Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Dụ ngôn những nén bạc và sự quan trọng của hình ảnh đúng về Thiên Chúa

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Dụ ngôn những nén bạc và sự quan trọng của hình ảnh đúng về Thiên Chúa

Một “hình ảnh sai lầm về Thiên Chúa” làm cho chúng ta “sống trong sợ hãi,” “làm chúng ta tê liệt” và là “tự hại mình”
19 tháng 11, 2017
Huấn từ Kinh Truyền Tin: Dụ ngôn những nén bạc và sự quan trọng của hình ảnh đúng về Thiên Chúa
CTV Screenshot
Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT bài huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay, trước và sau khi đọc Kinh Truyền Tin giữa trưa với những người có mặt trong Quảng trường Thánh Phê-rô.
* * *
Trước Kinh Truyền Tin:
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Trong Chúa nhật áp chót này của Năm Phụng Vụ, Tin mừng trình bày dụ ngôn về những nén bạc (x. Mt 25:14-30). Trước khi có chuyến đi xa lâu ngày, một ông chủ trao cho các đầy tớ những nén bạc, vào thời đó đây là những đồng tiền mang giá trị rất cao: một người được trao năm nén, một người hai nén, và một người một nén, tùy theo khả năng của mỗi người. Người đầy tớ nhận năm nén bạc đưa đi đầu tư làm ăn và làm chúng sinh lợi, thu được năm nén khác. Người nhận hai nén cũng làm như vậy, và kiếm thêm được hai nén. Nhưng người hầu nhận được một nén đào một cái hố dưới đất và chôn giấu đồng bạc của ông chủ đi.
Khi ông chủ trở về, chính người đầy tớ này giải thích cho ông lý do cho hành động của mình rằng: “Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất (cc. 24-25). Người đầy tớ này không có mối quan hệ tin tưởng với ông chủ, nhưng là sợ ông chủ, và điều này đã ngăn cản anh ta. Sự sợ hãi luôn luôn cản đường và thường làm cho người ta đưa ra những lựa chọn sai lầm.” Sự sợ hãi ngăn chặn người ta không dám đón lấy những sáng kiến; nó xúi giục người đó tìm sự trú ẩn trong những giải pháp an toàn và được bảo đảm, và do đó rút cuộc người đó chẳng làm được điều gì tốt lành. Chúng ta không được sợ hãi; chúng ta phải có lòng tin để tiến bước và phát triển trong hành trình cuộc sống.
Dụ ngôn này cho chúng ta hiểu được sự quan trọng phải có cái hiểu đúng về Thiên Chúa. Chúng ta không được nghĩ rằng Ngài là một ông chủ hà khắc, khó khăn và khắt khe chỉ muốn phạt chúng ta. Nếu hình ảnh không đúng này về Chúa nằm trong đầu chúng ta, thì cuộc sống chúng ta không thể trổ sinh hoa trái, vì chúng ta sẽ sống trong sợ hãi và nó không dẫn dắt chúng ta làm được việc gì mang tính xây dựng, ngược lại làm chúng ta tê liệt, đó là tự hại mình. Chúng ta được kêu gọi suy tư để khám phá ra hình ảnh thật của Thiên Chúa. Trong Cựu Ước Ngài đã tỏ lộ chính Ngài là “nhân hậu và từ bi, chậm giận, giàu nhân nghĩa và trung tín” (Xh 34:6). Và Chúa Giê-su luôn cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa không phải là một ông chủ khắt khe và không khoan dung, nhưng là một người Cha giàu lòng yêu thương, đầy lòng nhân hậu, một người Cha đầy sự tốt lành. Vì thế chúng hãy tin tưởng tuyệt đối nơi Ngài.
