peterson

20/11/20

Trong phòng khám nghiệm tử thi nơi ngài làm việc, ngài treo một cây thánh giá trên tường có khắc câu 13:14 của Hôsê: “Hỡi thần chết, ta sẽ là sự chết của ngươi.”

Joseph Moscati là con thứ bảy trong số chín người con sinh ra trong một gia đình quý tộc ở thị trấn Benevenuto ngày 25 tháng Bảy năm 1880. Thân phụ của ngài, ông Francesco, là một luật sư và thẩm phán rất được kính trọng trong vùng. Thân mẫu của ngài, bà Rosa De Luca Dei Marchesi di Roseto, xuất thân từ giới quý tộc. Joseph được rửa tội sáu ngày sau khi chào đời và rước lễ lần đầu năm tám tuổi (vào thời đó, thông lệ chung cho việc Rước Lễ lần đầu là 12 tuổi).

Anh trai của Joseph là Alberto bị ngã ngựa khi huấn luyện trong quân đội. Anh bị chấn thương nặng ở đầu và bị tàn tật. Joseph đã được quan sát việc điều trị và chăm sóc cho anh trai cậu. Nó đã thôi thúc cậu chú tâm vào việc học ngành y. Sau tốt nghiệp trung học năm 1897, cậu vào Đại học Naples để theo đuổi đam mê này. Đó là một năm buồn vui lẫn lộn đối với cậu vì thân phụ của cậu đã qua đời trong thời gian đó. Cậu tốt nghiệp bác sĩ năm 1903.

Khi tốt nghiệp, cậu được nhận vào biên chế của Bệnh viện những Bệnh Nan y. Bên cạnh việc chăm sóc theo ca trực hàng ngày của mình, cậu tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu các cách để giúp đỡ những người bị chấn thương hoặc bệnh tật. Cậu nhanh chóng nổi tiếng vì sự tận tâm với công việc và tình yêu chân thành dành cho bệnh nhân của mình. Sau đó vào ngày 8 tháng Tư năm 1906, núi Vesuvius phun trào. Danh tiếng của cậu sẽ lớn thêm.

Bác sĩ Moscati đang làm việc trong bệnh viện ở Torre del Greco khi núi lửa phun. Bệnh viện chỉ cách tâm núi lửa vài dặm. Nhiều bệnh nhân là người cao tuổi, và nhiều người bị liệt. Bác sĩ Moscati ngay lập tức theo phản xạ lao vào phụ trách việc sơ tán. Suy nghĩ nhanh nhạy và khả năng lãnh đạo của ngài là động lực giúp đưa tất cả bệnh nhân ra khỏi tòa nhà một cách an toàn. Bệnh nhân cuối cùng đã được đưa ra chỉ một ít phút trước khi toàn bộ mái nhà đổ sập, kéo theo tòa nhà sập xuống. Bác sĩ Moscati gửi một lá thư đến Ban Phục vụ Bệnh viện Neopolitan, cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ trong cuộc sơ tán. Ngài không bao giờ đề cập đến bản thân.

Năm 1911, một trận dịch tả bùng phát ở Naples. Bác sĩ Moscati đã được chính phủ yêu cầu thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe và nghiên cứu để giúp tìm (các) nguyên nhân gây ra căn bệnh này, cũng như phát triển những cách kiểm soát và quản lý nó. Ngài làm việc nhanh chóng và hiệu quả và đã thực hiện một công việc tuyệt vời là thu thập dữ liệu và trình bày những cách chống lại dịch bệnh. Nhiều ý tưởng trong đó đã được áp dụng vào thực tế. Năm 1911, Bác sĩ Moscati được chào đón với tư cách là thành viên của Học viện Y học phẫu thuật Hoàng gia, nhận bằng tiến sĩ hóa lý.

Tiến sĩ Moscati vừa là nhà nghiên cứu vừa là bác sĩ. Ngài phụ trách Viện Giải phẫu Bệnh học địa phương, tại đây ngài có một cách thức riêng để giữ quan điểm đúng về sứ mệnh của mình. Trong phòng khám nghiệm tử thi, ngài gắn một cây Thánh giá trên tường. Được khắc trên đó là câu 14 Chương 13, Sách Hôsê: Ero mors tua, o mors (Hỡi thần chết, ta sẽ là sự chết của ngươi).

Ngài là một trong những bác sĩ đầu tiên của Neopolitan thử nghiệm loại thuốc mới, được gọi là insulin, được phát hiện vào năm 1911. Mãi đến năm 1922 thì Insulin mới được sử dụng cho bệnh nhân. Thân mẫu của ngài chết vì bệnh tiểu đường năm 1914.

Tiến sĩ Moscati đã tìm cách nhập ngũ trong Đệ Nhất Thế Chiến, nhưng người ta quyết định rằng ngài sẽ là một gia tài lớn hơn khi làm việc ở vị trí một bác sĩ. Ngài đã băng bó cứu chữa cho hơn 3.000 thương, bệnh binh. Sau chiến tranh, ngài được bổ nhiệm làm giám đốc một trường y.

Tiến sĩ Moscati vẫn trung thành và nhiệt thành với đức tin của mình trong suốt cuộc đời. Ngài tham dự thánh lễ hầu như mỗi buổi sáng, rước lễ và kết hiệp mình với Chúa Giêsu trong ngày. Sau đó là đến bệnh viện. Thời gian còn lại trong ngày của ngài dành để chữa trị cho bệnh nhân.

Một phần của các phương pháp điều trị cho bệnh nhân của ngài luôn là cầu nguyện, và nếu là người Công giáo, ngài giải thích về sức mạnh và hiệu quả chữa bệnh đối với việc thường xuyên lãnh nhận các bí tích có thể mang lại. Ngài không bao giờ tính phí cho việc khám chữa bệnh của mình đối với một người nghèo, và ngài thường tặng thuốc miễn phí cho ai đó. Khi về đến nhà, họ sẽ tìm thấy tờ tiền 50 lira trong chai.

