Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

CHÍNH THỨC: Thánh John Henry Newman được Đức Thánh Cha Phanxico tuyên phong thánh ở Roma

CHÍNH THỨC: Thánh John Henry Newman được Đức Thánh Cha Phanxico tuyên phong thánh ở Roma
© Vatican Media

CHÍNH THỨC: Thánh John Henry Newman được Đức Thánh Cha Phanxico tuyên phong thánh ở Roma

ZENIT phản ánh về các sự kiện xoay quanh việc tuyên phong thánh Đức Newman & bốn tân thánh khác ở Roma

13 tháng Mười, 2019 13:08
Chính thức: Thánh John Henry Newman!

Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ và chủ tế nghi thức tuyên phong thánh cho vị tân thánh người Anh sáng nay, ngày 13 tháng Mười năm 2019 trong Quảng trường Thánh Phê-rô.

Đức Thánh Cha cũng nâng bốn vị Chân phước khác, gồm ba nữ tu, lên hàng thánh nhân. Các vị bao gồm Chân phước Giuseppina Vannini (1859-1911), người Sáng lập Dòng Nữ tử Thánh Camillus; Mariam Thresia Chiramel Mankidiyan (1876-1926), người Sáng lập Dòng Nữ tu Thánh gia; Dulce Lopes Pontes (1914-1992), và Margherita Bays (1815-1879).

Theo các giới chức Vatican, có khoảng 50.000 người hiện diện trong Quảng trường Thánh Phê-rô, gồm các phái đoàn chính thức, và hoàng gia, chẳng hạn Hoàng tử Charles of Wales, gần đây ông đã viết một bài đăng trong tờ báo của Vatican L’Osservatore Romano khen ngợi sự đóng góp rất lớn cho giáo dục, xã hội, và nhiều việc nữa của vị tân thánh sắp được tuyên phong người Anh.

Phái đoàn UK tham dự #Lễ Tuyên phong Thánh Đức Newman sẵn sàng lên đường, dẫn đầu là Hoàng tử xứ Wales, và có các Bộ trưởng Nhà nước, Cộng đồng và Chính quyền địa phương @RobertJenrick ; và Work and Pensions @theresecoffey; @Rehman_Chishti@JillMorrisFCO. @mhclg

CHÍNH THỨC: Thánh John Henry Newman được Đức Thánh Cha Phanxico tuyên phong thánh ở Roma

Trong những ngày này ở Vatican, có nhiều sự kiện diễn ra để tưởng nhớ Hồng y Newman.

Đại sứ Anh tại Tòa Thánh cùng với Đại học Anh, thực hiện buổi triển lãm ‘John Henry Newman: Một Thánh nhân ở Roma’ tại Đại học Anh, mở cửa từ 10 đến 14 tháng Mười, kể về bốn chuyến thăm viếng của ngài Newman đến Roma. Buổi triển lãm cũng có sự cộng tác của Propaganda Fide và Trung tâm Newman.

Deborah Castellano Lubov, phóng viên cấp cao của ZENIT cũng được mời đến tham dự sự kiện hôm thứ Sáu, 11 tháng Mười, được tổ chức bởi Đại sứ quán Ireland tại Tòa Thánh và Đại học Giáo hoàng Ireland, tại đây Đức Tổng Giám mục của Dublin, Diarmuid Martin và Tiến sĩ Paul Shrimpton, chuyên gia về Newman, có bài phát biểu về di sản của hồng y và là học giả.

Thứ Bảy, 12 tháng Mười, Đại sứ Anh tại Tòa Thánh, Sally Axworthy, Đức Hồng y Vincent Nichols giáo phận Westminster, và Đức Hồng y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Rao giảng Phúc âm cho các Dân tộc (‘Propaganda Fide’) đồng chủ tọa trong Vatican ‘Hồng y Newman: Một kỷ niệm’, tại đây đức Hồng y Pietro Parolin Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Hồng y Marc Ouellet Tổng trưởng Bộ Giám mục, và các chuyên gia khác, đặc biệt từ Anh, trình bày về ảnh hưởng của ngài Newman.

Trước lễ tuyên phong thánh của #CardinalNewman ngày mai, Đức Hồng y Filoni, @SallyAxworthy và tôi tổ chức một hội thảo chuyên đề. Ước mong ngài truyền cảm hứng cho chúng ta để nhìn đến những chân trời sâu hơn của tình đoàn kết giữa những người có cùng niềm tin Ki-tô giáo và khám phá những mối quan hệ với các tôn giáo khác.

