Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

PHỎNG VẤN: Đức Tổng Giám mục Roche: Giờ kinh chiều của Anh giáo trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô là một bước đi khác của việc ‘Đồng Hành’

PHỎNG VẤN: Đức Tổng Giám mục Roche: Giờ kinh chiều của Anh giáo trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô là một bước đi khác của việc ‘Đồng Hành’

Tổng thư ký của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích giải thích sự kiện
17 tháng Ba, 2017
PHỎNG VẤN: Đức Tổng Giám mục Roche: Giờ kinh chiều của Anh giáo trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô là một bước đi khác của việc ‘Đồng Hành’
Photo By ZENIT - SM
Một bước đi mới và quan trọng trong tiến trình đại kết diễn ra thứ Hai, 13 tháng Ba, trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô.
Đức Giám mục Anh giáo David Moxon, Giám đốc Trung tâm Anh giáo Roma, dẫn nguyện và Đức Tổng Giám mục Arthur Roche, Tổng thư ký của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích giảng lễ. Ca đoàn Merton College, Oxford, hát phụng vụ.
Nghi thức được tổ chức vài ngày sau chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxico — là vị Giáo hoàng đầu tiên đến một nhà thờ Anh giáo — đến nhà thờ Các Thánh ở Roma, trong đó Đức Thánh Cha cho biết rằng tiến trình đại kết được thực hiện qua việc đồng hành.
ZENIT phỏng vấn Đức Tổng Giám mục Roche, Tổng thư ký của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, ngài giải thích rằng sự kiện trùng hợp với kỷ niệm 1420 năm lựa chọn của thầy Augustine sang truyền giáo nước Anh. Thánh Giáo hoàng Gregory I gửi Thánh Augustine đến Canterbury, được cả người Công giáo và Anh giáo sùng kính là Thánh, đến gặp Vua Raedwald, Ethelbert của Kent.
“Những giờ Kinh Chiều này diễn ra một vài ngày sau chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxico đến Nhà thờ Các Thánh của Anh giáo,” Đức Tổng giám mục Anh giáo giải thích, và ngài nói rõ rằng “nhân dịp ngày Đức Thánh Cha nói rằng cụm từ khiêm nhường không chỉ là một nhân đức đẹp, nhưng là một đặc trưng của đức tin Ki-tô giáo của chúng ta. Và tôi nghĩ rằng lòng khiêm nhường này phải được thể hiện bằng nhiều sự phục vụ lẫn nhau trong thời gian này trên con đường đại kết, với sự quảng đại của tâm hồn và đức tin mạnh mẽ. Vì Đức Ki-tô cầu nguyện cho sự hiệp nhất của chúng ta.”
Ngoài ra, Đức ông Roche chỉ ra rằng, vào ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Đức Thánh Cha Phanxico nói rằng: “Người Ki-tô hữu phải bước ra khỏi nơi an toàn của chúng ta, dấn thân trên sứ mạng để loan báo Tin mừng, mà không quay lại những nơi trú ngụ để tìm cho mình một không khí an toàn. Nếu như vậy họ sẽ ở lại trong nơi trú ẩn hơi tối tăm và không có ánh sáng của hoa trái niềm vui của việc rao giảng Tin mừng.
