Thứ Hai, 8 tháng 3, 2021

Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi gặp gỡ liên tôn tại Thành cổ Ur

Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi gặp gỡ liên tôn tại Đồng bằng Ur

Gặp gỡ Liên tôn

Đồng bằng Ur

Thứ Bảy, 6 tháng Ba, 2021


Diễn từ của Đức Thánh Cha

Thưa anh chị em,

Nơi diễm phúc này đưa chúng ta trở về với cội nguồn của mình, về với cội nguồn công trình của Thiên Chúa, về nơi khai sinh các tôn giáo của chúng ta. Tại đây, nơi tổ phụ Abraham đã sinh sống, chúng ta dường như trở về nhà. Chính tại đây, Abraham đã nghe thấy tiếng Chúa gọi; chính từ đây, tổ phụ đã bắt đầu một hành trình thay đổi lịch sử. Chúng ta là hoa trái của tiếng gọi đó và của hành trình đó. Thiên Chúa đã yêu cầu Abraham ngước mắt lên trời và đếm các vì sao (xem St 15: 5). Trong những ngôi sao đó, tổ phụ đã nhìn thấy lời hứa về con cháu của mình; tổ phụ đã nhìn thấy chúng ta. Ngày nay, chúng ta, người Do Thái, người Kitô giáo và Hồi giáo, cùng với những anh chị em thuộc các tôn giáo khác, tôn vinh tổ phụ Abraham của chúng ta bằng cách làm như tổ phụ đã làm: chúng ta ngước nhìn lên trời và chúng ta thực hiện hành trình trên mặt đất.

Chúng ta ngước nhìn lên trời. Hàng ngàn năm sau, khi chúng ta nhìn lên cùng một bầu trời, cùng những ngôi sao đó xuất hiện. Chúng chiếu sáng cho những đêm đen tối nhất bởi vì chúng cùng nhau tỏa sáng. Như vậy, Thiên đàng truyền đạt một thông điệp về sự hiệp nhất: Đấng Toàn năng ở trên cao mời gọi chúng ta đừng bao giờ tách mình ra khỏi những người lân cận. Điểm khác biệt của Thiên Chúa hướng chúng ta về phía người khác, hướng về anh chị em của chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn giữ gìn tình huynh đệ, chúng ta không được đánh mất tầm nhìn của thiên đàng. Mong sao chúng ta – con cháu của tổ phụ Abraham và là đại diện của các tôn giáo khác nhau – ý thức được rằng, trên hết chúng ta có vai trò này: giúp anh chị em chúng ta hướng mắt nhìn lên thiên đàng và dâng lời cầu nguyện. Tất cả chúng ta đều cần điều này bởi vì chúng ta không tự mình làm được mọi việc. Con người không toàn năng; chúng ta không thể tự mình làm được. Nếu chúng ta loại bỏ Thiên Chúa, cuối cùng chúng ta sẽ thờ phượng những thứ thuộc thế gian này. Những của cải thế gian, là những thứ khiến nhiều người không quan tâm đến Thiên Chúa và tha nhân, không phải là lý do để chúng ta thực hiện hành trình trên trái đất. Chúng ta ngước mắt lên trời để nâng mình lên khỏi vực sâu của sự phù phiếm; chúng ta phụng sự Thiên Chúa để được giải thoát khỏi tình trạng nô lệ cho cái tôi của mình, vì Thiên Chúa thúc giục chúng ta yêu thương. Đây là tính tôn giáo đích thực: thờ phượng Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Trong thế giới ngày nay, vốn thường quên đi hoặc trình bày những hình ảnh méo mó về Đấng Tối Cao, các tín đồ được kêu gọi để làm chứng cho sự tốt lành của Người, để thể hiện phụ tính của Người qua tình huynh đệ của chúng ta.

