Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

Đức Giáo hoàng nổi tiếng với giáo huấn về sự sống mang đến sự chữa lành cho một thai nhi khác

Đức Giáo hoàng nổi tiếng với giáo huấn về sự sống mang đến sự chữa lành cho một thai nhi khác

06 tháng Hai, 2018
Đức Giáo hoàng nổi tiếng với giáo huấn về sự sống mang đến sự chữa lành cho một thai nhi khác

Chọn ngày phong thánh là bước cuối cùng để chính thức công nhận ngài là Thánh Phaolo VI.

Một em bé trong bào thai năm tháng của một người mẹ mang một căn bệnh đặt sự sống của cả hai mẹ con vào nguy hiểm đã chào đời khỏe mạnh và bây giờ là một bé gái phát triển mạnh khỏe — và sự sống được ơn lạ của bé được cho là nhờ sự chuyển cầu của Đức Phaolo VI.

Theo báo cáo của Vatican Insider việc công nhận phép lạ hôm nay đã được nhất trí thông qua bởi Bộ Phong Thánh, tức là Chân Phước Phaolo VI bây giờ đang chuẩn bị được phong thánh. Việc duy nhất còn lại là tùy Đức Thánh Cha Phanxico chọn ngày để cử hành nghi lễ.

Thông điệp nổi bật của Đức Phaolo VI, Humanae Vitae (Sự sống con người), giải thích việc Giáo hội chống lại phương pháp hạn chế sinh đẻ trái tự nhiên, được công bố 50 năm trước vào ngày 25 tháng Bảy, 1968. Có thể đó sẽ là ngày lễ phong thánh của ngài.

Phép lạ được chuẩn y cho sự phong thánh Đức Giáo hoàng Phaolo VI (Giovanni Battista Montini) cũng liên quan đến một ca mang thai khó.

Một phụ nữ được khuyên phải bỏ đứa con của chị vì em bé bị khuyết tật. Chị từ chối việc phá thai và phó thác em bé cho sự chuyển cầu của Đức Phaolo VI, vì thông điệp Humanae Vitae (Sự sống con người) của ngài. Em bé chào đời và sống mà không bị bất kỳ một vấn đề nào về sức khỏe.

Đức Phaolo VI được phong Chân phước ngày 19 tháng Mười, 2014, tại buổi bế mạc Thượng Hội đồng lần đầu tiên về Gia đình.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 8/2/2018]


TOÀN VĂN KINH TRUYỀN TIN CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Tin mừng và Bài giảng

TOÀN VĂN KINH TRUYỀN TIN CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Tin mừng và Bài giảng

‘Không biết bao nhiêu lần chúng ta chứng kiến một vài người ngủ gật, người thì nói chuyện hoặc đi ra ngoài hút thuốc lá … trong suốt bài giảng. Vì vậy, xin hãy giảng ngắn ngắn thôi, nhưng phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng’

7 tháng Hai, 2018
TOÀN VĂN KINH TRUYỀN TIN CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Tin mừng và Bài giảng
Buổi Tiếp Kiến Chung sáng nay được tổ chức lúc 9:35 trong Đại sảnh Phaolo VI, tại đây Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ các nhóm người hành hương và tín hữu từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Tiếp tục chủ đề giáo lý về Thánh Lễ, trong bài huấn từ bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha tiếp tục nói về phần Phụng vụ Lời Chúa: II. Tin mừng và Bài giảng.

Sau phần tóm lược bài giáo lý của ngài bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến các nhóm tín hữu hiện diện. Sau đó ngài đưa ra lời kêu gọi cho Ngày Thế giới Cầu nguyện và Lên án chống lại Nạn Buôn bán người, sẽ được kỷ niệm vào ngày mai lễ Kính Thánh Josephine Bakhita và Thế vận hội Mùa Đông lần thứ 23 sẽ được khai mạc tại PyeongChang, Nam Hàn, vào thứ Sáu, 9 tháng Hai.

Buổi Tiếp Kiến Chung kết thúc bằng hát Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.


* * *


Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!

Chúng ta tiếp tục loạt giáo lý về Thánh Lễ. Chúng ta đã đến phần các Bài Đọc. Sự đối thoại giữa Thiên Chúa và dân Người, được mở rộng trong Phần Phụng vụ Lời Chúa của Thánh Lễ, lên đến đỉnh điểm là việc công bố Tin mừng. Trước đó là hát kinh Alleluia – hay trong Mùa Chay là lời tung hô khác – qua đó cộng đoàn tín hữu đón nhận và chào mừng Chúa, Đấng chuẩn bị cất tiếng nói trong Tin mừng.”[1] Như các mầu nhiệm của Đức Ki-tô soi sáng cho toàn bộ mạc khải kinh thánh, vì vậy trong phần Phụng vụ Lời Chúa, Tin mừng soi sáng để hiểu được ý nghĩa của những văn bản kinh thánh trước đó, cả Cựu Ước và Tân Ước. Quả thật, Đức Ki-tô là trung tâm và sự viên mãn của toàn bộ Kinh Thánh, cũng như của toàn bộ phụng vụ thánh lễ.”[2] Chúa Giê-su Ki-tô luôn luôn ở trung tâm, luôn luôn.