“Và Đức Thánh Cha nhắc người Công giáo và Anh giáo nhớ rằng chúng ta không được loan báo về chúng ta, nhưng loan báo về Chúa Giê-su Ki-tô,” đây là điểm thứ hai của Bộ Phụng tự. Và ngài hói: “chủ nghĩa chiến thắng là điều thuộc về quá khứ, nó không phải là một cầu nối, nhưng là một nơi bị khóa chặt. Nó không thúc đẩy được việc cùng song hành với đức tin ngay cả khi chúng ta cùng khởi đầu từ một nguồn gốc.”
Về những khác biệt giữa lời nguyện giờ Kinh Chiều của Anh giáo và Công giáo, Đức ông Roche nói: “có những điểm chung, chẳng hạn như hát Thánh Vịnh và bài Magnificat,” cho dù “hình thức và bố cục của văn bản có hơi khác.”
Đức ông sau đó nhấn mạnh: “Chúng ta đặc biệt nên cùng nhau cầu nguyện, vì sự hiệp nhất là một ân ban của Thiên Chúa và không phải là một tiến trình của con người. Và chúng ta phải đợi giây phút này của ân sủng của Thiên Chúa.” Và, ngài nói thêm, những lời kinh nguyện trong giờ Kinh Chiều này với nhau là “xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng hiệp nhất, như là một dấu chỉ của tình anh em giữa các người Ki-tô hữu.”
Với câu hỏi có những linh mục Anh giáo gần đây đã trở lại với Công giáo, Đức ông Roche nói rằng “Đức Giáo hoàng Benedict đã thành lập một Quản hạt Giám mục cho các linh mục Anh giáo trở lại.” Nhưng không thể quên những người khác vì “những trở ngại và thách đố ngay lúc này còn nhiều, chẳng hạn việc Truyền chức cho phụ nữ và vấn đề đồng tính.”
Vì vậy, “Những khác biệt này cho thấy rằng sự hiệp nhất sẽ là một ân ban của Thiên Chúa.” Ngoài ra, ngài nói rằng điều cần thiết là “phải gần nhau hơn, vì khi một người xa cách với một nhóm người khác, cũng sẽ có sự xa cách về sự tôn trọng đúng mọi điều. Nhưng ngược lại, khi chúng ta gần nhau hơn chúng ta có thể nhìn thấy đức tin của chúng ta trong Đức Ki-tô và đức tin của hội thánh của chúng ta. Do đó, chúng ta phải tiến bước và giao tiếp với mọi người.
Những giờ Kinh Chiều như vầy ở Vatican không phải là lần đầu tiên được tổ chức với nhau: ca đoàn của Nhà Nguyện Sistine cũng đã hát với ca đoàn của Westminster và cùng với Tu est Petrus, trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô, một nơi trong đó niềm tin của chúng ta trở nên bằng chứng hiển nhiên, được xây dựng trên mộ của Thánh Phê-rô,” ngài nói thêm.
Đức Giám mục cũng nhắc lại rằng “nhiều năm trước, 30 hay 40 năm gì đó, việc một người Anh giáo đến hành hương ở Roma hay một người Công giáo đến Canterbury là không được đánh giá tốt. Bây giờ thì ít khó khăn hơn, và sự gần gũi này trong tình bác ái và tình huynh đệ là một điều chúng ta phải thực hiện, vì đó là tuân theo yêu cầu của Thiên Chúa.” Ngài kết luận bằng lời nhắc lại rằng ít năm trước, Đức Hồng y Murphy-O’Connor nói rằng đại kết là một con đường duy nhất. “Vì thế chúng ta phải cùng nhau bước đi trong khi chờ đoợi ân sủng của Thiên Chúa, đó sẽ là sự hiệp nhất.”