Từ nơi này, nơi đức tin được sinh ra, từ miền đất của tổ phụ Abraham của chúng ta, chúng ta hãy khẳng định rằng Thiên Chúa giàu lòng thương xót và tội phạm thượng lớn nhất là xúc phạm đến danh Người bằng cách ghét bỏ anh chị em của chúng ta. Sự thù địch, chủ nghĩa cực đoan và bạo lực không sinh ra từ một tâm hồn của tôn giáo: chúng là sự phản bội tôn giáo. Người tín hữu chúng ta không thể im lặng khi chủ nghĩa khủng bố lạm dụng tôn giáo; thật vậy, chúng ta được kêu gọi phải xóa tan mọi hiểu lầm. Chúng ta đừng để ánh sáng của thiên đàng bị che mờ bởi những đám mây hận thù! Những đám mây đen của khủng bố, chiến tranh và bạo lực đã tụ lại trên đất nước này. Tất cả các cộng đồng sắc tộc và tôn giáo của đất nước đã phải chịu đau khổ. Đặc biệt, tôi muốn đề cập đến cộng đồng người Yazidi, là cộng đồng đã than khóc cái chết của nhiều người đàn ông và chứng kiến ​​hàng ngàn phụ nữ, thanh thiếu nữ và trẻ em bị bắt cóc, bị bán như những người nô lệ, bị bạo hành thể xác và ép buộc cải đạo. Hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đã phải chịu đựng những đau khổ đó, cho những người vẫn đang bị ly tán và bị bắt cóc, để họ sớm được trở về nhà. Và chúng ta hãy cầu nguyện rằng tự do lương tâm và tự do tôn giáo sẽ được mọi nơi công nhận và tôn trọng; đây là những quyền căn bản, vì chúng cho chúng ta được tự do chiêm ngắm thiên đàng mà chúng ta được tạo dựng vì nó.

Khi chủ nghĩa khủng bố xâm chiếm miền bắc của đất nước thân yêu này, nó đã phá hủy một cách bừa bãi một phần di sản tôn giáo tráng lệ của đất nước, bao gồm các nhà thờ, các tu viện và những nơi thờ tự của nhiều cộng đồng khác nhau. Tuy nhiên, ngay cả trong thời điểm đen tối đó, một số ngôi sao vẫn tiếp tục tỏa sáng. Tôi nghĩ đến những bạn trẻ thiện nguyện viên Hồi giáo của Mosul, những người đã giúp sửa chữa các nhà thờ và tu viện, xây dựng tình bằng hữu huynh đệ trên đống đổ nát của hận thù, và những người Kitô giáo và Hồi giáo đó ngày nay đang cùng nhau khôi phục lại các đền thờ và nhà thờ. Giáo sư Ali Thajeel cũng nói về sự trở lại của những người hành hương đến thành phố này. Thực hiện những chuyến hành hương đến những nơi thánh thiêng là điều quan trọng, vì đó là dấu hiệu đẹp nhất trên mặt đất về sự khao khát thiên đàng của chúng ta. Vì vậy, yêu quý và bảo vệ những thánh địa là một điều cần thiết hiện hữu, để tưởng nhớ tổ phụ Abraham của chúng ta, người đã dựng bàn thờ kính Đức Chúa ở nhiều nơi khác nhau (xem St 12: 7.8; 13:18; 22: 9). Cầu xin Tổ phụ vĩ đại giúp chúng ta biến những nơi thiêng liêng của chúng ta thành ốc đảo bình an và nơi gặp gỡ cho tất cả mọi người! Nhờ lòng trung thành với Thiên Chúa, Abraham đã trở thành phúc lành cho muôn dân (xem St 12: 3); ước mong rằng sự hiện diện của chúng ta ở đây hôm nay, theo bước chân của tổ phụ, trở thành một dấu chỉ phúc lành và hy vọng cho Iraq, cho Trung Đông và cho toàn thế giới. Thiên Đàng đã không từ bỏ trái đất: Thiên Chúa yêu thương mọi dân tộc, mọi người con cái của Người! Chúng ta đừng bao giờ chán ngán nhìn lên trời, nhìn lên cùng những ngôi sao mà tổ phụ Abraham của chúng ta đã chiêm ngắm vào thời của ngài.