CHÍNH THỨC: Thánh John Henry Newman được Đức Thánh Cha Phanxico tuyên phong thánh ở Roma

Đức Hồng y Ouellet cho biết rằng ngài Newman, xếp ngang hàng với các Tiến sĩ Hội thánh như Thánh Augustine và Athanasius. Đức Hồng y Parolin nói rằng ngài là mẫu gương cho người Công giáo và Anh giáo trong sự thánh thiện và lòng khiêm nhường và là một người tiên phong trong phong trào đại kết.

Sáng nay Đức Hồng y Filoni, @CardinalNichols và tôi đồng chủ tọa ‘Hồng y Newman: một kỷ niệm’ tại Vatican. Những bài phát biểu hùng hồn của Đức Hồng y Parolin, Đức Hồng y Ouellet, Tiến sĩ Ben King, Ngài Patten, Nữ tu Kathleen Dietz và Đức ông Rod Strange. Xin cảm ơn những diễn giả tuyệt vời của chúng ta.

CHÍNH THỨC: Thánh John Henry Newman được Đức Thánh Cha Phanxico tuyên phong thánh ở Roma
CHÍNH THỨC: Thánh John Henry Newman được Đức Thánh Cha Phanxico tuyên phong thánh ở Roma
CHÍNH THỨC: Thánh John Henry Newman được Đức Thánh Cha Phanxico tuyên phong thánh ở Roma

Cũng tại Đại học Giáo hoàng Angelicum của Roma, Hội nghị chuyên đề ‘Newman The Prophet – A Saint for Our Times’ (Newman Ngôn sứ – Một Thánh nhân của Thời đại Chúng ta) được khai mạc.

Chúng tôi có mặt tại @_Angelicum để tham dự Hội nghị Chuyên đề: ‘Newman The Prophet - A Saint for our times’ (Newman Ngôn sứ - Một Thánh nhân của Thời đại Chúng ta). Thật vui được tham dự các sự kiện @JHNCanonisation mừng #stjohnhenrynewman

CHÍNH THỨC: Thánh John Henry Newman được Đức Thánh Cha Phanxico tuyên phong thánh ở Roma
CHÍNH THỨC: Thánh John Henry Newman được Đức Thánh Cha Phanxico tuyên phong thánh ở Roma

Ngoài ra, đêm trước lễ Tuyên phong Thánh cho Ngài Newman, có đêm canh thức cầu nguyện tại Vương cung Thánh đường Maria của Roma, Santa Maria Maggiore.
Đám đông khổng lồ chuẩn bị cầu nguyện trong đêm canh thức #NewmanCanonisation @SMariaMaggiore @@SallyAxworthy @UKinHolySee

CHÍNH THỨC: Thánh John Henry Newman được Đức Thánh Cha Phanxico tuyên phong thánh ở Roma


Dưới đây là văn bản bài giảng của Đức Thánh Cha (bản tiếng Anh) của Vatican cung cấp tại Lễ Tuyên phong Thánh hôm nay:


***

“Lòng tin của anh đã cứu chữa anh” (Lc 17:19). Đây là đỉnh điểm của Tin mừng hôm nay, nó phản ánh hành trình của đức tin. Có ba bước đi trên hành trình đức tin này. Chúng ta nhìn thấy những bước đó trong hành động của những người phong cùi được Chúa Giê-su chữa lành. Họ kêu lớn tiếng, họ đi và họ tạ ơn.

Trước tiên, họ kêu lớn tiếng. Những người phong cùi ở trong tình trạng khủng khiếp, không chỉ vì căn bệnh này, mà ngày nay đang lan tràn, cần phải chiến đấu với nỗ lực không ngừng, nhưng cũng vì tình trạng của họ bị loại trừ ra khỏi xã hội. Vào thời Chúa Giê-su, người phong cùi bị xem là không sạch, và vì thế họ bị cách ly và phải tránh xa (x. Lv 13:46). Chúng ta nhìn thấy điều đó khi họ tiếp cận Chúa Giê-su, họ “dừng lại đằng xa” (Lc 17:12). Cho dù tình trạng của họ bắt họ phải đứng ở đằng xa, Tin mừng kể cho chúng ta biết rằng họ “kêu lớn tiếng” (c. 13) và nài xin với Chúa Giê-su. Họ không để cho bản thân bị tê liệt vì họ bị xã hội xa lánh; họ kêu lớn tiếng lên với Chúa, Đấng chẳng loại trừ bất kỳ ai. Chúng ta thấy những khoảng cách được rút ngắn như thế nào, sự cô đơn được vượt qua ra sao: bằng cách không khép kín vào bản thân minh và những vấn đề của riêng chúng ta, bằng cách không nghĩ đến cách những người khác xét đoán chúng ta thế nào, nhưng thay vì vậy kêu lớn tiếng lên với Chúa, vì Chúa nghe thấy tiếng kêu của những ai thấy mình bị cô đơn.