Tiến sĩ Joseph Moscati bắt đầu ngày 12 tháng Tư năm 1927 giống như bất kỳ ngày nào khác. Ngài tham dự thánh lễ, rước lễ, lo công việc bệnh viện và về nhà chữa bệnh. Đến 3 giờ chiều, ngài cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, Ngài ngồi xuống để nghỉ ngơi, nhắm mắt và chết. Khi đó ngài 46 tuổi.

Nhiều người biết ngài đã gọi ngài là một người làm phép lạ vì ngài chẩn đoán các triệu chứng rất giỏi chỉ bằng cách nghe về chúng.

Nhưng sau khi qua đời, ngài vẫn được coi là một người làm phép lạ: Ngài được ghi nhận là có những sự chữa lành kỳ diệu, và người ta nói rằng những lời cầu nguyện xin sự chuyển cầu của ngài sau khi ngài chết đã giúp họ khỏe lại.

Các báo cáo về những công việc tốt lành này cuối cùng đã đến Roma. Những phép lạ nhờ sự chuyển cầu của ngài đã được công nhận, và ngày 25 tháng Mười năm 1987, Bác sĩ Joseph Moscati được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh. Ngài là vị bác sĩ đầu tiên của thế kỷ 20 được phong thánh.

Lễ của ngài là ngày 16 tháng Mười Một, đó là ngày hài cốt của ngài được chuyển đến Iglesia del Gesù Nuovo ở Naples, ba năm sau khi ngài qua đời. Ngài cũng đã được Thánh Giáo hoàng Phaolô VI phong chân phước ngày 16 tháng Mười Một năm 1975. (Ngày mất của ngài rơi vào Tuần Thánh, và ngài được an táng vào Thứ Năm Tuần Thánh.)

Thánh Giuseppe (Joseph) Moscati, xin hãy cầu nguyện cho chúng tôi, đặc biệt là trong thời gian đại dịch này.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/11/2020]


Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

Toàn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô tại buổi Tiếp Kiến Chung: ‘Thiên Chúa tặng ban cho tình yêu, Thiên Chúa đòi hỏi tình yêu’

Toàn văn Đức Thánh Cha Phanxicô tại buổi Tiếp Kiến Chung: ‘Thiên Chúa tặng ban cho tình yêu, Thiên Chúa đòi hỏi tình yêu’

Pope At General Audience In Library - Copyright: Vatican Media

Toàn văn Đức Thánh Cha Phanxicô tại buổi Tiếp Kiến Chung: ‘Thiên Chúa tặng ban tình yêu, Thiên Chúa đòi hỏi tình yêu’

Tập trung vào việc cầu nguyện của Hội Thánh sơ khai

25 tháng Mười Một, 2020 12:56

DEBORAH CASTELLANO LUBOV


Thiên Chúa tặng ban tình yêu … Thiên Chúa đòi hỏi tình yêu … 

Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra lời nhắc nhở này trong buổi Tiếp kiến Chung ngày 25 tháng Mười Một của ngài hôm nay, được truyền trực tuyến từ Thư viện Tông tòa của ngài, một lần nữa không có người tham dự do sự tái phát của COVID19 trong nước.

Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện, tuần này nhìn đến việc cầu nguyện của Giáo hội sơ khai.

Đức Thánh Cha nói, mối tương quan yêu thương lẫn nhau này “là cội rễ huyền nhiệm của toàn bộ đời sống người tín hữu,” và được thể hiện trong lời cầu nguyện.

“Trong lời cầu nguyện, những người Kitô hữu tiên khởi – và cả chúng ta, những người đến sau nhiều thế kỷ – tất cả chúng ta đều sống cùng một kinh nghiệm. Thần Khí linh hứng cho mọi điều. Và mỗi người Kitô hữu không ngần ngại dành thời gian để cầu nguyện đều có thể làm theo lời của Thánh Tông đồ Phaolô, người đã nói thế này: “hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2,20).”

Đức Phanxicô nói, cầu nguyện làm cho anh chị em nhận thức được điều này, và nói thêm: “chỉ trong sự thinh lặng tôn thờ, chúng ta mới cảm nghiệm được toàn bộ chân lý của những lời này.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Chúng ta phải lấy lại cảm thức tôn thờ này. Tôn thờ, tôn thờ Thiên Chúa, tôn thờ Chúa Giêsu, tôn thờ Chúa Thánh Thần. Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần: tôn thờ. Trong thinh lặng.”

Ngài lưu ý, lời cầu nguyện tôn thờ là việc khiến chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa là khởi nguyên và là kết thúc của toàn bộ Lịch sử, và là “ngọn lửa sống động của Thần Khí ban sức mạnh để làm chứng và rao giảng.”

Khi suy ngẫm về việc cầu nguyện liên lỷ đã là động lực thúc đẩy hoạt động rao giảng của các Kitô hữu tiên khởi như thế nào, Đức Giáo hoàng Dòng Tên nhắc nhở về cách Thánh Luca đã kể cho chúng ta rằng họ “chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng.”

Tương tự như vậy, Đức Thánh Cha nhấn mạnh, ngày nay đời sống của Giáo hội tập trung vào việc cầu nguyện, “là việc liên kết chúng ta với Chúa Kitô, và khơi dậy chứng tá của chúng ta cho Tin Mừng và sự phục vụ bác ái của chúng ta đối với những người túng thiếu.”

Ngài lưu ý, khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta cảm nghiệm được cuộc đời của Chúa Giêsu Phục Sinh, Đấng với quyền năng của Thánh Thần, tiếp tục hiện diện trong thế giới của chúng ta, đặc biệt là trong giáo huấn và các bí tích của Giáo Hội, và những nỗ lực của chúng ta để thúc đẩy vương quốc hòa giải, công bằng và hòa bình của Người.

