Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Giới Thiệu Tài Liệu Chuẩn Bị Cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về Giới Trẻ và Ơn Gọi

Giới Thiệu Tài Liệu Chuẩn Bị Cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về Giới Trẻ và Ơn Gọi

Gồm 4 phần
(Phần 2)

Câu hỏi liên quan đến Thượng Hội đồng về Giới trẻ, Nhận thức Ơn gọi được gửi đến các Hội đồng Giám mục
13 tháng 1, 2017
Giới Thiệu Tài Liệu Chuẩn Bị Cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về Giới Trẻ và Ơn Gọi
Giới thiệu
Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn” (Ga 15:11). Đây là chương trình của Thiên Chúa dành cho mọi người ở mọi độ tuổi, kể cả những người trẻ tuổi của Thiên Niên Kỷ Thứ Ba, không có một sự ngoại lệ.


Loan báo niềm vui của Tin mừng là sứ mạng được Thiên Chúa trao phó cho Giáo hội. Thượng Hội Đồng về Tân Phúc Âm hóa và Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng (Evangelii Gaudium) được xem là những hướng dẫn để hoàn tất sứ mạng này trong thế giới ngày nay. Hai Thượng Hội Đồng và Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Niềm Vui Yêu thương (Amoris laetitia) được dành riêng để giúp các gia đình tìm được niềm vui này. Để tiếp nối sứ mạng này và giới thiệu một sự tiếp cận mới qua một Thượng Hội Đồng với chủ đề, “Giới Trẻ, Đức Tin và Nhận Thức Ơn Gọi”, Giáo hội quyết định tự kiểm tra lại chính mình về cách dẫn dắt giới trẻ nhận biết và nghe theo tiếng gọi nên hoàn thiện trong đời sống và tình yêu, và kêu gọi các bạn trẻ giúp Giáo hội tìm ra được những cách thức hiệu quả nhất để công bố Tin Mừng cho hôm nay. Bằng việc lắng nghe giới trẻ, một lần nữa Giáo hội sẽ lại lắng nghe tiếng của Thiên Chúa nói trong thế giới hôm nay. Cũng như trong thời đại của Samuel (Xem 1 Sm 3:1-21) và Giê-rê-mi-a (xem Gr 1:4-10), giới trẻ biết cách nhận ra được dấu chỉ của thời đại của chúng ta, được tỏ dấu bởi Chúa Thánh Thần. Lắng nghe những khát vọng của họ, Giáo hội có thể có cái nhìn thoáng qua một thế giới đang ở phía trước và những con đường Giáo hội được kêu gọi phải đi theo.


Với mỗi con người, ơn gọi yêu thương mang lấy hình thức cụ thể trong đời sống hàng ngày qua một loạt những lựa chọn, được thể hiện trong những bậc của đời sống (hôn nhân, thừa tác vụ, tận hiến, v.v..) nghề nghiệp chuyên môn, những trách nhiệm xã hội và dân sự, lối sống, sắp xếp thời gian và tiền bạc, v.v.. Cho dù những lựa chọn này là hoàn toàn do ý chí thiết lập nên hay đơn giản chấp nhận, hoặc tự giác hoặc không tự giác, không ai bị loại trừ ra ngoài những lựa chọn này. Mục đích của nhận thức ơn gọi là tìm ra cách để biến chuyển chúng, dưới ánh sáng của đức tin, thành những bước đi tiến đến sự viên mãn của niềm vui mà mọi người đều được kêu gọi.


Giáo hội biết nền tảng của “sức mạnh và nét đẹp của giới trẻ, [cụ thể là] khả năng vui mừng khi bắt đầu đảm nhận công việc, hoàn toàn dấn thân mà không quay trở lại, tự mình đứng dậy để bắt đầu lại một lần nữa đi tìm sự chinh phục mới” (Thông điệp Vatican II gửi Giới Trẻ, 8 tháng Mười Hai 1965). Sự phong phú của truyền thống tinh thần của Giáo hội cung cấp nhiều nguồn tài nguyên để hướng dẫn việc rèn luyện lương tâm và sự tự do đích thực.


Ghi nhớ điều này, Tài Liệu Chuẩn Bị hiện tại bắt đầu giai đoạn tham khảo ý kiến toàn thể Dân Chúa. Tài liệu này — được gửi đến thượng hội đồng và các hội đồng tổng giám mục của các Giáo hội Công giáo Đông phương tự trị, các hội đồng giám mục, các bộ của giáo triều Roma và Liên minh các Bề trên Tổng quyền — kết thúc với một loạt những câu hỏi. Việc tham khảo ý kiến cũng bao gồm tất cả các bạn trẻ qua một website có những câu hỏi liên quan đến những mong ước và đời sống của họ. Những câu trả lời cho cả hai loạt câu hỏi sẽ là nền tảng cho việc xây dựng bản nháp cho “tài liệu thảo luận” hay Instrumentum laboris, sẽ là điểm tham khảo trong buổi thảo luận của các cha thượng hội đồng.
Tài liệu Chuẩn bị này giới thiệu một suy tư theo ba bước, bắt đầu bằng phần liệt kê tiêu đề tóm tắt một số những động lực thuộc xã hội và văn hóa của thế giới trong đó giới trẻ trưởng thành lên và đưa ra những quyết định cho họ, và đề nghị rằng những điểm này phải được đọc dưới ánh sáng đức tin. Tài liệu sau đó vẽ lại những bước căn bản của tiến trình nhận thức rõ, điều mà Giáo hội cảm thấy là phương tiện cơ bản mà Giáo hội có thể cung cấp cho giới trẻ để họ có thể khám phá ơn gọi của họ dưới ánh sáng đức tin. Cuối cùng, tài liệu bàn về những điểm chính trong một chương trình ơn gọi mục vụ cho giới trẻ. Vì thế, tài liệu không bao gồm mọi chi tiết tỉ mỉ, nhưng được sử dụng như một bản hướng dẫn để khuyến khích những thảo luận mở rộng hơn, kết quả chỉ được đưa ra vào buổi bế mạc của Thượng hội đồng.