Cũng như những người phong cùi đó, chúng ta cũng cần sự chữa lành, mỗi người chúng ta. Chúng ta cần được chữa lành khỏi tình trạng thiếu lòng tin vào bản thân, vào cuộc sống, vào tương lai; chúng ta cần được chữa lành khỏi những nỗi sợ hãi và những thói hư tật xấu bắt chúng ta làm nô lệ cho chúng, thoát khỏi sự co cụm, những chứng nghiện ngập trói chặt chúng ta vào các trò chơi, vào tiền bạc, truyền hình, điện thoại di động, vào những điều người khác suy nghĩ. Chúa sẽ giải thoát tâm hồn chúng ta được tự do và chữa lành chỉ khi nào chúng ta xin Người, chỉ khi chúng ta thưa với Người: “Lạy Chúa, con tin Người có thể chữa lành con. Lạy Chúa Giê-su yêu dấu, xin chữa lành con thoát khỏi sự bó chặt vào bản thân. Xin giải thoát con khỏi sự dữ và sự sợ hãi.” Trong Tin mừng này, những người phong cùi là người đầu tiên kêu tên Chúa Giê-su. Về sau, một người mù và một kẻ trộm bị đóng đinh cũng làm như vậy: tất cả họ đều là những người cần giúp đỡ kêu cầu danh Chúa Giê-su, có nghĩa là: “Thiên Chúa giải thoát.” Họ kêu cầu danh Thiên Chúa, trực tiếp và tự nhiên. Gọi ai bằng chính tên của họ là một dấu chỉ của sự tự tin, và nó làm vui lòng Chúa. Đây là cách đức tin phát triển, qua lời cầu nguyện đầy tin tưởng và tự tin. Lời cầu nguyện mà với nó chúng ta mang đến trước Chúa Giê-su chính con người chúng ta, với tâm hồn rộng mở, không cố che đậy những sự đau khổ của chúng ta. Mỗi ngày, với lòng vững tin chúng ta hãy khẩn xin danh Chúa Giê-su: “Thiên Chúa giải thoát.” Chúng ta hãy lặp lại nó: đó là lời cầu nguyện. Và cầu nguyện là vô cùng quan trọng! Quả thật, cầu nguyện là cánh cửa của đức tin; cầu nguyện là liều thuốc cho tâm hồn.

Bước thứ hai của đức tin là đi. Trong Tin mừng vắn tắt hôm nay, có một số động từ chỉ sự chuyển động. Điều đáng chú ý là những người phong cùi không được chữa lành khi họ đứng trước mặt Chúa Giê-su; điều đó chỉ xảy ra sau đó, khi họ đang đi. Văn bản kể cho chúng ta rằng: “Đang đi thì họ được sạch” (c. 14). Họ được chữa lành qua việc đi lên Giê-ru-sa-lem, nghĩa là khi đang đi ngược lên đồi. Trong hành trình cuộc sống, sự thanh tẩy xảy ra trên đường đi, một con đường thường ngược lên đồi dốc vì nó dẫn lên cao. Đức tin kêu gọi hành trình, một “sự bước ra ngoài” khỏi bản thân chúng ta, và nó có thể làm những điều kỳ diệu nếu chúng ta buông bỏ những sự vững chắc tiện nghi của mình, nếu chúng ta rời bỏ những bến bờ an toàn và những tổ ấm của chúng ta. Đức tin phát triển bằng cách cho đi, và lớn lên qua việc dám mạo hiểm. Đức tin tiến triển khi chúng ta trang bị cho mình bằng niềm tín thác cho Chúa trên hành trình. Đức tin tiến triển bằng những bước đi khiêm nhường và thực tế, như bước đi của những người phong cùi hoặc những bước đi của ông Na-a-man, như chúng ta nghe trong bài đọc một (x. 2 V 5:14-17), là người bước xuống để tắm dưới sông Gio-đan. Điều xảy ra cho chúng ta cũng như vậy. Chúng ta phát triển trong đức tin bằng cách thể hiện tình yêu thương khiêm nhường và thực tế, thi hành sự kiên trì mỗi ngày, và cầu nguyện liên lỷ với Chúa Giê-su khi chúng ta tiếp tục tiến tới trên con đường của mình.