Chúa Giê-su cho chúng ta thấy lòng quảng đại và sự chăm sóc của Chúa Cha bằng nhiều cách: bằng Lời của Ngài, bằng hành động của Ngài, bằng việc đón nhận tất cả mọi người của Ngài, đặc biệt đối với những tội nhân, những người bé nhỏ và người nghèo – như Ngày Thế giới Người Nghèo hôm nay nhắc nhở chúng ta –; nhưng cũng bằng những lời khiển trách của Ngài, để cho thấy sự quan tâm của Ngài nhằm giúp chúng ta không lãng phí cuộc sống một cách vô ích. Quả thật, đó là một dấu chỉ cho thấy rằng Thiên Chúa vô cùng yêu thương chúng ta: ý thức như vậy giúp chúng ta trở thành những con người có trách nhiệm với tất cả mọi hành động của chúng ta. Vì thế, dụ ngôn những nén bạc kêu gọi tính trách nhiệm cá nhân và lòng trung thành của chúng ta để nó trở thành sức mạnh tiếp tục tiến bước trên những hành trình mới, mà không chôn giấu khả năng của chúng ta, cụ thể là những ân ban mà Thiên Chúa đã trao phó cho chúng ta, và đó sẽ là điều Ngài sẽ đòi hỏi nơi chúng ta.
Nguyện xin Mẹ Rất Thánh Đồng Trinh chuyển cầu cho chúng ta, để chúng ta giữ lòng trung tín với Ý định của Thiên Chúa, biến những khả năng của chúng ta mà Người đã ban cho được sinh hoa kết quả. Từ đó chúng ta sẽ trở nên người có ích cho anh em, và vào ngày sau hết Chúa sẽ đón nhận chúng ta, và sẽ mời chúng ta dự phần vào niềm vui của Người.
[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]
Sau Kinh Truyền Tin:
Anh chị em thân mến,
Hôm qua Cha Phanxico Solano, linh mục Dòng Tiểu đệ Capuchin, được tôn phong Chân phước ở Detroit, Hoa kỳ. Là một môn đệ khiêm nhường và trung thành với Đức Ki-tô, ngài nổi bật trong sự phục vụ người nghèo không biết mệt mỏi. Nguyện xin tấm gương của ngài giúp cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân biết sống niềm vui của mối dây liên kết giữa việc loan báo Tin mừng và yêu thương người nghèo.
Đó là điều chúng tôi mong muốn nhắc lại bằng Ngày Thế giới Người Nghèo hôm nay, được tổ chức ở Roma và trong nhiều giáo phận trên toàn thế giới với nhiều sáng kiến khác nhau trong hình thức cầu nguyện và sự chia sẻ. Tôi hy vọng rằng người nghèo sẽ được đặt vào trung tâm của các cộng đoàn của chúng ta, không chỉ trong những thời điểm như hôm nay, nhưng là mãi mãi, vì họ là trung tâm của Tin mừng; nơi họ chúng ta được gặp gỡ Chúa Giê-su, Đấng lên tiếng nói với chúng ta và thách đố chúng ta qua những sự đau khổ và thiếu thốn của họ.
Ngày hôm nay tôi đặc biệt nhớ đến những người chịu cảnh đói nghèo đau khổ vì chiến tranh và xung đột. Vì vậy, tôi lặp lại lời kêu gọi khẩn thiết đến Cộng đồng Quốc tế, đưa ra mọi nỗ lực có thể để thúc đẩy hòa bình, đặc biệt ở vùng Trung đông. Tôi xin hiệp thông với người dân Li-băng thân yêu và tôi cầu nguyện cho sự ổn định của đất nước, để nó có thể tiếp tục là một “thông điệp” của lòng tôn trọng và sự cùng chung sống trong toàn Khu vực và cho toàn thế thế giới.
Tôi cũng cầu nguyện cho những người trong thủy thủ đoàn của tàu ngầm quân đội Argentina, những người bị mất tích.
Hôm nay cũng là Ngày tưởng nhớ các nạn nhân tai nạn giao thông, được LHQ khởi xướng. Tôi khuyến khích các trường học cam kết ngăn ngừa, và tôi kêu gọi những người lái xe hãy cẩn thận và tôn trọng mọi luật giao thông, vì đó là cách bảo vệ đầu tiên cho bản thân và cho người khác.
Tôi xin chào tất cả anh chị em, các gia đình và giáo xứ, các hội đoàn và anh chị em tín hữu, những người đến từ nước Ý và mọi miền trên thế giới. Đặc biệt, tôi chào anh chị em hành hương từ Cộng hòa Dominica; các tham dự viên trong cuộc đua hiệp nhất từ Kosice (Slovakia) đến Roma; và cộng đoàn cư dân Ecuadore ở Roma đang mừng kính Đức Mẹ Đồng trinh Quinche. Tôi xin chào các tín hữu giáo xứ Civitanova Marche, Sanzeno, Termoli, Capua và Nola, và các ứng viên Thêm sức của Mestrino (Padua).
Tôi chúc tất cả anh chị em một Chúa nhật hạnh phúc. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và tạm biệt!
[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]
JF