NHỮNG BƯỚC CHÂN CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ ĐƯỢC YÊU


Hình ảnh của Thánh Gioan Tông đồ trong Tin mừng có thể được xem như một nguồn khơi gợi cảm hứng khi bắt đầu tiến trình này. Trong bài đọc truyền thống của Tin mừng Fourth Gospel, thánh nhân vừa là một mẫu gương của một người trẻ chọn con đường theo Chúa Giê-su và là “người môn đệ Chúa Giê-su yêu” (Ga 13:23; 19:26; 21:7).


Thấy Đức Giê-su đi ngang qua, ông lên tiếng nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa." Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su. Đức Giê-su quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: "Các anh tìm gì thế? " Họ đáp: "Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu? " Người bảo họ: "Đến mà xem." Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười. Ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và đi theo Đức Giê-su. Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-môn và nói: "Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a" (nghĩa là Đấng Ki-tô). Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn ông Si-môn và nói: "Anh là Si-môn, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha" (tức là Phê-rô). (Ga 1:36-42).”


Khi đi tìm ý nghĩa của cuộc sống, hai môn đệ của Gioan Tẩy Giả nghe Chúa Giê-su đặt câu hỏi: “Các anh đi tìm gì?” Trước câu trả lời, “Thưa Ra-bi (nghĩa là thưa Thầy), thầy ở đâu?” Chúa trả lời bằng một lời mời gọi: “Hãy đến mà xem” (Ga 1:38-39). Đồng thời Chúa Giê-su kêu gọi họ bắt đầu một cuộc hành trình nội tâm và để được chuẩn bị tiến bước trên một hành trình thực sự, mà không biết rõ nó sẽ dẫn các ông đi đâu. Đó sẽ là một sự gặp gỡ đáng nhớ, rất đáng nhớ đến mức các ông thậm chí nhớ chính xác thời gian từng ngày (cf. Jn 1:39).


Nhờ lòng can đảm tiến bước và gặp gỡ, các môn đệ sẽ trải nghiệm tình bạn muôn đời của Đức Ki-tô và sẽ có thể trải qua mỗi ngày với Ngài. Các ông sẽ suy nghĩ về Lời của Ngài và được khơi gợi cảm hứng từ những lời đó; và sẽ được tác động mạnh mẽ bởi những hành động của Ngài. Đặc biệt, Gioan sẽ được kêu gọi để làm chứng nhân cho Cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Thầy của mình. Tại bữa Tiệc Ly (Ga 13.21 to 29), theo tính tự nhiên của mối quan hệ thân tình làm cho ông tựa đầu và ngực của Chúa Giê-su và tin tưởng vào mọi lời của Ngài. Khi đi theo Simon Phê-rô đến nhà của thầy cả thượng phẩm, Gioan đối mặt với một đêm đau khổ và cô đơn (x. Ga 18:13-27). Dưới chân Thập giá, ông mang lấy sự đau khổ tột cùng của Mẹ của Ngài, Mẹ đã được trao phó cho ông, và chấp nhận trách nhiệm chăm sóc Mẹ (x. Ga 19:25-27). Vào sáng ngày Phục sinh, ông cùng với Phê-rô chạy hối hả nhưng đầy hy vọng về phía ngôi mộ trống (x. Ga 20:1-10). Cuối cùng, với mẻ lưới phép lạ đầy cá tại Biển Ga-li-lê (x. Ga 21:1-14), ông nhận ra Thiên Chúa Phục sinh và làm chứng cho toàn thể cộng đoàn. Tấm gương của Gioan có thể giúp cho chúng ta hiểu rằng trải nghiệm ơn gọi là một tiến trình dần dần của sự nhận thức trong tâm hồn và sự phát triển đức tin, dẫn đến việc khám phá sự viên mãn của niềm vui của sự sống và yêu thương, và xem đó là một ân ban cho bản thân và dự phần vào việc loan báo Tin Mừng.


I
GIỚI TRẺ TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY


Chương này không phải là một bài phân tích chung chung về xã hội hay thế giới của tuổi trẻ, nhưng là những kết quả của sự nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội và nó rất hữu ích giúp giải quyết vấn đề nhận thức ơn gọi, để cho “chúng chạm vào chúng ta cách sâu sắc và mang lại một nền tảng vững vàng cho hành trình đạo đức và thiên liêng cần theo” (Tông huấn Laudato sì, 15).