Có một khía cạnh thú vị trong hành trình của những người phong cùi: họ đi cùng nhau. Tin mừng kể cho chúng ta biết rằng, “đang khi đi thì họ được sạch” (c. 14). Những động từ này ở số nhiều. Đức tin có nghĩa là cùng nhau đồng hành, không bao giờ một mình. Tuy nhiên, khi được chữa lành, chín người đi theo con đường của họ, và chỉ có một người trở lại để tạ ơn. Chúa Giê-su bày tỏ sự ngạc nhiên của Ngài: “Thế chín người kia đâu?” (c. 17). Dường như Ngài hỏi người duy nhất trở lại về trách nhiệm đối với chín người kia. Đó chính là trách nhiệm của chúng ta, chúng ta dâng Thánh Lễ như một hành động để tạ ơn, để chăm sóc cho những người đã dừng lại trên đường đi, những người đã đi lạc lối. Chúng ta được kêu gọi để trở thành những người giám hộ cho những anh chị em xa cách của chúng ta. Chúng ta phải can thiệp cho họ; chúng ta chịu trách nhiệm về họ, phải để ý đến họ, để giữ cho tâm hồn họ luôn gần gũi. Anh chị em có muốn phát triển trong đức tin không? Vậy thì hãy chăm sóc cho một người anh em xa cách, một người chị em xa cách.

Kêu lớn tiếng. Bước đi. Và tạ ơn. Đây là bước cuối cùng. Chúa Giê-su chỉ nói với người trở lại tạ ơn Ngài: “Lòng tin của anh đã cứu chữa anh” (c. 19). Nó làm cho anh vừa được an toàn, vừa khỏe mạnh. Từ việc này chúng ta nhìn thấy rằng mục tiêu cuối cùng không phải chỉ là sức khỏe hay sự phú quý, nhưng là sự gặp gỡ với Chúa Giê-su. Ơn cứu độ không phải là việc uống một ly nước để giữ khỏe mạnh; nhưng là tìm đến nguồn mạch, đó chính là Chúa Giê-su. Chỉ mình Người giải thoát chúng ta khỏi sự dữ và chữa lành tâm hồn chúng ta. Chỉ việc gặp gỡ với Người có thể giải thoát chúng ta, có thể làm cho cuộc sống chúng ta trở nên viên mãn và đẹp đẽ. Bất cứ khi nào chúng ta gặp Chúa Giê-su, câu “tạ ơn” ngay lập tức bật ra khỏi đôi môi chúng ta, vì chúng ta đã khám phá ra điều quan trọng nhất trong cuộc sống, đó không phải là việc đón nhận được một ơn hay giải quyết được một vấn đề, nhưng là ôm được Thiên Chúa của sự sống.

Thật ấn tượng khi nhìn thấy cách người đàn ông được chữa lành, một người Sa-ma-ri, bày tỏ niềm vui của mình bằng toàn bộ con người của anh ta: anh ta lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, anh ta phủ phục xuống trước mặt Ngài, và anh ta tạ ơn (x. cc. 15-16). Tột đỉnh của hành trình đức tin là sống một đời sống trong tâm tình mãi luôn tạ ơn. Chúng ta hãy tự hỏi mình: Là những người có đức tin, chúng ta sống mỗi ngày như một gánh nặng, hay như một hành động ngợi khen? Chúng ta co cụm vào bản thân, chờ đợi để xin ơn lành, hay chúng ta tìm được niềm vui trong việc dâng lời tạ ơn? Khi chúng ta bày tỏ lòng tri ân, trái tim của Chúa Cha bị lay động và rót đổ Thánh Thần trên chúng ta. Dâng lời tạ ơn không phải là vấn đề của thái độ tốt lành hay nghi thức; nó là vấn đề của đức tin. Một tâm hồn biết cảm tạ là tâm hồn luôn mãi trẻ trung. Nói lời “Tạ ơn Chúa” mỗi khi chúng ta thức giấc, trong suốt ngày và trước khi đi ngủ: đó là cách tốt nhất để giữ cho tâm hồn chúng ta trẻ trung. Điều này cũng rất đúng với gia đình, và giữa vợ chồng với nhau. Hãy nhớ nói lời cảm ơn. Những lời đó là đơn sơ nhất nhưng lại có hiệu quả nhất trong mọi lời.