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 18/03/2017]

Đức Thánh Cha: Xưng tội không giống như máy giặt khô

Đức Thánh Cha: Xưng tội không giống như máy giặt khô

Đức Thánh Cha: Xưng tội không giống như máy giặt khô
Đức Thánh Cha Phanxico giảng lễ trong nhà nguyện Thánh Marta.
21/03/2017 13:12
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha cảnh báo chống lại việc xem tòa giải tội giống như những máy giặt khô, một nơi để giải quyết nhanh chóng một vụ việc, quét sạch tội của chúng ta và vội vàng đưa ra lời xin lỗi không thật lòng. Ngài cũng nhấn mạnh sự cần thiết cho những người Ki-tô hữu phải biết thật lòng xấu hổ vì những tội họ đã phạm. Lời của Đức Thánh Cha trong lễ sáng thứ Ba trong nhà nguyện Thánh Marta.
Đức Thánh Cha tập trung vào các bài đọc trong Thánh lễ, nhấn mạnh việc con người phải đến trước mặt Thiên Chúa với tâm hồn khiêm nhường và ăn năn thống hối.
“Đây là điều xấu hổ của tội lỗi, là một ân sủng mà chúng ta không thể tự mình đạt được.”
Chuyển sang Tin mừng, trong đó Chúa Giê-su nói với Phê-rô phải tha thứ cho anh em “không phải bảy lần, nhưng là bảy mươi bảy lần” Đức Thánh Cha nhắc nhở cộng đoàn rằng được tha thứ và hiểu được sự tha thứ đó, đổi lại, chúng ta có khả năng tha thứ người khác. Điều này được thể hiện qua những hành động của người mắc nợ được ông chủ tha, nhưng chính anh ta lại không thể tha cho người mắc nợ anh ta.
“Anh ta chưa hiểu được mầu nhiệm của sự tha thứ” Đức Thánh Cha nói.
Ngài tiếp tục giải thích rằng mầu nhiệm này không giống như một vụ giao dịch trong ngân hàng và rung tiếng cảnh báo chống lại những người  thú tội của họ như một danh mục liệt kê:
“Nếu tôi hỏi ‘Tất cả anh chị em có phải tội nhân không? - Vâng, thưa cha, tất cả chúng con - và xin ban phép tha tội cho chúng con? - Chúng ta xưng tội - Và việc xưng tội diễn ra thế nào? – Tôi đến đó, tôi kể tội của tôi, linh mục tha tội cho tôi, tôi phải đọc ba Kinh Kính mừng rồi ra về trong bình an.’ Như vậy là anh chị em chưa hiểu! Anh chị em đến tòa giải tội để thực hiện một cuộc giao dịch ngân hàng hoặc một công việc văn phòng. Anh chị em không đến tòa cáo giải để hối lỗi xấu hổ về những gì mình đã làm. Anh chị em đã nhìn thấy những vết nhơ trên lương tâm của mình và anh chị em tin tưởng một cách sai lầm rằng tòa giải tội cũng giống như một máy giặt khô tẩy đi những tội lỗi. Anh chị em không thể cảm thấy xấu hổ vì tội lỗi của anh chị em.”
Bước vào mầu nhiệm này giúp chúng ta xây dựng lại cuộc sống của chúng ta, Đức Thánh Cha tiếp tục. “Sự kỳ diệu đi vào tâm hồn anh chị em. Anh chị em có sức mạnh để hiểu được điều này. Ngược lại, anh chị em rời tòa giải tội, gặp một người bạn, bắt đầu chuyện trò và đồn thổi về người khác và lại tiếp tục phạm tội.”
Nếu chúng ta không có kiến thức về điều này, Đức Thánh Cha nhắc nhở cộng đoàn, chúng ta sẽ giống như người quản lý trong Tin mừng, anh ta nghĩ rằng anh ta có thể bỏ đi mà không tha thứ cho người khác, trong khi chính anh ta đã được tha thứ.
“Tôi chỉ có thể tha thứ khi tôi cảm nhận được tha thứ. Nếu anh chị em không hiểu được sự tha thứ, anh chị em sẽ không bao giờ có thể tha thứ. Thái độ này ảnh hưởng đến cách chúng ta đối mặt với mọi người hàng ngày. Sự tha thứ là tất cả. Nhưng tôi chỉ có thể tha thứ khi tôi cảm nhận thấy tội lỗi của mình, sự xấu hổ của mình. Tôi cảm thấy xấu hổ và tôi kêu cầu sự tha thứ của Thiên Chúa. Tôi cảm nhận được Chúa Cha tha thứ và bằng cách đó tôi có thể tha thứ cho người khác. Bằng không, tôi không thể tha thứ, và chúng ta không thể làm được như vậy. Vì lý do này tha thứ là một mầu nhiệm.”
Đức Thánh Cha kết luận bằng sự thúc giục cộng đoàn luôn luôn tha thứ, cũng như họ đã được tha thứ.
“Hôm nay, chúng ta hãy xin Chúa ban cho ân sủng hiểu được điều này, bảy mươi bảy lần. Chúng ta hãy xin ân sủng biết xấu hổ trước mặt Chúa. Đây là một ân sủng lớn lao. Cảm thấy xấu hổ với tội lỗi của mình và đón nhận ơn tha thứ và ân sủng biết quảng đại trao nó cho người khác, vì Thiên Chúa đã tha thứ tất cả, vậy tôi là ai mà lại không tha thứ?”

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/03/2017]