Trên mức độ toàn cầu, tiếp cận với vấn đề sẽ đòi hỏi sự thích ứng cho những trường hợp cụ thể của mỗi vùng. Đánh giá trên những xu hướng toàn cầu, những khác biệt giữa các vùng khác nhau trên hành tinh là điều rất quan trọng. Theo nhiều cách khác nhau, thật công bằng nếu nói rằng có vô số thế giới khác nhau khi nói về giới trẻ, chứ không chỉ có một. Một số trong số này rất đáng chú ý. Những kết quả đầu tiên từ số liệu thống kê dân số chia tách các quốc gia với tỷ lệ sinh cao, ở đây giới trẻ chiếm một tỷ lệ quan trọng và lớn dần của dân số, tách ra khỏi những quốc gia có dân số đang giảm dần. Một khác biệt thứ hai dựa trên lịch sử phân chia các quốc gia và châu lục theo truyền thống và văn hóa Ki-tô giáo cổ xưa — những giá trị không được đánh mất — so với những quốc gia và châu lục có nền văn hóa nổi bật của những truyền thống tôn giáo khác trong đó Ki-tô giáo là thiểu số và thường thường chỉ mới hiện diện gần đây. Cuối cùng, điều không được quên những sự khác biệt phát sinh do giới tính, nam và nữ. Về một mặt giới tính quyết định những nhận thức khác nhau về thực tại, mặt khác, giới tính là nền tảng của nhiều hình thức khác nhau của sự thống trị, loại trừ và phân biệt đối xử, đây là những vấn đề mọi xã hội cần phải vượt qua. Trong những trang tiếp theo, cụm từ “giới trẻ” hàm ý chỉ những người trong độ tuổi 16 đến 29, đồng thời phải nhớ rằng cụm từ này cần được hiểu tùy theo những hoàn cảnh địa phương. Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng ta tốt hơn nên nhớ rằng cụm từ “giới trẻ”, ngoài ý nghĩa chỉ về người, nó còn chỉ một giai đoạn của đời sống mà mỗi thế hệ hiểu theo cách không giống nhau.


1. Một Thế giới Thay đổi nhanh chóng


Một tiến trình thay đổi và biến đổi nhanh chóng là đặc tính chính của các xã hội và nền văn hóa đương thời (x. Tông huấn Laudato sì, 18). Bản chất rất phức tạp và tốc độ của tiến trình này đang tạo ra một tình trạng thay đổi thất thường và bất ổn chưa bao giờ con người cảm nhận trước đây. Chưa đánh giá tiên nghiệm liệu tình trạng sự việc này có phải là một vấn đề hay một cơ hội, nhưng tình hình này đòi hỏi sự tập trung trọn vẹn và một khả năng lập kế hoạch lâu dài, trong khi phải luôn ghi nhớ trong đầu sự chịu đựng và những hậu quả của các lựa chọn của hôm nay cho tương lai.


Sự phát triển của tính bất ổn dẫn đến hậu quả là một tình trạng mong manh, nghĩa là, một sự cộng hợp giữa sự bất an xã hội và những khó khăn kinh tế cũng như sự mất an toàn trong đời sống của một phần đông dân số. Liên quan đến vấn đề việc làm, hoàn cảnh này nhắc nhở đến tình trạng thất nghiệp, sự gia tăng tính đa dạng trong thị trường lao động và sự bóc lột, đặc biệt đối với các nhóm thiểu số hay hàng loạt những nguyên nhân tổng thể về dân sự, kinh tế và xã hội, trong đó có cả những vấn đề về môi trường, điều này giải thích sự gia tăng quá nhanh số người tị nạn và di cư. So sánh với một thiểu số rất ít được đặc ân, những người lợi dụng được các cơ hội do những tiến trình toàn cầu hóa tạo ra, còn lại quá nhiều người sống trong hoàn cảnh bấp bênh và mất an toàn, điều này có sự ảnh hưởng cho những lựa chọn trong cuộc sống.


Một cách tổng thể, thế giới hiện tại được ghi dấu bằng một văn hóa dựa trên “khoa học”, thường xuyên bị thống trị bởi công nghệ và những hứa hẹn những tiềm năng vô tận của khoa học, trong đó “nỗi buồn và sự cô đơn có vẻ như đang gia tăng, không ít trong đó là giới trẻ” (Misericordia et misera, 3). Như lời dạy trong Tông huấn Laudato sì, sự đan xen của một tiêu chuẩn thuộc chủ nghĩa kỹ trị và một sự tìm kiếm điên cuồng những lợi nhuận ngắn hạn là căn bản của văn hóa “loại bỏ”, nó đã loại trừ hàng triệu con người, trong đó có rất nhiều giới trẻ, và dẫn đến sự bóc lột mù quáng những tài nguyên thiên nhiên và sự hủy hoại môi trường, đe dọa tương lai của những thế hệ sắp đến (x. 20-22).