Nhắc lại Giáo Lý dạy rằng Chúa Thánh Thần “giữ cho ký ức về Chúa Kitô luôn sống động trong Giáo Hội của Người”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng chính Thần Khí đó “ban lòng can đảm và niềm vững tin cho tất cả những nhà truyền giáo, là những người ngay cả trong thời đại của chúng ta đang đối mặt với những hành trình gian khổ, những nguy hiểm và sự bắt bớ vì Tin Mừng.”

Đức Giáo Hoàng nói: “Giống như những Kitô hữu ban đầu, ước mong rằng chúng ta có thể học hỏi, qua việc bồi dưỡng lời cầu nguyện cá nhân và cộng đoàn, để ngày càng được kết hợp chặt chẽ hơn với Thiên Chúa Ba Ngôi của tình yêu, và mang tình yêu đó đến cho thế giới xung quanh chúng ta.”

Dưới đây là văn bản huấn từ của Đức Thánh Cha của Vatican (ND: bản tiếng Anh):

***

Giáo lý về việc cầu nguyện – 16. Lời cầu nguyện của Giáo hội sơ khai

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Những bước đi đầu tiên của Giáo hội vào thế giới được đan quyện với lời cầu nguyện. Những bài viết của các tông đồ và câu chuyện tường thuật tuyệt vời của Công vụ Tông đồ cho chúng ta hình ảnh về một Giáo hội hoạt động, một Giáo hội đang di chuyển, nhưng chung lòng trong lời cầu nguyện, tìm thấy được nền tảng và động lực cho hoạt động truyền giáo. Hình ảnh của Cộng đoàn Giêrusalem thuở ban đầu là điểm tham chiếu cho mọi kinh nghiệm khác của Kitô giáo. Thánh Luca viết trong Sách Công vụ: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (2:42). Cộng đoàn kiên trì cầu nguyện.

Chúng ta tìm thấy ở đây bốn đặc điểm cần thiết của đời sống giáo hội: trước hết là lắng nghe lời giảng dạy của các tông đồ; thứ hai, bảo vệ sự hiệp thông với nhau; thứ ba, việc bẻ bánh; và thứ tư, cầu nguyện. Họ nhắc nhở chúng ta rằng sự tồn tại của Giáo hội trở nên có ý nghĩa nếu nó duy trì sự kết hiệp vững chắc với Đức Kitô, nghĩa là, trong cộng đoàn, trong Lời của Ngài, trong Bí tích Thánh Thể và trong việc cầu nguyện – cách chúng ta kết hiệp bản thân với Chúa Kitô. Việc rao giảng và dạy giáo lý làm chứng cho những lời nói và hành động của Thầy; nỗ lực không ngừng cho sự hiệp thông huynh đệ bảo vệ chúng ta thoát khỏi tính ích kỷ và chủ nghĩa phân lập; việc bẻ bánh làm trọn vẹn bí tích Chúa Giêsu hiện diện giữa chúng ta. Ngài không bao giờ vắng mặt – đặc biệt trong Bí tích Thánh Thể, Ngài ở đó. Ngài sống và đồng hành cùng chúng ta. Và cuối cùng, cầu nguyện là không gian đối thoại với Chúa Cha, qua Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần.

Mọi việc trong Giáo Hội nếu phát triển bên ngoài “những tọa độ” này đều thiếu nền tảng. Để phân định một tình huống, chúng ta cần phải tự hỏi mình về bốn tọa độ này: bốn tọa độ này hiện diện trong tình huống đó như thế nào – rao giảng, liên tục tìm kiếm tình hiệp thông huynh đệ, bác ái, bẻ bánh (nghĩa là đời sống Thánh Thể), và cầu nguyện. Bất kỳ tình huống nào cũng cần được đánh giá dưới góc độ của bốn tọa độ này. Bất cứ điều gì không thuộc các tọa độ này đều thiếu tính giáo hội, nó không phải là giáo hội. Chính Thiên Chúa là Đấng tạo nên Giáo hội, chứ không phải sự ồn ào của các công việc. Giáo hội không phải là một cái chợ; Giáo hội không phải là một nhóm các doanh nhân lao tới với một công việc kinh doanh mới. Giáo hội là công cuộc của Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa Giêsu đã sai đến để quy tụ chúng ta lại với nhau. Giáo hội chính là hoạt động của Thần Khí trong cộng đoàn Kitô hữu, trong đời sống của cộng đoàn, trong Bí tích Thánh Thể, trong lời cầu nguyện… luôn luôn như vậy. Và mọi sự phát triển bên ngoài những tọa độ này đều thiếu nền tảng, chẳng khác gì ngôi nhà xây trên cát (x. Mt 7, 24-27). Chính Thiên Chúa là Đấng tạo nên Giáo hội, chứ không phải sự ồn ào của các công việc. Chính lời của Chúa Giêsu đã phủ đầy ý nghĩa cho những nỗ lực của chúng ta. Chúng ta xây dựng tương lai của thế giới chính trong sự khiêm nhường. Có những lúc cha cảm thấy buồn vô cùng khi nhìn thấy một cộng đoàn có thiện chí, nhưng lại đi sai đường vì cho rằng Giáo hội được xây dựng trong các cuộc họp, như thể đó là một đảng phái chính trị. “Nhưng, nhóm đa số, nhóm thiểu số, họ nghĩ gì về vấn đề này, vấn đề kia và vấn đề khác … Và điều này giống như một Thượng Hội đồng, con đường thượng hội đồng mà chúng ta phải đi…” Tôi tự hỏi mình: “Nhưng Chúa Thánh Thần ở đâu trong đó? Cầu nguyện ở đâu? Tình yêu cộng đoàn ở đâu? Thánh Thể ở đâu?” Nếu không có bốn tọa độ này, Giáo hội trở thành một xã hội loài người, một đảng chính trị – đa số, thiểu số – những thay đổi được thực hiện như thể nó là một công ty, tùy theo đa số hoặc thiểu số… Nhưng Chúa Thánh Thần không có ở đó. Và sự hiện diện của Chúa Thánh Thần được bảo đảm chính bởi bốn tọa độ này. Để đánh giá một tình hình có thuộc giáo hội hay không thuộc giáo hội, chúng ta hãy tự hỏi mình về bốn tọa độ này: đời sống cộng đoàn, cầu nguyện, bí tích Thánh Thể… đời sống phát triển như thế nào cùng với bốn tọa độ này. Nếu thiếu điều này là thiếu Chúa Thánh Thần, và nếu thiếu Chúa Thánh Thần thì chúng ta chỉ là một tổ chức đẹp, nhân đạo, làm điều tốt, việc tốt, rất tốt… thậm chí là một đảng giáo hội, chúng ta cứ nói theo cách đó. Nhưng đó không phải là Giáo hội. Chính vì lý do này mà Giáo hội không phát triển với những điều như vậy: Giáo hội không phát triển nhờ sự kết nạp cải giáo, như bất kỳ công ty nào khác, Giáo hội phát triển bởi sự thu hút. Và ai là người khơi gợi sự cuốn hút? Chúa Thánh Thần. Chúng ta đừng bao giờ quên lời của Đức Benedict XVI: “Giáo hội không phát triển nhờ việc kết nạp cải đạo, Giáo hội phát triển bởi sự lôi cuốn”. Nếu thiếu Chúa Thánh Thần, Đấng thu hút [mọi người] đến với Chúa Giêsu, thì Giáo hội không có ở đó. Có thể có một câu lạc bộ tình bạn đẹp, tốt, với những mục đích tốt, nhưng không phải là Giáo hội, không mang tính thượng hội đồng.