Vì vậy, phụng vụ phân biệt Tin mừng khác với những Bài Đọc khác, và có sự tôn vinh và tôn kính đặc biệt.[3] Thật ra, bài Tin mừng chỉ dành riêng cho thừa tác vụ đã có chức thánh, ngài kết thúc bằng việc hôn Sách; chúng ta đứng lắng nghe và làm dấu thánh giá trên trán, trên miệng và trên ngực; những cây nến và hương để vinh danh Đức Ki-tô, qua bài đọc phúc âm, làm vang lên Lời hữu hiệu của Người. Qua những dấu hiệu này cộng đoàn nhận ra được sự hiện diện của Đức Ki-tô Đấng ban cho “Tin Vui” làm hoán cải và biến đổi. Đó là một cuộc trò chuyện trực tiếp, chứng nhận những lời tung hô chúng ta đáp lại sau những lời loan truyền: “Lạy Chúa, vinh danh Chúa” và “Lạy Chúa Ki-tô, chúng con ngợi khen Chúa.” Chúng ta đứng lắng nghe Tin mừng, nhưng chính Đức Ki-tô đang nói chuyện với chúng ta. Và như vậy chúng ta phải cầm trí, vì đó là một sự đối thoại trực tiếp. Chính Thiên Chúa đang nói chuyện với chúng ta.

Như vậy, chúng ta không đọc Tin mừng trong Thánh Lễ để biết các sự kiện đã diễn ra như thế nào, nhưng chúng ta lắng nghe Tin mừng để ý thức về những điều Chúa Giê-su đã làm và nói; và Lời đó vẫn sống động, Lời của Chúa Giê-su trong Tin mừng là sống động và chạm vào tâm hồn con người. Đây là lý do tại sao lắng nghe Tin mừng với tâm hồn rộng mở là vô cùng quan trọng, vì đó là Lời hằng sống. Thánh Augustine viết: “Miệng của Chúa Giê-su là Tin mừng. Người ngự trị trên Nước Trời, nhưng Người không ngừng nói chuyện trên trần gian.”[4] Nếu đúng là trong phụng vụ “Đức Ki-tô một lần nữa loan bán Tin mừng,”[5] thì việc tiếp theo là khi tham dự Thánh Lễ, chúng ta phải trả lời cho Người. Chúng ta lắng nghe Tin mừng và chúng ta phải trả lời cho Người trong cuộc sống của chúng ta.

Để mang đến thông điệp của Người, Đức Ki-tô cũng dùng lời của linh mục trong bài giảng sau Tin mừng.[6] Công Đồng chung Vatican II giới thiệu một cách trịnh trọng như một phần của phụng vụ,[7] bài giảng không phải là một bài thuyết trình theo tình huống hay một bài giáo lý, như cha đang trình bày ở đây –, hay là trong một hội nghị hoặc thậm chí không phải là một bài học; bài giảng là một cái gì đó khác. Vậy bài giảng là gì? Nó là “sự tiếp nối cuộc đối thoại đã được mở ra giữa Chúa Giê-su và dân Người, để nó tìm được sự hoàn thiện trong cuộc sống. Sự chú giải đích thực của Tin mừng là chính đời sống thánh thiện của chúng ta! Lời của Thiên Chúa cuối cùng nhập thể trong chúng ta, và được chuyển thành hành động, như những gì đã xảy ra với Mẹ Maria và các Thánh. Anh chị em có nhớ những gì cha nói lần trước, Lời Chúa đi vào qua đôi tai, chạm đến tâm hồn và chuyển sang đôi tay thành những hành động tốt lành. Và bài giảng tiếp theo Lời Chúa để giúp chúng ta, để Lời Chúa đi qua con tim, chuyển xuống đôi bàn tay.

Cha đã phân tích những tranh luận về bài giảng trong Tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm vui của Tin mừng), trong đó cha nhắc lại rằng bối cảnh phụng vụ “đòi hỏi bài giảng phải hướng cộng đoàn, và cả người giảng, tiến đến sự kết hiệp với Đức Ki-tô trong phép Thánh Thể làm biến đổi cuộc sống.”