Chúng ta cũng không được quên rằng nhiều xã hội thuộc nền tảng đa văn hóa và đa tôn giáo. Đặc biệt, sự có mặt của những tôn giáo khác nhau là một thách thức và là một cơ hội. Tình trạng này có thể dẫn đến sự bấp bênh và sự cám dỗ của chủ nghĩa tương đối, nhưng đồng thời, có thể tạo ra nhiều những cơ hội cho sự đối thoại có hiệu quả và làm phong phú lẫn nhau. Từ lợi điểm của niềm tin, tình hình này được xem như là dấu chỉ của thời đại của chúng ta, đòi hỏi phải lắng nghe, tôn trọng và đối thoại nhiều hơn.


2. Những Thế Hệ Mới


Thế hệ giới trẻ hôm nay sống trong một thế giới khác với thế giới của cha mẹ và của các nhà giáo dục của họ. Những thay đổi về kinh tế và xã hội đã ảnh hưởng đến toàn bộ nghĩa vụ và cơ hội. Những khát khao, nhu cầu, tình cảm của giới trẻ và những thói quen trong quan hệ với người khác cũng thay đổi. Hơn nữa, từ một quan điểm nào đó, giới trẻ, vì tính toàn cầu hóa, có khuynh hướng trở nên đồng nhất hơn ở mọi miền của thế giới. Tuy nhiên, họ vẫn ở lại trong những khu vực của mình và giữ lại những nền tảng văn hóa và cộng đồng duy nhất, chúng có những âm hưởng trong tiến trình xã hội hóa và tạo thành một giá trị riêng.


Sự thách đố của chủ nghĩa đa văn hóa hiện hữu theo cách rất đặc biệt trong thế giới của giới trẻ; ví dụ, với những đặc tính tiêu biểu của “những thế hệ thứ hai” (nghĩa là những bạn trẻ lớn lên trong một xã hội và văn hóa khác với cha mẹ của họ, do tình trạng di cư) hoặc, theo một ý nghĩa nào đó, những người con của cha mẹ “pha trộn” (từ ưu thế của sắc tộc, văn hóa và / hoặc tôn giáo).


Ở nhiều nơi trên thế giới, người trẻ đang phải trải qua những thử thách khắt khe tạo ra những khó khăn cho họ trong việc đưa ra những lựa chọn trong cuộc sống, thậm chí vì họ không có được cơ hội tối thiểu để dùng quyền tự do. Hoàn cảnh này bao gồm những bạn trẻ đang phải chịu đựng cảnh bần cùng và loại trừ; những người lớn lên không có cha mẹ hoặc gia đình, hay không thể đi học; những trẻ em hoặc thiếu niên nam nữ sống trên đường phố trong những khu ngoại ô; những bạn trẻ thất nghiệp, những người phải di tản và di dân; những người là nạn nhân của sự bóc lột, buôn người và nô lệ; trẻ em và những thanh niên bị cưỡng bức tuyển dụng vào các băng nhóm tội phạm hoặc các chiến binh du kích; và nạn tảo hôn cưỡng bức kết hôn ngược lại với ý muốn của các em. Quá nhiều trẻ em trên thế giới chuyển trực tiếp từ giai đoạn tuổi thơ sang trưởng thành với gánh nặng trách nhiệm mà các em không có lựa chọn. Thường thường các bé gái, các thiếu nữ và phụ nữ trẻ phải đối mặt với những khó khăn lớn hơn so với nam giới đồng trang lứa.


Những nghiên cứu được thực hiện ở mức độ quốc tế có thể giúp nhận dạng ra một số điểm đặc thù của giới trẻ trong thời đại của chúng ta.


Thuộc về cộng đồng và đóng góp


Giới trẻ không cho rằng họ là một tầng lớp thua thiệt hoặc một nhóm xã hội cần được bảo vệ hay, vì vậy, như là những người thụ động đón nhận các chương trình mục vụ hay các điều khoản. Nhiều người muốn đóng một phần tích cực trong tiến trình thay đổi diễn ra trong thời gian hiện tại này, như được khẳng định bởi những kinh nghiệm của sự tham gia và sự cách tân ở mức độ giáo dân, trong đó nhìn thấy giới trẻ đóng những vai chính, dẫn đầu cùng với những người khác.


Về một mặt, giới trẻ cho thấy một sự sẵn sàng và thiện ý để cam kết và tham gia vào những hoạt động cụ thể qua đó sự đóng góp cá nhân của mỗi người có thể là một cơ hội để tìm ra được giá trị của một người. Về mặt khác, họ thể hiện một sự khó chịu ở những nơi họ cảm thấy, cho dù đúng hay chưa đúng, họ thiếu những cơ hội để tham gia hoặc đón nhận sự động viên. Việc này có thể dẫn đến sự từ bỏ hoặc mất nhiệt huyết với những ý chí khát khao của họ, để ước mơ và để lập chương trình, như được thấy rõ trong sự lan truyền của hiện tượng NEET (“not in education, employment or training” [không đi học, không làm việc hoặc theo lớp huấn luyện], cụ thể là, giới trẻ không tham gia trong một hoạt động học tập hay việc làm hay huấn luyện ơn gọi). Sự khác biệt giữa những người trẻ thụ động và thoái chí với những người mạnh dạn và đầy nghị lực xuất phát từ những cơ hội cụ thể được trao cho mỗi người trong xã hội và gia đình qua đó con người phát triển, cộng với những kinh nghiệm của ý thức về ý nghĩa, những mối quan hệ và những giá trị được thành lập thậm chí trước khi bước vào giai đoạn tuổi trẻ. Ngoài tính thụ động, sự thiếu tự tin về chính bản thân và về những khả năng của họ có thể thấy rõ qua sự quan tâm quá mức về hình ảnh của chính mình và sự phục tùng ngoan ngoãn trước những mốt nhất thời chóng qua.