Khi đọc Tông đồ Công Vụ, chúng ta khám phá ra động lực thúc đẩy mạnh mẽ của việc rao truyền Phúc Âm mà các buổi tập trung cầu nguyện có thể mang đến, nơi những người tham dự thực sự cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Giêsu và được Thần Khí tác động. Các thành viên của cộng đoàn đầu tiên – mặc dù điều này vẫn luôn như vậy, ngay cả đối với chúng ta ngày nay – cảm nhận rằng câu chuyện về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu không dừng lại tại thời điểm Chúa lên Trời, nhưng vẫn tiếp tục trong cuộc sống của họ. Khi kể lại những điều Chúa đã nói và đã làm – lắng nghe Lời – trong việc cầu nguyện để đi vào sự hiệp thông với Ngài, mọi sự trở nên sống động. Lời cầu nguyện thấm đẫm ánh sáng và sự ấm áp: ân sủng của Thần Khí ban cho họ lòng nhiệt thành.

Vì lý do này, Giáo lý có một cách diễn đạt rất quan trọng. Câu đó nói như sau: “Chúa Thánh Thần, Đấng nhắc lại mầu nhiệm Chúa Kitô cho Hội Thánh đang cầu nguyện, cũng dẫn đưa Hội Thánh vào Chân Lý trọn vẹn và khởi hứng những mẫu kinh mới để diễn tả mầu nhiệm khôn dò thấu về Chúa Kitô, Đấng đang hoạt động trong cuộc sống, trong các bí tích và trong sứ vụ của Hội Thánh.” (s. 2625). Đây là công việc của Thần Khí trong Hội Thánh: khiến chúng ta nhớ về Chúa Giêsu. Và chính Chúa Giêsu đã nói điều đó: Ngài sẽ dạy bảo anh em và nhắc nhở anh em. Sứ vụ là tưởng nhớ Chúa Giêsu, nhưng không phải là một bài tập luyện trí nhớ. Người Kitô hữu, bước đi trên những con đường sứ vụ, hãy nhớ đến Chúa Giêsu trong khi họ làm cho Ngài hiện diện một lần nữa; và từ nơi Ngài, từ Thần Khí của Ngài, họ nhận được “sự thôi thúc” để ra đi, để rao giảng, để phục vụ. Trong lời cầu nguyện, người Kitô hữu đắm mình trong mầu nhiệm của Thiên Chúa, là mầu nhiệm Đấng yêu thương mỗi người, là Thiên Chúa mong muốn Tin Mừng được rao giảng cho mọi người. Thiên Chúa là Thiên Chúa cho mọi người, và nơi Chúa Giêsu mọi bức tường ngăn cách hoàn toàn bị phá vỡ: như Thánh Phaolô đã nói: Người là sự bình an của chúng ta, nghĩa là “Người đã làm cho chúng ta nên một” (Ep 2,14). Chúa Giêsu đã tạo ra sự hiệp nhất, sự hiệp nhất.

Theo cách này, đời sống của Giáo hội sơ khai mang nhịp điệu của sự tiếp nối liên tục các buổi cử hành, các cuộc triệu tập, những thời gian cầu nguyện cộng đoàn và riêng tư. Và chính Thần Khí đã ban sức mạnh cho các nhà rao giảng lên đường, và những người, vì yêu mến Chúa Giêsu, đã chèo thuyền ra khơi, đối mặt với những hiểm nguy, chịu sỉ nhục.