Chúng ta thực hiện hành trình trên mặt đất. Đối với tổ phụ Abraham, việc ngước nhìn lên trời, thay vì chỉ là một thú tiêu khiển, thì nó là một động lực để thực hiện hành trình trên mặt đất, để bắt đầu lên đường mà qua con cháu của tổ phụ, sẽ dẫn đến mọi thời đại và mọi nơi. Tất cả bắt đầu từ đây, với Đức Chúa, Đấng đã mang ngài ra khỏi thành Ur (xem St 15: 7). Hành trình của tổ phụ là một hành trình ra bên ngoài, một hành trình gồm có những hy sinh. Abraham đã phải rời bỏ quê cha đất tổ, nhà cửa và gia đình của ngài. Tuy nhiên, qua việc bỏ lại gia đình riêng của mình, ngài đã trở thành cha của một gia đình các dân tộc. Một điều tương tự cũng xảy ra với chúng ta: trong hành trình của chính mình, chúng ta được kêu gọi bỏ lại đằng sau những thứ ràng buộc và của cải ngăn cản chúng ta đón nhận tình yêu vô bờ của Thiên Chúa và không xem người khác là anh chị em của chúng ta, bằng cách ngăn giữ chúng ta khép kín trong nhóm của chúng ta. Chúng ta cần phải vượt ra khỏi bản thân mình, vì chúng ta cần nhau. Đại dịch đã khiến chúng ta nhận ra rằng “không ai được cứu thoát một mình” (Tông huấn Fratelli Tutti, 54). Tuy nhiên, cám dỗ xa lánh người khác là không bao giờ chấm dứt, đồng thời chúng ta biết rằng “quan niệm ‘phần ai nấy lo’ sẽ nhanh chóng dẫn tới một tình trạng hỗn loạn còn tệ hại hơn bất cứ cơn đại dịch nào” (sđd, 36). Giữa những thử thách mà chúng ta đang trải qua, sự cô lập như vậy sẽ không cứu được chúng ta. Cũng như cuộc chạy đua vũ trang hay dựng lên những bức tường sẽ chỉ khiến tất cả chúng ta trở nên xa cách hơn và hung hăng hơn. Hoặc sự sùng bái thần tượng về tiền bạc cũng chẳng cứu được chúng ta, vì nó khóa chặt chúng ta vào bản thân con người chúng ta và tạo ra những hố sâu bất bình đẳng nhấn chìm nhân loại. Chúng ta cũng không thể được cứu thoát bởi chủ nghĩa tiêu dùng, là thứ chỉ làm tê liệt tâm trí và làm u mê tâm hồn.

Con đường mà thiên đàng vạch ra cho hành trình của chúng ta là một con đường khác: con đường của hòa bình. Nó đòi hỏi chúng ta phải cùng nhau chèo thuyền về một phía, đặc biệt là giữa cơn giông bão. Thật đáng xấu hổ rằng, trong khi tất cả chúng ta đều phải gánh chịu cuộc khủng hoảng của đại dịch, đặc biệt là ở đây, nơi mà các cuộc xung đột đã gây ra quá nhiều đau khổ, thì bất cứ ai cũng chỉ quan tâm đến công việc của mình. Sẽ không có hòa bình nếu không có sự chia sẻ và chấp nhận, không có một nền công lý đảm bảo sự bình đẳng và tiến bộ cho tất cả mọi người, bắt đầu từ những người dễ bị tổn thương nhất. Sẽ không có hòa bình nếu các dân tộc không rộng mở bàn tay ra cho các dân tộc khác. Sẽ không có hòa bình chừng nào chúng ta vẫn xem người khác là họ chứ không phải là chúng ta. Sẽ không có hòa bình chừng nào liên minh của chúng ta chống lại những người khác, vì liên minh của nhóm này chống lại nhóm khác chỉ làm gia tăng sự chia rẽ. Hòa bình không đòi phải có người thắng hay người thua, nhưng là những người anh chị em, những người đang đi từ xung đột đến hiệp nhất, vì tất cả những hiểu lầm và tổn thương của quá khứ. Chúng ta hãy khẩn xin điều này trong lời cầu nguyện cho toàn vùng Trung Đông. Ở đây tôi đặc biệt nghĩ đến đất nước Syria láng giềng bị chiến tranh tàn phá.