Những điểm tương quan cá nhân và cộng đoàn


Nhiều nghiên cứu khảo sát cho thấy rằng giới trẻ có nhu cầu về mối tương quan con người, những người gần gũi, đáng tin cậy, vững vàng và trung thực, cộng thêm với những nơi và những cơ hội để kiểm tra khả năng của họ có liên quan đến những người khác (cả người lớn và người đồng tuổi) và giải quyết những tình cảm và cảm xúc của họ. Giới trẻ tìm những người tương giao có thể bày tỏ sự cảm thông và đưa ra cho họ những sự hỗ trợ, động viên và giúp đỡ trong khi nhận ra những giới hạn của họ, nhưng không làm họ cảm thấy bị xét đoán.


Từ điểm thuận lợi này, vai trò của cha mẹ và gia đình là vô cùng quan trọng, tuy nhiên đôi khi rất rắc rối. Những thế hệ lớn thường có khuynh hướng đánh giá thấp tiềm năng của giới trẻ. Họ chú ý đến những yếu điểm của giới trẻ và không hiểu được những nhu cầu của những người trẻ tuổi. Cha mẹ và những nhà giáo dục lớn tuổi cũng phải ý thức được những lỗi lầm của họ và biết được những điều họ không muốn giới trẻ làm. Tuy nhiên, thường khi họ không có ý tưởng rõ ràng về cách giúp cho giới trẻ tập trung vào tương lai. Liên quan đến vấn đề này, hai phản ứng thường xuyên nhất là không nói gì cả và áp đặt những lựa chọn của họ. Những cha mẹ quá hờ hững hoặc quá quan tâm bảo vệ làm cho con cái của họ thiếu sự chuẩn bị để đối mặt với cuộc sống và có xu hướng đánh giá thấp những rủi ro tiềm ẩn hoặc lại quá bị ám ảnh bởi sự e sợ phạm lỗi.
Tuy nhiên, giới trẻ không chỉ tìm tương quan nơi những người lớn; họ có khát khao mạnh mẽ có mối tương quan với những người đồng tuổi. Do vậy, họ cần những cơ hội tương tác tự do với nhau, để có thể bày tỏ tình cảm và cảm xúc, để học hỏi theo một cách thân tình và để thử nghiệm những vai trò và những khả năng mà không bị căng thẳng và quá lo lắng.


Giới trẻ, thận trọng theo tính tự nhiên của những người đứng ngoài vòng những mối quan hệ cá nhân, thường xuyên mang những sự hồ nghi, thờ ơ hoặc tức giận đối với cộng đoàn. Thái độ này không chỉ ở ngoài xã hội nhưng ngày càng ảnh hưởng tới những tổ chức giáo dục và cộng đoàn Giáo hội. Họ muốn Giáo hội gần gũi hơn với con người và quan tâm hơn đối với những vấn đề xã hội, nhưng cũng biết rằng vấn đề này sẽ không xảy ra ngay lập tức.


Tất cả những điều này xảy ra trong một bối cảnh trong đó tư cách thành viên hội đoàn và thực hành tôn giáo là nét tiêu biểu của giới trẻ. Cho dù giới trẻ không thuộc bên “chống đối” mở, họ vẫn học cách sống “không cần” Thiên Chúa được trình bày trong Tin mừng và “không cần” Giáo hội, và tin tưởng vào những hình thức thay thế và giảm thiểu tính cộng đoàn tôn giáo và tâm linh hoặc tìm nơi nương náu trong các giáo phái hay những cách thực hành tôn giáo có sự xác định tư cách mạnh mẽ. Ở nhiều nơi, sự hiện diện của Giáo hội ít mở rộng hơn và, vì thế, trở nên khó gặp gỡ hơn, trong khi văn hóa thống trị mang những nhu cầu nhiều khi ngược lại với những giá trị của Tin mừng, cho dù nó là những yếu tố truyền thống của họ hay là hiện thực toàn cầu hóa của địa phương, được thể hiện đặc trưng bởi chủ nghĩa tiêu thụ và sự chú trọng quá mức vào cá nhân.


Hướng đến một thế hệ kết nối từ xa


Ngày nay, thế hệ trẻ thể hiện nét đặc trưng qua mối liên hệ với những công nghệ truyền thông hiện đại và điều thường được gọi là “thế giới ảo,” nhưng nó có những ảnh hưởng rất thật. “Thế giới ảo” này tạo ra sự truy cập tiềm năng đến hàng loạt cơ hội mà những thế hệ trước đó không có được, nhưng cũng không phải không có những nguy hiểm. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tập trung vào cách trải nghiệm mà những mối quan hệ qua trung gian công nghệ có thể tạo cấu trúc khung cho quan niệm về thế giới, thực tại và những mối quan hệ giữa cá nhân với nhau. Trên căn bản này, Giáo hội được kêu gọi phải đánh giá lại hoạt động mục vụ của mình, đây là điều cần để phát triển một văn hóa phù hợp.