Thiên Chúa tặng ban tình yêu, Thiên Chúa đòi hỏi tình yêu. Đây là là cội rễ huyền nhiệm của toàn bộ đời sống người tín hữu. Trong lời cầu nguyện, những người Kitô hữu tiên khởi – và cả chúng ta, những người đến sau nhiều thế kỷ – tất cả chúng ta đều sống cùng một kinh nghiệm. Thần Khí linh hứng cho mọi điều. Và mỗi người Kitô hữu không ngần ngại dành thời gian để cầu nguyện có thể làm theo lời của Thánh Tông đồ Phaolô, người đã nói thế này: “hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2,20). Cầu nguyện làm cho anh chị em nhận thức được điều này. chỉ trong sự thinh lặng tôn thờ, chúng ta mới cảm nghiệm được toàn bộ chân lý của những lời này. Và chúng ta phải lấy lại cảm thức tôn thờ này. Tôn thờ, tôn thờ Thiên Chúa, tôn thờ Chúa Giêsu, tôn thờ Thánh Thần. Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần: tôn thờ. Trong thinh lặng. Lời cầu nguyện tôn thờ là việc khiến chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa là khởi nguyên và là kết thúc của toàn bộ Lịch sử. Và những lời cầu nguyện này là ngọn lửa sống động của Thần Khí ban sức mạnh để làm chứng và rao giảng. Cảm ơn anh chị em.

___________________________________________

Lời chào đặc biệt

Cha thân ái chào anh chị em tín hữu nói tiếng Anh. Khi chúng ta chuẩn bị bước vào hành trình Mùa Vọng, nguyện xin ánh sáng Chúa Kitô soi sáng con đường của chúng ta và xua tan mọi bóng tối khỏi tâm hồn chúng ta. Cha khẩn xin niềm vui và sự bình an của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tuôn đổ xuống trên anh chị em và gia đình. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em!

© Copyright LEV


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/11/2020]


Đức Thánh Cha Phanxicô và các cầu thủ NBA thảo luận về công bằng xã hội trong cuộc họp ở Vatican

Đức Thánh Cha Phanxicô và các cầu thủ NBA thảo luận về công bằng xã hội trong cuộc họp ở Vatican

Đức Thánh Cha Phanxicô và các cầu thủ NBA thảo luận về công bằng xã hội trong cuộc họp ở Vatican
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ phái đoàn của Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia tại Vatican ngày 23 tháng Mười Một, 2020. Photo credits: Vatican Media.

Courtney Mares

Vatican City, 23 tháng Mười Một, 2020 / 12:00 pm MT (CNA). - Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ năm cầu thủ của NBA tại Vatican hôm thứ Hai để thảo luận về những nỗ lực của họ chống lại bất công xã hội và kinh tế ở Hoa Kỳ.

Các hậu vệ ghi điểm của đội Milwaukee Bucks là Kyle Korver và Sterling Brown là thành viên trong phái đoàn, cùng với tiền đạo Jonathan Isaac của đội Orlando Magic, Anthony Tolliver của đội Memphis Grizzlies và Marco Belinelli của San Antonio Spurs.

Các cầu thủ bóng rổ đã gặp riêng giáo hoàng vào ngày 23 tháng Mười Một trong thư viện Điện Tông tòa của Vatican. Ba quản lý cấp cao của liên hiệp cầu thủ, Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia, cũng tham dự cuộc họp.

Đức Giáo hoàng khen ngợi các vận động viên là tấm gương của tinh thần đồng đội. “Các bạn là những nhà vô địch… đưa ra mẫu gương tốt về tinh thần đồng đội nhưng vẫn luôn khiêm tốn… và giữ gìn nhân cách của mình,” AP tường thuật lời của Đức Giáo hoàng.

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đề nghị có cuộc họp vào tuần trước vì ngài muốn tìm hiểu thêm về hoạt động ủng hộ công bằng xã hội của các vận động viên Mỹ, và liên đoàn các cầu thủ đã nhanh chóng lên lịch một chuyến bay qua đêm vào Chủ nhật, theo ESPN.

Sau cái chết của George Floyd vào tháng Năm, các cầu thủ NBA đã vận động để nâng cao nhận thức về sự hung bạo của cảnh sát ảnh hưởng đến cộng đồng Da đen và các vấn đề bất bình đẳng rộng hơn.

Đức Thánh Cha Phanxicô và các cầu thủ NBA thảo luận về công bằng xã hội trong cuộc họp ở Vatican

Các cầu thủ từ sáu đội NBA cũng đã ngừng các trận đấu sau mùa giải vào tháng Tám để phản đối sau vụ bắn chết Jacob Blake ở Kenosha, Wisconsin - một quyết định khiến các đội thể thao chuyên nghiệp khác cũng làm tương tự. Trong số các cầu thủ đó có Brown và Korver.

Anh Brown đã kể lại kinh nghiệm này cho đức giáo hoàng. Anh nói: “Nó là chân thực và đầy cảm xúc cho đội của chúng con.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong tông huấn “Fratelli tutti” gần đây nhất của ngài , trong đó ngài so sánh nạn phân biệt chủng tộc với một loại virus “nhanh chóng biến thể, và thay vì biến mất, lại giấu mình và ẩn núp chờ đợi”.

Đức Giáo hoàng cũng lên tiếng về nạn phân biệt sắc tộc ở Hoa Kỳ trong một buổi tiếp kiến chung được phát trực tuyến vào tháng Sáu, trong đó ngài nói rằng ngài cầu nguyện cho linh hồn của George Floyd và cho tất cả những người đã mất mạng “vì tội phân biệt chủng tộc”.

Cùng ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã gọi điện cho Đức Tổng Giám mục José Gomez, chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ, để cảm ơn các giám mục Hoa Kỳ vì tinh thần mục vụ trong phản ứng của Giáo hội đối với các cuộc biểu tình trên khắp đất nước.

“Chúng ta không thể dung thứ hay làm ngơ trước sự phân biệt chủng tộc và loại trừ dưới mọi hình thức nhưng vẫn tuyên bố là bảo vệ tính thiêng liêng của sự sống mỗi con người. Đồng thời, chúng ta phải nhìn nhận rằng bạo lực trong những đêm gần đây là tự hủy hoại và tự đánh bại bản thân. Chẳng đạt được điều gì bằng bạo lực nhưng quá nhiều điều bị mất đi,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong buổi phát trực tuyến ngày 3 tháng Sáu.