Tổ Phụ Abraham, người hôm nay đưa chúng ta đến với nhau trong tình hiệp nhất, là một vị tiên tri của Đấng Tối Cao. Một lời tiên tri xưa nói rằng các dân tộc “đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái” (Is 2: 4). Lời tiên tri này đã không được ứng nghiệm; ngược lại, gươm đao đã biến thành tên lửa và bom đạn. Vậy hành trình hòa bình có thể bắt đầu từ đâu? Từ quyết định không có kẻ thù. Bất cứ ai có can đảm nhìn lên các vì sao, bất cứ ai tin vào Đức Chúa, sẽ không có kẻ thù để chiến đấu. Người đó chỉ có một kẻ thù duy nhất phải đương đầu, một kẻ thù đứng ngay cửa ngõ tâm hồn và gõ cửa để bước vào. Kẻ thù đó là lòng thù hận. Trong khi một số người cố gắng tạo kẻ thù hơn là bạn bè, trong khi nhiều người tìm kiếm lợi nhuận cho riêng mình với cái giá phải trả là những người khác, thì những người nhìn lên vào các vì sao của lời hứa, những người theo đường lối của Đức Chúa, không thể chống lại ai đó, nhưng cho tất cả mọi người. Họ không thể biện minh cho bất kỳ hình thức áp đặt, áp bức và lạm dụng quyền lực nào; họ không thể áp dụng một thái độ hiếu chiến.

Các bạn thân mến, tất cả những điều này là có thể có hay không? Tổ phụ Abraham, người có thể cậy trông dù không còn gì trông cậy (xem Rm 4:18), đã động viên chúng ta. Xuyên suốt lịch sử, chúng ta rất thường theo đuổi những mục tiêu thuộc trần thế và thực hiện hành trình dựa vào sức riêng của mình, nhưng với sự trợ giúp của Đức Chúa, chúng ta có thể thay đổi để tốt hơn. Nhân loại ngày nay, đặc biệt là chúng ta, những tín đồ của tất cả các tôn giáo, chúng ta phải biến những công cụ của sự hận thù thành khí cụ của hòa bình. Chúng ta phải kiên quyết kêu gọi những nhà lãnh đạo các quốc gia đang gia tăng việc phổ biến vũ khí hãy nhường chỗ cho việc phân phối lương thực cho tất cả mọi người. Chúng ta phải làm cho những lời buộc tội lẫn nhau im tiếng để có thể lắng nghe tiếng kêu của những người bị áp bức và bị ruồng bỏ trong thế giới của chúng ta: có quá nhiều người thiếu lương thực, thuốc men, giáo dục, quyền và phẩm giá! Chúng ta phải làm sáng tỏ những thủ đoạn mờ ám xoay quanh tiền và đòi hỏi rằng tiền không phải luôn luôn và chỉ là mục đích củng cố sự xa hoa vô độ của một số ít người. Chúng ta phải bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta thoát khỏi những mục tiêu cướp phá của mình. Chúng ta phải nhắc nhở thế giới rằng sự sống của con người có giá trị vì chính nó chứ không phải vì những gì nó có. Rằng sự sống của những hài nhi chưa chào đời, của người già, người di cư và của những người nam và nữ, bất kể màu da hay quốc tịch của họ, luôn luôn thiêng liêng và giá trị như sự sống của mọi người khác! Chúng ta phải can đảm ngước mắt lên trời và nhìn vào những vì sao, những vì sao mà tổ phụ Abraham của chúng ta đã nhìn thấy, những ngôi sao của lời hứa.

Hành trình của tổ phụ Abraham là một phúc lành bình an. Tuy nhiên, điều đó không dễ dàng: tổ phụ đã phải đối mặt với những cuộc đấu tranh và biến cố không lường trước. Chúng ta cũng có một hành trình gian khó trước mặt, nhưng giống như Tổ phụ vĩ đại, chúng ta cần phải thực hiện những bước đi cụ thể, lên đường và tìm kiếm khuôn mặt của người khác, để chia sẻ những kỷ niệm, những ánh mắt nhìn và khoảng thinh lặng, những câu chuyện và kinh nghiệm. Tôi vô cùng xúc động bởi chứng ngôn của Dawood và Hasan, một người Kitô giáo và một người Hồi giáo, họ không buông xuôi trước những khác biệt giữa họ, đã cùng nhau nghiên cứu và làm việc. Họ cùng nhau xây dựng tương lai và nhận ra rằng họ là anh em. Để tiến bước về phía trước, chúng ta cũng cần phải cùng nhau đạt được những điều tốt đẹp và cụ thể. Đây là con đường, đặc biệt là đối với những người trẻ, không thể để họ nhìn thấy ước mơ của họ bị cắt đứt bởi những xung đột trong quá khứ! Phải cấp bách giáo dục họ về tình huynh đệ, dạy họ nhìn lên các vì sao. Đây là một sự khẩn cấp thực sự; nó sẽ là loại vaccine hữu hiệu nhất cho một tương lai hòa bình. Vì các con, các bạn trẻ thân mến, là hiện tại và tương lai của chúng ta!