3. Giới trẻ và những lựa chọn
Trong tính bất thường và tính bấp bênh đã được nói đến ở trên, sự chuyển đổi sang đời sống trưởng thành và việc xây dựng giá trị cá nhân càng đòi hỏi nhiều hơn một “loạt hành động có suy tư.” Người ta bị buộc phải định hướng lại hành trình đời sống của họ và liên tục chiếm hữu những chọn lựa của họ. Ngoài ra, cùng với sự lan rộng nền văn hóa phương tây, một quan điểm về sự tự do như là khả năng có được sự tiếp cận với những cơ hội mới đang hiện lên. Người trẻ từ chối tiếp tục theo một hành trình cuộc sống cá nhân, nếu nó mang nghĩa là phải từ bỏ những con đường khác nhau trong tương lai: “Hôm nay tôi chọn con đường này, ngày mai chúng ta xem lại.” Trong những mối quan hệ nhạy cảm như trong môi trường công việc, chân trời bao gồm những chọn lựa luôn có thể bị đảo ngược lại hơn là những chọn lựa dứt khoát.


Trong bối cảnh này, những cách tiếp cận cũ không còn hiệu quả và kinh nghiệm được truyền lại của những thế hệ đi trước nhanh chóng trở nên lỗi thời. Những cơ hội giá trị và những mối nguy hiểm hấp dẫn đan xen nhau trong một sự phức tạp không dễ tháo gỡ, vì thế cần phải có những biện pháp văn hóa, xã hội và tinh thần phù hợp, để tiến trình đưa ra quyết định không bị dừng lại và kết thúc, có thể là do sợ phạm lỗi, trải qua thay đổi hơn là hướng dẫn nó. Lấy những lời của Đức Thánh Cha Phanxico: “‘Làm sao chúng ta có thể làm thức tỉnh sự lớn lao và sự can đảm của những lựa chọn chung, của những thôi thúc của con tim để có thể đối mặt với những thách đố kinh viện và cảm tính?’ Cụm từ tôi thường sử dụng là: phải phiêu lưu! Phải phiêu lưu. Người không dám phiêu lưu thì không thể tiến bước. ‘Nhưng nếu tôi phạm lỗi thì sao?’ Chúc tụng Thiên Chúa! Bạn sẽ mắc nhiều lỗi hơn nếu bạn đứng im tại chỗ” (Diễn từ tại Làng Na-za-rét, 18 tháng Sáu 2016).


Khi đi tìm những cách để làm thức tỉnh lòng can đảm và những thôi thúc của con tim cần thiết phải xét đến việc chính con người của Đức Giê-su và Tin Mừng được Ngài loan báo tiếp tục lôi cuốn được nhiều người trẻ.


Khả năng lực chọn của giới trẻ bị cản trở bởi những khó khăn liên quan đến những tình trạng bấp bênh, cụ thể là, họ phải đấu tranh để tìm việc làm hoặc sự quá thiếu hụt những cơ hội làm việc; những trở ngại của họ để đạt được sự độc lập về kinh tế; và họ không có khả năng tiếp tục theo đuổi một sự nghiệp. Nói chung, những trở ngại này còn khó vượt qua hơn nhiều đối với giới trẻ nữ.


Sự khó khăn về kinh tế và xã hội của các gia đình, cách mà giới trẻ đón nhận những điểm đặc thù nào đó của văn hóa đương thời và sự ảnh hưởng của những công nghệ mới đòi hỏi khả năng thích ứng, theo nghĩa rộng nhất của nó, trước thách đố trong việc giáo dục giới trẻ. Đây là tính cấp thiết của nền giáo dục được nhấn mạnh bởi Đức Giáo hoàng Benedict XVI trong Thư gửi Thành phố và Giáo phận Roma về sự Cấp thiết của nền Giáo dục Giới trẻ của ngài (21 tháng Một 2008). Trên mức độ toàn cầu, những bất bình đẳng giữa các quốc gia cần phải được xét đến, cũng như ảnh hưởng của chúng đối với những cơ hội cho giới trẻ trong việc thúc đẩy sự hòa nhập trong các xã hội. Hơn nữa, những yếu tố văn hóa và tôn giáo có thể dẫn đến tình trạng loại trừ, ví dụ, sự bất bình đẳng giới tính, hay sự phân biệt đối xử chống lại những nhóm sắc tộc hoặc tôn giáo thiểu số, điều này là nguyên nhân lớn nhất làm cho giới trẻ trở lại tình trạng di cư.


Tình hình này đặc biệt làm cho sự thăng tiến những kỹ năng cá nhân trở nên cấp bách qua việc đưa họ vào một chương trình phát triển chung vững chắc. Giới trẻ hiểu rõ giá trị của cơ hội làm việc chung với nhau trong những dự án thực tế có thể đo được khả năng của họ để đưa đến kết quả, họ hiểu giá trị của việc thực hành quyền lãnh đạo được hướng dẫn để cải thiện môi trường họ đang sống và tìm kiếm những cơ hội để để đạt được và nâng cao, theo cách thực tế, những kỹ năng hữu dụng cho đời sống và công việc.