Người giảng phải hoàn thành thừa tác vụ của mình thật tốt – người giảng là linh mục, phó tế hay Giám mục –, thể hiện sự phục vụ thật sự cho tất cả những người tham dự Thánh Lễ, nhưng những ai lắng nghe các ngài cũng phải thực hiện tốt phận vụ của mình. Trước hết là sự tập trung cầm trí, cụ thể là hướng đúng lòng trí, không theo những đòi hỏi chủ quan, biết rằng mọi đấng đứng trên bục giảng đều có những giá trị và những giới hạn. Nếu đôi khi có lý do để cảm thấy chán vì một bài giảng dài, thiếu trọng tâm, hay khó hiểu, thì ngược lại có những lúc khác đó chỉ là thiên kiến cản trở. Và người giảng phải ý thức rằng không phải người ấy đang làm một việc gì đó cho riêng mình; người ấy đang rao giảng, đang nói về Chúa Giê-su, người ấy đang giảng giải Lời của Chúa Giê-su. Và phải chuẩn bị bài giảng thật kỹ; nó phải ngắn, phải ngắn! Có lần một linh mục kể với cha rằng ngài về thành phố quê nhà của cha mẹ ngài và thân phụ ngài nói: “Con biết không, bố rất vui, vì bố với mấy người bạn tìm được một nhà thờ mà Thánh Lễ không có bài giảng!” Không biết bao nhiêu lần chúng ta chứng kiến một vài người ngủ gật, người thì nói chuyện hoặc đi ra ngoài hút thuốc lá … trong suốt bài giảng. Vì vậy, xin hãy giảng ngắn ngắn thôi, nhưng phải chuẩn bị thật kỹ. Và thưa các linh mục, phó tế và Giám mục thân mến, một bài giảng phải được chuẩn bị như thế nào? Nó phải được chuẩn bị như thế nào? Bằng cầu nguyện, bằng sự học hỏi Lời Chúa và bằng cách đưa ra một tổng hợp rõ ràng và ngắn gọn; xin đừng để nó vượt quá mười phút.

Tóm lại chúng ta có thể nói rằng qua Tin mừng và Bài giảng, trong Phần Phụng vụ Lời Chúa, Thiên Chúa đối thoại với dân Người, họ chăm chú lắng nghe Người và tôn thờ, đồng thời nhận ra sự hiện hữu và hoạt động của Người. Như vậy, chúng ta lắng nghe “Tin Vui,” chúng ta sẽ được hoán cải và được biến đổi nhờ nó, từ đó chúng ta sẽ có thể tự thay đổi bản thân và thế giới. Tại sao? Vì Tin Mừng, Lời Chúa đi vào qua tai, đi vào tâm hồn và chuyển xuống đôi bàn tay để thực hiện những việc thiện.

[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]




Tiếng Ý

Cha rất vui mừng được đón tiếp Phái đoàn của Hội đồng Giám mục Lithuania, dẫn đầu là Đức ông Gintaras Grusas, Tổng Giám mục Vilnius; các tham dự viên của Tuần lễ các Môn học cho những Người Đào tạo Chủng sinh, được tổ chức bởi Đại học Giáo hoàng Thánh Tâm; các Nữ tu của Dòng Thánh Tâm Chúa Giê-su; dòng Con Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp người Ki-tô hữu và Học viện cho các Thiện nguyện viên giáo dân của dòng Don Bosco. Cha hy vọng rằng chuyến viếng thăm của anh chị em đến Kinh Thành Muôn Thuở sẽ linh hứng và củng cố Lời Chúa để anh chị em có thể loan truyền rằng Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế.

TOÀN VĂN KINH TRUYỀN TIN CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Tin mừng và Bài giảng

Cha xin chào Nhóm Dự án “Open Doors” (Mở rộng những cánh cửa) của Guardiagrele, cùng tháp tùng đoàn là Đức ông Bruno Forte, Tổng Giám mục Chieti-Vasto; các nhóm giáo xứ và các giám đốc và nghệ sĩ của các đoàn Xiếc “Medrano” và “Rony Rollert Circus.” Cha cảm ơn anh chị em vì công việc của anh chị em, một công việc của cái đẹp; với nghệ thuật của mình, anh chị em diễn tả và thể thiện cái đẹp để nhờ nghệ thuật tất cả chúng ta được hướng lên cao hơn, đến gần Thiên Chúa. Công việc nghệ thuật của anh chị em giúp ích cho tất cả chúng ta, cảm ơn anh chị em!