[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 20/11/2017]


Myanmar, Bangladesh: Những con số về Công giáo

Myanmar, Bangladesh: Những con số về Công giáo

Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha từ 27 tháng 11, 2017 – đến 2 tháng 12, 2017
17 tháng 11, 2017
Myanmar, Bangladesh: Những con số về Công giáo
L'Osservatore Romano
Thống kê Giáo hội Công giáo ở Myanmar và Bangladesh đến ngày 31 tháng 12, 2015 (trích từ Văn phòng Trung tâm Thống kê Giáo hội)
Bản 1 – Dân số và cơ cấu giáo hội
Bảng 2 – Số người tham gia các hoạt động tông đồ
Bảng 3 – Những chỉ báo về khối lượng việc tông đồ
Bảng 4 – Ơn gọi linh mục
Bảng 5 – Các trung tâm giáo dục do giáo hội hoặc các dòng tu điều hành
Bảng 6 – Các trung tâm xã hội và bác ái do giáo hội hoặc các dòng tu điều hành
Dưới đây là một số dữ liệu thống kê liên quan đến tình hình của Giáo hội Công giáo ở Myanmar và Bangladesh tính đến ngày 31 tháng 12, 2015:
Bản 1 – Dân số và cơ cấu giáo hội

Myanmar
Bangladesh
Diện tích (km2)
676.578
143.998
Dân số (ngàn)
51.790
153.998
Mật độ (người/km2)
77
1.104
Người Công giáo (ngàn)
659
375
Người Công giáo trên 100 người dân
1,27
0,24
Các giáo khu
16
8
Giáo xứ
384
106
Các trung tâm mục vụ khác
43
374
Người Công giáo trên số trung tâm mục vụ
1.544
781
Bảng 2 – Số người tham gia các hoạt động tông đồ

Myanmar
Bangladesh
Giám mục (tính đến ngày 31.10.2017)
22
12
Linh mục giáo phận
777
189
Linh mục dòng
111
183
Tổng số linh mục
888
372
Phó tế vĩnh viễn
2
Nam tu sĩ (không làm linh mục)
128
111
Nữ tu sĩ
1.961
1.269
Thành viên các Tu hội tông đồ
1
1
Thừa sai giáo dân
601
1.210
Giáo lý viên
3.056
1.427
Bảng 3 – Những chỉ báo về khối lượng công việc tông đồ

Myanmar
Bangladesh
Số người Công giáo trên 1 linh mục
742
1.007
Số người Công giáo trên 1 thừa tác viên
99
85
Số linh mục trên 1 trung tâm mục vụ
2,1
0,78
Số linh mục trên 100 người tham gia các hoạt động tông đồ
13,7
8,7
Bảng 4 – Ơn gọi linh mục

Myanmar
Bangladesh
Tiểu chủng viện
698
671
Đại chủng viện
394
122
Số đại chủng sinh trên 100.000 người dân
0,76
0,1
Số đại chủng sinh trên 100.000 người Công giáo
59,79
32,5
Số đại chủng sinh trên 100 linh mục
44,37
32,8
Bảng 5 – Các trung tâm giáo dục do giáo hội hoặc các dòng tu điều hành

Myanmar
Bangladesh
Trường học:


Mầm non và tiểu học
369
647
Trung học cơ sở
4
84
Trung học phổ thông và đại học
2
14



Số học sinh:


Mầm non và tiểu học
13.327
74.224
Trung học cơ sở
386
49.720
Trung học phổ thông và đại học
128
12.014
Bảng 6 – Các trung tâm xã hội và bác ái do giáo hội hoặc các dòng tu điều hành

Myanmar
Bangladesh
Bệnh viện
6
10
Phòng khám y tế
65
74
Trại phong
3
9
Nhà cho người già vav2 người khuyết tật
13
14
Trại mồ côi và nhà trẻ
390
89
Trung tâm tư vấn về gia đình
2
25
Trung tâm xã hội hoặc phục hồi
70
8
Những trung tâm khác
19
124
© Libreria Editrice Vatican
JF


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/11/2017]