Những vết thương của quá khứ chỉ có thể được chữa lành cùng với những người khác. Anh Rafah kể cho chúng ta nghe về tấm gương anh hùng của Najy, từ cộng đồng Sabean Mandean, người đã hy sinh trong nỗ lực cứu gia đình người hàng xóm Hồi giáo của mình. Có bao nhiêu người ở đây đã dấn thân vào những hành trình của tình huynh đệ, giữa sự im lặng và thờ ơ của thế giới! Anh Rafah cũng kể cho chúng ta nghe về những đau khổ khôn tả của cuộc chiến tranh khiến nhiều người phải rời bỏ quê hương và đất nước để tìm kiếm tương lai cho con cái của họ. Cảm ơn anh Rafah đã chia sẻ với chúng tôi quyết tâm vững vàng của anh ở lại đây, trên mảnh đất của cha ông mình. Cầu mong cho những người không thể làm được như vậy, và đã phải chạy trốn, sẽ tìm thấy một sự chào đón thân tình, hợp với những người dễ bị tổn thương và đau khổ.

Chính nhờ lòng hiếu khách, một nét đặc trưng của những miền đất này, mà tổ phụ Abraham đã được Thiên Chúa đến thăm và ban tặng ân phúc là một người con trai, khi dường như mọi hy vọng đã trôi qua (xem St 18: 1-10). Thưa anh chị em thuộc các tôn giáo khác nhau, ở đây chúng ta thấy mình như ở nhà, và từ đây, cùng với nhau, chúng ta mong muốn cam kết thực hiện ước mơ của Đức Chúa rằng gia đình nhân loại có thể trở nên hiếu khách và chào đón tất cả con cái của Ngài; rằng ngước nhìn lên cùng một bầu trời, nhân loại sẽ thực hiện hành trình trong hòa bình trên cùng một trái đất.


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 7/3/2021]


Thánh Gioan và Phaolô, những nhà chức trách của Roma trở thành thánh tử đạo

Thánh Gioan và Phaolô, những nhà chức trách của Roma trở thành thánh tử đạo

Thánh Gioan và Phaolô, những nhà chức trách của Roma trở thành thánh tử đạo

Stefano_Valeri | Shutterstock

Marinella Bandini 

19/02/21

Nhà thờ Chặng đàng Ngày 3: Đây là vương cung thánh đường cung hiến cho các vị tử đạo năm 362 là nhà thờ đèn chùm New York.


Aleteia mời bạn thực hiện một chuyến hành hương Mùa Chay qua internet đi qua 42 nhà thờ chặng đàng của Roma: mỗi ngày một nhà thờ, từ 17 tháng Hai đến 11 tháng Tư.

Ngày 3

Vương cung Thánh đường Thánh Gioan và Thánh Phaolô nằm trên Đồi Caelian, cách Đấu trường Colosseum khoảng cách ném 1 hòn đá. Nhà thờ cung hiến cho hai vị chức trách La Mã, Gioan và Phaolô, những người Kitô hữu nhiệt thành và là nạn nhân của cuộc bách hại dưới thời hoàng đế Julian Bội giáo. Các ngài bị giết ngày 26 tháng Sáu năm 362, và được chôn cất tại nhà riêng của họ. Một năm sau hoàng đế băng hà, vào cùng ngày…

Nơi chịu tử đạo nhanh chóng trở thành nơi thờ tự, như các cuộc khai quật cũng xác nhận. Thánh tích của các vị tử đạo ngày nay vẫn được lưu giữ dưới bàn thờ chính. Vương cung Thánh đường được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ V. Nó bị cướp bóc, tàn phá và động đất, và đã được tái thiết nhiều lần.