Sự đổi mới xã hội cho thấy một nét tích cực, nó làm đảo lộn điều kiện của những thế hệ trẻ, biến những người thua cuộc đang đi tìm kiếm sự bảo vệ tránh những nguy hiểm của những thay đổi thành các tác nhân thay đổi tạo ra những cơ hội mới. Điều quan trọng là những người trẻ — thường bị thu mình vào trong một lối sống thụ động và thiếu kinh nghiệm — đưa ra và thực hành những cách thay đổi khác để cho thấy thế giới hoặc Giáo hội như thế nào. Nếu xã hội hay cộng đồng Ki-tô hữu muốn thực hiện một điều gì đó để đổi mới trở lại, họ phải để không gian cho những con người mới hoạt động. Nói một cách khác, việc đưa ra những thay đổi tùy theo các nguyên tắc bền vững đòi hỏi phải để cho những thế hệ mới có thể trải nghiệm được một mô hình phát triển mới. Điều này là một vấn đề rất khó trong những quốc gia và các tổ chức nơi những người nắm giữ các vị trí trách nhiệm lãnh đạo ở độ tuổi cao và làm chậm lại nhịp độ thay đổi của thế hệ.

(Xin đọc phần 3 ngày mai)

[00050-EN.01] [Văn bản gốc: tiếng Anh]


[Nguồn: vatican]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 15/01/2017]