“Chúng ta cầu xin sự an ủi cho các gia đình và bạn bè đang đau buồn, và cầu nguyện cho sự hòa giải dân tộc và hòa bình mà chúng ta hằng mong mỏi.”



[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/11/2020]


Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

Đức Thánh Cha cử hành Lễ Chúa Kitô Vua

Đức Thánh Cha cử hành Lễ Chúa Kitô Vua

© Vatican Media

Đức Thánh Cha cử hành Lễ Chúa Kitô Vua

‘Chúng ta đừng từ bỏ những ước mơ lớn lao’

22 tháng Mười Một, 2020 14:31

JIM FAIR


Đức Thánh Cha Phanxicô muốn mọi người theo đuổi những ước mơ của họ — và hôm nay ngài nói rằng Thiên Chúa muốn mọi người “chạy đua một cách táo bạo và hân hoan hướng tới các mục tiêu cao cả”.

Trong bài giảng tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nhắc nhở tín hữu rằng các mối phúc thương xót là “những việc làm đẹp nhất trong cuộc đời”. Và ngài nhấn mạnh rằng để đạt được những ước mơ đòi hỏi phải đưa ra “những lựa chọn lớn lao”.

Đức Thánh Cha thúc giục, “Giới trẻ các con thân yêu, anh chị em thân mến, chúng ta đừng từ bỏ những ước mơ lớn lao. Chúng ta đừng miễn cưỡng chấp nhận những gì cần thiết. Thiên Chúa không muốn chúng ta thu hẹp những chân trời của mình, hoặc tiếp tục dừng lại bên những lề đường cuộc sống. Người muốn chúng ta chạy đua một cách táo bạo và hân hoan hướng tới những mục tiêu cao cả. Chúng ta không được tạo dựng để mơ ước về những kỳ nghỉ hè hay nghỉ cuối tuần, mà là để làm cho những ước mơ của Thiên Chúa thành hiện thực trên thế giới này.

“Chúa làm cho chúng ta có khả năng mơ ước để chúng ta có thể ôm lấy vẻ đẹp của cuộc sống. Những mối phúc thương xót là những công việc đẹp nhất trong cuộc đời. Chúng đi thẳng vào trung tâm của những giấc mơ lớn lao của chúng ta… Tuy nhiên, làm thế nào để chúng ta bắt đầu biến những giấc mơ vĩ đại thành hiện thực? Với những lựa chọn lớn lao.”

Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng “nét đẹp của những lựa chọn” có nghĩa là đặt những lựa chọn đó trên nền tảng tình yêu. Điều đó đòi hỏi phải trao tặng cho người khác và gạt bỏ tính quy ngã.


Dưới đây là toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha, văn bản của Vatican (ND: bản tiếng Anh):


Chúng ta vừa nghe trang Phúc âm của Thánh Mátthêu ngay trước trình thuật về Cuộc Thương khó của Đức Kitô. Trước khi tuôn đổ tình yêu cho chúng ta trên thập giá, Chúa Giêsu chia sẻ những mong ước cuối cùng của Ngài. Ngài nói với chúng ta rằng những việc tốt lành mà chúng ta làm cho một trong những anh chị em bé mọn nhất của mình – dù đó là người đói hay khát, người xa lạ, người hoạn nạn, đau ốm hay trong lao tù – là chúng ta làm cho Ngài (x. Mt 25,37-40). Bằng cách này, Chúa tặng cho chúng ta “danh sách quà tặng” của Ngài cho tiệc cưới vĩnh cửu mà Ngài sẽ chia sẻ với chúng ta trên thiên đàng. Những món quà đó là các mối phúc thương xót làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên trường tồn. Mỗi người chúng ta hãy đặt câu hỏi: Tôi có thực hành những mối phúc này không? Tôi có làm điều gì cho người đang cần giúp đỡ không? Hay tôi chỉ làm điều tốt lành cho những người thân yêu và bạn bè của tôi? Tôi có giúp cho một người không thể trả lại bất cứ thứ gì cho tôi không? Tôi có phải là bạn của một người nghèo không? Và còn rất nhiều câu hỏi tương tự khác mà chúng ta có thể tự hỏi mình. “Ta ở đó”, Chúa Giêsu nói với các bạn, “Ta đang đợi con ở đó, nơi mà con ít nghĩ đến nhất và thậm chí có thể không muốn nhìn: ở đó, trong những người nghèo khổ”. Ta ở đó, nơi mà theo tâm lý chung ít mong đợi ta ở đó nhất, đó là tâm lý cho rằng cuộc sống là tốt đẹp nếu nó tốt đẹp cho tôi. Ta ở đó. Chúa Giêsu cũng nói những lời này với các con là những người trẻ tuổi, khi các con cố gắng thực hiện các ước mơ của mình trong cuộc sống.

Ta ở đó. Chúa Giêsu đã nói những lời này hàng thế kỷ trước, với một người lính trẻ. Anh ta mười tám tuổi và chưa được rửa tội. Một ngày nọ, anh ta nhìn thấy một người đàn ông nghèo đang cầu xin mọi người giúp đỡ nhưng không nhận được sự giúp đỡ nào, vì “đường ai nấy đi”. Người thanh niên đó, “nhìn thấy người khác không động lòng trắc ẩn, nên hiểu rằng người nghèo đang ở đó vì anh ta. Nhưng anh ta không có gì trên người, chỉ duy nhất có bộ đồng phục của mình. Anh ta cắt chiếc áo choàng của mình ra làm đôi và đưa một nửa cho người nghèo, và vấp phải tiếng cười chế giễu từ một số người bàng quang. Đêm hôm sau, anh có một giấc mơ: anh nhìn thấy Chúa Giêsu, đang mặc một nửa chiếc áo choàng mà anh đã quấn quanh thân mình người nghèo, và anh nghe Ngài nói: ‘Martin, con đã lấy chiếc áo choàng này che cho Ta’ (x. SULPICIUS SEVERUS, Vita Martini, III). Thánh Martin chính là chàng trai trẻ tuổi đó. Ngài có giấc mơ đó, bởi vì, ngài đã hành động như người công chính trong Tin Mừng hôm nay mà không hề hay biết.