Mộ của Thánh Phaolô Thánh Giá, vị sáng lập Dòng Khổ nạn Chúa Giêsu, người quản nhiệm nhà thờ này, cũng nằm ở đây.

Vương cung thánh đường hiện là một địa điểm tổ chức đám cưới nhiều người ước mơ và còn được gọi là “nhà thờ đèn chùm” vì có 35 bộ đèn chùm pha lê được treo ở gian giữa. Chúng được chuyển đến từ New York vào giữa những năm 1900 trong quá trình trùng tu theo lệnh của Hồng y Francis J. Spellman, tổng giám mục của New York và là Hồng y Linh mục của nhà thờ này.

Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? (Is 58:6)

Thánh Gioan và Phaolô, những nhà chức trách của Roma trở thành thánh tử đạo

Vương cung Thánh đường Thánh Gioan và Phaolô trên đồi Caelian (bên ngoài). Vương cung thánh đường thuộc về Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.

© Antoine Mekary | ALETEIA

Thánh Gioan và Phaolô, những nhà chức trách của Roma trở thành thánh tử đạo

Vương cung Thánh đường Thánh Gioan và Phaolô trên đồi Caelian (bên trong). Nó còn được gọi là “nhà thờ đèn chùm”. Vương cung thánh đường thuộc về Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.

© Antoine Mekary | ALETEIA

Thánh Gioan và Phaolô, những nhà chức trách của Roma trở thành thánh tử đạo

Vương cung Thánh đường Thánh Gioan và Phaolô trên đồi Caelian với tất cả các đèn chùm được thắp sáng. Vương cung thánh đường thuộc về Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.

© Antoine Mekary | ALETEIA

Thánh Gioan và Phaolô, những nhà chức trách của Roma trở thành thánh tử đạo

Vương cung Thánh đường Thánh Gioan và Phaolô trên đồi Caelian (bên trong). Vương cung thánh đường thuộc về Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.

© Antoine Mekary | ALETEIA

Thánh Gioan và Phaolô, những nhà chức trách của Roma trở thành thánh tử đạo

Vương cung Thánh đường Thánh Gioan và Phaolô trên đồi Caelian. Một trong 35 bộ đèn chùm pha lê. Vương cung thánh đường thuộc về Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.

© Antoine Mekary | ALETEIA

Thánh Gioan và Phaolô, những nhà chức trách của Roma trở thành thánh tử đạo

Vương cung Thánh đường Thánh Gioan và Phaolô trên đồi Caelian. Nơi tử đạo của Thánh Gioan và Thánh Phaolô. Vương cung thánh đường thuộc về Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.

© Antoine Mekary | ALETEIA

Thánh Gioan và Phaolô, những nhà chức trách của Roma trở thành thánh tử đạo

Vương cung Thánh đường Thánh Gioan và Phaolô trên đồi Caelian. Hòm thánh tích có chứa hài cốt của các Thánh Gioan và Phaolô. Vương cung thánh đường thuộc về Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.

© Antoine Mekary | ALETEIA

Thánh Gioan và Phaolô, những nhà chức trách của Roma trở thành thánh tử đạo

Vương cung Thánh đường Thánh Gioan và Phaolô trên đồi Caelian. Nhà nguyện Thánh Phaolô Thánh Giá, vị sáng lập Dòng Khổ nạn Chúa Giêsu. Vương cung thánh đường thuộc về Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.

© Antoine Mekary | ALETEIA

Thánh Gioan và Phaolô, những nhà chức trách của Roma trở thành thánh tử đạo

Vương cung Thánh đường Thánh Gioan và Phaolô trên đồi Caelian. Thánh tích của Thánh Phaolô Thánh Giá. Vương cung thánh đường thuộc về Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.

© Antoine Mekary | ALETEIA

Quý vị đọc về truyền thống của các nhà thờ chặng đàng ở đây. Và xem các nhà thờ trước đây trong cuộc hành hương ở đây.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/2/2021]