KINH TRUYỀN TIN: Yêu kẻ thù

KINH TRUYỀN TIN: Yêu kẻ thù

“Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em”
19 tháng Hai, 2017
KINH TRUYỀN TIN: Yêu kẻ thù
PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay trước và sau Kinh Truyền Tin giữa trưa với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.
* * *
Trước Kinh Truyền Tin
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Tin mừng Chúa nhật này (Mt 5:38-48) – một trong những trang thể hiện rõ nét nhất “cuộc cách mạng” của Ki-tô giáo – Chúa Giê-su cho thấy con đường của công bình đích thực qua luật yêu thương, nó vượt qua luật ăn miếng trả miếng, cụ thể là “mắt đền mắt và răng đền răng.” Luật cổ xưa này bắt những người vi phạm phải chịu sự trừng phạt tương ứng với những thiệt hại đã gây ra: tử hình cho kẻ giết người, cắt đi một phần chi thể đối với kẻ gây thương tích cho người khác, và vân vân. Chúa Giê-su không yêu cầu các môn đệ của Ngài chịu đựng tội ác, hơn thế nữa, Ngài yêu cầu họ có phản ứng, nhưng không phải bằng một hành độc ác độc khác, nhưng bằng điều tốt lành. Chỉ bằng cách đó sợi dây xích của tội ác bị chặt đứt: một điều ác dẫn đến một điều ác khác, điều ác khác lại dẫn đến điều ác khác nữa … Sợi xích này của sự ác độc bị đứt, và mọi việc thực sự biến đổi. Quả thật, điều ác là một “khoảng trống,” một khoảng trống cần sự tốt lành, và không thể lấp đầy nó bằng một khoảng trống khác, nhưng chỉ có thể lấp đầy bằng “sự đầy tràn,” cụ thể đó là sự tốt lành. Những sự trả đũa không bao giờ dẫn đến cách giải quyết cho những xung đột. “Anh làm điều đó cho tôi, tôi sẽ làm điều đó lại với anh”: hành động này không bao giờ giải quyết được xung đột, và nó không phải tinh thần Ki-tô.
Với Chúa Giê-su sự chối bỏ bạo lực cũng là từ bỏ một quyền hợp pháp; và Ngài đưa ra những ví dụ: đưa má khác ra, đưa cả áo choàng bên ngoài hoặc tiền bạc, chấp nhận những hy sinh khác (x. cc. 39-42). Tuy nhiên, sự hy sinh này không có nghĩa là những đòi hỏi về công lý bị bỏ lơ hoặc bị mâu thuẫn: ngược lại, sự yêu thương của Ki-tô giáo, nó được tỏ lộ theo một cách rất đặc biệt qua lòng thương xót, đại diện cho một sự nhận thức về công lý cao hơn. Điều Chúa Giê-su muốn dạy là chúng ta phải phân biệt rõ ràng giữa công lýtrả thù – phân biệt giữa công lý và trả đũa. Trả thù không bao giờ là công chính; chúng ta được phép đòi hỏi công lý; trách nhiệm chúng ta là thực hành công lý. Nhưng chúng ta bị cấm không được minh oan cho mình bằng cách khích động sự trả thù theo cách khác, có thể gọi đó là cách thể hiện của tính thù hận và của bạo lực.
Chúa Giê-su không mong muốn đưa ra một luật dân sự mới, nhưng là một điều răn yêu thương tha nhân, trong đó cũng yêu thương kẻ thù: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (c. 44). Và điều này quả thật không dễ. Chúng ta không hiểu câu này như là một sự chấp nhận điều ác được thực hiện bởi một kẻ thù, nhưng như một lời mời gọi hướng đến một cái nhìn cao thượng hơn, hào hiệp hơn, giống như cái nhìn của Cha trên trời, Đấng – Chúa Giê-su nói — “cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (c. 45). Thật vậy, kẻ thù cũng là một con người, được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, cho dù ngay lúc này hình ảnh này bị làm hoen ố vì tư cách bất xứng.
Khi chúng ta nói đến “kẻ thù”, có lẽ chúng ta không được nghĩ đến những người khác biệt và cách xa chúng ta; chúng ta cũng phải nói về chính bản thân của chúng ta, vì chúng ta cũng có thể tạo ra xung khắc với tha nhân, có những lúc với bà con họ hàng. Có rất nhiều những thù hằn trong các gia đình, nhiều lắm! Kẻ thù cũng là những người nói xấu về chúng ta, vu khống chúng ta và làm điều sai quấy với chúng ta. Và thật không dễ để hiểu thấu được điều này. Chúng ta được kêu gọi để đáp lại tất cả những điều đó bằng sự tốt lành, sự tốt lành có mục đích của nó, được khơi gợi bằng tình yêu.
Nguyện xin Mẹ Maria Đồng Trinh giúp chúng con theo Chúa Giê-su bước trên con đường khó khăn này, con đường làm nổi bật phẩm giá con người và làm chúng con biết sống như những đứa con của Cha trên trời. Nguyện xin Mẹ giúp chúng con biết thực hành sự nhẫn nại, đối thoại, tha thứ, và từ đó trở thành những người thợ giỏi của sự hiệp nhất, người thợ của tình huynh đệ trong đời sống hàng ngày, đặc biệt trong gia đình.
[Văn bản gốc: tiếng Ý]  [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester]
*
Sau Kinh Truyền Tin:
Anh chị em thân mến,
Thật không may, tin tức về những vụ đụng độ bạo lực và đẫm máu trong vùng miền Trung Kasai của nước Cộng hòa Dân chủ Congo tiếp tục đến với chúng ta. Cha cảm thấy vô cùng đau buồn với các nạn nhân, đặc biệt quá nhiều trẻ em bị cướp ra khỏi gia đình và trường học, bị sử dụng như chiến binh. Chiến binh trẻ em là một thảm kịch. Tôi xin bày tỏ lòng quan tâm và lời cầu nguyện, cho cả những tu sĩ nam nữ và nhân viên nhân đạo đang hoạt động trong vùng khó khăn đó; và tôi xin lặp lại lời thỉnh cầu tha thiết đến lương tâm và trách nhiệm của các Nhà lãnh đạo Quốc gia và của Cộng đồng Quốc tế, để những quyết định đúng đắn và kịp lúc được đưa ra để giúp đỡ cho những anh chị em của chúng ta.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và cho các dân tộc đang đau khổ ở những nơi khác của lục địa Châu Phi và của thế giới do bạo lực và chiến tranh. Đặc biệt cha đang nghĩ đến những người dân thân thương của Pakistan và Iraq bị đau khổ bởi những hành động khủng bố trong những ngày qua. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân, cho những người bị thương và cho thân nhân của họ. Chúng ta hãy thành khẩn cầu xin cho mọi trái tim bị đè nặng bởi sự hận thù được hoán cải thành hòa bình, noi theo thánh ý của Thiên Chúa. Chúng ta hãy cầu nguyện trong một phút thinh lặng. [Kính mừng Maria …]
Cha xin chào tất cả anh chị em, các gia đình, các đoàn thể, các nhóm giáo xứ và những anh chị em đi hành hương riêng từ nước Ý và nhiều nơi khác trên thế giới.
Đặc biệt cha xin chào các sinh viên của trường Armagh, Ireland, tín hữu của các giáo phận Asidonia-Jerez, Cadiz và Ceuta vàMadrid của Tây ban nha; Phong Trào giới trẻ Guanellian, các ứng sinh chịu Phép thêm sức của Castelnuovo di Prato và những anh chị em hành hương của Modena và Viterbo.
Cha xin chúc tất cả một Chúa nhật tốt lành – một ngày tươi đẹp! [ngài chỉ lên bầu trời]. Và xin, đừng quên cầu nguyện cho cha.
Xin chúc bữa trưa ngon miệng và hẹn sớm gặp lại!
[Văn bản gốc: tiếng Ý]  [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester]
[Nguồn: zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 20/02/2017]
KINH TRUYỀN TIN: Yêu kẻ thù
KINH TRUYỀN TIN: Yêu kẻ thù
KINH TRUYỀN TIN: Yêu kẻ thù
KINH TRUYỀN TIN: Yêu kẻ thù
KINH TRUYỀN TIN: Yêu kẻ thù
KINH TRUYỀN TIN: Yêu kẻ thù
KINH TRUYỀN TIN: Yêu kẻ thù
KINH TRUYỀN TIN: Yêu kẻ thù
KINH TRUYỀN TIN: Yêu kẻ thù
KINH TRUYỀN TIN: Yêu kẻ thù
KINH TRUYỀN TIN: Yêu kẻ thù

KINH TRUYỀN TIN: Yêu kẻ thù