Kêu lớn tiếng. Bước đi. Và tạ ơn. Hôm nay chúng ta dâng lời tạ ơn Chúa vì những vị tân Thánh. Các ngài đã bước đi bằng đức tin và bây giờ chúng ta khấn xin sự can thiệp của các ngài. Ba vị là nữ tu; họ cho chúng ta thấy rằng đời sống tận hiến là một hành trình của tình yêu tại những vùng ngoại vi của thế giới. Ngược lại, Thánh Marguerite Bays lại là một người thợ may; thánh nữ nói cho chúng ta biết về sức mạnh của lời cầu nguyện đơn sơ, lòng kiên nhẫn bền bỉ và sự cho đi thầm lặng. Đó là cách Chúa làm cho ánh sáng huy hoàng của sự Phục sinh chiếu tỏa trên đời sống của thánh nữ. Một sự thánh thiện như vậy trong đời sống hàng ngày, điều mà Thánh John Henry Newman mô tả bằng những lời sau: “Người Ki-tô hữu có một sự bình an sâu thẳm, thầm lặng và kín đáo, điều mà thế gian không nhìn thấy được … Người Ki-tô hữu hân hoan, thanh thản, tử tế, nhẹ nhàng, nhã nhặn, thật thà, khiêm tốn; không có sự giả tạo … những điều bé nhỏ chẳng có gì phi thường hoặc gây ấn tượng trong cách thể hiện, đến mức ban đầu người đó thường chỉ được xem là một người bình thường” (Parochial and Plain Sermons, V, 5).

Chúng ta hãy xin để được như vậy, “những ánh sáng nhẹ nhàng” giữa bóng tối bao trùm. Lạy Chúa Giê-su, “xin ở lại với con, để con sẽ bắt đầu chiếu rọi ánh sáng như Người: để chiếu rọi ánh sáng đến với người khác” (Meditations on Christian Doctrine, VII, 3). Amen.

[01629-EN.01] [Văn bản chính: tiếng Ý]



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 14/10/2019]


Người em gái họ của Đức Thánh Cha háo hức được gặp ngài ở Bangkok

Người em họ của Đức Thánh Cha háo hức được gặp ngài ở Bangkok

Người em họ thứ hai của Đức Thánh Cha Phanxico là một nữ tu truyền giáo đang hoạt động tại Thái Lan, sẽ có cuộc gặp gỡ riêng với ngài ở Bangkok.
Người em gái họ của Đức Thánh Cha háo hức được gặp ngài ở Bangkok

Nữ tu Ana Rosa Sivori, một nữ tu truyền giáo, làm việc trong một trường Công giáo ở Udon Thani, thành phố thuộc vùng đông bắc Thái Lan.
11 tháng Mười, 2019

Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxico đến Thái Lan vào tháng tới sẽ giúp ngài gặp được người em họ thứ hai là Nữ tu Ana Rosa Sivori, một nhà truyền giáo tại quốc gia với đa phần là phật tử.

Vị nữ tu 77 tuổi đến từ Argentina là chị em con chú bác của Đức Thánh Cha Phanxico. Chị hiện đang là hiệu phó của trường Thánh Mary ở Udon Thani, thành phố thủ phủ của tỉnh miền đông bắc Thái Lan.

“Tôi sẽ rất vui được gặp ngài, và ngài cũng sẽ rất vui được gặp tôi,” người nữ tu nói trong video của hãng tin Associated Press đăng tải ngày 13 tháng Chín. “Chúng tôi sẽ có cơ hội gặp nhau và sẽ có dịp để hàn huyên một chút,” chị nói với nụ cười rạng rỡ.

Nữ tu Sivori nói rằng chị được xếp lịch gặp Đức Thánh Cha Phanxico tại Đại sứ quán Vatican ở Bangkok.

Theo lịch Đức Thánh Cha Phanxico sẽ hạ cánh tại Thái Lan ngày 20 tháng Mười Một cho một chuyến thăm bốn ngày.

Rất nhiều người là không Công giáo, và một số người “đang hỏi tôi … Ngài có đến không? Khi nào ngài đến? Có nghĩa là họ đang phấn khởi. Họ muốn gặp ngài. Họ muốn được nhìn thấy ngài,” nữ tu nói.

“Và dĩ nhiên, với người Công giáo đó sẽ là một sự thúc đẩy để trở nên người Công giáo tốt lành, để trở nên người Ki-tô hữu tốt lành.”

Khoảng 64 triệu người Thái Lan theo Phật giáo Tiểu thừa, là tôn giáo chính thức của dân tộc. Trong khi người Hồi giáo chiếm 4 phần trăm dân số, người Ki-tô hữu thuộc mọi giáo phái cộng lại tất cả chỉ chiếm một phần trăm dân số.



[Nguồn: ucanews]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 14/10/2019]