Giới trẻ các con thân yêu, anh chị em thân mến, chúng ta đừng từ bỏ những ước mơ lớn lao. Chúng ta đừng miễn cưỡng chấp nhận những gì cần thiết. Thiên Chúa không muốn chúng ta thu hẹp những chân trời của mình, hoặc tiếp tục dừng lại bên những lề đường cuộc sống. Người muốn chúng ta chạy đua một cách táo bạo và hân hoan hướng tới những mục tiêu cao cả. Chúng ta không được tạo dựng để mơ ước về những kỳ nghỉ hè hay nghỉ cuối tuần, mà là để làm cho những ước mơ của Thiên Chúa thành hiện thực trên thế giới này. Chúa làm cho chúng ta có khả năng mơ ước để chúng ta có thể ôm lấy vẻ đẹp của cuộc sống. Những mối phúc thương xót là những công việc đẹp nhất trong cuộc đời. Chúng đi thẳng vào trung tâm của những giấc mơ lớn lao của chúng ta. Nếu các con đang mơ về vinh quang đích thực, không phải vinh quang của thế giới chóng qua này mà là vinh quang của Thiên Chúa, thì đây là con đường để đi theo. Hãy đọc lại đoạn Tin Mừng hôm nay và suy ngẫm về nó. Vì những mối phúc thương xót đem lại vinh hiển cho Thiên Chúa hơn bất cứ điều gì khác. Hãy lắng nghe thật kỹ: những mối phúc thương xót đem lại vinh hiển cho Thiên Chúa hơn bất cứ điều gì khác. Cuối cùng, chúng ta sẽ bị phán xét dựa trên các mối phúc thương xót.

Tuy nhiên, làm thế nào để chúng ta bắt đầu biến những giấc mơ vĩ đại thành hiện thực? Với những lựa chọn lớn lao. Tin Mừng hôm nay cũng nói với chúng ta về điều này. Thật vậy, vào lần phán xét sau cùng, Chúa sẽ xét xử chúng ta về những lựa chọn chúng ta đã thực hiện. Người dường như không xét xử, mà chỉ là tách chiên ra khỏi dê, trong khi thiện hay ác là phụ thuộc vào chúng ta. Người chỉ rút ra hậu quả của những lựa chọn của chúng ta, đưa chúng ra ánh sáng, và tôn trọng chúng. Chúng ta thấy rằng cuộc sống là thời gian để đưa ra những lựa chọn chắc chắn, dứt khoát và vĩnh cửu. Những lựa chọn tầm thường dẫn đến một đời sống tầm thường; những lựa chọn lớn lao dẫn đến một đời sống tuyệt vời. Thật vậy, chúng ta sẽ trở thành người như cách chúng ta chọn, để trở nên tốt hơn hoặc xấu hơn. Nếu chúng ta chọn việc ăn trộm thì chúng ta trở thành kẻ trộm. Nếu chúng ta chọn cách nghĩ về bản thân, chúng ta trở nên tự cho mình là trung tâm. Nếu chúng ta chọn sự thù ghét, chúng ta trở nên tức giận. Nếu chúng ta chọn việc dành hàng giờ cho điện thoại di động, chúng ta sẽ trở nên nghiện. Tuy nhiên, nếu chúng ta chọn Chúa, mỗi ngày chúng ta càng lớn lên trong tình yêu của Ngài, và nếu chúng ta chọn yêu thương tha nhân thì chúng ta sẽ tìm thấy hạnh phúc thực sự. Vì vẻ đẹp của những lựa chọn của chúng ta phụ thuộc vào tình yêu. Hãy ghi nhớ điều này bởi vì nó là sự thật: vẻ đẹp của những lựa chọn của chúng ta phụ thuộc vào tình yêu. Chúa Giêsu biết rằng nếu chúng ta chỉ quan tâm đến bản thân và thờ ơ, chúng ta sẽ bị tê liệt, nhưng nếu chúng ta hy sinh cho tha nhân, chúng ta trở nên tự do. Thiên Chúa của sự sống muốn chúng ta tràn đầy sức sống, và Người cho chúng ta biết mầu nhiệm của sự sống: chúng ta sẽ có được nó chỉ bằng cách cho đi. Đây là một quy luật của cuộc sống: chúng ta có được sự sống chỉ bằng cách cho đi, bây giờ và đời đời.

Đúng là có các trở ngại có thể khiến những lựa chọn của chúng ta trở nên khó khăn: nỗi sợ hãi, sự bất an, rất nhiều câu hỏi chưa được giải đáp… Tuy nhiên, tình yêu đòi hỏi chúng ta phải vượt qua những điều này, và không tiếp tục tự hỏi tại sao cuộc sống lại như vậy và mong chờ câu trả lời cho từ trên trời rơi xuống. Câu trả lời đã đến: đó là cái nhìn của Chúa Cha, Đấng yêu thương chúng ta và Đấng đã sai Con của Ngài xuống cho chúng ta. Không, tình yêu thúc giục chúng ta vượt ra ngoài câu hỏi tại sao, và thay vào đó là đặt câu hỏi hỏi cho ai, để chuyển từ câu hỏi, “Tại sao tôi sống?” trở thành “Tôi sống cho ai?”. Từ câu hỏi “Tại sao điều này lại xảy ra với tôi?” trở thành “Tôi có thể giúp đỡ ai?” Cho ai? Không chỉ cho riêng tôi! Cuộc sống vốn đã đầy những lựa chọn mà chúng ta đưa ra cho bản thân: học gì, chọn bạn bè nào, mua căn nhà nào, theo đuổi sở thích hay đam mê gì. Chúng ta có thể lãng phí hàng năm trời để nghĩ về bản thân mà không bao giờ thực sự bắt đầu yêu thương. Alessandro Manzoni đã đưa ra một lời khuyên hữu ích: “Chúng ta nên hướng tới việc thay vì làm tốt thì trở nên tốt: và như vậy cuối cùng chúng ta nên trở nên tốt hơn nữa” (I Promessi Sposi [The Betrothed], Chương XXXVIII).