TOÀN VĂN KINH TRUYỀN TIN CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Tin mừng và Bài giảng

Cha xin chào các đại diện của Ngân hàng Dược, vào thứ Bảy tới sẽ đi quyên góp thuốc ở các nhà thuốc của Ý cho người nghèo khổ.

Cha gửi lời chào đặc biệt đến các bạn trẻ, anh chị em bệnh nhân và những đôi uyên ương mới. Thứ Bảy tới sẽ là Lễ Nhớ Mẹ Maria Lộ Đức Đồng Trinh Diễm Phúc, đó cũng là Ngày Bệnh nhân Thế giới. Các bạn trẻ thân yêu, hãy luôn sẵn sàng bản thân để trở thành người trợ giúp cho những ai đang đau khổ; anh chị em bệnh nhân thân mến, hãy luôn cảm nhận được sự hỗ trợ qua sự cầu nguyện của Giáo hội; và chúng con những đôi uyên ương mới, hãy yêu cuộc sống, cuộc sống luôn thiêng liêng, ngay cả khi nó mang dấu của sự yếu đuối và bệnh tật.

[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


Những lời kêu gọi của Đức Thánh Cha

Lời kêu gọi cho Ngày Thế giới Cầu nguyện và Lên án chống lại Nạn Buôn Người

Ngày mai, 8 tháng Hai, phụng vụ Lễ Nhớ Thánh Josephine Bakhita, là Ngày Thế giới Cầu nguyện và Lên án Chống Nạn Buôn người. Chủ đề năm nay là “Di cư nhưng không phải buôn người. Nó Có với Tự do! Nói Không với Buôn người!” Vì có ít cơ hội qua những kênh thông thường, nhiều người di cư quyết định mạo hiểm bằng những con đường khác, trong đó thường có mọi hình thức ngược đãi lạm dụng chờ đợi họ, bóc lột và bị bắt làm nô lệ, Những tổ chức tội phạm, chuyên hoạt động buôn bán người, sử dụng những con đường di cư để giấu giếm các nạn nhân của họ giữa những di dân và người tị nạn. Vì thế tôi mời gọi tất cả mọi người, mọi công dân và tổ chức, cùng liên kết các sức mạnh để ngăn chặn việc buôn người và bảo vệ và hỗ trợ cho các nạn nhân. Tất cả chúng ta cùng cầu nguyện xin Thiên Chúa hoán cải tâm hồn của những người buôn người – đây là một từ ngữ kinh khủng, những người buôn bán người – và ban cho niềm hy vọng lấy lại sự tự do cho những người đau khổ do tai họa đáng hổ thẹn này.

* * *

Lời kêu gọi cho Thế vận hội Mùa Đông PyeongChang

Hai ngày nữa, thứ Sáu, 9 tháng Hai, Thế Vận Hội Olympic Mùa Đông lần thứ 23 sẽ được khai mạc ở thành phố PyeongChang (Bình Xương) ở Nam Hàn, với 92 quốc gia tham dự.

Năm nay sự kiện Thế Vận Hội thu hút sự chú ý đặc biệt: các phái đoàn của hai nước Triều Tiên sẽ cùng diễu hành dưới một một lá cờ và sẽ cùng thi đấu như một đội. Sự kiện này tạo niềm hy vọng rằng những xung đột trên thế giới có thể được giải quyết qua đối thoại và sự tôn trọng lẫn nhau, như thể thao dạy cho chúng ta điều đó.

Tôi gửi lời chào đến Ủy ban Olympic Quốc tế, tới các vận động viên nam nữ tham dự trong Thế vận hội PyeongChang, gửi tới các Giới chức và người dân của Bán đảo Triều tiên. Tôi cùng đồng hành với tất cả trong lời cầu nguyện và tôi nhắc lại cam kết của Tòa Thánh hỗ trợ mọi sáng kiến hữu dụng cho nền hòa bình và gặp gỡ của các dân tộc. Mong sao cho Thế vận hội này trở thành một ngày hội vĩ đại của Tình bạn và Thể thao! Xin Chúa chúc lành và bảo vệ anh chị em!

[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


[1] Ordinamento Generale del Messale Romano, 62

[2] Introduction to the Lectionary, 5.

[3] Cf. Ordinamento Generale del Messale Romano, 60 and 134.

[4] Sermon 85, 1:PL 38, 520; Cf. also Treatise on the Gosep of John, XXX, I: PL 35, 1632; CCL 36, 289.

[5] Second Ecumenical Vatican Council, Constitution Sacrosanctum Concilium, 33.

[6] Cf. Ordinamento Generale del Messale Romano, 65-66; Introduction to the Lectionary, 24-27.

[7] Cf. Second Ecumenical Vatican Council, Constitution Sacrosanctum Concilium, 52.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 8/2/2018]