Không chỉ những hoài nghi và thắc mắc có thể ngầm phá hoại những lựa chọn lớn lao và quảng đại, mà còn nhiều trở ngại khác mỗi ngày. Chủ nghĩa tiêu dùng điên cuồng có thể khiến tâm hồn chúng ta bị choáng ngợp với những thứ thừa thãi. Sự ám ảnh về khoái lạc dường như là cách duy nhất để thoát khỏi các vấn đề, nhưng nó chỉ đơn giản là trì hoãn các vấn đề. Sự ấn định với các quyền của chúng ta có thể khiến chúng ta lơ là trách nhiệm của mình đối với người khác. Sau đó, có sự hiểu lầm rất lớn về tình yêu, nó không chỉ là những cảm xúc mãnh liệt, mà căn bản là một ân tứ, một sự lựa chọn, và một sự hy sinh. Nghệ thuật lựa chọn tốt lành, đặc biệt đối với ngày nay, có nghĩa là không tìm kiếm sự tán thành, không lao vào tâm lý tiêu thụ ngăn cản tính căn nguyên, và không sùng bái hình thức bên ngoài. Lựa chọn sự sống có nghĩa là chống lại “nền văn hóa vứt bỏ” và khát khao có được “mọi thứ ngay bây giờ”, để hướng cuộc sống của chúng ta tiến tới mục tiêu là thiên đàng, hướng tới những ước mơ của Chúa. Lựa chọn sự sống là để sống, và chúng ta được sinh ra để sống chứ không phải chỉ sống vật vờ. Một người thanh niên như các con, Chân phước Pier Giorgio Frassati, đã nói thế này: “Tôi muốn sống, không chỉ sống vật vờ”.

Mỗi ngày, chúng ta phải đối mặt với nhiều lựa chọn trong lòng chúng ta. Cha muốn cho các con một lời khuyên cuối cùng để giúp các con rèn luyện khả năng lựa chọn tốt lành. Nếu chúng ta nhìn vào trong lòng mình, chúng ta có thể thấy hai câu hỏi rất khác nhau nảy sinh. Một câu hỏi rằng, “Tôi cảm thấy thích làm gì?” Câu hỏi này thường cho thấy đi lệch hướng, vì nó gợi ý rằng điều thực sự quan trọng là nghĩ đến bản thân chúng ta và nuông chiều những mong muốn và thôi thúc của chúng ta. Câu hỏi mà Chúa Thánh Thần gieo vào lòng chúng ta là một câu hỏi rất khác: không phải là “Bạn cảm thấy thích làm gì?” nhưng là “Điều gì là tốt nhất cho bạn?” Đó là lựa chọn mà chúng ta phải thực hiện hàng ngày: tôi cảm thấy thích làm gì, hoặc điều gì tốt nhất cho tôi? Sự phân định nội tâm này có thể dẫn đến những lựa chọn phù phiếm hoặc những quyết định định hình cuộc sống của chúng ta – nó phụ thuộc vào chúng ta. Chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu và xin Người lòng can đảm chọn điều tốt nhất cho chúng ta, để chúng ta có thể bước theo Người trên con đường yêu thương. Và bằng cách này để khám phá được niềm vui. Để sống, và không phải là sống vật vờ.

_______________________________________________

Lời của Đức Thánh Cha cuối Lễ

Vào cuối Thánh Lễ này, cha thân ái chào tất cả các bạn hiện diện và tất cả anh chị em cùng tham dự với chúng ta qua các phương tiện truyền thông. Cha gửi lời chào đặc biệt đến các bạn trẻ của Panama và Bồ Đào Nha, đại diện là hai phái đoàn sẽ tham dự nghi thức trọng thể rước đàng Thánh giá và linh ảnh Đức Mẹ Salus Populi Romani, những biểu tượng của Ngày Giới trẻ Thế giới. Đây là một bước quan trọng trong cuộc hành hương sẽ dẫn chúng ta đến Lisbon vào năm 2023.

Và khi chúng ta chuẩn bị cho buổi họp mặt liên lục địa tiếp theo của Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD), cha muốn tiếp tục việc cử hành ngày này tại các Giáo hội địa phương. Ba mươi lăm năm sau khi thành lập WYD, sau khi lắng nghe nhiều ý kiến khác nhau và tham khảo ý kiến của Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, là bộ chịu trách nhiệm về mục vụ giới trẻ, cha quyết định, bắt đầu từ năm tới, chuyển lễ cử hành cấp giáo phận cho WYD vào Chúa Nhật Lễ Lá sang Chúa Nhật Chúa Kitô Vua. Trung tâm của việc cử hành vẫn là Mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu chuộc Nhân loại, như Thánh Gioan Phaolô II luôn nhấn mạnh, ngài là người khởi xướng và là bổn mạng của WYD.

Giới trẻ các con thân yêu, bằng cuộc sống của các con, các con hãy kêu lớn lên rằng Đức Kitô đang sống, rằng Đức Kitô trị vì, rằng Đức Kitô là Chúa! Nếu các con mà làm thinh, thì cha nói với các con rằng sỏi đá cũng sẽ kêu lên! (x. Lc 19:40).

© Libreria Editrice Vatican


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/11/2020]